Thời Do thái sống dười quyền Rôma (-63-135)
Bởi những tranh giành xảy ra giữa anh em họ Hasmonê, nên người Rôma đã can thiệp. Năm -64 Pompeius, thời cuộc mới xoay chiều, dân Do thái thấy diễn ra những cuộc tranh chấp, và xung đột liên miên. Một người giòng giống Iđumê (xưa là Êđom) tên là Antipeter đã dùng tài khôn khéo của mình để thiết lập địa vị của mình và của con cái. Người con có tài xoay xở hơn cả là Hêrôđê, sau khi đã tìm cách lập công đủ kiểu với các tướng lĩnh Erôma, thì đã được Kaisar phong làm ‘vua Do thái’, và ông đã về chiếm lấy nướa Do thái năm -3. Nhờ hồng ân của các tôn chủ Rôma, cách riêng hoàng đế Augustô, Hêrôđê đã giữ quyền cho đến chết được (năm -4), nhưng đã cai trị một cách hung bạo đặc biệt, không ngại tàn sát cả những người trong gia đình. Ông chết rồi, thì nước của ông được chia ra cho các người con: Arkhêlaô giữ xứ Yuđê; Hêrôđê Antipas giữ xứ Galilê và Phêrê (-4-39), Philip giữ xứ Batanê (-4-34).
Những năm 6 sau kỷ nguyên, bởi chính người Do thái ghét họ Hêrôđê và Arkhêlaô đã tỏ ra ác nghiệt, thì người Rôma đã biến xứ Yuđê thành một tỉnh Rôma, dưới quyền một trấn thủ mãi cho đến thời dân Do thái dấy loạn (năm 66), trừ ra một thời gian ngắn (41-44), quyền Rôma đặt Agrippa I làm vua nước Yuđê.
Năm 66, người Do thái dấy loạn và đã đem đến những tai nạn khủng khiếp năm 70, và đền thờ đã bị thiêu hủy. Xứ Yuđê nên một tỉnh của đế quốc, dưới quyền một khâm sai. Nhưng vào thời hoàng đế Trajanô (98-117), một phong trào dấy loạn lan khắp các nhóm Do thái kiểu phương Đông, từ Kyrênê đến Lưỡng Hà Địa. Cuốc chiến tranh diễn ra ác liệt tại Alexandria, Kyrênê, đảo Kyprô. Nhưng, chính tại Phalệtin lại không có loạn.
Nhưng đến năm 130-131, hoàng đế Hadrianô (117-138) muốn tu bổ lại Yêrusalem dưới danh hiệu Colonia Aelia Capitolina, và xây một đền thờ dâng kính Jupiter Capitolinus, người Do thái uất hận và lại lao mình vào một cuộc nổi loạn tuyệt vọng. Cuộc nổi loạn do Simôn Bar-Kôkeban (tên thật là Ben Kôseba) tự xưng mình là Mêsia. Chiến tranh nói được là làm theo kiểu đánh phục kích. Không có trận lớn, nhưng cũng làm cho binh đội Rôma thiệt hại nhiều. Người Rôma để trả đũa thì đã tàn sát kinh khủng, và sau khi bình phục, thì những kẻ sống sót đã bị bán làm nô lệ. Yêrusalem nên một thành dân ngoại, thờ thần Jupiter. Cấm chỉ không một người Do thái nào được vào thành: vào thì bị giết.
Nước Israel hiện tại đã được tái lập 15 tháng 5 năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Các trấn thủ Các vua Do thái
Coponius (6-9) Simôn (143-134)
Marcus Ambivius (9-12) Johannes Hyrcanus (134-104)
Annius Rufus (12-15) Aristobulus (104-103)
Valerius Gratus (15-26) Alexander Jannaeus (103-76)
Pontius Pilatus (26-36) Alexandra (76-67), Hyrcanos II
Marcellus, Marullus? (37-41) Aristobulos II (67-63)
Agrippa I làm vua Yuđê (41-44) Hyrcanus (47-41)
Cuspius Fadus (44-46) Antigonus (40-37)
Tiberius Alexander (46-48?) Hêrôđê Cả (40-4) (cai trị-37)
Ventidius Felix (52-60) Agrippa (41-44)
Porcius Fostus (60-62)
Lucceius Albinus (62-64)
Gessius Florus (64-66)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
Saturday, 26 March 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment