Trong một quyển sách mới sắp được ra mắt vào ngày mai tại London, linh mục Richard Leonard thuộc Dòng Tên ở Úc Châu bàn về cách chúng ta cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời mình khi phải đối diện với đau khổ. Bằng kinh nghiệm của chính bản thân qua một thảm họa xảy ra trong gia đình, linh mục Richard sẽ trình bày phản ứng cá nhân của mình khi ngài bị cám dỗ mà đặt ra câu hỏi: ‘Thiên Chúa đang ở cái xó nào?’
Hầu hết những sách vở về đề tài làm sao có thể tìm thấy Thiên Chúa, hoặc biết tìm Thiên Chúa ở đâu trong những cảnh đau khổ của con người thường có khuynh hướng khá thiên về lý thuyết, học thuật. Tôi nghĩ rằng những quyển sách đó có tầm quan trọng lớn lao, ngay cả khi tôi không đồng ý với những lập luận hay kết luận trong sách. Tôi cũng nhận thấy những bước tiến về trí năng mà những quyển sách đó đã đạt được là có phần nào hữu ích trong việc phân tích bất cứ điều gì ngoại trừ việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Việc tôi muốn tìm hiểu sâu xa hơn về lãnh vực này bắt nguồn từ một nguyên nhân khác. Chủ yếu thì quyển sách này không nhằm mục đích nói về lý thuyết, mặc dù tôi hy vọng những suy nghĩ của tôi trong sách có chiều sâu thông minh. Lý do tôi muốn tìm hiểu về lãnh vực này bắt nguồn từ kinh nghiệm bản thân, từ những trải nghiệm thực tế của tôi khi vật vã với một thảm kịch trong gia đình, một thảm kịch đã bắt buộc tôi phải đương đầu với việc làm sao có thể giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân hậu khi đối diện với đau khổ.
Vào ngày 23 tháng Mười năm 1988, chị tôi, Tracey, bị một tai nạn xe khủng khiếp: chị bị trật đốt sống thứ 5 và bị nứt đốt sống thứ 6 và thứ 7. Chị bị liệt cả tay lẫn chân trong 23 năm qua. Tracey là một trong những người tốt lành nhất mà tôi được biết; lúc xảy ra tai nạn, khi đó dù chỉ mới 28 tuổi, chị đã từng sống ba năm ở Calcutta để giúp chăm sóc những người nghèo nhất trong số những người nghèo tại Nhà Dành Cho Người Hấp Hối do Mẹ Tê-rê-sa sáng lập. Sau đó chị Tracey trở về Úc và làm việc với các sơ dòng Đức Mẹ Thánh Tâm, giúp điều hành một trung tâm y tế dành cho người thổ dân Aboriginies ở Port Keats. Chính ở một nơi gần Port Keats mà tai nạn đã xảy ra.
Trong vòng mười hai tiếng sau khi mẹ tôi hay tin chị tôi bị nạn, nơi một căn phòng ở bệnh viện ở Darwin, mẹ tôi đã đặt câu hỏi: ‘Thiên Chúa đang ở cái xó nào?’
Trong những tháng sau đó, tôi nhận được một số những lá thư kinh khủng đáng sợ nhất từ những người Công Giáo tốt lành nhất mà tôi được biết. Một vài thư viết rằng: ‘Tracey chắc chắn là đã làm chuyện gì sai trái lắm nên Chúa mới giận như vậy, cho nên nó phải chịu trừng phạt ở đời này.’ Những người này thật sự tin rằng Chúa đã trừng phạt chúng tôi. Kể từ năm 1988 tôi đã khám phá ra rằng lối suy nghĩ này còn phổ biến hơn tôi tưởng rất nhiều. Tôi đã từng gặp gỡ những người bị bệnh ung thư, những cặp vợ chồng vô sinh, những bậc cha mẹ có con bị chết – tất cả những người này đều hỏi tôi họ đã làm nên nông nỗi gì mà phải gánh chịu lời nguyền mà họ nghĩ là Thiên Chúa đã giáng xuống họ như vậy.
Một số khác viết rằng: ‘Sự đau khổ của Tracey là để gởi lên thiên đàng những tảng đá vinh quang để sau này dùng xây lâu đài cho Tracey khi cô ấy qua đời.’ Đây là điều thường được gọi là ‘khi-nào-chết-thì-lên-trời-hưởng-phúc.’ Tôi đâu có biết rằng trên thiên đàng, trong số các căn phòng trong ngôi nhà của Cha Trên Trời, lại có những phòng riêng được chia thành hạng nhất, hạng doanh nhân, và hạng bình dân. Rồi lại có một số thư và thiệp viết rằng: ‘Gia đình cha thật là có phúc lắm, vì Chúa chỉ gởi thánh giá nặng nhất cho những người có thể vác nổi mà thôi.’ Lúc nào tôi cũng thấy lạ lùng làm sao khi một số người không có cái phúc đặc biệt đó lại có thể thấy rõ ràng cái ân phúc đó nơi sự đau khổ của người khác. Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ về cái lý luận này thêm một chút. Chúng ta thường hay nghe như vậy lắm. Nếu lý luận này đúng, thì đều đặn mỗi buổi sáng, trưa, chiều, tối là tất cả chúng ta phải nên quỳ gối xuống mà cầu xin chỉ một lời này thôi: ‘Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm, ôi lạy Chúa. Xin đừng nghĩ là con đủ sức mạnh.’
Ngoài những lá thư trên còn có một số người tốt bụng tìm cách an ủi chúng tôi, và đưa ra ba luận điểm thường thấy mỗi khi có chuyện chẳng lành xảy ra: ‘Mọi sự đều là mầu nhiệm’; và dẫn chứng đoạn I-sai-a 55 ‘Đường lối của ta không giống đường lối của ngươi’; và ‘Chỉ khi nào lên thiên đàng thì ta mới hiểu được chương trình của Thiên Chúa.’ Những lời này có phần nào sự thật trong đó, nhưng tôi nghĩ một trong những lý do của việc Thiên Chúa xuống thế làm người chính là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ đường lối và tư tưởng của Người, muốn được loài người biết đến, nhất là trong những giây phút mà đôi khi chúng ta buông xuôi đầu hàng trước những nỗi tuyệt vọng cùng cực nhất. Chúng ta không tin và không yêu mến một bản thể cao ngạo cứ luôn ẩn núp trong vòng huyền bí và rồi tự động biến mất tăm hơi vào những lúc chúng ta gặp khó khăn trên đường đời. Việc đầu thai xuống thế làm người chắc chắn cho ta thấy rằng Thiên Chúa thật tâm muốn tham dự vào cuộc phiêu du của loài người với tất cả mọi điều phức tạp và những nỗi đau khổ trong cuộc phiêu du đó.
23 năm sau tôi rất biết ơn tất cả những người đã viết thư cho tôi sau tai nạn xảy ra cho chị tôi. Họ đã đánh thức cho tôi biết chúng ta thường phải nghe những loại thần học dở òm ra sao, những loại thần học không quy hướng chúng ta về với Thiên Chúa trong những giây phút khốn khổ nhất trong đời ta. Những loại thần học đó biến chúng ta thành kẻ xa lạ. Loại thần học đó, trong cả một lúc lâu, đã khiến tôi trở thành kẻ xa lạ với niềm tin vào Thiên Chúa, đấng muốn chúng ta có một cuộc thảo luận về những điều phức tạp trong đề tài làm thế nào, và ở chỗ nào, mà Thiên Chúa linh thiêng lại có thể hiện hữu trong cái thế giới trần tục mong manh của chúng ta. Vậy sau đây tôi xin trình bày những bước dẫn đến sự bình an tâm hồn khi chúng ta bị thử thách cám dỗ và chúng ta đầu hàng cơn cám dỗ mà đặt câu hỏi rằng: ‘Thiên Chúa đang ở xó nào?’
Khi đụng chạm đến bất cứ điều gì trong đề tài này là chúng ta đã đi vào một lãnh vực được gọi là thần học suy diễn. Trải bao nhiêu thế kỷ qua, những khối óc vĩ đại hơn bộ óc của tôi đã từng nghiền ngẫm suy tư những câu hỏi này và đã đạt tới những kết luận khác nhau. Tôi vui mừng về điều đó. Nhưng vấn đề là khi mà tôi cần đến sự soi sáng hướng dẫn từ những khối óc đó nhất, thì tôi lại thấy những giải đáp của họ không đủ thỏa đáng. Tôi không trách họ. Đa số những người đó đã không có được lợi điểm của những nghiên cứu đương đại về thánh kinh, thần học, khoa học, và tâm lý học để giúp họ một tay.
Ngay cả Giáo Hội nữa, Giáo Hội cũng biết là mình không thể nào quả quyết khẳng định về những vấn đề này, bởi vì khi nào mà chúng ta còn chưa xuống mồ, thì đơn giản là chúng ta không thể biết Thiên Chúa đặt ở đâu, hay làm sao có thể đặt chung Thiên Chúa trong sự đau khổ của con người. Vì vậy, tôi không cho là sách của tôi có giá trị gì hơn là giúp tôi giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân ái trong giai đoạn mà tôi phải đi qua ‘thung lũng đầy nước mắt’ trong ‘bóng tối sự chết’.
Thiên Chúa không trực tiếp giáng xuống hay chủ tâm gây ra đau đớn, khổ ải, và bệnh tật. Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta, ít nhất là không trừng phạt chúng ta khi còn ở đời này. Tôi vững tin điều này bởi vì trong đoạn 1 Ga 1:5 chúng ta được bảo rằng: ‘Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.’ – vì vậy những sự chết chóc và hủy diệt thì không thể nào có trong bản chất và hành động của Thiên Chúa. Thứ đến, bất kể ta hiểu về những hình ảnh khác nhau của Thiên Chúa trong Cựu Ước ra sao, qua Đức Giê-su trong Tân Ước Thiên Chúa đã tỏ ra là thiên về sự sống, chứ không phải chết chóc, thiên về sự tạo dựng, chứ không phải sự hủy diệt, thiên về sự tha thứ, chứ không phải sự báo thù, thiên về sự hàn gắn, chứ không phải sự đau khổ. Có một điều khác biệt lớn lao giữa việc Thiên Chúa để cho sự dữ xảy ra và việc Thiên Chúa giáng những sự dữ đó xuống đầu chúng ta. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào mắt những người đề cao và ủng hộ hình ảnh một Thiên Chúa độc tài và độc ác.
Thiên Chúa không giáng xuống tai nạn để dạy cho chúng ta điều này điều nọ, mặc dù ta có thể học hỏi từ những tai nạn đó. Chúng ta không cần phải trách móc Thiên Chúa đã trực tiếp gây ra đau khổ cho chúng ta, nhằm để cho chúng ta có thể lật ngược sự đau khổ đó và lợi dụng tình cảnh đó mà làm một điều gì tốt đẹp. Cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời của nhân loại là một động lực mạnh mẽ, nhưng tôi nghĩ rằng bình an tâm hồn là ở chỗ ta nhận biết được rằng mỗi giây mỗi phút trong mỗi ngày thì Thiên Chúa đều đang thực hiện những gì Người đã thực hiện vào ngày Thứ Sáu Tử Nạn, không phải nhằm để cho phép sự dữ, sự chết, và sự hủy diệt được có tiếng nói sau cùng, mà là để nâng cao sự nhạy bén kỳ diệu của nhân loại, và qua quyền năng của ân sủng tuyệt vời, khiến chúng ta có thể ứng phó cách tốt nhất trong cả những tình huống tệ hại nhất, và làm cho ánh sáng và sự sống có tiếng nói sau cùng. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa cho ngày Thứ Sáu Tử Nạn: sự sống vươn lên từ cõi chết.
Thiên Chúa không chủ ý gây ra động đất, lụt lội, hạn hán, hay những thiên tai khác: xin mọi người vui lòng ngưng cầu trời cho mưa xuống được không? Nếu như Thiên Chúa là người trực tiếp điều khiển khí hậu, thì có vẻ Người thật là một nhà khí tượng yếu kém. Khi người ta hỏi: ‘tại sao động đất và sóng thần xảy ra?’, tôi nghĩ cách tốt nhất là chúng ta cứ giải thích cho họ biết sự thật đơn giản theo môn địa vật lý: ‘Đó là do có sự di chuyển của vỏ địa cầu, gây ra những cơn sóng lớn.’ Ở đàng sau cái khái niệm về một-nhà-khí-tượng-ở-trên-trời thì không phải là Thiên Chúa, Cha của Đức Giê-su Ki-tô, mà là thần Zeus, và tôi nghĩ chúng ta cần phải cẩn thận khi nghĩ rằng lời cầu xin nguyện ước của chúng ta là để làm gì. Lời cầu xin nguyện ước của chúng ta không thể thay đổi một Thiên Chúa bất biến (Gc 1), mà là để xin Thiên Chúa bất biến của chúng ta thay đổi chúng ta và từ đó thay đổi thế giới.
Thánh ý Thiên Chúa thiên về tổng thể hơn là tiểu tiết. Tôi tha thiết tin tưởng vào thánh ý Thiên Chúa. Chỉ là thường thì tôi nghĩ là thánh ý Thiên Chúa hay được khám phá trong toàn cảnh bức tranh hơn là trong các đường nét tiểu tiết. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa muốn tôi thực hành những đức tính thần học là đức tin, đức cậy, và đức mến (1 Cr 13). Bằng thời gian và không gian, bằng bản chất và ơn phúc Chúa ban cho tôi, tôi cộng tác với Thiên Chúa để tận dụng những khả năng của tôi, ngay cả khi điều đó bao gồm việc phải làm những chuyện khó khăn, gian khổ, hy sinh. Sự đáp lời này không phải là do lòng sợ hãi hay do bị cưỡng bách, nhưng là do tình yêu và ước muốn. Tôi nghĩ chúng ta phải nên rất cẩn thận khi nói về thánh ý Thiên Chúa bằng những câu đại loại như: ‘Nhưng nhờ vào ơn Chúa mà tôi dấn thân lên đường.’ Thế còn những người không có ơn gọi như vậy thì sao? Chẳng lẽ Thiên Chúa không quan tâm gì đến họ hay sao?
Thiên Chúa không cần máu Đức Giê-su. Đức Giê-su không phải đến thế gian chỉ để “chết”, nhưng Thiên Chúa dùng cái chết của Đức Giê-su để tuyên bố kết thúc sự chết. Đây là lãnh vực thần học về ‘hy sinh chịu đựng’: nếu như chính Đức Giê-su mà còn phải chịu đựng đau khổ, thì quý vị cũng vậy. Mặc dù tôi có được biết về các nghiên cứu của thánh Phao-lô ở Rô-ma, thánh Clement ở Alexandria, thánh Anselm ở Canterbury, và sau này là thánh John Calvin về thần học cứu chuộc, tôi không thể nào vững tâm mà chấp nhận rằng Thiên Chúa hoàn hảo của tình yêu lại có thể đã gài bẫy cho loài người sa ngã trong Tội Nguyên Tổ, rồi lại nổi giận với con người đến nỗi chỉ có cái chết bi thảm của đứa con trai hoàn hảo của Người mới có thể hàn gắn lại mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người. Đây không phải là cách duy nhất để tìm hiểu về Tuần Thánh. Trong suốt chiều dài lịch sử giáo hội Công Giáo, câu hỏi thường dằn vặt tâm trí các tín hữu dường như là câu ‘Tại sao Đức Giê-su phải chết?’ Tôi cho rằng đó là cách đặt sai vấn đề. Đúng ra phải hỏi là ‘Tại sao Đức Giê-su lại bị giết?’ – và câu hỏi này đặt những đau khổ của Đức Giê-su trong những ngày cuối cùng ở thế gian, và cái chết của Người, vào một khía cạnh hoàn toàn mới mẻ. Đức Giê-su không đơn giản là đến thế gian để chết, và không chỉ đến thế gian để chịu chết mà thôi. Trái lại, Đức Giê-su đến thế gian để sống. Nhưng vì hậu quả của việc Người đã sống cuộc đời mình một cách dũng cảm và cấp tiến, và vì tình yêu mà Người dành cho cả nhân loại, Người đã là một mối đe dọa cho giới lãnh đạo về chính trị, xã hội, và tôn giáo vào thời đó, đến nỗi họ xử tử Người. Nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng trong ngày Thứ Sáu Tử Nạn: Chúa Nhật Phục Sinh.
Thiên Chúa đã tạo dựng một thế giới dưới mức hoàn hảo, trong đó đau đớn, bệnh tật, khổ sở là những thực tế rõ ràng; nếu không thì, thế gian đã là thiên đàng. Một số những vấn đề này là do chúng ta tự tạo ra nhưng lại đổ lỗi cho Thiên Chúa. Tôi không còn đếm xuể những người đã từng nói với tôi, ‘Con không thể nào tin vào một Thiên Chúa đấng để cho những nạn đói xảy ra.’ Tôi cho là Thiên Chúa cũng đang băn khoăn tự hỏi tại sao chúng ta để cho nạn đói xảy ra. Thiên Chúa chịu trách nhiệm trong việc làm cho thế giới triển nở, mà trong sự triển nở đó những tác động của sự dữ luân lý và sự dữ thể lý có thể tạo ra những điều bất công nghịch lý. Nhưng đó không phải là trách nhiệm của Thiên Chúa bởi vì chính chúng ta đã không có can đảm quyết định chọn lựa những điều khó khăn – những chọn lựa mà lẽ ra đã giúp biến đổi thế giới thành một nơi công bình hơn và hợp lý hơn cho tất cả mọi người. Với sự ương ngạnh cứng đầu này, cũng không phải là điều ngạc nhiên khi chúng ta tìm một vật tế thần linh thiêng để đem đổ gánh nặng tội lỗi về sự thiếu ý chí đấu tranh chính trị cũng như thiếu tính đoàn kết tương thân tương ái trong xã hội của chúng ta.
Thiên Chúa không giết bỏ chúng ta. Trong vai trò tín hữu Công Giáo, tạ ơn Chúa, ít nhất là từ thập niên 60, chúng ta đã không còn chính thức đọc các văn bản thánh kinh theo nghĩa đen cho đến khi ta đọc những đoạn về việc Thiên Chúa biết ‘từng sợi tóc trên đầu chúng ta’ và biết ‘cả cuộc đời ta từ trước khi lọt lòng mẹ’ (Gr 1:5; Gl 1:15-16; Cn 16:33; và Mt 10:30). Và rồi chúng ta trở thành những người chạy theo trào lưu chính thống. Mỗi khi đến viện dưỡng lão tôi thường hay được hỏi là ‘Thưa Cha, sao Chúa vẫn chưa chịu gọi Bà con về?’ và tôi trả lời ‘vì Bà con vẫn chưa chịu tắt thở.’ Dĩ nhiên là tôi không thật sự nói như vậy – tôi biết giữ tế nhị trong mục vụ nên không nói, nhưng tôi muốn nói như vậy lắm. Động từ ‘gọi về’ diễn tả thật rõ về những gì mà ta cho rằng đang xảy ra ở đây. Tại sao Chúa lại muốn ‘gọi’ một em bé hai tuổi về thiên đàng hơn là muốn ‘để lại’ đứa bé trong vòng tay yêu thương của cha mẹ? Tương phản với điều này, tôi nghĩ đó là điều hoàn toàn thích hợp khi tin rằng cuộc đời, từ lúc trong lòng mẹ đến lúc vào viện dưỡng lão, không phải là một gang tấc thời gian đã được Thiên Chúa định đoạt sẵn từ trước, mà là cơ thể chúng ta sẽ sống cho tới khi nó không còn có thể hoạt động được nữa, vì bất cứ lý do tự nhiên gì hay tai nạn gì. Thiên Chúa không phải là một yếu tố chủ động trong tiến trình này, nhưng, một lần nữa, chịu trách nhiệm trong việc tạo ra chúng ta không có tính trường sinh bất tử. Và rồi, khi cơ thể chúng ta chết, linh hồn ta sẽ bắt đầu chuyến hành trình cuối cùng về nhà Cha.
Một số người có thể nghĩ là những lập luận thần học được phác họa trên đây đã mô tả Thiên Chúa như là một kẻ xa lạ và xa cách. Tôi không cần phải nghĩ là Thiên Chúa phải là nguyên nhân trực tiếp của tất cả mọi việc trong đời tôi để tôi có thể có một niềm tin mạnh mẽ và sống động vào một Thiên Chúa gần gũi thân thuộc. Thật vậy, tôi tha thiết tin tưởng vào tình yêu và sự hiện diện gần gũi của Thiên Chúa. Dù cho chúng ta có nghĩ rằng Thiên Chúa thật xa cách với những nỗi phức tạp rắc rối trong đời ta, nhưng suy nghĩ đó không đẩy Thiên Chúa ra xa khỏi những thăng trầm trong cuộc sống, sự đau khổ, và cái chết của chúng ta. Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi được mời vào cuộc đời chúng ta ở bất cứ mức độ nào mà ta muốn. Đức Ki-tô gặp gỡ chúng ta bất kể ta đang ở nơi đâu, ôm ấp và nâng đỡ ta khi đường đời ta gặp gai góc, và giúp ta tìm thấy con đường đi tới, ngay cả trong chuyến hành trình, và đặc biệt là trong chuyến hành trình vào ngày cuối cùng của cuộc cuối đời khi ta tìm đường về nhà Cha.
25.Mar.2011
Nguồn: Thinking Faith – The Online Journal of the British Jesuits
Bản dịch : Cecilia Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Thursday, 31 March 2011
Wednesday, 30 March 2011
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh & Mạc Khải Cứu Rỗi
Luợc sử các sách Cựu Ước
Muốn đọc Kinh thánh, cần phải biết thời nào, và theo loại văn nào, mỗi sách đã được viết ra. Có thế mới biết được hoàn cảnh của mỗi tác giả và ý định của tác giả trong trước tác. Vấn đề khảo sát rất được chú ý trong những năm hậu bán thế kỷ 19 cho đến nay. Nhiều điều còn mập mờ, nhưng cũng có những thành quả nói được là chắc, hay ít là cái nhiên.
Thời đầu (các thế kỷ 18-13 trước kỷ nguyên)
Ngũ thư còn giữ nhiều truyền tụng về các tổ phụ, những trình thuật và luật lệ thời Môsê (có ít điều đã được ghi chép). Các yếu tố cựu trào (tỉ như các đoạn Kn 12: 16 18-19; Xh 14 34; Ds 11 21) đã được chứng minh phần nào do cổ học, hay các áng văn chương các nước xung quanh. Kinh thánh nhiều khi giữ những truyền tụng trùng nhau (Kh 16 và 20; Xh 16 17 và Ds 11 20). Tác giả nhuận chính Ngũ thư sau thời Lưu đày đã hoà lẫn với những yếu tố muộn thời hơn, đã sắp đặt lại theo một chương trình và làm nên Thánh sử của Israel và của các luật lệ qui chế.
Thời định cư tại Canaan (thế kỷ 13-11 trước kỷ nguyên)
Trong sách Yôshua và Thẩm phán, chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố rất cựu trào (như Thp 1, ít đoạn trong Yôs 15-19), những trình thuật chiến tranh (Thp 4-14) những đoạn sử ca và lễ bái (Yôs 2-11), những bài ca của các bộ tộc (Thp 5: Kn 49).
Nhưng việc tổ chức sách như chúng ta có bây giờ, và việc giải thích ý nghĩa tôn giáo của toàn bộ thì thuộc thời sau lưu đày (nói lên những yêu sách của Yavê, Đấng đã ban đất cho Israel).
Thời vương quyền thống nhất (1020-922)
Vương quyền xuất hiện, và việc hành chính làm cho chúng ta có những hồ sơ giá trị: sổ những công chức (2S 20: 23-26; 1V 4: 1-6), những quan địa hạt (1V 4: 7-19), dũng tướng (2S 23: 8-39), và ngay cả các cung phi (2S 3: 2-5…); những phân định cương giới (Yôs 15: 1-12; 16: 1-8), phân chia các địa hạt (Yôs 15: 20-62); những lược toát về chiến tranh (2S 8: 1-15), những công trình kiến trúc (1V 9: 15-19).
Sách Samuel là một kho chứa nhiều trình thuật cựu trào, chúng chỉ quí giá cho tư tưởng thời xưa: trình thuật về việc kế thừa của Đavít (2S 9-20; 1V 1-2) là một trước tác lịch sử thời xưa rất giá trị (ngay thật, am tường, tinh khéo). Trình thuật về xung đột giữa Đavít và Saulê (thiên lệch phần nào); những trình thuật về thiếu thời của Đavít đã được tô điểm (Is 16-17). Trình thuật về Khám Giao Ước (Is 4-6; 2S 6) là một trình thuật đạo đức, biện hộ. Còn về chính Saulê và Samuel, thì chúng ta không được biết chắc bằng (1S 9-11 13-14 có những yếu tố có giá trị). Việc sưu tập sách Samuel đã được làm xong trước thời lưu đày).
Có lẽ lên đến thời Salômôn việc soạn lại các yếu tố cựu trào về lịch sử sơ thủy (Kn 1-11). Và cũng dưới thời các vua tiên khởi mà các tác giả đặt các lời sấm về quyền vua (Kn 49, 8-12; Ds 24: 3-8, 15-19)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tủ sách lưu hành nội bộ tr. 55-56)
Muốn đọc Kinh thánh, cần phải biết thời nào, và theo loại văn nào, mỗi sách đã được viết ra. Có thế mới biết được hoàn cảnh của mỗi tác giả và ý định của tác giả trong trước tác. Vấn đề khảo sát rất được chú ý trong những năm hậu bán thế kỷ 19 cho đến nay. Nhiều điều còn mập mờ, nhưng cũng có những thành quả nói được là chắc, hay ít là cái nhiên.
Thời đầu (các thế kỷ 18-13 trước kỷ nguyên)
Ngũ thư còn giữ nhiều truyền tụng về các tổ phụ, những trình thuật và luật lệ thời Môsê (có ít điều đã được ghi chép). Các yếu tố cựu trào (tỉ như các đoạn Kn 12: 16 18-19; Xh 14 34; Ds 11 21) đã được chứng minh phần nào do cổ học, hay các áng văn chương các nước xung quanh. Kinh thánh nhiều khi giữ những truyền tụng trùng nhau (Kh 16 và 20; Xh 16 17 và Ds 11 20). Tác giả nhuận chính Ngũ thư sau thời Lưu đày đã hoà lẫn với những yếu tố muộn thời hơn, đã sắp đặt lại theo một chương trình và làm nên Thánh sử của Israel và của các luật lệ qui chế.
Thời định cư tại Canaan (thế kỷ 13-11 trước kỷ nguyên)
Trong sách Yôshua và Thẩm phán, chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố rất cựu trào (như Thp 1, ít đoạn trong Yôs 15-19), những trình thuật chiến tranh (Thp 4-14) những đoạn sử ca và lễ bái (Yôs 2-11), những bài ca của các bộ tộc (Thp 5: Kn 49).
Nhưng việc tổ chức sách như chúng ta có bây giờ, và việc giải thích ý nghĩa tôn giáo của toàn bộ thì thuộc thời sau lưu đày (nói lên những yêu sách của Yavê, Đấng đã ban đất cho Israel).
Thời vương quyền thống nhất (1020-922)
Vương quyền xuất hiện, và việc hành chính làm cho chúng ta có những hồ sơ giá trị: sổ những công chức (2S 20: 23-26; 1V 4: 1-6), những quan địa hạt (1V 4: 7-19), dũng tướng (2S 23: 8-39), và ngay cả các cung phi (2S 3: 2-5…); những phân định cương giới (Yôs 15: 1-12; 16: 1-8), phân chia các địa hạt (Yôs 15: 20-62); những lược toát về chiến tranh (2S 8: 1-15), những công trình kiến trúc (1V 9: 15-19).
Sách Samuel là một kho chứa nhiều trình thuật cựu trào, chúng chỉ quí giá cho tư tưởng thời xưa: trình thuật về việc kế thừa của Đavít (2S 9-20; 1V 1-2) là một trước tác lịch sử thời xưa rất giá trị (ngay thật, am tường, tinh khéo). Trình thuật về xung đột giữa Đavít và Saulê (thiên lệch phần nào); những trình thuật về thiếu thời của Đavít đã được tô điểm (Is 16-17). Trình thuật về Khám Giao Ước (Is 4-6; 2S 6) là một trình thuật đạo đức, biện hộ. Còn về chính Saulê và Samuel, thì chúng ta không được biết chắc bằng (1S 9-11 13-14 có những yếu tố có giá trị). Việc sưu tập sách Samuel đã được làm xong trước thời lưu đày).
Có lẽ lên đến thời Salômôn việc soạn lại các yếu tố cựu trào về lịch sử sơ thủy (Kn 1-11). Và cũng dưới thời các vua tiên khởi mà các tác giả đặt các lời sấm về quyền vua (Kn 49, 8-12; Ds 24: 3-8, 15-19)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tủ sách lưu hành nội bộ tr. 55-56)
Tuesday, 29 March 2011
Lm Chân Tín CSsR: Yêu cầu hủy bỏ Hiến pháp 1992 và kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội 28/03/11
Ngày 9.9.2001, nghĩa là cách đây 10 năm, tôi đã tuyên bố bỏ Hiến pháp 1992 và tẩy chay bầu cử Quốc hội. Từ ngày đó, tôi đã không đi bầu. Năm nay, chế độ cộng sản lại tổ chức bầu Quốc hội vào ngày 22.05.2011. Vì thế, một lần nữa, tôi tuyên bố không đi bầu, đồng thời kêu gọi mọi người không đi bầu để nói lên tiếng nói của toàn dân không chấp nhận Hiến pháp 1992.
Tôi xin nhắc lại một số luận điểm quan trọng mà tôi đã từng phát biểu trong cuốn sách “Nói cho con người” (trang 391), liên quan đến vấn đề hệ trọng này:
1. Phải hủy bỏ Hiến pháp 1992 vì nó không có giá trị, không phản ảnh ý muốn của toàn dân. Nó chỉ là sản phẩm do sự độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam nặn ra và các dân biểu được Đảng chỉ định chấp thuận theo chỉ định của Đảng cộng sản.
2. Phải bầu một Quốc hội lập hiến với những dân biểu được nhân dân bỏ phiếu tự do, chứ không phải là trò chỉ định bỏ phiếu cho đảng viên cộng sản hay cho người của Đảng cộng sản.
3. Bản Hiến pháp phải xác định tính cách độc lập của ba quyền căn bản: quyền lập pháp (Quốc hội), quyền tư pháp (Tòa án) và quyền hành pháp (Nhà nước).
4. Thiết lập đa đảng đa nguyên, để mọi người dân được tự do chọn lựa thể chế chính trị và tự do nói lên những đòi hỏi chính đáng của mình.
5. Các quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, cách riêng tự do tôn giáo, phải được Hiến pháp mới xác định rõ ràng, đồng thời phải ngăn cấm Nhà Nước hạn chế hay hủy bỏ các quyền đó, như đã xảy ra với Hiến pháp 1992.
6. Ngoài ra, phải hủy bỏ ngay tức khắc nghị định 31/CP (14.04.1997), nghị định 26/NĐ.CP về tôn giáo (19.04.1999) và dự luật về tôn giáo đang soạn thảo từ nhiều năm nay.
Đó là những đòi hỏi căn bản mà người Việt Nam phải đòi cho được trong bản Hiến pháp mới.
Tôi thiết tưởng: những điều trên đây mà tôi đã tuyên bố cách đây 10 năm, nay cũng vẫn còn mang tính thời sự trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang rắp tâm tổ chức bầu một quốc hội bù nhìn mới.
Toàn dân phải đòi cho được quyền bầu một Quốc hội lập hiến với những dân biểu được nhân dân bỏ phiếu tự do, chứ không nên đi bầu một quốc hội bù nhìn của chế độ cộng sản. Bởi vì những người của cái quốc hội bù nhìn ấy đã được Đảng cộng sản chọn trước, còn việc nhân dân đi bỏ phiếu thực chất chỉ là một sự xác nhận người của Đảng cộng sản. Thế nên Đảng cộng sản muốn càng nhiều người đi bầu phiếu càng tốt, để họ tiếp tục lừa gạt thế giới rằng ở Việt Nam có bầu cử tự do và rằng nhân dân Việt Nam luôn hăng hái tham gia bầu cử, trong khi thực chất là Đảng cộng sản buộc từng người đi bầu, chứ không phải tự do đi bầu. Do đó, từ lâu tôi đã tuyên bố không đi bầu và mong toàn dân không đi bầu.
Một lần nữa, năm nay, tôi không đi bầu và yêu cầu toàn dân tẩy chay việc bầu quốc hội bù nhìn, đồng thời đòi hỏi tổ chức bầu cử một Quốc hội lập hiến mới để có một Hiến pháp mới cho Đất Nước Việt Nam. Tôi cũng kêu gọi tất cả những người đấu tranh cho dân chủ hãy cùng lên tiếng với tôi, để chúng ta tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn sắp tới, đòi hỏi hủy bỏ Hiến pháp 1992 và yêu cầu tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến để soạn thảo và phê chuẩn một bản Hiến pháp mới.
Linh mục Chân Tín
27.03.2011
Kỳ Đồng – P9 – Q3 – Sài Gòn.
Tôi xin nhắc lại một số luận điểm quan trọng mà tôi đã từng phát biểu trong cuốn sách “Nói cho con người” (trang 391), liên quan đến vấn đề hệ trọng này:
1. Phải hủy bỏ Hiến pháp 1992 vì nó không có giá trị, không phản ảnh ý muốn của toàn dân. Nó chỉ là sản phẩm do sự độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam nặn ra và các dân biểu được Đảng chỉ định chấp thuận theo chỉ định của Đảng cộng sản.
2. Phải bầu một Quốc hội lập hiến với những dân biểu được nhân dân bỏ phiếu tự do, chứ không phải là trò chỉ định bỏ phiếu cho đảng viên cộng sản hay cho người của Đảng cộng sản.
3. Bản Hiến pháp phải xác định tính cách độc lập của ba quyền căn bản: quyền lập pháp (Quốc hội), quyền tư pháp (Tòa án) và quyền hành pháp (Nhà nước).
4. Thiết lập đa đảng đa nguyên, để mọi người dân được tự do chọn lựa thể chế chính trị và tự do nói lên những đòi hỏi chính đáng của mình.
5. Các quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, cách riêng tự do tôn giáo, phải được Hiến pháp mới xác định rõ ràng, đồng thời phải ngăn cấm Nhà Nước hạn chế hay hủy bỏ các quyền đó, như đã xảy ra với Hiến pháp 1992.
6. Ngoài ra, phải hủy bỏ ngay tức khắc nghị định 31/CP (14.04.1997), nghị định 26/NĐ.CP về tôn giáo (19.04.1999) và dự luật về tôn giáo đang soạn thảo từ nhiều năm nay.
Đó là những đòi hỏi căn bản mà người Việt Nam phải đòi cho được trong bản Hiến pháp mới.
Tôi thiết tưởng: những điều trên đây mà tôi đã tuyên bố cách đây 10 năm, nay cũng vẫn còn mang tính thời sự trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang rắp tâm tổ chức bầu một quốc hội bù nhìn mới.
Toàn dân phải đòi cho được quyền bầu một Quốc hội lập hiến với những dân biểu được nhân dân bỏ phiếu tự do, chứ không nên đi bầu một quốc hội bù nhìn của chế độ cộng sản. Bởi vì những người của cái quốc hội bù nhìn ấy đã được Đảng cộng sản chọn trước, còn việc nhân dân đi bỏ phiếu thực chất chỉ là một sự xác nhận người của Đảng cộng sản. Thế nên Đảng cộng sản muốn càng nhiều người đi bầu phiếu càng tốt, để họ tiếp tục lừa gạt thế giới rằng ở Việt Nam có bầu cử tự do và rằng nhân dân Việt Nam luôn hăng hái tham gia bầu cử, trong khi thực chất là Đảng cộng sản buộc từng người đi bầu, chứ không phải tự do đi bầu. Do đó, từ lâu tôi đã tuyên bố không đi bầu và mong toàn dân không đi bầu.
Một lần nữa, năm nay, tôi không đi bầu và yêu cầu toàn dân tẩy chay việc bầu quốc hội bù nhìn, đồng thời đòi hỏi tổ chức bầu cử một Quốc hội lập hiến mới để có một Hiến pháp mới cho Đất Nước Việt Nam. Tôi cũng kêu gọi tất cả những người đấu tranh cho dân chủ hãy cùng lên tiếng với tôi, để chúng ta tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn sắp tới, đòi hỏi hủy bỏ Hiến pháp 1992 và yêu cầu tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến để soạn thảo và phê chuẩn một bản Hiến pháp mới.
Linh mục Chân Tín
27.03.2011
Kỳ Đồng – P9 – Q3 – Sài Gòn.
Monday, 28 March 2011
Lm Chân Tín, CSsR: Niềm thao thức của người làm báo
Từ mấy tháng nay, chúng tôi đã liên tiếp đăng một loạt bài đề cập đến vấn đề báo chí Công giáo ở Việt Nam, hai bài của lm Phạm Hữu Phước, một của ông Phạm Việt Tuyền. Tình trạng nghèo nàn và chậm tiến của báo chí Công giáo Việt Nam đã được mổ xẻ kỹ lưỡng. Để kết thúc loạt bài đó và đồng thời để đạo đạt những ước nguyện lên các vị hữu trách trong Giáo hội Việt Nam, chúng tôi muốn nói lên niềm thao thức của người làm báo.
Đói với những ai tha thiết với ngành báo chí Công giáo Việt Nam, nguyện vọng đầu tiên là thấy các đấng các bậc trong Giáo hội Việt Nam mau mau gửi một số linh mục, tu sĩ, giáo dân xuất ngoại chuyên học về ngành báo chí. Nếu nghĩ đến tương lai, thì đó là một việc cần thiết phải làm ngay mới mong đưa ngành báo chí Công giáo ra khỏi tình trạng nghèo nàn và chậm tiến ngày nay. Đa số, nếu không phải là hầu hết những người làm báo Công giáo Việt Nam, đã “vào nghè báo bằng đuờng tắt, không học hỏi đã vậy mà lắm khi còn thiếu chuẩn bị nữa”, như ông Phạm Việt Tuyền đã viết. Thêm vào đó, còn cái nạn làm báo năm ba năm mới quen nghề đã phải vâng lời các đấng các bậc Bề trên mà giải nghệ và rồi một người khác lại cũng vào nghề “bằng đường tắt”. Tình trạng thiếu chuẩn bị và thay đổi như chong chóng là nguồn gốc của sự nghèo nàn và chậm tiến của ngành báo chí Công giáo Việt Nam. Để chóng thoát ra khỏi tình trạng đó, phải tức khắc gửi một số linh mục, tu sĩ, giáo dân đi học ngành báo chí. Đi học năm bảy năm, chứ không phải chỉ gửi đi du ngoạn ngoại quốc vài ba tháng nói là “tu nghiệp” để rồi họ vỗ ngực ta đây có quyền ăn nói. Cái biết nửa vời của lớp sơn du ngoạn ngoại quốc đó, chỉ đưa ngành báo chí Công giáo Việt Nam đến chỗ tự mãn còn nguy hơn tình trạng nghèo nàn trước. Linh mục Phạm Hữu Phước đã viết:
“Ai cũng thừa hiểu rằng một giáo dân sùng đạo, một linh mục giảng hay, đọc tiếng la tinh làu làu không thể đương nhiên là một người biết lái xe hay làm báo chuyên nghiệp, nếu không tập lái xe hoặc hấp thụ một đào tạo chuyên nghiệp về ngành báo chí.”
Một điều hiển nhiên như thế đó mà vẫn thấy nhiều người tiếp tục “đi vào ngành báo chí bằng đường tắt” hay nói đúng hơn “bị đưa vào bằng đường tắt.”
Vì thế, theo thiển ý của chúng tôi, việc khẩn thiết và cấp bách trong Hội thánh Việt Nam hiện thời là gửi ngay một số người có tài năng, có khiếu làm báo, có một cái nhìn rộng lớn, xuất ngoại học ngành báo chí, “từ kỹ thuật ấn loát, trình bày, săn tin cho đến những môn học, cần thiết như thống kê học, điều tra học, xã hội học, tâm lý đại chúng, nghệ thuật viết báo.” (lm Phạm Hữu Phước, Nguyệt san ĐMHCG số 216). Đồng thời, giúp những người làm báo hiện thời tiến lên, thay vì tìm cách bóp chết những mầm non hoặc đổi người như chong chóng, chỉ vì một sự bất đồng ý kiến khác lập trường hay vì một ít sơ hở không thể tránh được.
Nguyện vọng thứ hai của chúng tôi là thấy người Công giáo chú trọng đến vấn đề báo chí sách vở Công giáo. Hình như chúng ta chưa ý thức đủ tầm quan trọng của báo chí, nên coi thường báo chí. Với một giọng khá long trọng và nghiêm khắc xứng với tầm quan trọng của vấn đề, ông Phạm Việt Tuyền đã viết:
“Với tất cả sự trọng kính đối với mọi đấng bậc cùng mọi người và với tất cả sự thành thực đối với lương tâm, người ta có thể nghĩ rằng: một số vị trong Hàng Giáo phẩm và một số đông trong từng lớp giáo hữu chúng ta còn coi báo chí là chuyện phụ, là phương tiện giải trí, cùng lắm là cơ quan tuyên truyền, chứ không phải là một nhu cầu của thời đại, là một trường học của đại chúng, là thực phẩm nuôi dưỡng tâm trí mọi người, là một ân sủng của Thiên Chúa.” (Nguyệt san ĐMHCG, số 218 tr. 185)
Chính vì thiếu ý thức về tầm quan trọng của báo chí Công giáo mà các vị hữu trách trong Giáo Hội Việt Nam tiếc tiền trong vấn đề nâng đỡ báo chí Công giáo. Ông Phạm Việt Tuyền viết tiếp:
“Chính vì thế mà một số vị hữu trách ở trong Hàng Giáo phẩm hoặc ở trong các dòng tu, các hội đoàn, hình như coi nhẹ, coi thường, coi dễ dãi việc ra một tờ báo mới, coi là quá nặng, những khoản tiền không lấy gì làm to tát lắm phải chi phí để thiết lập hoặc cải tiến một tờ báo. Không phải là các vị ấy quá tiếc tiền… Nhưng là vì có lẽ có vị chỉ thấy báo chí quan trọng trên lý thuyết, mỗi năm một đôi lần chỉ nhận thấy sự cần thiết của báo chí khi có sắc lệnh của Công Đồng Vatican chẳng hạn mà thôi, hoặc không thấy trăm ngàn khó khăn vất vả trở ngại từ vật chất tới tinh thần của những linh mục hoặc giáo hữu làm báo và viết báo, cho nên thấy người làm báo tiêu tiền như đốt giấy vụn thì ngán.”
Tiếc tiền trong việc thiết lập hoặc cải tiến một tờ báo đã đành. Đáng tiếc hơn nữa là, còn tiếc tiền trong việc mua báo, đọc báo. Có nhiều họ đạo, nhiều đoàn thể, nhiều gia đình phung phí tiền bạc trong những việc phô trương hay phụ thuộc khác, nhưng lại keo kiệt trong việc mua báo chí Công giáo, báo chí lành mạnh cho tín hữu, cho hội viên, cho con em. Ý thức tầm quan trọng của báo chí, người ta sẽ bỏ những chi phí phô trương vô bổ và rộng rãi trong việc mua báo chí cho họ đạo, cho hội đoàn, cho con em trong gia đình. Vì thế, “cần phải gây một phong trào ý thức trong hàng giáo phẩm và nhất là trong mọi tầng lớp giáo dân Việt Nam về các chuyện làm báo, viết báo, đọc báo, phát hành báo chí, trích báo chí, nhắc tới báo chí, cổ động cho báo“ như ông Phạm Việt Tuyền đã đề nghị trong dịp đại hội thông tin Công giáo toàn quốc vừa qua.
Một ước nguyện cuối cùng của chúng tôi là thấy nẩy nở một tinh thần đối thoại và tự do cởi mở trong ngành báo chí Công giáo Việt Nam. Chỉ một mình Thiên Chúa mới toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Chúa Kitô cũng đã trao kho tàng chân lý cho Giáo hội của Ngài. Kho tàng ấy, Giáo hội đã đúc kết lại trong kinh Tin Kính, trong các tín điều. Về nội dung của các tín điều đó, cần phải có sự duy nhất trong Giáo Hội. Nhưng trong việc tìm hiểu đức tin, “Intellectus Fidei”, Giáo hội vẫn để cho các nhà thần học tự do tìm kiếm những cách giải thích, những áp dụng thực tế trong đời sống. Nhờ đó mà các nhàn khoa thần học và giáo lý Công giáo mới được cải tiến mãi để phục con người của mỗi thời đại, theo chu cầu của mỗi thời đại, theo sự hiểu biết và ngôn ngữ của mỗi thời đại. Là thế hệ hôm qua, đào tạo trong lối tư tưởng hôm qua, lối sống hôm qua, chúng ta đừng vội lên án lớp người mới của thế hệ hôm nay, với lối tư tưởng hôm nay, lối sống hôm nay. Cần phải có sự khoan dung, thông cẩm, đối thoại và không khí tự do cởi mở giữa thế hệ cũ và thế hệ mới. Các vị đàn anh của thế hệ hôm qua đừng dùng quyền thế để bóp chết những mầm non của thế hệ hôm nay, nhưng phải nâng đỡ, khuyến khích để trong cơn khủng hoảng của tuổi trưởng thành đức tin, thế hệ trẻ lột bỏ được những gì là quá đáng trong lối tư tưởng cũng như lối sống của họ. Một Giáo hội thiếu khoan dung, thiếu thông cảm, thiếu đối thoại, thiếuy bầu không khí tự do cởi mở giữa hia thế hệ già và trẻ, cũ và mới, bảo thủ và cấp tiến, Giáo hội ấy là một Giáo hội chết.
Chúng tôi mong rằng hàng giáo phẩm, các vị lãnh đạo dòng tu, các linh mục tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo đáp lại những nguyện vọng, ngõ hầu đưa ngành báo chí Công giáo ra khỏi tình trạng nghèo nàn và chậm tiến ngày nay. Có như thế, ngành báo chí Công giáo Việt Nam mới hoàn thành sứ mạng của mình là mở rộng và củng cố Nước Chúa, mang Tin Mừng cứu rỗi của Đức Kitô đến cho con người ngày nay, vì như lời thánh tông đồ: “Đức Giêsu Kitô hôm qua và hôm nay vẫn là một, và cho đến muôn đời.” (Hr 13: 8)
Lm Chân Tín CSsR
8/1967
Đói với những ai tha thiết với ngành báo chí Công giáo Việt Nam, nguyện vọng đầu tiên là thấy các đấng các bậc trong Giáo hội Việt Nam mau mau gửi một số linh mục, tu sĩ, giáo dân xuất ngoại chuyên học về ngành báo chí. Nếu nghĩ đến tương lai, thì đó là một việc cần thiết phải làm ngay mới mong đưa ngành báo chí Công giáo ra khỏi tình trạng nghèo nàn và chậm tiến ngày nay. Đa số, nếu không phải là hầu hết những người làm báo Công giáo Việt Nam, đã “vào nghè báo bằng đuờng tắt, không học hỏi đã vậy mà lắm khi còn thiếu chuẩn bị nữa”, như ông Phạm Việt Tuyền đã viết. Thêm vào đó, còn cái nạn làm báo năm ba năm mới quen nghề đã phải vâng lời các đấng các bậc Bề trên mà giải nghệ và rồi một người khác lại cũng vào nghề “bằng đường tắt”. Tình trạng thiếu chuẩn bị và thay đổi như chong chóng là nguồn gốc của sự nghèo nàn và chậm tiến của ngành báo chí Công giáo Việt Nam. Để chóng thoát ra khỏi tình trạng đó, phải tức khắc gửi một số linh mục, tu sĩ, giáo dân đi học ngành báo chí. Đi học năm bảy năm, chứ không phải chỉ gửi đi du ngoạn ngoại quốc vài ba tháng nói là “tu nghiệp” để rồi họ vỗ ngực ta đây có quyền ăn nói. Cái biết nửa vời của lớp sơn du ngoạn ngoại quốc đó, chỉ đưa ngành báo chí Công giáo Việt Nam đến chỗ tự mãn còn nguy hơn tình trạng nghèo nàn trước. Linh mục Phạm Hữu Phước đã viết:
“Ai cũng thừa hiểu rằng một giáo dân sùng đạo, một linh mục giảng hay, đọc tiếng la tinh làu làu không thể đương nhiên là một người biết lái xe hay làm báo chuyên nghiệp, nếu không tập lái xe hoặc hấp thụ một đào tạo chuyên nghiệp về ngành báo chí.”
Một điều hiển nhiên như thế đó mà vẫn thấy nhiều người tiếp tục “đi vào ngành báo chí bằng đường tắt” hay nói đúng hơn “bị đưa vào bằng đường tắt.”
Vì thế, theo thiển ý của chúng tôi, việc khẩn thiết và cấp bách trong Hội thánh Việt Nam hiện thời là gửi ngay một số người có tài năng, có khiếu làm báo, có một cái nhìn rộng lớn, xuất ngoại học ngành báo chí, “từ kỹ thuật ấn loát, trình bày, săn tin cho đến những môn học, cần thiết như thống kê học, điều tra học, xã hội học, tâm lý đại chúng, nghệ thuật viết báo.” (lm Phạm Hữu Phước, Nguyệt san ĐMHCG số 216). Đồng thời, giúp những người làm báo hiện thời tiến lên, thay vì tìm cách bóp chết những mầm non hoặc đổi người như chong chóng, chỉ vì một sự bất đồng ý kiến khác lập trường hay vì một ít sơ hở không thể tránh được.
Nguyện vọng thứ hai của chúng tôi là thấy người Công giáo chú trọng đến vấn đề báo chí sách vở Công giáo. Hình như chúng ta chưa ý thức đủ tầm quan trọng của báo chí, nên coi thường báo chí. Với một giọng khá long trọng và nghiêm khắc xứng với tầm quan trọng của vấn đề, ông Phạm Việt Tuyền đã viết:
“Với tất cả sự trọng kính đối với mọi đấng bậc cùng mọi người và với tất cả sự thành thực đối với lương tâm, người ta có thể nghĩ rằng: một số vị trong Hàng Giáo phẩm và một số đông trong từng lớp giáo hữu chúng ta còn coi báo chí là chuyện phụ, là phương tiện giải trí, cùng lắm là cơ quan tuyên truyền, chứ không phải là một nhu cầu của thời đại, là một trường học của đại chúng, là thực phẩm nuôi dưỡng tâm trí mọi người, là một ân sủng của Thiên Chúa.” (Nguyệt san ĐMHCG, số 218 tr. 185)
Chính vì thiếu ý thức về tầm quan trọng của báo chí Công giáo mà các vị hữu trách trong Giáo Hội Việt Nam tiếc tiền trong vấn đề nâng đỡ báo chí Công giáo. Ông Phạm Việt Tuyền viết tiếp:
“Chính vì thế mà một số vị hữu trách ở trong Hàng Giáo phẩm hoặc ở trong các dòng tu, các hội đoàn, hình như coi nhẹ, coi thường, coi dễ dãi việc ra một tờ báo mới, coi là quá nặng, những khoản tiền không lấy gì làm to tát lắm phải chi phí để thiết lập hoặc cải tiến một tờ báo. Không phải là các vị ấy quá tiếc tiền… Nhưng là vì có lẽ có vị chỉ thấy báo chí quan trọng trên lý thuyết, mỗi năm một đôi lần chỉ nhận thấy sự cần thiết của báo chí khi có sắc lệnh của Công Đồng Vatican chẳng hạn mà thôi, hoặc không thấy trăm ngàn khó khăn vất vả trở ngại từ vật chất tới tinh thần của những linh mục hoặc giáo hữu làm báo và viết báo, cho nên thấy người làm báo tiêu tiền như đốt giấy vụn thì ngán.”
Tiếc tiền trong việc thiết lập hoặc cải tiến một tờ báo đã đành. Đáng tiếc hơn nữa là, còn tiếc tiền trong việc mua báo, đọc báo. Có nhiều họ đạo, nhiều đoàn thể, nhiều gia đình phung phí tiền bạc trong những việc phô trương hay phụ thuộc khác, nhưng lại keo kiệt trong việc mua báo chí Công giáo, báo chí lành mạnh cho tín hữu, cho hội viên, cho con em. Ý thức tầm quan trọng của báo chí, người ta sẽ bỏ những chi phí phô trương vô bổ và rộng rãi trong việc mua báo chí cho họ đạo, cho hội đoàn, cho con em trong gia đình. Vì thế, “cần phải gây một phong trào ý thức trong hàng giáo phẩm và nhất là trong mọi tầng lớp giáo dân Việt Nam về các chuyện làm báo, viết báo, đọc báo, phát hành báo chí, trích báo chí, nhắc tới báo chí, cổ động cho báo“ như ông Phạm Việt Tuyền đã đề nghị trong dịp đại hội thông tin Công giáo toàn quốc vừa qua.
Một ước nguyện cuối cùng của chúng tôi là thấy nẩy nở một tinh thần đối thoại và tự do cởi mở trong ngành báo chí Công giáo Việt Nam. Chỉ một mình Thiên Chúa mới toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Chúa Kitô cũng đã trao kho tàng chân lý cho Giáo hội của Ngài. Kho tàng ấy, Giáo hội đã đúc kết lại trong kinh Tin Kính, trong các tín điều. Về nội dung của các tín điều đó, cần phải có sự duy nhất trong Giáo Hội. Nhưng trong việc tìm hiểu đức tin, “Intellectus Fidei”, Giáo hội vẫn để cho các nhà thần học tự do tìm kiếm những cách giải thích, những áp dụng thực tế trong đời sống. Nhờ đó mà các nhàn khoa thần học và giáo lý Công giáo mới được cải tiến mãi để phục con người của mỗi thời đại, theo chu cầu của mỗi thời đại, theo sự hiểu biết và ngôn ngữ của mỗi thời đại. Là thế hệ hôm qua, đào tạo trong lối tư tưởng hôm qua, lối sống hôm qua, chúng ta đừng vội lên án lớp người mới của thế hệ hôm nay, với lối tư tưởng hôm nay, lối sống hôm nay. Cần phải có sự khoan dung, thông cẩm, đối thoại và không khí tự do cởi mở giữa thế hệ cũ và thế hệ mới. Các vị đàn anh của thế hệ hôm qua đừng dùng quyền thế để bóp chết những mầm non của thế hệ hôm nay, nhưng phải nâng đỡ, khuyến khích để trong cơn khủng hoảng của tuổi trưởng thành đức tin, thế hệ trẻ lột bỏ được những gì là quá đáng trong lối tư tưởng cũng như lối sống của họ. Một Giáo hội thiếu khoan dung, thiếu thông cảm, thiếu đối thoại, thiếuy bầu không khí tự do cởi mở giữa hia thế hệ già và trẻ, cũ và mới, bảo thủ và cấp tiến, Giáo hội ấy là một Giáo hội chết.
Chúng tôi mong rằng hàng giáo phẩm, các vị lãnh đạo dòng tu, các linh mục tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo đáp lại những nguyện vọng, ngõ hầu đưa ngành báo chí Công giáo ra khỏi tình trạng nghèo nàn và chậm tiến ngày nay. Có như thế, ngành báo chí Công giáo Việt Nam mới hoàn thành sứ mạng của mình là mở rộng và củng cố Nước Chúa, mang Tin Mừng cứu rỗi của Đức Kitô đến cho con người ngày nay, vì như lời thánh tông đồ: “Đức Giêsu Kitô hôm qua và hôm nay vẫn là một, và cho đến muôn đời.” (Hr 13: 8)
Lm Chân Tín CSsR
8/1967
Saturday, 26 March 2011
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh & Mạc Khải Cứu Rỗi
Thời Do thái sống dười quyền Rôma (-63-135)
Bởi những tranh giành xảy ra giữa anh em họ Hasmonê, nên người Rôma đã can thiệp. Năm -64 Pompeius, thời cuộc mới xoay chiều, dân Do thái thấy diễn ra những cuộc tranh chấp, và xung đột liên miên. Một người giòng giống Iđumê (xưa là Êđom) tên là Antipeter đã dùng tài khôn khéo của mình để thiết lập địa vị của mình và của con cái. Người con có tài xoay xở hơn cả là Hêrôđê, sau khi đã tìm cách lập công đủ kiểu với các tướng lĩnh Erôma, thì đã được Kaisar phong làm ‘vua Do thái’, và ông đã về chiếm lấy nướa Do thái năm -3. Nhờ hồng ân của các tôn chủ Rôma, cách riêng hoàng đế Augustô, Hêrôđê đã giữ quyền cho đến chết được (năm -4), nhưng đã cai trị một cách hung bạo đặc biệt, không ngại tàn sát cả những người trong gia đình. Ông chết rồi, thì nước của ông được chia ra cho các người con: Arkhêlaô giữ xứ Yuđê; Hêrôđê Antipas giữ xứ Galilê và Phêrê (-4-39), Philip giữ xứ Batanê (-4-34).
Những năm 6 sau kỷ nguyên, bởi chính người Do thái ghét họ Hêrôđê và Arkhêlaô đã tỏ ra ác nghiệt, thì người Rôma đã biến xứ Yuđê thành một tỉnh Rôma, dưới quyền một trấn thủ mãi cho đến thời dân Do thái dấy loạn (năm 66), trừ ra một thời gian ngắn (41-44), quyền Rôma đặt Agrippa I làm vua nước Yuđê.
Năm 66, người Do thái dấy loạn và đã đem đến những tai nạn khủng khiếp năm 70, và đền thờ đã bị thiêu hủy. Xứ Yuđê nên một tỉnh của đế quốc, dưới quyền một khâm sai. Nhưng vào thời hoàng đế Trajanô (98-117), một phong trào dấy loạn lan khắp các nhóm Do thái kiểu phương Đông, từ Kyrênê đến Lưỡng Hà Địa. Cuốc chiến tranh diễn ra ác liệt tại Alexandria, Kyrênê, đảo Kyprô. Nhưng, chính tại Phalệtin lại không có loạn.
Nhưng đến năm 130-131, hoàng đế Hadrianô (117-138) muốn tu bổ lại Yêrusalem dưới danh hiệu Colonia Aelia Capitolina, và xây một đền thờ dâng kính Jupiter Capitolinus, người Do thái uất hận và lại lao mình vào một cuộc nổi loạn tuyệt vọng. Cuộc nổi loạn do Simôn Bar-Kôkeban (tên thật là Ben Kôseba) tự xưng mình là Mêsia. Chiến tranh nói được là làm theo kiểu đánh phục kích. Không có trận lớn, nhưng cũng làm cho binh đội Rôma thiệt hại nhiều. Người Rôma để trả đũa thì đã tàn sát kinh khủng, và sau khi bình phục, thì những kẻ sống sót đã bị bán làm nô lệ. Yêrusalem nên một thành dân ngoại, thờ thần Jupiter. Cấm chỉ không một người Do thái nào được vào thành: vào thì bị giết.
Nước Israel hiện tại đã được tái lập 15 tháng 5 năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Các trấn thủ Các vua Do thái
Coponius (6-9) Simôn (143-134)
Marcus Ambivius (9-12) Johannes Hyrcanus (134-104)
Annius Rufus (12-15) Aristobulus (104-103)
Valerius Gratus (15-26) Alexander Jannaeus (103-76)
Pontius Pilatus (26-36) Alexandra (76-67), Hyrcanos II
Marcellus, Marullus? (37-41) Aristobulos II (67-63)
Agrippa I làm vua Yuđê (41-44) Hyrcanus (47-41)
Cuspius Fadus (44-46) Antigonus (40-37)
Tiberius Alexander (46-48?) Hêrôđê Cả (40-4) (cai trị-37)
Ventidius Felix (52-60) Agrippa (41-44)
Porcius Fostus (60-62)
Lucceius Albinus (62-64)
Gessius Florus (64-66)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
Bởi những tranh giành xảy ra giữa anh em họ Hasmonê, nên người Rôma đã can thiệp. Năm -64 Pompeius, thời cuộc mới xoay chiều, dân Do thái thấy diễn ra những cuộc tranh chấp, và xung đột liên miên. Một người giòng giống Iđumê (xưa là Êđom) tên là Antipeter đã dùng tài khôn khéo của mình để thiết lập địa vị của mình và của con cái. Người con có tài xoay xở hơn cả là Hêrôđê, sau khi đã tìm cách lập công đủ kiểu với các tướng lĩnh Erôma, thì đã được Kaisar phong làm ‘vua Do thái’, và ông đã về chiếm lấy nướa Do thái năm -3. Nhờ hồng ân của các tôn chủ Rôma, cách riêng hoàng đế Augustô, Hêrôđê đã giữ quyền cho đến chết được (năm -4), nhưng đã cai trị một cách hung bạo đặc biệt, không ngại tàn sát cả những người trong gia đình. Ông chết rồi, thì nước của ông được chia ra cho các người con: Arkhêlaô giữ xứ Yuđê; Hêrôđê Antipas giữ xứ Galilê và Phêrê (-4-39), Philip giữ xứ Batanê (-4-34).
Những năm 6 sau kỷ nguyên, bởi chính người Do thái ghét họ Hêrôđê và Arkhêlaô đã tỏ ra ác nghiệt, thì người Rôma đã biến xứ Yuđê thành một tỉnh Rôma, dưới quyền một trấn thủ mãi cho đến thời dân Do thái dấy loạn (năm 66), trừ ra một thời gian ngắn (41-44), quyền Rôma đặt Agrippa I làm vua nước Yuđê.
Năm 66, người Do thái dấy loạn và đã đem đến những tai nạn khủng khiếp năm 70, và đền thờ đã bị thiêu hủy. Xứ Yuđê nên một tỉnh của đế quốc, dưới quyền một khâm sai. Nhưng vào thời hoàng đế Trajanô (98-117), một phong trào dấy loạn lan khắp các nhóm Do thái kiểu phương Đông, từ Kyrênê đến Lưỡng Hà Địa. Cuốc chiến tranh diễn ra ác liệt tại Alexandria, Kyrênê, đảo Kyprô. Nhưng, chính tại Phalệtin lại không có loạn.
Nhưng đến năm 130-131, hoàng đế Hadrianô (117-138) muốn tu bổ lại Yêrusalem dưới danh hiệu Colonia Aelia Capitolina, và xây một đền thờ dâng kính Jupiter Capitolinus, người Do thái uất hận và lại lao mình vào một cuộc nổi loạn tuyệt vọng. Cuộc nổi loạn do Simôn Bar-Kôkeban (tên thật là Ben Kôseba) tự xưng mình là Mêsia. Chiến tranh nói được là làm theo kiểu đánh phục kích. Không có trận lớn, nhưng cũng làm cho binh đội Rôma thiệt hại nhiều. Người Rôma để trả đũa thì đã tàn sát kinh khủng, và sau khi bình phục, thì những kẻ sống sót đã bị bán làm nô lệ. Yêrusalem nên một thành dân ngoại, thờ thần Jupiter. Cấm chỉ không một người Do thái nào được vào thành: vào thì bị giết.
Nước Israel hiện tại đã được tái lập 15 tháng 5 năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Các trấn thủ Các vua Do thái
Coponius (6-9) Simôn (143-134)
Marcus Ambivius (9-12) Johannes Hyrcanus (134-104)
Annius Rufus (12-15) Aristobulus (104-103)
Valerius Gratus (15-26) Alexander Jannaeus (103-76)
Pontius Pilatus (26-36) Alexandra (76-67), Hyrcanos II
Marcellus, Marullus? (37-41) Aristobulos II (67-63)
Agrippa I làm vua Yuđê (41-44) Hyrcanus (47-41)
Cuspius Fadus (44-46) Antigonus (40-37)
Tiberius Alexander (46-48?) Hêrôđê Cả (40-4) (cai trị-37)
Ventidius Felix (52-60) Agrippa (41-44)
Porcius Fostus (60-62)
Lucceius Albinus (62-64)
Gessius Florus (64-66)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
Friday, 25 March 2011
Lm Richard Leonard sj: Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? (Chương Ba)
Chương Ba
Và giờ đây hãy xét về hình tượng Thiên Chúa –
Người Chuyên Lo Chuyện Thời Tiết.
Chúng ta có thể ngưng cầu trời cho mưa xuống được không?
Thiên Chúa không chủ ý gây ra động đất, lụt lội, hạn hán, hay những thiên tai khác.
Từ xưa các triết học gia đã phân chia những sự dữ khác nhau thành nhiều thể loại khác nhau, nếu chỉ kể ba thể loại chính mà thôi thì có: sự dữ thể lý, sự dữ luân lý, và sự dữ siêu nhiên. Sự dữ thể lý là loại mà chúng ta vừa đọc trong những trang vừa qua, một loại sự dữ mà thậm chí không cần có sự hiện diện của một ý định độc ác – không giống như một vụ giết người – thì một điều chẳng lành gì đó xảy đến cho cơ thể của chúng ta, cho hoàn cảnh mà ta đang sống, hay cho sự tự do cá nhân hoặc tự do xã hội của ta. Khi sự dữ thể lý xảy ra thì phần lớn mọi người thường băn khoăn tự hỏi là Thiên Chúa đang ở đâu.
Sự dữ luân lý là thể loại mà có lẽ chúng ta thường được nghe nhắc đến nhiều hơn bất cứ những thể loại nào khác. Đây là sự dữ gây ra từ hậu quả của những lựa chọn và những hành động của con người. Trong thần học Công Giáo, tình trạng tôi có mang tội về phần cá nhân tôi hay không do những sự dữ luân lý mà tôi đã chọn, hoặc tương tự, xã hội có mang tội hay không, là tùy thuộc vào việc tôi đã tự do đến mức nào, chủ tâm đến mức nào, và sáng suốt đến mức nào khi quyết định chọn lựa điều đó. Đây là điểm mà chúng ta bàn về tội lỗi, về lương tâm có hiểu biết đầy đủ, và luân lý đạo đức. Có một số điều trùng lặp giữa sự dữ thể lý và sự dữ luân lý. Trong khi sự dữ luân lý có thể có một hậu quả thể lý rất thực, nhưng nguyên nhân của nó không phải là từ thế giới bên ngoài – thế giới mà chúng ta không thể điều khiển hay kềm chế, nhưng là từ chính trong quá trình chọn lựa của con người – quá trình mà chúng ta có thể điều khiển và kềm chế.
Các chuẩn mực luân lý không nhất thiết phải mang tính tôn giáo. Mỗi xã hội loài người đều thiết lập những biên giới cho cách hành động, cách quuyết định chọn lựa, và định ra hình phạt cho những kẻ vi phạm luật lệ. Tất cả mọi luật lệ dân sự đều chứa đựng những chuẩn mực luân lý căn bản đã được xã hội chấp nhận, và có nhiều người không-có-tôn-giáo nhưng lại có những chuẩn mực luân lý rất cao về phương diện dân sự và phương diện nhân bản, mà họ dựa vào đó làm điểm tham chiếu khi sống cuộc đời họ. Mục đích chính của tôn giáo và của luân lý là để không phải chỉ đơn giản giải thích việc người ta phải sống như thế nào cho phải lẽ, mà còn để đặt luân lý vào trong bối cảnh của những câu hỏi tại sao, và, thật vậy, cả những câu hỏi nơi đâu nữa – chúng ta từ nơi đâu mà đến, tại sao chúng ta sống ở thế gian này, và chúng ta đang đi về nơi đâu. Tôn giáo không phải là nhằm thuần túy nói về luân lý; đúng hơn, và quan trọng hơn, tôn giáo là nhằm cung cấp ý nghĩa và sự liên kết chặt chẽ cho lý do tại sao chúng ta sống cách mà ta đang sống.
Sự dữ siêu nhiên là thể loại nói về sự chạm trán giữa điều lành và điều dữ trên một bình diện có tính vũ trụ bao la hơn. Đây là những gì huyền bí trong ý nghĩa phong phú nhất của nó, trong đó con người cố gắng tìm hiểu xem sự dữ đã khởi nguyên như thế nào, có phải thế giới này là thế giới tốt đẹp nhất có thể được tạo dựng hay chăng, và tại sao Thiên Chúa dường như là cho phép đau khổ xảy ra. Những câu chuyện về ông A-đam và bà E-và, Vườn Địa Đàng, Tội Nguyên Tổ, có thể là những câu chuyện huyền bí sâu sắc nhất, trong đó mẩu chuyện đơn giản được dùng để giải thích những câu hỏi hóc búa nhất. Một cách giải thích về một thể loại sự dữ lại nảy ra thêm nhiều câu hỏi về những thể loại kia, như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Nước Úc hiện nay đang sống trong một nạn hạn hán kéo dài nhất mà đa số dân chúng chưa từng trải qua. Thật là đau lòng biết bao khi nhìn thấy những con sông khô cạn trơ đáy, những đàn cừu đàn bò phải bị giết hại vì không còn cỏ cho chúng, những nông gia phải rời bỏ trang trại mà nhiều thế hệ trong gia tộc họ đã sinh sống và làm việc ở đó trong bao năm qua. Tỷ lệ tự tử gia tăng trong thời gian hạn hán, tỷ lệ ly dị cũng gia tăng, và, khi dân chúng rời đi nơi khác để tìm kiếm công ăn việc làm, thì các thị trấn nhỏ bé và các cộng đồng vùng sâu đã trở nên bị cô lập, thậm chí một số nơi đang trở thành những thị trấn chết. Sự dữ có lẽ là chữ đao to búa lớn nếu dùng để diễn tả hậu quả của trận hạn hán, nhưng chỉ có người nào chưa từng bị trận hạn kỳ này trực tiếp ảnh hưởng đến thì họ mới nghĩ về nó bằng những chữ nhẹ nhàng hơn.
Vấn đề của tôi trong trận hạn hán này là phản ứng của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Trong bao nhiêu năm qua, trong hầu hết tất cả các nhà thờ ở Úc Châu, mọi người đều đã và đang “cầu trời cho mưa xuống.” Trong các giáo phận bị hạn nặng nhất, đức giám mục địa phương ở đó lại còn có thể tổ chức những “Thánh Lễ cầu mưa” trong nhà thờ chính tòa. Ở một mức độ nào đó, đây là điều hoàn toàn thích hợp, vì điều này tuyên bố qua ý nghĩa tượng trưng của nó, rằng Thiên Chúa muốn hòa mình vào tất cả mọi phần trong đời sống chúng ta, và đứng bên cạnh chung vai sát cánh với chúng ta trong tất cả những niềm vui hay những nỗi buồn khổ lo lắng. Ngay cả trong một trận hạn, Thiên Chúa muốn chúng ta liệt kê ra những thứ mà ta cần. Những dịp này là dịp nức nở của trái tim. Chúng có thể là những dịp phụng vụ dành cho việc than van, dành cho việc diễn tả nỗi đau chung của cả cộng đồng. Sự lo ngại của tôi được khơi dậy bởi vì những dịp phụng vụ này rất hiếm khi nói lên những điều này, mà lại gợi ra thêm nhiều câu hỏi về vai trò mà chúng ta cho là Thiên Chúa đang đóng trong trận hạn hán mấy năm qua.
Trong một thánh lễ mà tôi tham dự ở một nhà thờ chính tòa miền quê, một vị giám mục có học cao bắt đầu bài giảng về trận hạn. Ngài có đầy lòng thương cảm cho các con chiên của mình đang vất vả mưu sinh nơi vùng quê khô hạn. Nhưng đến khi ngài nói: “Chúng ta không biết vì sao mà Thiên Chúa đã giáng xuống trận hạn này, nhưng chúng ta phải vừa cầu khẩn Người cho mưa rơi, vừa sống đời mình sao cho xứng đáng với lòng nhân hậu của Người,” thì tôi có thể thấy rằng sự dữ thể lý và sự dữ luân lý đã gặp nhau. Tôi thật kinh ngạc vì vị giám mục tốt lành này lại liên kết cuộc đời chúng ta với chuyện thời tiết. Thần học dường như đã chẳng tiến bộ được bao nhiêu kể từ câu chuyện về ông Nô-ê trong sách Sáng Thế (St 6-9), ngoại trừ việc ngày nay Thiên Chúa lại muốn dạy chúng ta một bài học này bài học nọ bằng cách không thèm cho chút mưa nào cả, thay vì gieo xuống cả một trận đại hồng thủy như ngày xưa.
Không có điều chi nghi ngờ về việc cả Cựu Ước lẫn Tân Ước và truyền thống của giáo hội đều nhấn mạnh đến sự cầu xin liên lỉ cho những ý nguyện cụ thể, ngay cả ý nguyện cầu cho mưa rơi hay cầu cho mưa đừng rơi (Gc 5:17-18). Vấn đề là ở chỗ những tư tưởng này là của những người sống ở thời kỳ bán khai không biết gì đến khoa học, họ nghĩ rằng mưa rơi xuống từ những cái cửa sổ trên trời, những cái cửa mà Thiên Chúa đóng hay mở thất thường tùy theo Người đang vui hay buồn. Cuộc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo cũng phải nên ảnh hưởng đến cách mà chúng ta cầu nguyện.
Phần đầu trong câu nói của vị giám mục là đặc biệt trục trặc. Ngài không chỉ giảng giải về một cảnh huống xưa cũ, mà còn không toàn vẹn: “Chúng ta không biết vì sao Thiên Chúa lại tạo dựng nên một thế giới mà trong đó những trận hạn hán tai hại nặng nề như vầy lại có thể xảy ra.” Ngài còn đi xa hơn nữa, và nhiều vị khác cũng vậy. Cái ý tưởng rằng Thiên Chúa ngồi ung dung trên trời và chủ tâm giáng một trận hạn dai dẳng xuống trên nước Úc đã làm tôi băn khoăn. Chúng ta cứ luôn đặt Thiên Chúa vào vai trò của một nhà-khí-tượng-vĩ-đại-ở-trên-trời. Nhất là các cô dâu sắp làm đám cưới. Tôi không còn đếm xuể con số những cô dâu – mà tôi làm lễ cưới cho họ – đã xin tôi cầu nguyện cho một ngày cưới đẹp trời. Ngoại trừ lý do nếu trời nắng đẹp thì dễ dàng cho các vị khách tham dự đám cưới, và có nhiều cảnh cho anh thợ chụp hình chọn lựa, tôi không nghĩ rằng chuyện trời nắng, trời mưa, hay mưa đá là có quan trọng chút mảy may nào trong ngày cưới, hay cả trong bất kỳ ngày lễ quan trọng nào khác. Tôi nghĩ Thiên Chúa còn phải lo nhiều chuyện trọng đại hơn, ít nhất thì tôi mong là như vậy. Ở đây sự băn khoăn của tôi bị nhân lên gấp đôi. Ki-tô giáo có đôi khi chỉ trích những tôn giáo duy linh khác khi họ tổ chức những buổi lễ lạc long trọng để dâng lời cầu xin mưa nắng của họ lên các vị thần lo chuyện nắng mưa. Tôi không thấy có gì khác biệt chi mấy giữa một cuốn phim Hollywood về một ông pháp sư Chinook vừa nhảy múa vòng quanh một cái bệ cúng vừa kêu gào xin các vị thần “cho mưa, cho mưa, cho mưa” với một vị giám mục tổ chức một “Thánh Lễ cầu mưa” trong nhà thờ chính tòa của ngài. Một loại thần học giống nhau có thể được thấy trong cả hai tình huống – nếu như ta cầu nguyện đủ lâu dài và đủ tha thiết hay thay đổi lối sống của ta, thì Thiên Chúa sẽ nguôi giận và sẽ cho mưa xuống. Vấn đề của tôi là, chúng ta cho rằng Thiên Chúa đang làm gì ở trên trời? Phải chăng Thiên Chúa đang ngồi trên đó mà nói rằng: “Không, ta sẽ không cho mưa xuống, đi chỗ khác, đi chết khô chết héo đi.” Dĩ nhiên là không phải như vậy! Tôi không chấp nhận việc chúng ta có thể tụ tập lại để dâng Thánh Lễ cầu xin Chúa cho chúng ta được mạnh mẽ hơn trước cảnh hạn hán đang xảy ra. Sách Lễ Công Giáo có soạn đủ các Thánh Lễ khác nhau cho đủ loại các dịp đau buồn tuyệt vọng khác nhau. Những phần này trong Sách Lễ có thể dễ dàng được dùng như một phần than van trong phụng vụ khi chúng ta tụ họp lại để than khóc van xin những điều ta cần với một Thiên Chúa Đấng đã hiện diện sẵn ở đó cho chúng ta, hiểu biết những gì ta cần, và cùng than khóc với chúng ta. Trong việc này thì các tác giả thánh vịnh đã diễn tả những điều vô cùng đắc dụng.
Xin nói rõ là chúng ta có thể và phải nên cầu nguyện về chuyện nước nôi, chuyện quả đất, và chuyện môi trường. Nếu như chúng ta thật sự phò sự sống, thì chúng ta không thể nào mà không quan tâm đến môi trường và hành tinh này. Chúng ta cũng thậm chí có thể có những Thánh Lễ trong đó ta cầu nguyện cho được ơn biết làm những người quản gia tốt nhất trong khả năng của ta cho công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng đây là nói rộng ra rất nhiều so với thánh lễ cầu mưa. Điều này lại đặt ra một điểm sinh tử khác: khi tham dự một cuộc cầu nguyện liên lỉ để cầu xin điều gì đó, thì chúng ta nghĩ là mình đang làm gì – lời cầu nguyện của chúng ta sẽ thay đổi Thiên Chúa hay chăng? hay sẽ thay đổi chúng ta? hay là cả hai? Vào buổi sáng ngày 26 tháng Mười Hai năm 2004, hai trận động đất ngầm đã xảy ra dưới đáy Ấn Độ dương, đo được 9,1 và 9,3 độ trên địa chấn kế Richter, và đã gây ra trận sóng thần đổ ập vào bờ biển các nước Indonesia, Sri Lanka, India, và Thailand. Người ta ước tính có đến khoảng 283.100 người bị thiệt mạng chỉ trong ngày hôm đó. Buổi tối hôm đó trên làn sóng radio ở Úc Châu có một chương trình trực thoại để thính giả có thể gọi vào bày tỏ phản ứng của họ trước những sự kiện khủng khiếp vừa mới xảy ra trong ngày. Hầu hết những thính giả gọi vào đều bày tỏ sự kinh hoàng và lòng thương cảm của họ đến các nạn nhân. Nhiều người hứa sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để trợ giúp cho công tác cứu trợ nạn nhân. Thế nhưng tôi sửng sốt khi nghe một người gọi vào, xưng là “một nhà giảng đạo Công Giáo”, và nói: “Đó, thấy chưa, quý vị phải nhận thấy là mấy người Muslims đó đáng bị như vậy lắm, nếu Chúa mà nói Người sẽ bảo vệ dân Người, thì Chúa không nói đùa đâu.” Kiểu nói này cũng giống như loại thần học kinh khủng đã cho rằng biến cố ngày 11 tháng 9 ở Mỹ là do Thiên Chúa giáng xuống để trừng phạt tội lỗi, để làm một cú đánh cho nước Mỹ thức tỉnh mà quay về với Đức Ki-tô.
Nếu bỏ công phân tích lời phát biểu của vị thính giả trên đây một cách nghiêm túc hơn mức độ xứng đáng dành cho lời phát biểu đó, thì chúng ta phải thắc mắc là vị thính giả đó nghĩ sao về cái sự thật là những vùng ở Sri Lanka bị nhấn chìm trong biển nước trong ngày hôm đó lại là vùng mà người Công Giáo chiếm đa số. Cứ như là hàng chục ngàn nạn nhân thảm thương này chỉ đơn giản là bị trúng đạn lạc trong cuộc báo thù đẫm máu của Thiên Chúa mà thôi.
Vậy khi con cháu chúng ta đặt câu hỏi rằng: “Tại sao trận sóng thần đó xảy ra?”, thì tôi nghĩ cách tốt nhất là chúng ta cứ giải thích cho mấy đứa trẻ biết sự thật đơn giản theo môn địa vật lý: “Đó là do có sự di chuyển của vỏ địa cầu, gây ra những cơn sóng lớn.” Nếu chúng ta muốn giải thích kỹ hơn một chút, ta có thể bảo bọn trẻ rằng một trong những lý do mà con số người bị thiệt mạng trong ngày hôm đó cao tới mức như vậy, là bởi vì mặc cho những nước nghèo ở vùng Vòng Đai Ấn Độ dương đã từ lâu xin xỏ các nước giàu có trên thế giới giúp họ thiết lập hệ thống báo động sóng thần, lời xin xỏ đó đã không được đáp ứng. Nếu như hệ thống báo động sóng thần đã được thiết lập vào thời điểm đó, thì mặc dù sự thiệt mạng của một số người có thể là không thể tránh khỏi, nhưng số lượng thời gian vài tiếng đồng hồ kể từ lúc động đất xảy ra đến lúc sóng thần đổ ập vào bờ có nghĩa là một cuộc di tản khổng lồ đáng lẽ đã có thể diễn ra và đáng lẽ đã có thể cứu được nhiều mạng người. Những nước nghèo đó giờ đây đã có hệ thống báo động này.
Và tại sao hạn hán xảy ra? Với tất cả lòng kính trọng dành cho vị giám mục nói trên, tôi không tin rằng Thiên Chúa đang chủ động gieo rắc hạn hán để bắt tôi phải cầu khẩn nài xin sốt sắng hơn, hay để răn đe cho tôi biết sửa mình mà sống cho đàng hoàng hơn. Trái lại, tôi cho rằng có thể là khí hậu trái đất được lặp đi lặp lại qua các chu kỳ kéo dài nhiều năm, những chu kỳ mà loài người chưa có phương tiện để đo lường hay chưa thu thập đủ dữ kiện để dựa vào đó mà tiên liệu, cho đến thời điểm hiện tại. Có thể hạn hán là do các tia lửa từ mặt trời phóng ra mà chúng ta không cách nào kiểm soát hay ngăn chặn được. Cũng có thể là ở một số quốc gia nào đó, loài người đã chọn sai vùng đất để tụ họp nhau mà sống, hay đã chọn sai loại mùa màng để mà gieo trồng, hay đã không làm những người quản gia biết giữ gìn chu đáo quả địa cầu ở bình diện địa phương cũng như trên bình diện toàn cầu. Tình huống tệ hại nhất là hạn hán là do sự kết hợp của tất cả các yếu tố nêu trên mà ra. Dù sao đi nữa, thì giờ đây chúng ta đã biết là trái đất rất đỗi mong manh hơn ta tưởng, và rất đỗi chênh vênh, rất đỗi tinh tế hơn ta tưởng rất nhiều. Trái đất luôn không ngừng tiến triển, ngay trong lúc này, theo nghĩa đen, trái đất đang rên rỉ trong một cơn chuyển dạ sinh con. Vậy thì, có phải cái hành tinh rất bấp bênh này là hành tinh tốt nhất mà Thiên Chúa đã có thể sáng tạo ra hay chăng? Chúng ta không thể biết. Hành tinh này là như vậy, và mỗi ngày nó đem lại cho chúng ta những thách đố về việc chúng ta thấy vai trò của mình là gì trong toàn bộ trật tự tạo dựng, về việc chúng ta tương tác ra sao với tất cả những sinh vật khác trong mối quan hệ hỗ tương nhằm kiến tạo tương lai cho cái thế giới đã được trao vào tay ta để gìn giữ. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta, hướng dẫn, truyền dạy chúng ta về những hậu quả của lòng tham lam quá mức, của việc không biết chọn những quyết định khôn ngoan hơn khi mà hậu quả của những quyết định ngu ngốc, kể cả những quyết định về thời tiết và khí hậu, đang trừng trừng nhìn ngay vào mặt chúng ta.
Vậy nếu như tôi không nên cầu nguyện cho trời mưa, hay cho một ngày đám cưới đẹp trời, thì tại sao tôi lại phải cầu nguyện để làm chi?
Tôi nghĩ một số khá lớn Ki-tô hữu không hẳn là đang cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô, mà là đang cầu nguyện với thần Dớt – Zeus. Không phải là họ chủ tâm cầu nguyện với ông thần Hy-lạp của người vô tín ngưỡng này; chỉ là cái cách mà họ cầu nguyện khiến cho tôi phải kết luận là một số người tin vào một ông thần tương tự như kiểu thần Zeus, mà không chỉ vì thần Zeus là vị thần chuyên lo về chuyện thời tiết trên núi Olympus mà thôi. Trong huyền thoại Hy-lạp, thần Zeus cai quản bầu trời và sai khiến sấm sét, cai quản tất cả các vị thần khác, là người cai trị trên đỉnh Olympus – nơi cư ngụ của các vị thần linh. Thần Zeus không phải là một ông thần dễ tính. Mặc dù có lúc thì vị thần này có thể cũng tốt bụng và nhân hậu, nhưng thần Zeus lại nổi tiếng về tính khí khó chịu thất thường. Khi thần Zeus mà nổi cơn giận lên, thì ông giết chóc, đả thương, trừng trị, và đem tra tấn những vị thần và những người trần khác bằng đủ mọi cực hình ghê gớm. Sống với thần Zeus thì không biết đâu mà lường. Một trong những bài học mà người trần và các vị thần ít quyền phép hơn thần Zeus đã nhanh chóng học được là nếu muốn sống yên ổn thì phải làm đẹp lòng ông thần Zeus. Đối với tất cả các vị thần Hy-lạp khác, thì lời cầu nguyện và vật hiến tế là những lễ vật hay được dùng để dâng cúng. Tuy nhiên, trong trường hợp thần Zeus, thì lễ vật dâng cúng là trâu bò sát tế – trâu bò thời đó là những lễ vật có giá trị kinh tế khổng lồ. Mức độ dâng cúng nhiều ít bao nhiêu và mức độ cầu nguyện lâu dài bao lâu thì dường như tỷ lệ thuận với việc người dâng cúng mong được thần Zeus cứu xét lời cầu xin tới mức nào, mong được thần Zeus thay đổi ý định như thế nào, hay mong được thần Zeus đối xử với họ tốt lành ra sao. Thật thảm thương, có cả một số bằng chứng khảo cổ cho thấy người ta đã đi xa tới mức dùng chính con người làm vật hiến tế để mong xoa dịu cơn giận của vị thần vĩ đại nhất trong số các vị thần này.
Một cách đúng đắn, ngay từ những thế kỷ đầu tiên của lịch sử giáo hội, Thiên Chúa của chúng ta đã khác biệt hơn tất cả những vị thần linh trước đó – khác hẳn thần Zeus. Dựa vào nền tảng của Do-thái giáo, chúng ta tuyên xưng rằng:
Thiên Chúa là duy nhất;
Thiên Chúa có tính vĩnh hằng: Người không bao giờ lụi tàn;
Thiên Chúa có tính bất biến: Người không bao giờ đổi dời;
Thiên Chúa tự mình mà có: Người không do bất kỳ một hữu thể nào khác tạo ra, Người là hữu thể đầu tiên;
Thiên Chúa có tính siêu việt: chúng ta được dựng nên từ hình ảnh Người, không phải Người từ hình ảnh chúng ta;
Thiên Chúa có quyền năng tuyệt đối: quyền năng của Người là vô biên;
Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi: ở đâu cũng có sự hiện diện của Thiên Chúa;
Thiên Chúa toàn trí toàn thức: Người thông biết mọi sự;
Thiên Chúa thánh thiện tuyệt mỹ: Người hoàn hảo trong tình yêu.
Luận thuyết truyền thống của đạo Công Giáo về tính không-đổi-dời khẳng định rằng Thiên Chúa, tự bản chất của Người, là bất biến. Trong cách mà một số người nói về Thiên Chúa, chúng ta có cảm tưởng là họ cho rằng Thiên Chúa có thể thay đổi nếu như Người muốn thay đổi, bởi vì Người có quyền năng vô biên. Bản chất bất biến của Thiên Chúa là điều tối quan trọng cho mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, và cho sự yên ổn trong tâm trí chúng ta. Điều này ảnh hưởng đến việc cầu xin nguyện ước.
Tôi nói riêng về việc cầu xin nguyện ước trong sự hiểu rõ là lời cầu nguyện của chúng ta thường có khuynh hướng nghiêng theo các thể loại trong thánh vịnh. Ngoài việc cầu xin Thiên Chúa ban cho một điều gì đó, lời cầu nguyện của chúng ta cũng có thể than van về hoàn cảnh mà ta đang phải chịu đựng, nghĩa là, than khóc trong đau khổ; lời cầu nguyện đó cũng có thể là lời tạ ơn và ngợi khen; khẳng định niềm tin tưởng phó thác của chúng ta; ca tụng ơn cứu độ dành cho chúng ta; hay đơn giản là chiêm ngắm sự hiện diện của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, hình thức thông thường nhất của những lời mà con người thưa với Thiên Chúa, là cầu xin cho một điều gì đó xảy ra cho một ai đó ở một nơi nào đó. Và tôi tin rằng tất cả những lễ vật hy sinh và những lời nguyện xin trên cả thế giới đều không thể thay đổi Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa muốn như vậy.
Nếu vậy thì lời cầu xin nguyện ước của chúng ta là để làm gì? Tại sao phải mất công cầu nguyện với Thiên Chúa làm chi nếu như Thiên Chúa có tính bất biến? Khi cầu nguyện, chúng ta xin Thiên Chúa thánh thiện, yêu thương, và bất biến của chúng ta ban ơn biến đổi chúng ta, và qua đó mà biến đổi thế giới. Không như thần Zeus, Thiên Chúa thật sự của Ki-tô giáo không thể có hôm thì thức dậy với một tâm trạng quạu quọ và một tính khí thất thường. Đối với người thường thì chúng ta hầu như không thể nào mà có một mối quan hệ thương yêu vững bền với một con người thay đổi thất thường, vậy thì mối quan hệ của ta với Thiên Chúa lại càng nhiều rủi ro hơn biết bao nhiêu nếu như Thiên Chúa có tính tình vui buồn thất thường (trong ý nghĩa cổ điển của chữ thất thường), hay có tính luôn bạ đâu hay đấy? Đức Giê-su, Lời của Đức Chúa Cha cho thế giới, luôn thể hiện tính mạnh mẽ và không thay đổi. Và về bản chất của Thiên Chúa, thánh Gia-cô-bê Tông Đồ nói: “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1:17).
Điều này làm nhẹ cả một gánh nặng trong cuộc đời đức tin và trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không cần phải băn khoăn lo âu về cơn giận rất có lý của Thiên Chúa, ít nhất là trong cuộc đời dưới thế này, để rồi phải e sợ là Thiên Chúa sẽ giết hại, đả thương, trừng phạt, hay tra tấn chúng ta. Nhưng bạn sẽ được tha tội nếu bạn dám nghĩ như vậy, cứ theo như cách mà một số người nói về Thiên Chúa, và cách cầu nguyện mà một số người trong chúng ta đã được dạy dỗ. Dường như là việc cầu nguyện chỉ toàn là nhằm để xin xỏ, hay ra lệnh cho Thiên Chúa phải làm gì, phải thay đổi ý Người đã định, phải cho mưa xuống khi mà có thể là Người không muốn làm như vậy. Tôi tin rằng vai trò của việc cầu nguyện quan trọng trong đời chúng ta đến nỗi tôi muốn tất cả chúng ta phải đoan chắc là ta biết rõ ta đang cầu nguyện với ai, và ta có thể mong chờ điều gì từ việc cầu nguyện đó. Nếu như Thiên Chúa không thể thay đổi do lời cầu nguyện của chúng ta, thì chúng ta có thể thay đổi, và phải nên thay đổi.
Trong khoa thần học, chúng ta nói về việc Thiên Chúa trút chính mình qua Đức Giê-su và nhờ Đức Giê-su cho thế giới và để cứu chuộc thế giới. Kenosis – trút bỏ (Pl 2:7) – là một từ Hy-lạp hoa mỹ để diễn tả hành động này. Thiên Chúa trút hết cả chính mình để yêu thương chúng ta và gìn giữ chúng ta trong từng giây phút của mỗi ngày. Trong việc này thì Thiên Chúa không thể nào mà làm hơn được nữa. Có đáp lại cái ơn nghĩa mà ta đã không làm gì để xứng đáng được lãnh nhận đó hay không, là tùy thuộc vào chúng ta, và việc cầu nguyện chính là để đáp lại điều đó. Việc cầu nguyện mời gọi ân phúc tuyệt vời của Thiên Chúa biến đổi, hình thành, uốn nắn, hàn gắn, và soi sáng chúng ta. Điều này diễn ra không những chỉ trong lời cầu nguyện cá nhân, mà còn trong lời cầu nguyện chung của chúng ta. Tất cả các việc phụng vụ thuộc đủ mọi hình thức và nghi thức không phải là nhằm để cho sức mạnh của một đám đông người kêu gọi một-Thiên-Chúa-có-thể-thay-đổi dẹp bỏ một điều cụ thể gì đó mà Người đã định trước. Làm như thế thì đó sẽ chỉ là một cuộc biểu tình chính trị. Không, phụng vụ là nơi mà chúng ta kết hợp lời nguyện cá nhân với lời nguyện của những người đang tụ họp nơi thánh đường, và với cả toàn thể thế giới, để cầu xin Thiên Chúa biến đổi chúng ta, để cho chúng ta có thể phản chiếu rõ hơn dung nhan từ ái của Người, và qua đó mà biến đổi thế giới.
Ở đây, có thể đó là điều thật lạ lùng khi tôi nói rằng Thiên Chúa không thay đổi bản chất và không thể thay đổi bản chất, mà lại có thể biến đổi trái tim con người. Tuy nhiên, tôi không tin rằng Thiên Chúa có khả năng biến đổi quả tim con người nếu như quả tim đó không muốn được biến đổi. Ơn phúc được xây dựng trên nền tảng bản chất; ơn phúc không xóa sạch bản chất. Chúng ta được mời gọi thay đổi nhờ vào ơn phúc của Thiên Chúa, chứ không bị ép buộc phải thay đổi. Không thiếu gì những ví dụ về việc những người ngay lành lại có những quyết định chọn lựa sai lầm như thế nào, và những người độc ác làm những chuyện độc ác ra sao, để chúng ta có thể thấy rằng sự tự do của chúng ta là món quà lớn nhất do Thiên Chúa ban cho, mà cũng chính là món quà nguy hiểm nhất.
Nếu có khi nào bạn muốn biết một cộng đoàn nào đó đang cầu nguyện với ai, và họ nghĩ cầu nguyện có nghĩa là gì, thì hãy lắng nghe phần lời nguyện tín hữu của họ, lời “nguyện xin” của họ. Phần lớn các lời cầu nguyện đều cầu xin Thiên Chúa làm một việc gì đó theo một cách để cho chúng ta được thoát khỏi lưới. “Lạy Chúa, xin nâng đỡ kẻ nghèo, xin ban hòa bình, xin ban của ăn cho người đói.” Chúng ta biết rằng Thiên Chúa muốn cho hết tất cả những điều này được xảy ra, và có khi thì ơn phúc của Người thấm nhuần vào chúng ta trong một cách mà chúng ta coi nước uống là một ơn phúc, hay chúng ta biết chia sẻ với người nghèo, và biết kiến tạo hòa bình. Vậy chúng ta hãy cẩn thận mà xin những điều ta muốn xin; một loại thần học sáng suốt hơn – loại thần học biết nhận ra rằng Thiên Chúa là bất biến, Thiên Chúa biết ta cần điều gì trước khi ta mở miệng nói ra những điều đó, và Thiên Chúa vui mừng khi ta biết viện cầu đến quyền năng của Người để biến đổi thế giới. Trở lại với ví dụ của tôi ở đoạn trước về chuyện khí tượng, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên cầu xin Chúa cho mưa xuống, nhưng dĩ nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta nên quỳ gối mỗi sáng, trưa, chiều, tối mà cầu nguyện về chuyện nước uống.
“Lạy Chúa, trên mảnh đất khô cằn này, nơi mà chúng con biết nước thật sự là một ơn phúc quý giá biết chừng nào, xin cho chúng con biết để ý xem chúng con đã dùng nước phí phạm ra sao. Xin giúp chúng con biết bảo tồn nước trong kỳ hạn hán mà chúng con đang trải qua lần này, hay kỳ hạn hán mà chúng con biết là có thể sắp sửa sẽ xảy ra. Xin cho chúng con có không những chỉ đủ nước cho nhu cầu của chúng con, mà còn đủ để chia sẻ với những người vẫn thường không có chi để uống. Chúng con cầu xin Chúa.”
Bởi vì theo lời Đức Giáo Hoàng Benedict trong tông thư đầu tiên của ngài, “Đã đến lúc cần phải nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc cầu nguyện trước việc chủ nghĩa duy hoạt động và chủ nghĩa tục hóa đang gia tăng nơi nhiều Ki-tô hữu đang tham gia những công việc từ thiện. Rõ ràng là, người Ki-tô hữu khi cầu nguyện không cho rằng mình có thể thay đổi chương trình của Thiên Chúa hoặc có thể sửa đổi lại những gì mà Thiên Chúa đã tiên định. Nói đúng hơn, người đó mong tìm một cuộc hội kiến với Đức Chúa Cha của Đức Giê-su Ki-tô, để cầu xin rằng Thiên Chúa cùng với niềm an ủi của Chúa Thánh Thần sẽ hiện diện với anh ta và trong công việc của anh ta” (Deus Caritas Est # 37 – Thiên Chúa Là Tình Yêu # 37)
Và ước chi đoàn dân Chúa sẽ thưa “Amen.”
Và giờ đây hãy xét về hình tượng Thiên Chúa –
Người Chuyên Lo Chuyện Thời Tiết.
Chúng ta có thể ngưng cầu trời cho mưa xuống được không?
Thiên Chúa không chủ ý gây ra động đất, lụt lội, hạn hán, hay những thiên tai khác.
Từ xưa các triết học gia đã phân chia những sự dữ khác nhau thành nhiều thể loại khác nhau, nếu chỉ kể ba thể loại chính mà thôi thì có: sự dữ thể lý, sự dữ luân lý, và sự dữ siêu nhiên. Sự dữ thể lý là loại mà chúng ta vừa đọc trong những trang vừa qua, một loại sự dữ mà thậm chí không cần có sự hiện diện của một ý định độc ác – không giống như một vụ giết người – thì một điều chẳng lành gì đó xảy đến cho cơ thể của chúng ta, cho hoàn cảnh mà ta đang sống, hay cho sự tự do cá nhân hoặc tự do xã hội của ta. Khi sự dữ thể lý xảy ra thì phần lớn mọi người thường băn khoăn tự hỏi là Thiên Chúa đang ở đâu.
Sự dữ luân lý là thể loại mà có lẽ chúng ta thường được nghe nhắc đến nhiều hơn bất cứ những thể loại nào khác. Đây là sự dữ gây ra từ hậu quả của những lựa chọn và những hành động của con người. Trong thần học Công Giáo, tình trạng tôi có mang tội về phần cá nhân tôi hay không do những sự dữ luân lý mà tôi đã chọn, hoặc tương tự, xã hội có mang tội hay không, là tùy thuộc vào việc tôi đã tự do đến mức nào, chủ tâm đến mức nào, và sáng suốt đến mức nào khi quyết định chọn lựa điều đó. Đây là điểm mà chúng ta bàn về tội lỗi, về lương tâm có hiểu biết đầy đủ, và luân lý đạo đức. Có một số điều trùng lặp giữa sự dữ thể lý và sự dữ luân lý. Trong khi sự dữ luân lý có thể có một hậu quả thể lý rất thực, nhưng nguyên nhân của nó không phải là từ thế giới bên ngoài – thế giới mà chúng ta không thể điều khiển hay kềm chế, nhưng là từ chính trong quá trình chọn lựa của con người – quá trình mà chúng ta có thể điều khiển và kềm chế.
Các chuẩn mực luân lý không nhất thiết phải mang tính tôn giáo. Mỗi xã hội loài người đều thiết lập những biên giới cho cách hành động, cách quuyết định chọn lựa, và định ra hình phạt cho những kẻ vi phạm luật lệ. Tất cả mọi luật lệ dân sự đều chứa đựng những chuẩn mực luân lý căn bản đã được xã hội chấp nhận, và có nhiều người không-có-tôn-giáo nhưng lại có những chuẩn mực luân lý rất cao về phương diện dân sự và phương diện nhân bản, mà họ dựa vào đó làm điểm tham chiếu khi sống cuộc đời họ. Mục đích chính của tôn giáo và của luân lý là để không phải chỉ đơn giản giải thích việc người ta phải sống như thế nào cho phải lẽ, mà còn để đặt luân lý vào trong bối cảnh của những câu hỏi tại sao, và, thật vậy, cả những câu hỏi nơi đâu nữa – chúng ta từ nơi đâu mà đến, tại sao chúng ta sống ở thế gian này, và chúng ta đang đi về nơi đâu. Tôn giáo không phải là nhằm thuần túy nói về luân lý; đúng hơn, và quan trọng hơn, tôn giáo là nhằm cung cấp ý nghĩa và sự liên kết chặt chẽ cho lý do tại sao chúng ta sống cách mà ta đang sống.
Sự dữ siêu nhiên là thể loại nói về sự chạm trán giữa điều lành và điều dữ trên một bình diện có tính vũ trụ bao la hơn. Đây là những gì huyền bí trong ý nghĩa phong phú nhất của nó, trong đó con người cố gắng tìm hiểu xem sự dữ đã khởi nguyên như thế nào, có phải thế giới này là thế giới tốt đẹp nhất có thể được tạo dựng hay chăng, và tại sao Thiên Chúa dường như là cho phép đau khổ xảy ra. Những câu chuyện về ông A-đam và bà E-và, Vườn Địa Đàng, Tội Nguyên Tổ, có thể là những câu chuyện huyền bí sâu sắc nhất, trong đó mẩu chuyện đơn giản được dùng để giải thích những câu hỏi hóc búa nhất. Một cách giải thích về một thể loại sự dữ lại nảy ra thêm nhiều câu hỏi về những thể loại kia, như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Nước Úc hiện nay đang sống trong một nạn hạn hán kéo dài nhất mà đa số dân chúng chưa từng trải qua. Thật là đau lòng biết bao khi nhìn thấy những con sông khô cạn trơ đáy, những đàn cừu đàn bò phải bị giết hại vì không còn cỏ cho chúng, những nông gia phải rời bỏ trang trại mà nhiều thế hệ trong gia tộc họ đã sinh sống và làm việc ở đó trong bao năm qua. Tỷ lệ tự tử gia tăng trong thời gian hạn hán, tỷ lệ ly dị cũng gia tăng, và, khi dân chúng rời đi nơi khác để tìm kiếm công ăn việc làm, thì các thị trấn nhỏ bé và các cộng đồng vùng sâu đã trở nên bị cô lập, thậm chí một số nơi đang trở thành những thị trấn chết. Sự dữ có lẽ là chữ đao to búa lớn nếu dùng để diễn tả hậu quả của trận hạn hán, nhưng chỉ có người nào chưa từng bị trận hạn kỳ này trực tiếp ảnh hưởng đến thì họ mới nghĩ về nó bằng những chữ nhẹ nhàng hơn.
Vấn đề của tôi trong trận hạn hán này là phản ứng của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Trong bao nhiêu năm qua, trong hầu hết tất cả các nhà thờ ở Úc Châu, mọi người đều đã và đang “cầu trời cho mưa xuống.” Trong các giáo phận bị hạn nặng nhất, đức giám mục địa phương ở đó lại còn có thể tổ chức những “Thánh Lễ cầu mưa” trong nhà thờ chính tòa. Ở một mức độ nào đó, đây là điều hoàn toàn thích hợp, vì điều này tuyên bố qua ý nghĩa tượng trưng của nó, rằng Thiên Chúa muốn hòa mình vào tất cả mọi phần trong đời sống chúng ta, và đứng bên cạnh chung vai sát cánh với chúng ta trong tất cả những niềm vui hay những nỗi buồn khổ lo lắng. Ngay cả trong một trận hạn, Thiên Chúa muốn chúng ta liệt kê ra những thứ mà ta cần. Những dịp này là dịp nức nở của trái tim. Chúng có thể là những dịp phụng vụ dành cho việc than van, dành cho việc diễn tả nỗi đau chung của cả cộng đồng. Sự lo ngại của tôi được khơi dậy bởi vì những dịp phụng vụ này rất hiếm khi nói lên những điều này, mà lại gợi ra thêm nhiều câu hỏi về vai trò mà chúng ta cho là Thiên Chúa đang đóng trong trận hạn hán mấy năm qua.
Trong một thánh lễ mà tôi tham dự ở một nhà thờ chính tòa miền quê, một vị giám mục có học cao bắt đầu bài giảng về trận hạn. Ngài có đầy lòng thương cảm cho các con chiên của mình đang vất vả mưu sinh nơi vùng quê khô hạn. Nhưng đến khi ngài nói: “Chúng ta không biết vì sao mà Thiên Chúa đã giáng xuống trận hạn này, nhưng chúng ta phải vừa cầu khẩn Người cho mưa rơi, vừa sống đời mình sao cho xứng đáng với lòng nhân hậu của Người,” thì tôi có thể thấy rằng sự dữ thể lý và sự dữ luân lý đã gặp nhau. Tôi thật kinh ngạc vì vị giám mục tốt lành này lại liên kết cuộc đời chúng ta với chuyện thời tiết. Thần học dường như đã chẳng tiến bộ được bao nhiêu kể từ câu chuyện về ông Nô-ê trong sách Sáng Thế (St 6-9), ngoại trừ việc ngày nay Thiên Chúa lại muốn dạy chúng ta một bài học này bài học nọ bằng cách không thèm cho chút mưa nào cả, thay vì gieo xuống cả một trận đại hồng thủy như ngày xưa.
Không có điều chi nghi ngờ về việc cả Cựu Ước lẫn Tân Ước và truyền thống của giáo hội đều nhấn mạnh đến sự cầu xin liên lỉ cho những ý nguyện cụ thể, ngay cả ý nguyện cầu cho mưa rơi hay cầu cho mưa đừng rơi (Gc 5:17-18). Vấn đề là ở chỗ những tư tưởng này là của những người sống ở thời kỳ bán khai không biết gì đến khoa học, họ nghĩ rằng mưa rơi xuống từ những cái cửa sổ trên trời, những cái cửa mà Thiên Chúa đóng hay mở thất thường tùy theo Người đang vui hay buồn. Cuộc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo cũng phải nên ảnh hưởng đến cách mà chúng ta cầu nguyện.
Phần đầu trong câu nói của vị giám mục là đặc biệt trục trặc. Ngài không chỉ giảng giải về một cảnh huống xưa cũ, mà còn không toàn vẹn: “Chúng ta không biết vì sao Thiên Chúa lại tạo dựng nên một thế giới mà trong đó những trận hạn hán tai hại nặng nề như vầy lại có thể xảy ra.” Ngài còn đi xa hơn nữa, và nhiều vị khác cũng vậy. Cái ý tưởng rằng Thiên Chúa ngồi ung dung trên trời và chủ tâm giáng một trận hạn dai dẳng xuống trên nước Úc đã làm tôi băn khoăn. Chúng ta cứ luôn đặt Thiên Chúa vào vai trò của một nhà-khí-tượng-vĩ-đại-ở-trên-trời. Nhất là các cô dâu sắp làm đám cưới. Tôi không còn đếm xuể con số những cô dâu – mà tôi làm lễ cưới cho họ – đã xin tôi cầu nguyện cho một ngày cưới đẹp trời. Ngoại trừ lý do nếu trời nắng đẹp thì dễ dàng cho các vị khách tham dự đám cưới, và có nhiều cảnh cho anh thợ chụp hình chọn lựa, tôi không nghĩ rằng chuyện trời nắng, trời mưa, hay mưa đá là có quan trọng chút mảy may nào trong ngày cưới, hay cả trong bất kỳ ngày lễ quan trọng nào khác. Tôi nghĩ Thiên Chúa còn phải lo nhiều chuyện trọng đại hơn, ít nhất thì tôi mong là như vậy. Ở đây sự băn khoăn của tôi bị nhân lên gấp đôi. Ki-tô giáo có đôi khi chỉ trích những tôn giáo duy linh khác khi họ tổ chức những buổi lễ lạc long trọng để dâng lời cầu xin mưa nắng của họ lên các vị thần lo chuyện nắng mưa. Tôi không thấy có gì khác biệt chi mấy giữa một cuốn phim Hollywood về một ông pháp sư Chinook vừa nhảy múa vòng quanh một cái bệ cúng vừa kêu gào xin các vị thần “cho mưa, cho mưa, cho mưa” với một vị giám mục tổ chức một “Thánh Lễ cầu mưa” trong nhà thờ chính tòa của ngài. Một loại thần học giống nhau có thể được thấy trong cả hai tình huống – nếu như ta cầu nguyện đủ lâu dài và đủ tha thiết hay thay đổi lối sống của ta, thì Thiên Chúa sẽ nguôi giận và sẽ cho mưa xuống. Vấn đề của tôi là, chúng ta cho rằng Thiên Chúa đang làm gì ở trên trời? Phải chăng Thiên Chúa đang ngồi trên đó mà nói rằng: “Không, ta sẽ không cho mưa xuống, đi chỗ khác, đi chết khô chết héo đi.” Dĩ nhiên là không phải như vậy! Tôi không chấp nhận việc chúng ta có thể tụ tập lại để dâng Thánh Lễ cầu xin Chúa cho chúng ta được mạnh mẽ hơn trước cảnh hạn hán đang xảy ra. Sách Lễ Công Giáo có soạn đủ các Thánh Lễ khác nhau cho đủ loại các dịp đau buồn tuyệt vọng khác nhau. Những phần này trong Sách Lễ có thể dễ dàng được dùng như một phần than van trong phụng vụ khi chúng ta tụ họp lại để than khóc van xin những điều ta cần với một Thiên Chúa Đấng đã hiện diện sẵn ở đó cho chúng ta, hiểu biết những gì ta cần, và cùng than khóc với chúng ta. Trong việc này thì các tác giả thánh vịnh đã diễn tả những điều vô cùng đắc dụng.
Xin nói rõ là chúng ta có thể và phải nên cầu nguyện về chuyện nước nôi, chuyện quả đất, và chuyện môi trường. Nếu như chúng ta thật sự phò sự sống, thì chúng ta không thể nào mà không quan tâm đến môi trường và hành tinh này. Chúng ta cũng thậm chí có thể có những Thánh Lễ trong đó ta cầu nguyện cho được ơn biết làm những người quản gia tốt nhất trong khả năng của ta cho công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng đây là nói rộng ra rất nhiều so với thánh lễ cầu mưa. Điều này lại đặt ra một điểm sinh tử khác: khi tham dự một cuộc cầu nguyện liên lỉ để cầu xin điều gì đó, thì chúng ta nghĩ là mình đang làm gì – lời cầu nguyện của chúng ta sẽ thay đổi Thiên Chúa hay chăng? hay sẽ thay đổi chúng ta? hay là cả hai? Vào buổi sáng ngày 26 tháng Mười Hai năm 2004, hai trận động đất ngầm đã xảy ra dưới đáy Ấn Độ dương, đo được 9,1 và 9,3 độ trên địa chấn kế Richter, và đã gây ra trận sóng thần đổ ập vào bờ biển các nước Indonesia, Sri Lanka, India, và Thailand. Người ta ước tính có đến khoảng 283.100 người bị thiệt mạng chỉ trong ngày hôm đó. Buổi tối hôm đó trên làn sóng radio ở Úc Châu có một chương trình trực thoại để thính giả có thể gọi vào bày tỏ phản ứng của họ trước những sự kiện khủng khiếp vừa mới xảy ra trong ngày. Hầu hết những thính giả gọi vào đều bày tỏ sự kinh hoàng và lòng thương cảm của họ đến các nạn nhân. Nhiều người hứa sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để trợ giúp cho công tác cứu trợ nạn nhân. Thế nhưng tôi sửng sốt khi nghe một người gọi vào, xưng là “một nhà giảng đạo Công Giáo”, và nói: “Đó, thấy chưa, quý vị phải nhận thấy là mấy người Muslims đó đáng bị như vậy lắm, nếu Chúa mà nói Người sẽ bảo vệ dân Người, thì Chúa không nói đùa đâu.” Kiểu nói này cũng giống như loại thần học kinh khủng đã cho rằng biến cố ngày 11 tháng 9 ở Mỹ là do Thiên Chúa giáng xuống để trừng phạt tội lỗi, để làm một cú đánh cho nước Mỹ thức tỉnh mà quay về với Đức Ki-tô.
Nếu bỏ công phân tích lời phát biểu của vị thính giả trên đây một cách nghiêm túc hơn mức độ xứng đáng dành cho lời phát biểu đó, thì chúng ta phải thắc mắc là vị thính giả đó nghĩ sao về cái sự thật là những vùng ở Sri Lanka bị nhấn chìm trong biển nước trong ngày hôm đó lại là vùng mà người Công Giáo chiếm đa số. Cứ như là hàng chục ngàn nạn nhân thảm thương này chỉ đơn giản là bị trúng đạn lạc trong cuộc báo thù đẫm máu của Thiên Chúa mà thôi.
Vậy khi con cháu chúng ta đặt câu hỏi rằng: “Tại sao trận sóng thần đó xảy ra?”, thì tôi nghĩ cách tốt nhất là chúng ta cứ giải thích cho mấy đứa trẻ biết sự thật đơn giản theo môn địa vật lý: “Đó là do có sự di chuyển của vỏ địa cầu, gây ra những cơn sóng lớn.” Nếu chúng ta muốn giải thích kỹ hơn một chút, ta có thể bảo bọn trẻ rằng một trong những lý do mà con số người bị thiệt mạng trong ngày hôm đó cao tới mức như vậy, là bởi vì mặc cho những nước nghèo ở vùng Vòng Đai Ấn Độ dương đã từ lâu xin xỏ các nước giàu có trên thế giới giúp họ thiết lập hệ thống báo động sóng thần, lời xin xỏ đó đã không được đáp ứng. Nếu như hệ thống báo động sóng thần đã được thiết lập vào thời điểm đó, thì mặc dù sự thiệt mạng của một số người có thể là không thể tránh khỏi, nhưng số lượng thời gian vài tiếng đồng hồ kể từ lúc động đất xảy ra đến lúc sóng thần đổ ập vào bờ có nghĩa là một cuộc di tản khổng lồ đáng lẽ đã có thể diễn ra và đáng lẽ đã có thể cứu được nhiều mạng người. Những nước nghèo đó giờ đây đã có hệ thống báo động này.
Và tại sao hạn hán xảy ra? Với tất cả lòng kính trọng dành cho vị giám mục nói trên, tôi không tin rằng Thiên Chúa đang chủ động gieo rắc hạn hán để bắt tôi phải cầu khẩn nài xin sốt sắng hơn, hay để răn đe cho tôi biết sửa mình mà sống cho đàng hoàng hơn. Trái lại, tôi cho rằng có thể là khí hậu trái đất được lặp đi lặp lại qua các chu kỳ kéo dài nhiều năm, những chu kỳ mà loài người chưa có phương tiện để đo lường hay chưa thu thập đủ dữ kiện để dựa vào đó mà tiên liệu, cho đến thời điểm hiện tại. Có thể hạn hán là do các tia lửa từ mặt trời phóng ra mà chúng ta không cách nào kiểm soát hay ngăn chặn được. Cũng có thể là ở một số quốc gia nào đó, loài người đã chọn sai vùng đất để tụ họp nhau mà sống, hay đã chọn sai loại mùa màng để mà gieo trồng, hay đã không làm những người quản gia biết giữ gìn chu đáo quả địa cầu ở bình diện địa phương cũng như trên bình diện toàn cầu. Tình huống tệ hại nhất là hạn hán là do sự kết hợp của tất cả các yếu tố nêu trên mà ra. Dù sao đi nữa, thì giờ đây chúng ta đã biết là trái đất rất đỗi mong manh hơn ta tưởng, và rất đỗi chênh vênh, rất đỗi tinh tế hơn ta tưởng rất nhiều. Trái đất luôn không ngừng tiến triển, ngay trong lúc này, theo nghĩa đen, trái đất đang rên rỉ trong một cơn chuyển dạ sinh con. Vậy thì, có phải cái hành tinh rất bấp bênh này là hành tinh tốt nhất mà Thiên Chúa đã có thể sáng tạo ra hay chăng? Chúng ta không thể biết. Hành tinh này là như vậy, và mỗi ngày nó đem lại cho chúng ta những thách đố về việc chúng ta thấy vai trò của mình là gì trong toàn bộ trật tự tạo dựng, về việc chúng ta tương tác ra sao với tất cả những sinh vật khác trong mối quan hệ hỗ tương nhằm kiến tạo tương lai cho cái thế giới đã được trao vào tay ta để gìn giữ. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta, hướng dẫn, truyền dạy chúng ta về những hậu quả của lòng tham lam quá mức, của việc không biết chọn những quyết định khôn ngoan hơn khi mà hậu quả của những quyết định ngu ngốc, kể cả những quyết định về thời tiết và khí hậu, đang trừng trừng nhìn ngay vào mặt chúng ta.
Vậy nếu như tôi không nên cầu nguyện cho trời mưa, hay cho một ngày đám cưới đẹp trời, thì tại sao tôi lại phải cầu nguyện để làm chi?
Tôi nghĩ một số khá lớn Ki-tô hữu không hẳn là đang cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô, mà là đang cầu nguyện với thần Dớt – Zeus. Không phải là họ chủ tâm cầu nguyện với ông thần Hy-lạp của người vô tín ngưỡng này; chỉ là cái cách mà họ cầu nguyện khiến cho tôi phải kết luận là một số người tin vào một ông thần tương tự như kiểu thần Zeus, mà không chỉ vì thần Zeus là vị thần chuyên lo về chuyện thời tiết trên núi Olympus mà thôi. Trong huyền thoại Hy-lạp, thần Zeus cai quản bầu trời và sai khiến sấm sét, cai quản tất cả các vị thần khác, là người cai trị trên đỉnh Olympus – nơi cư ngụ của các vị thần linh. Thần Zeus không phải là một ông thần dễ tính. Mặc dù có lúc thì vị thần này có thể cũng tốt bụng và nhân hậu, nhưng thần Zeus lại nổi tiếng về tính khí khó chịu thất thường. Khi thần Zeus mà nổi cơn giận lên, thì ông giết chóc, đả thương, trừng trị, và đem tra tấn những vị thần và những người trần khác bằng đủ mọi cực hình ghê gớm. Sống với thần Zeus thì không biết đâu mà lường. Một trong những bài học mà người trần và các vị thần ít quyền phép hơn thần Zeus đã nhanh chóng học được là nếu muốn sống yên ổn thì phải làm đẹp lòng ông thần Zeus. Đối với tất cả các vị thần Hy-lạp khác, thì lời cầu nguyện và vật hiến tế là những lễ vật hay được dùng để dâng cúng. Tuy nhiên, trong trường hợp thần Zeus, thì lễ vật dâng cúng là trâu bò sát tế – trâu bò thời đó là những lễ vật có giá trị kinh tế khổng lồ. Mức độ dâng cúng nhiều ít bao nhiêu và mức độ cầu nguyện lâu dài bao lâu thì dường như tỷ lệ thuận với việc người dâng cúng mong được thần Zeus cứu xét lời cầu xin tới mức nào, mong được thần Zeus thay đổi ý định như thế nào, hay mong được thần Zeus đối xử với họ tốt lành ra sao. Thật thảm thương, có cả một số bằng chứng khảo cổ cho thấy người ta đã đi xa tới mức dùng chính con người làm vật hiến tế để mong xoa dịu cơn giận của vị thần vĩ đại nhất trong số các vị thần này.
Một cách đúng đắn, ngay từ những thế kỷ đầu tiên của lịch sử giáo hội, Thiên Chúa của chúng ta đã khác biệt hơn tất cả những vị thần linh trước đó – khác hẳn thần Zeus. Dựa vào nền tảng của Do-thái giáo, chúng ta tuyên xưng rằng:
Thiên Chúa là duy nhất;
Thiên Chúa có tính vĩnh hằng: Người không bao giờ lụi tàn;
Thiên Chúa có tính bất biến: Người không bao giờ đổi dời;
Thiên Chúa tự mình mà có: Người không do bất kỳ một hữu thể nào khác tạo ra, Người là hữu thể đầu tiên;
Thiên Chúa có tính siêu việt: chúng ta được dựng nên từ hình ảnh Người, không phải Người từ hình ảnh chúng ta;
Thiên Chúa có quyền năng tuyệt đối: quyền năng của Người là vô biên;
Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi: ở đâu cũng có sự hiện diện của Thiên Chúa;
Thiên Chúa toàn trí toàn thức: Người thông biết mọi sự;
Thiên Chúa thánh thiện tuyệt mỹ: Người hoàn hảo trong tình yêu.
Luận thuyết truyền thống của đạo Công Giáo về tính không-đổi-dời khẳng định rằng Thiên Chúa, tự bản chất của Người, là bất biến. Trong cách mà một số người nói về Thiên Chúa, chúng ta có cảm tưởng là họ cho rằng Thiên Chúa có thể thay đổi nếu như Người muốn thay đổi, bởi vì Người có quyền năng vô biên. Bản chất bất biến của Thiên Chúa là điều tối quan trọng cho mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, và cho sự yên ổn trong tâm trí chúng ta. Điều này ảnh hưởng đến việc cầu xin nguyện ước.
Tôi nói riêng về việc cầu xin nguyện ước trong sự hiểu rõ là lời cầu nguyện của chúng ta thường có khuynh hướng nghiêng theo các thể loại trong thánh vịnh. Ngoài việc cầu xin Thiên Chúa ban cho một điều gì đó, lời cầu nguyện của chúng ta cũng có thể than van về hoàn cảnh mà ta đang phải chịu đựng, nghĩa là, than khóc trong đau khổ; lời cầu nguyện đó cũng có thể là lời tạ ơn và ngợi khen; khẳng định niềm tin tưởng phó thác của chúng ta; ca tụng ơn cứu độ dành cho chúng ta; hay đơn giản là chiêm ngắm sự hiện diện của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, hình thức thông thường nhất của những lời mà con người thưa với Thiên Chúa, là cầu xin cho một điều gì đó xảy ra cho một ai đó ở một nơi nào đó. Và tôi tin rằng tất cả những lễ vật hy sinh và những lời nguyện xin trên cả thế giới đều không thể thay đổi Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa muốn như vậy.
Nếu vậy thì lời cầu xin nguyện ước của chúng ta là để làm gì? Tại sao phải mất công cầu nguyện với Thiên Chúa làm chi nếu như Thiên Chúa có tính bất biến? Khi cầu nguyện, chúng ta xin Thiên Chúa thánh thiện, yêu thương, và bất biến của chúng ta ban ơn biến đổi chúng ta, và qua đó mà biến đổi thế giới. Không như thần Zeus, Thiên Chúa thật sự của Ki-tô giáo không thể có hôm thì thức dậy với một tâm trạng quạu quọ và một tính khí thất thường. Đối với người thường thì chúng ta hầu như không thể nào mà có một mối quan hệ thương yêu vững bền với một con người thay đổi thất thường, vậy thì mối quan hệ của ta với Thiên Chúa lại càng nhiều rủi ro hơn biết bao nhiêu nếu như Thiên Chúa có tính tình vui buồn thất thường (trong ý nghĩa cổ điển của chữ thất thường), hay có tính luôn bạ đâu hay đấy? Đức Giê-su, Lời của Đức Chúa Cha cho thế giới, luôn thể hiện tính mạnh mẽ và không thay đổi. Và về bản chất của Thiên Chúa, thánh Gia-cô-bê Tông Đồ nói: “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1:17).
Điều này làm nhẹ cả một gánh nặng trong cuộc đời đức tin và trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không cần phải băn khoăn lo âu về cơn giận rất có lý của Thiên Chúa, ít nhất là trong cuộc đời dưới thế này, để rồi phải e sợ là Thiên Chúa sẽ giết hại, đả thương, trừng phạt, hay tra tấn chúng ta. Nhưng bạn sẽ được tha tội nếu bạn dám nghĩ như vậy, cứ theo như cách mà một số người nói về Thiên Chúa, và cách cầu nguyện mà một số người trong chúng ta đã được dạy dỗ. Dường như là việc cầu nguyện chỉ toàn là nhằm để xin xỏ, hay ra lệnh cho Thiên Chúa phải làm gì, phải thay đổi ý Người đã định, phải cho mưa xuống khi mà có thể là Người không muốn làm như vậy. Tôi tin rằng vai trò của việc cầu nguyện quan trọng trong đời chúng ta đến nỗi tôi muốn tất cả chúng ta phải đoan chắc là ta biết rõ ta đang cầu nguyện với ai, và ta có thể mong chờ điều gì từ việc cầu nguyện đó. Nếu như Thiên Chúa không thể thay đổi do lời cầu nguyện của chúng ta, thì chúng ta có thể thay đổi, và phải nên thay đổi.
Trong khoa thần học, chúng ta nói về việc Thiên Chúa trút chính mình qua Đức Giê-su và nhờ Đức Giê-su cho thế giới và để cứu chuộc thế giới. Kenosis – trút bỏ (Pl 2:7) – là một từ Hy-lạp hoa mỹ để diễn tả hành động này. Thiên Chúa trút hết cả chính mình để yêu thương chúng ta và gìn giữ chúng ta trong từng giây phút của mỗi ngày. Trong việc này thì Thiên Chúa không thể nào mà làm hơn được nữa. Có đáp lại cái ơn nghĩa mà ta đã không làm gì để xứng đáng được lãnh nhận đó hay không, là tùy thuộc vào chúng ta, và việc cầu nguyện chính là để đáp lại điều đó. Việc cầu nguyện mời gọi ân phúc tuyệt vời của Thiên Chúa biến đổi, hình thành, uốn nắn, hàn gắn, và soi sáng chúng ta. Điều này diễn ra không những chỉ trong lời cầu nguyện cá nhân, mà còn trong lời cầu nguyện chung của chúng ta. Tất cả các việc phụng vụ thuộc đủ mọi hình thức và nghi thức không phải là nhằm để cho sức mạnh của một đám đông người kêu gọi một-Thiên-Chúa-có-thể-thay-đổi dẹp bỏ một điều cụ thể gì đó mà Người đã định trước. Làm như thế thì đó sẽ chỉ là một cuộc biểu tình chính trị. Không, phụng vụ là nơi mà chúng ta kết hợp lời nguyện cá nhân với lời nguyện của những người đang tụ họp nơi thánh đường, và với cả toàn thể thế giới, để cầu xin Thiên Chúa biến đổi chúng ta, để cho chúng ta có thể phản chiếu rõ hơn dung nhan từ ái của Người, và qua đó mà biến đổi thế giới.
Ở đây, có thể đó là điều thật lạ lùng khi tôi nói rằng Thiên Chúa không thay đổi bản chất và không thể thay đổi bản chất, mà lại có thể biến đổi trái tim con người. Tuy nhiên, tôi không tin rằng Thiên Chúa có khả năng biến đổi quả tim con người nếu như quả tim đó không muốn được biến đổi. Ơn phúc được xây dựng trên nền tảng bản chất; ơn phúc không xóa sạch bản chất. Chúng ta được mời gọi thay đổi nhờ vào ơn phúc của Thiên Chúa, chứ không bị ép buộc phải thay đổi. Không thiếu gì những ví dụ về việc những người ngay lành lại có những quyết định chọn lựa sai lầm như thế nào, và những người độc ác làm những chuyện độc ác ra sao, để chúng ta có thể thấy rằng sự tự do của chúng ta là món quà lớn nhất do Thiên Chúa ban cho, mà cũng chính là món quà nguy hiểm nhất.
Nếu có khi nào bạn muốn biết một cộng đoàn nào đó đang cầu nguyện với ai, và họ nghĩ cầu nguyện có nghĩa là gì, thì hãy lắng nghe phần lời nguyện tín hữu của họ, lời “nguyện xin” của họ. Phần lớn các lời cầu nguyện đều cầu xin Thiên Chúa làm một việc gì đó theo một cách để cho chúng ta được thoát khỏi lưới. “Lạy Chúa, xin nâng đỡ kẻ nghèo, xin ban hòa bình, xin ban của ăn cho người đói.” Chúng ta biết rằng Thiên Chúa muốn cho hết tất cả những điều này được xảy ra, và có khi thì ơn phúc của Người thấm nhuần vào chúng ta trong một cách mà chúng ta coi nước uống là một ơn phúc, hay chúng ta biết chia sẻ với người nghèo, và biết kiến tạo hòa bình. Vậy chúng ta hãy cẩn thận mà xin những điều ta muốn xin; một loại thần học sáng suốt hơn – loại thần học biết nhận ra rằng Thiên Chúa là bất biến, Thiên Chúa biết ta cần điều gì trước khi ta mở miệng nói ra những điều đó, và Thiên Chúa vui mừng khi ta biết viện cầu đến quyền năng của Người để biến đổi thế giới. Trở lại với ví dụ của tôi ở đoạn trước về chuyện khí tượng, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên cầu xin Chúa cho mưa xuống, nhưng dĩ nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta nên quỳ gối mỗi sáng, trưa, chiều, tối mà cầu nguyện về chuyện nước uống.
“Lạy Chúa, trên mảnh đất khô cằn này, nơi mà chúng con biết nước thật sự là một ơn phúc quý giá biết chừng nào, xin cho chúng con biết để ý xem chúng con đã dùng nước phí phạm ra sao. Xin giúp chúng con biết bảo tồn nước trong kỳ hạn hán mà chúng con đang trải qua lần này, hay kỳ hạn hán mà chúng con biết là có thể sắp sửa sẽ xảy ra. Xin cho chúng con có không những chỉ đủ nước cho nhu cầu của chúng con, mà còn đủ để chia sẻ với những người vẫn thường không có chi để uống. Chúng con cầu xin Chúa.”
Bởi vì theo lời Đức Giáo Hoàng Benedict trong tông thư đầu tiên của ngài, “Đã đến lúc cần phải nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc cầu nguyện trước việc chủ nghĩa duy hoạt động và chủ nghĩa tục hóa đang gia tăng nơi nhiều Ki-tô hữu đang tham gia những công việc từ thiện. Rõ ràng là, người Ki-tô hữu khi cầu nguyện không cho rằng mình có thể thay đổi chương trình của Thiên Chúa hoặc có thể sửa đổi lại những gì mà Thiên Chúa đã tiên định. Nói đúng hơn, người đó mong tìm một cuộc hội kiến với Đức Chúa Cha của Đức Giê-su Ki-tô, để cầu xin rằng Thiên Chúa cùng với niềm an ủi của Chúa Thánh Thần sẽ hiện diện với anh ta và trong công việc của anh ta” (Deus Caritas Est # 37 – Thiên Chúa Là Tình Yêu # 37)
Và ước chi đoàn dân Chúa sẽ thưa “Amen.”
Thursday, 24 March 2011
Lm Richard leonard sj: Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? (Chương Hai)
Chương Hai
_____________________________________
Chúng ta trưởng thành từ đau khổ, nhưng đau khổ
không phải được giáng xuống để khiến ta trưởng thành.
Thiên Chúa không giáng xuống tai nạn để dạy cho chúng ta điều này điều nọ, mặc dù ta có thể học hỏi từ những tai nạn đó.
Lúc mà mẹ tôi và tôi đang đứng trong căn phòng đó ở bệnh viện, chúng tôi không cách gì mà ngờ được là cuộc đời chúng tôi đang sắp sửa bị thay đổi nhiều đến mức nào – mà thay đổi nhiều nhất, và đau thương nhất, là cuộc đời của chị tôi. Một lần nữa, xin để chính lời chị kể về câu chuyện của chị.
“Bây giờ tôi là một kẻ bại liệt, và tôi không biết là có bao giờ tôi có thể chấp nhận được điều đó hay không.
“Bốn ngày sau khi tai nạn xảy ra, tôi được chuyển sang Khoa Điều Trị Tổn Thương Cột Sống ở Bệnh Viện Princess Alexandra ở Brisbane. Chính ở nơi đây mà tôi nhận ra thực tế phũ phàng. Giờ đây tôi có hai cái kẹp kim loại xiên vào hộp sọ, hai cái kẹp này được nối với nhau bằng một mảnh kim loại hình chữ U, và mảnh kim loại này được nối với một sợi dây và một cái cần trục gắn ở đầu giường. Sợi dây kéo dài xuống một cái túi đựng những vật nặng ở dưới đất, túi này có tác dụng kéo giãn những cái xương bị gãy của tôi. Cổ tôi sưng to gấp bốn lần bình thường, nhìn giống như trong một bộ phim kinh dị. Ngoài những điều này ra, tất cả những gì tôi có thể trưng ra để diễn tả mức độ chấn thương trên cả người tôi chỉ là một vết trầy nhỏ xíu trên trán.
“Các bác sĩ ở đây là những chuyên gia chữa trị tổn thương cột sống, họ đều có một lối nói an ủi vỗ về giống nhau. Tôi bị tổn thương toàn bộ đốt sống thứ 6 và 7, và hậu quả là bị mất toàn bộ cảm giác và cử động từ ngực trở xuống, kể cả bàng quang và ruột già. Tôi cũng bị mất cảm giác và cử động của một số cơ bắp ở cánh tay, và hai bàn tay tôi thì hoàn toàn mất cảm giác và bất khiển dụng. ...
“Ít nhất là một trăm lần một ngày tôi đã cố gắng rà soát trong tâm trí để tìm hiểu xem mình có thể có cảm giác ở đâu hay cử động ở đâu hay không. Tôi tập trung toàn bộ con người mình và kiểm tra cơ thể mình từ đầu đến chân. Hành trình này là cả một chuyến nhào lên lộn xuống của những cảm xúc hy vọng và thất vọng não nề, nhưng nó giống như một thứ thuốc ghiền mà tôi không thể sống mà thiếu nó được. Tôi có cảm giác ở đầu và hai vai, và cái khoản 10 phần trăm này của cơ thể tôi luôn kêu gào đòi hỏi 100 phầm trăm sự chú ý của tôi. Một việc đơn giản như hỉ mũi cũng phải cần đến sự giúp đỡ của người khác mà cũng không bao giờ được hoàn toàn như ý. Một bộ da đầu ngứa ngáy hình như lúc nào cũng bám sát lấy tôi, và có lúc tôi có cảm tưởng như mình đang nằm trên một ổ kiến. Tôi sợ nhất là khi có một con muỗi kêu vo ve; tiếng kêu điếc tai đặc biệt của nó cứ vang dội trong đầu tôi. Có nhiều lúc cánh tay tôi đã giơ lên trong một phản xạ tự động để đuổi cái kẻ thù vo ve kia, nhưng rồi lại bị rơi phịch xuống trúng ngay những miếng kim loại trên đầu tôi, và thế là lại làm cho tôi bị đau thêm. Dần dần thì tôi học được, theo cách của nhà bác học Pavlov, là một số điều bực bội thì tốt hơn hết là nên bỏ qua thì hơn.
“Một khía cạnh quan trọng khác của cuộc đời nằm bẹp trên giường là thời gian. Tôi có quá nhiều thời gian để mà suy nghĩ. Những câu hỏi thông thường như ‘Tại sao?’ và ‘Nếu như?’ chiếm phần lớn sự suy nghĩ của tôi. Vì một lý do nào đó, tôi đã được xức dầu bệnh nhân tới ba lần kể từ khi bị tai nạn. Việc xức dầu này được gọi là sự ‘chúc lành cho bệnh nhân’. Đây không phải nghi lễ tiễn đưa cuối cùng, nhưng chỉ là một cách khá phổ biến trong đạo Công Giáo được dùng mỗi khi có ai gặp chuyện chẳng lành. Tôi cũng được cái vinh dự mờ ảo là được nghe hết tất cả những lời sáo rỗng rập y khuôn theo trong sách vở về sự đau khổ và về chương trình của Thiên Chúa. Đây lại là thêm một trong số những hậu quả của việc không có khả năng tự mình cử động – đó là tôi cũng không có luôn cái khả năng trốn tránh những vị khách không mời mà đến.
“Tôi suy nghĩ về tất cả những người mà tôi đã từng gặp và đã từng chăm sóc trong những năm qua, và hàng trăm người mà tôi đã chứng kiến lúc họ lìa đời. Tôi không sợ cái chết và trong nhiều phương diện lại còn mừng nếu như cái chết đến với tôi. Nhiều lúc khi viết lại lịch sử, tôi chỉ muốn bảo đảm rằng cái tai nạn đó đã đem lại cái chết cho xong. Đây chỉ là một sự nghĩ ngợi vô ích nhưng lại an ủi tôi một cách lạ lùng. Điều ngạc nhiên lớn lao trong những lần tôi nằm nghĩ ngợi đó, là số lượng những người mà tôi sẽ chẳng hề muốn được đổi chỗ với họ. Giờ đây tôi đã biết phần nào thông cảm với những hình hài biến dạng của người bệnh phong cùi, nhưng mặc dù nhiều người cùi vẫn có thể cử động được, tôi không thể nào mà mong được đổi bệnh bại liệt với bệnh phong cùi. Một nhóm khác mà tôi không muốn đổi chỗ là những người nghèo khổ bần cùng ở Calcutta. Sống một cuộc đời chỉ tồn tại lây lất qua ngày thì không phải là cuộc đời mà tôi muốn sống. Nhóm cuối cùng là những người thổ dân Aborigines. Tôi nghĩ là tôi sẽ không thể nào sống nổi trong xã hội này, làm một người thổ dân da đen, mà lại không nổi bạo loạn lên để chống lại những sự kỳ thị nhỏ nhặt, chứ đừng nói chi tới những điều kỳ thị lớn lao. Tôi ngồi trong xe lăn thì an toàn hơn nhiều, và vì thế không cần phải nổi loạn cho người Aborigines.
“Những tù nhân của trại tù địa phương ở Boggo Road không ngờ rằng họ đã cung cấp không những sự giải trí mà còn khơi ý tưởng cho chúng tôi – đám bệnh nhân ở Khoa Điều Trị Tổn Thương Cột Sống. Cứ mỗi lần có một cuộc tù nhân vượt ngục, thì chúng tôi lại kéo ra hành lang mà cổ vũ cho họ. Cơ hội thoát ra khỏi song sắt ngục tù của họ coi vậy mà cao hơn chúng tôi nhiều, và cho dù không phải lần nào họ cũng vượt ngục thành công, nhưng ít nhất họ cũng đã cố tìm cách bỏ trốn. Chính thái độ đó đã mở ra một khung cửa nhỏ trong tâm trí tôi. Cuộc đời sẽ vẫn cứ tiếp diễn và biết đâu cuộc phiêu du của tôi vẫn chưa phải là đã đến đường cùng.”
Cuộc “phiêu du” đó chỉ mới bắt đầu thôi. Chúng ta không cần phải trực tiếp trách móc Thiên Chúa đã gây ra đau khổ cho chúng ta, nhằm để cho chúng ta có thể lật ngược sự đau khổ đó và lợi dụng tình cảnh đó mà làm một điều gì tốt đẹp. Cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời của nhân loại là một động lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, tai nạn của chị Tracey, tự chính bản chất của nó, lại là một điều vô nghĩa. Đó chỉ là một sự việc tình cờ ngẫu nhiên, kết hợp giữa việc ở sai nơi sai lúc và thế là kết quả thảm khốc nhất xảy ra. Tôi cố ý dùng chữ kết quả ở đây, bởi vì vào hôm sau ngày xảy ra tai nạn, khi chúng tôi đến Darwin, giả sử nếu như các bác sĩ đã bảo chúng tôi rằng, “Trong khi quý vị đang trên đường đến đây thì chị và con gái của quý vị đã qua đời vì những chấn thương trong tai nạn, nhưng chúng tôi muốn trình bày cho quý vị được rõ là, nếu như cô ấy sống, thì cô ấy sẽ bị bại liệt cả tứ chi,” thì có lẽ chúng tôi đã chấp nhận cái chết như một điều an ủi trong thảm kịch. “Ai mà có thể ngờ chính Tracey, chứ không phải ai khác, lại trở thành tứ chi bại liệt?” “Nếu bị như vậy thì Tracey làm sao mà chịu đựng cho nổi?” “Nếu bị như vậy thì chính chúng ta làm sao mà chịu đựng cho nổi?” Đó là những câu hỏi mà tôi có thể tưởng tượng ra là tôi sẽ hỏi trong cơn tuyệt vọng và đau khổ của tôi.
Nhưng cuộc phiêu du chỉ mới bắt đầu cho tất cả chúng tôi. Mặc dù tai nạn đó đã luôn ám ảnh tôi kể từ lúc đó, nhưng so với cả gia đình thì tôi là người ít bị ảnh hưởng nhất từ tai nạn của chị tôi. Tôi sống xa thành phố và xa tiểu bang nơi gia đình tôi sinh sống. Cuộc sống của mẹ tôi bị thay đổi hoàn toàn. Lúc đó mẹ tôi 56 tuổi, và trong cả mấy chục năm sau đó, bà trở thành người tận tụy hết lòng chăm sóc chị tôi quanh năm suốt tháng. Anh tôi, Peter, và vợ anh, cùng với các con của anh chị sống gần nhà mẹ tôi; họ luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ chị tôi. Chị Tracey trước đó đã đính hôn, nhưng sau tai nạn thì hôn lễ đã không tiến hành. Trong giai đoạn đầu sau khi tai nạn xảy ra, có nhiều lần chị Tracey đã xin chúng tôi để cho chị chết theo kiểu an tử. Chúng tôi đã thấy được tấm lòng tận tâm đến cùng của một số người thân trong gia đình và bạn bè.
Tôi nghĩ, có lẽ vì chán ngấy cảnh vô công rỗi việc, nên hai năm sau ngày xảy ra tai nạn, chị Tracey quyết định viết về câu chuyện đời chị trong những ngày ở Calcutta. Chỉ có một người mẹ mới có thể cất giữ cẩn thận trên gác nhà tất cả những thư từ mà chị Tracey đã gởi về từ Ấn Độ trong những năm tháng đó. Những lá thư này trở thành căn bản cho chị Tracey ngồi hàng giờ bấm bàn phím máy điện toán bằng hai cái que nối ra từ hai ngón trỏ của chị, để từ những mẩu chuyện nhỏ đó mà thêu dệt thành những câu chuyện dài hơn. Công việc đó chậm chạp lắm. Đến cuối năm đó thì chị làm xong được 11 trang. Chị gởi mấy trang đó cho tôi để xin góp ý “từ những người bạn văn chương của em”. Một trong những người bạn của tôi là nhà văn Úc nổi tiếng, Thea Astley. Anh của Thea – anh Philip, là một tu sĩ dòng Tên. Chị Thea mặc dù có thể là một nhà cầm bút tinh tế, với nhiều giải thưởng văn chương cao nhất của nước Úc để làm bằng chứng, nhưng cách nói chuyện của chị thì thẳng thừng và trần tục lắm. Chị gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Bà chị của ông thiệt là một tay kể chuyện cừ khôi ha. Bả có nền tảng cho một cuốn sách ra trò đó.” Tôi sắp xếp cho hai người phụ nữ ăn-nói-thẳng-thừng này liên lạc với nhau, và họ trở thành bạn thân, y như tôi đã đoán. Máy điện toán đã làm một cuộc cách mạng cho người tàn tật, chỉ trong vòng năm đó chị Tracey có một chương trình điện toán có thể nhận ra tiếng nói, và chị có thể đọc vào máy. Với chị Thea đứng đàng sau làm cố vấn cho chị Tracey, bốn năm sau quyển sách Toàn Bộ Tai Ương được xuất bản, cống hiến cho độc giả những câu chuyện về cuộc đời chị khi ở Calcutta và ở Northern Territory. Được vào tới những vòng chung kết cho thể loại tác phẩm mới trong vài cuộc thi viết văn trong năm đó, tác phẩm của chị Tracey có ảnh hưởng lớn nhất đối với những người trẻ thích phiêu lưu, những người đang dự tính trở thành thiện nguyện viên, và những người mang bệnh bán thân bất toại hay bị bại liệt cả toàn thân.
Vậy nói một cách nào đó, chị Tracey đã biến một tai nạn vô nghĩa thành một tác phẩm có ý nghĩa, và đã rất rộng rãi cống hiến những gì còn sót lại mà chị có thể cống hiến – câu chuyện của chị, tính hài hước, sự khôn ngoan, và những trải nghiệm của chị. Nhờ ơn Chúa, chúng ta cũng được học hỏi thêm nhiều bài học lớn về chính bản thân chúng ta, về những người xung quanh ta, và về sự bấp bênh tạm bợ của cuộc đời. Nhưng tôi cũng đã học được từ tai nạn này là biết cảm nhận tâm tình tạ ơn mỗi khi tôi nhảy từng hai nấc một lên cầu thang, tự tay lo ăn uống cho bản thân, tự mình làm việc tắm rửa mà không cần ai trợ giúp, hay có thể tự chính mình sử dụng nhà vệ sinh. Trong những giây phút thật bình thường trần tục đó của con người, tôi tạ ơn Chúa, bởi vì tôi đã khám phá ra rằng ngay cả cái nhà vệ sinh cũng có thể là nơi để cầu nguyện.
Tôi là người lúc nào cũng cứ hay xông xáo hoạt bát, nhưng mấy năm trước có một cha bề trên ở dòng Tên hỏi thăm về kiểu sống bận rộn của tôi. “Tại sao mà Cha lúc nào cũng cứ chạy tới chạy lui lăng xăng như vậy?” – ngài hỏi tôi. Không nghĩ ngợi gì cả, tôi nhìn ngài, nước mắt dâng trào và trả lời rằng: “Thưa Cha bởi vì con có thể.”
Một trong những bài học lớn nhất mà cả nhà tôi đã dần dần học được trong đau thương, là chịu đựng với những giới hạn của người tàn tật. Tôi là loại người sẽ chặn đầu bạn trong bãi đậu xe nếu như tôi thấy bạn đi đứng bình thường bước ra khỏi chiếc xe không có dán nhãn “tàn tật” mà lại đậu vào chỗ dành cho người tàn tật chỉ vì chỗ đó gần mấy tiệm bán hàng. Cũng có những khách sạn có phòng tắm riêng cho người tàn tật nhưng những người tàn tật nặng nhất thì lại không ai có thể sử dụng được cái phòng đó. Gia đình tôi đã từng đến ăn tối ở các nhà hàng đắt tiền, họ tính tiền chị tôi bằng giá với những người khác, trong khi lối đi duy nhất để người tàn tật có thể vào nhà hàng là bằng chiếc thang máy chở hàng hóa vương vãi những mảnh bắp cải, và sau đó băng ngang qua khu rửa chén trong nhà bếp. Rồi trong hầu hết những tòa nhà dành cho công chúng thì nhiệt độ cứ luôn lạnh buốt, rồi cách mà người ta la lối lớn tiếng với những người ngồi xe lăn mà họ không hề quen biết, họ cứ cho rằng hễ ai ngồi trong xe lăn thì tai cũng bị điếc và não cũng bị liệt, rồi còn những kiến trúc sư tân thời cứ thích ngăn chặn mấy đứa trẻ trượt ba-te bằng cách lót đá cuội đầy vỉa hè. Cứ thử mà ngồi xe lăn đi qua mấy cái vỉa hè đó xem sao.
Tuy nhiên, cái ơn lớn nhất mà những trải nghiệm đáng buồn này đã đem lại cho tôi, là biết cảm thông sâu sắc hơn với những ai đang tuyệt vọng trong đau khổ, hay những ai đang cảm thấy bị Thiên Chúa và bị cuộc đời bỏ rơi. Tôi đã rơi xuống tận những khoảnh khắc đó, và đã hơn một lần đặt câu hỏi, “Thiên Chúa đang ở xó nào?” Cái khoảnh khắc đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời linh mục của tôi một cách tốt đẹp hơn.
Nếu như, với tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, có một điều chi tốt đẹp có thể vươn lên từ thảm họa, thì điều này cũng không thể thay đổi bản chất của biến cố kinh khủng đã xảy ra. Điều này không có nghĩa là ý định của Thiên Chúa là muốn chúng ta trưởng thành từ hậu quả của một biến cố kinh hoàng. Nếu mà điều đó là sự thật, thì ta có thể lập luận như sau: bởi vì việc nghiên cứu thời nay về di truyền học đã được hưởng những thành quả to lớn từ những cuộc thử nghiệm độc ác do ông bác sĩ Nazi Josef Mengele thực hiện trên 1500 cặp song sinh, cho nên việc áp dụng tốt lành những khám phá của ông bác sĩ đó vào việc phân tích những yếu tố di truyền của loài người, hay việc tìm ra thuốc chữa những căn bệnh nan y từ những phân tích đó, có nghĩa là Thiên Chúa muốn những cuộc thử nghiệm ác độc đó diễn ra để cho về sau này điều lành có thể được vươn lên từ sự dữ. Tôi không thấy có bất cứ ai lập luận theo kiểu như vậy. Quả thật, cũng là điều dễ hiểu khi có những điều xầm xì về luân lý đạo đức trong một số thành phần thuộc giới khoa học gia về việc sử dụng kết quả nghiên cứu thu thập được từ những cuộc thí nghiệm độc ác.
Tuy nhiên, việc nhìn lại và điều chỉnh mức độ khủng khiếp của những biến cố kinh hoàng sau khi có những điều lành xảy ra về sau, thì vẫn luôn diễn ra ở tầm mức cá nhân và gia đình. Người ta sẽ nói rằng, “Thôi, cứ nhìn những gì tốt đẹp xảy ra kể từ dạo đó, thì giờ đây tôi đã hiểu tại sao Chúa cất đi chồng tôi, hay con tôi, hay tại sao tôi bị ung thư nhũ hoa, hay tại sao mà tai nạn đó đã xảy ra.” Trái lại, tôi cho rằng bình an tâm hồn là ở chỗ ta nhận biết được rằng mỗi giây mỗi phút trong mỗi ngày thì Thiên Chúa đều đang thực hiện những gì Người đã thực hiện vào ngày Thứ Sáu Tử Nạn, không phải nhằm để cho phép sự dữ, sự chết, và sự hủy diệt được có tiếng nói sau cùng, mà là để nâng cao sự nhạy bén kỳ diệu của nhân loại, và qua quyền năng của ân sủng tuyệt vời, khiến chúng ta có thể ứng phó cách tốt nhất trong cả những tình huống tệ hại nhất, và làm cho ánh sáng và sự sống có tiếng nói sau cùng. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa cho ngày Thứ Sáu Tử Nạn: sự sống vươn lên từ cõi chết.
_____________________________________
Chúng ta trưởng thành từ đau khổ, nhưng đau khổ
không phải được giáng xuống để khiến ta trưởng thành.
Thiên Chúa không giáng xuống tai nạn để dạy cho chúng ta điều này điều nọ, mặc dù ta có thể học hỏi từ những tai nạn đó.
Lúc mà mẹ tôi và tôi đang đứng trong căn phòng đó ở bệnh viện, chúng tôi không cách gì mà ngờ được là cuộc đời chúng tôi đang sắp sửa bị thay đổi nhiều đến mức nào – mà thay đổi nhiều nhất, và đau thương nhất, là cuộc đời của chị tôi. Một lần nữa, xin để chính lời chị kể về câu chuyện của chị.
“Bây giờ tôi là một kẻ bại liệt, và tôi không biết là có bao giờ tôi có thể chấp nhận được điều đó hay không.
“Bốn ngày sau khi tai nạn xảy ra, tôi được chuyển sang Khoa Điều Trị Tổn Thương Cột Sống ở Bệnh Viện Princess Alexandra ở Brisbane. Chính ở nơi đây mà tôi nhận ra thực tế phũ phàng. Giờ đây tôi có hai cái kẹp kim loại xiên vào hộp sọ, hai cái kẹp này được nối với nhau bằng một mảnh kim loại hình chữ U, và mảnh kim loại này được nối với một sợi dây và một cái cần trục gắn ở đầu giường. Sợi dây kéo dài xuống một cái túi đựng những vật nặng ở dưới đất, túi này có tác dụng kéo giãn những cái xương bị gãy của tôi. Cổ tôi sưng to gấp bốn lần bình thường, nhìn giống như trong một bộ phim kinh dị. Ngoài những điều này ra, tất cả những gì tôi có thể trưng ra để diễn tả mức độ chấn thương trên cả người tôi chỉ là một vết trầy nhỏ xíu trên trán.
“Các bác sĩ ở đây là những chuyên gia chữa trị tổn thương cột sống, họ đều có một lối nói an ủi vỗ về giống nhau. Tôi bị tổn thương toàn bộ đốt sống thứ 6 và 7, và hậu quả là bị mất toàn bộ cảm giác và cử động từ ngực trở xuống, kể cả bàng quang và ruột già. Tôi cũng bị mất cảm giác và cử động của một số cơ bắp ở cánh tay, và hai bàn tay tôi thì hoàn toàn mất cảm giác và bất khiển dụng. ...
“Ít nhất là một trăm lần một ngày tôi đã cố gắng rà soát trong tâm trí để tìm hiểu xem mình có thể có cảm giác ở đâu hay cử động ở đâu hay không. Tôi tập trung toàn bộ con người mình và kiểm tra cơ thể mình từ đầu đến chân. Hành trình này là cả một chuyến nhào lên lộn xuống của những cảm xúc hy vọng và thất vọng não nề, nhưng nó giống như một thứ thuốc ghiền mà tôi không thể sống mà thiếu nó được. Tôi có cảm giác ở đầu và hai vai, và cái khoản 10 phần trăm này của cơ thể tôi luôn kêu gào đòi hỏi 100 phầm trăm sự chú ý của tôi. Một việc đơn giản như hỉ mũi cũng phải cần đến sự giúp đỡ của người khác mà cũng không bao giờ được hoàn toàn như ý. Một bộ da đầu ngứa ngáy hình như lúc nào cũng bám sát lấy tôi, và có lúc tôi có cảm tưởng như mình đang nằm trên một ổ kiến. Tôi sợ nhất là khi có một con muỗi kêu vo ve; tiếng kêu điếc tai đặc biệt của nó cứ vang dội trong đầu tôi. Có nhiều lúc cánh tay tôi đã giơ lên trong một phản xạ tự động để đuổi cái kẻ thù vo ve kia, nhưng rồi lại bị rơi phịch xuống trúng ngay những miếng kim loại trên đầu tôi, và thế là lại làm cho tôi bị đau thêm. Dần dần thì tôi học được, theo cách của nhà bác học Pavlov, là một số điều bực bội thì tốt hơn hết là nên bỏ qua thì hơn.
“Một khía cạnh quan trọng khác của cuộc đời nằm bẹp trên giường là thời gian. Tôi có quá nhiều thời gian để mà suy nghĩ. Những câu hỏi thông thường như ‘Tại sao?’ và ‘Nếu như?’ chiếm phần lớn sự suy nghĩ của tôi. Vì một lý do nào đó, tôi đã được xức dầu bệnh nhân tới ba lần kể từ khi bị tai nạn. Việc xức dầu này được gọi là sự ‘chúc lành cho bệnh nhân’. Đây không phải nghi lễ tiễn đưa cuối cùng, nhưng chỉ là một cách khá phổ biến trong đạo Công Giáo được dùng mỗi khi có ai gặp chuyện chẳng lành. Tôi cũng được cái vinh dự mờ ảo là được nghe hết tất cả những lời sáo rỗng rập y khuôn theo trong sách vở về sự đau khổ và về chương trình của Thiên Chúa. Đây lại là thêm một trong số những hậu quả của việc không có khả năng tự mình cử động – đó là tôi cũng không có luôn cái khả năng trốn tránh những vị khách không mời mà đến.
“Tôi suy nghĩ về tất cả những người mà tôi đã từng gặp và đã từng chăm sóc trong những năm qua, và hàng trăm người mà tôi đã chứng kiến lúc họ lìa đời. Tôi không sợ cái chết và trong nhiều phương diện lại còn mừng nếu như cái chết đến với tôi. Nhiều lúc khi viết lại lịch sử, tôi chỉ muốn bảo đảm rằng cái tai nạn đó đã đem lại cái chết cho xong. Đây chỉ là một sự nghĩ ngợi vô ích nhưng lại an ủi tôi một cách lạ lùng. Điều ngạc nhiên lớn lao trong những lần tôi nằm nghĩ ngợi đó, là số lượng những người mà tôi sẽ chẳng hề muốn được đổi chỗ với họ. Giờ đây tôi đã biết phần nào thông cảm với những hình hài biến dạng của người bệnh phong cùi, nhưng mặc dù nhiều người cùi vẫn có thể cử động được, tôi không thể nào mà mong được đổi bệnh bại liệt với bệnh phong cùi. Một nhóm khác mà tôi không muốn đổi chỗ là những người nghèo khổ bần cùng ở Calcutta. Sống một cuộc đời chỉ tồn tại lây lất qua ngày thì không phải là cuộc đời mà tôi muốn sống. Nhóm cuối cùng là những người thổ dân Aborigines. Tôi nghĩ là tôi sẽ không thể nào sống nổi trong xã hội này, làm một người thổ dân da đen, mà lại không nổi bạo loạn lên để chống lại những sự kỳ thị nhỏ nhặt, chứ đừng nói chi tới những điều kỳ thị lớn lao. Tôi ngồi trong xe lăn thì an toàn hơn nhiều, và vì thế không cần phải nổi loạn cho người Aborigines.
“Những tù nhân của trại tù địa phương ở Boggo Road không ngờ rằng họ đã cung cấp không những sự giải trí mà còn khơi ý tưởng cho chúng tôi – đám bệnh nhân ở Khoa Điều Trị Tổn Thương Cột Sống. Cứ mỗi lần có một cuộc tù nhân vượt ngục, thì chúng tôi lại kéo ra hành lang mà cổ vũ cho họ. Cơ hội thoát ra khỏi song sắt ngục tù của họ coi vậy mà cao hơn chúng tôi nhiều, và cho dù không phải lần nào họ cũng vượt ngục thành công, nhưng ít nhất họ cũng đã cố tìm cách bỏ trốn. Chính thái độ đó đã mở ra một khung cửa nhỏ trong tâm trí tôi. Cuộc đời sẽ vẫn cứ tiếp diễn và biết đâu cuộc phiêu du của tôi vẫn chưa phải là đã đến đường cùng.”
Cuộc “phiêu du” đó chỉ mới bắt đầu thôi. Chúng ta không cần phải trực tiếp trách móc Thiên Chúa đã gây ra đau khổ cho chúng ta, nhằm để cho chúng ta có thể lật ngược sự đau khổ đó và lợi dụng tình cảnh đó mà làm một điều gì tốt đẹp. Cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời của nhân loại là một động lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, tai nạn của chị Tracey, tự chính bản chất của nó, lại là một điều vô nghĩa. Đó chỉ là một sự việc tình cờ ngẫu nhiên, kết hợp giữa việc ở sai nơi sai lúc và thế là kết quả thảm khốc nhất xảy ra. Tôi cố ý dùng chữ kết quả ở đây, bởi vì vào hôm sau ngày xảy ra tai nạn, khi chúng tôi đến Darwin, giả sử nếu như các bác sĩ đã bảo chúng tôi rằng, “Trong khi quý vị đang trên đường đến đây thì chị và con gái của quý vị đã qua đời vì những chấn thương trong tai nạn, nhưng chúng tôi muốn trình bày cho quý vị được rõ là, nếu như cô ấy sống, thì cô ấy sẽ bị bại liệt cả tứ chi,” thì có lẽ chúng tôi đã chấp nhận cái chết như một điều an ủi trong thảm kịch. “Ai mà có thể ngờ chính Tracey, chứ không phải ai khác, lại trở thành tứ chi bại liệt?” “Nếu bị như vậy thì Tracey làm sao mà chịu đựng cho nổi?” “Nếu bị như vậy thì chính chúng ta làm sao mà chịu đựng cho nổi?” Đó là những câu hỏi mà tôi có thể tưởng tượng ra là tôi sẽ hỏi trong cơn tuyệt vọng và đau khổ của tôi.
Nhưng cuộc phiêu du chỉ mới bắt đầu cho tất cả chúng tôi. Mặc dù tai nạn đó đã luôn ám ảnh tôi kể từ lúc đó, nhưng so với cả gia đình thì tôi là người ít bị ảnh hưởng nhất từ tai nạn của chị tôi. Tôi sống xa thành phố và xa tiểu bang nơi gia đình tôi sinh sống. Cuộc sống của mẹ tôi bị thay đổi hoàn toàn. Lúc đó mẹ tôi 56 tuổi, và trong cả mấy chục năm sau đó, bà trở thành người tận tụy hết lòng chăm sóc chị tôi quanh năm suốt tháng. Anh tôi, Peter, và vợ anh, cùng với các con của anh chị sống gần nhà mẹ tôi; họ luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ chị tôi. Chị Tracey trước đó đã đính hôn, nhưng sau tai nạn thì hôn lễ đã không tiến hành. Trong giai đoạn đầu sau khi tai nạn xảy ra, có nhiều lần chị Tracey đã xin chúng tôi để cho chị chết theo kiểu an tử. Chúng tôi đã thấy được tấm lòng tận tâm đến cùng của một số người thân trong gia đình và bạn bè.
Tôi nghĩ, có lẽ vì chán ngấy cảnh vô công rỗi việc, nên hai năm sau ngày xảy ra tai nạn, chị Tracey quyết định viết về câu chuyện đời chị trong những ngày ở Calcutta. Chỉ có một người mẹ mới có thể cất giữ cẩn thận trên gác nhà tất cả những thư từ mà chị Tracey đã gởi về từ Ấn Độ trong những năm tháng đó. Những lá thư này trở thành căn bản cho chị Tracey ngồi hàng giờ bấm bàn phím máy điện toán bằng hai cái que nối ra từ hai ngón trỏ của chị, để từ những mẩu chuyện nhỏ đó mà thêu dệt thành những câu chuyện dài hơn. Công việc đó chậm chạp lắm. Đến cuối năm đó thì chị làm xong được 11 trang. Chị gởi mấy trang đó cho tôi để xin góp ý “từ những người bạn văn chương của em”. Một trong những người bạn của tôi là nhà văn Úc nổi tiếng, Thea Astley. Anh của Thea – anh Philip, là một tu sĩ dòng Tên. Chị Thea mặc dù có thể là một nhà cầm bút tinh tế, với nhiều giải thưởng văn chương cao nhất của nước Úc để làm bằng chứng, nhưng cách nói chuyện của chị thì thẳng thừng và trần tục lắm. Chị gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Bà chị của ông thiệt là một tay kể chuyện cừ khôi ha. Bả có nền tảng cho một cuốn sách ra trò đó.” Tôi sắp xếp cho hai người phụ nữ ăn-nói-thẳng-thừng này liên lạc với nhau, và họ trở thành bạn thân, y như tôi đã đoán. Máy điện toán đã làm một cuộc cách mạng cho người tàn tật, chỉ trong vòng năm đó chị Tracey có một chương trình điện toán có thể nhận ra tiếng nói, và chị có thể đọc vào máy. Với chị Thea đứng đàng sau làm cố vấn cho chị Tracey, bốn năm sau quyển sách Toàn Bộ Tai Ương được xuất bản, cống hiến cho độc giả những câu chuyện về cuộc đời chị khi ở Calcutta và ở Northern Territory. Được vào tới những vòng chung kết cho thể loại tác phẩm mới trong vài cuộc thi viết văn trong năm đó, tác phẩm của chị Tracey có ảnh hưởng lớn nhất đối với những người trẻ thích phiêu lưu, những người đang dự tính trở thành thiện nguyện viên, và những người mang bệnh bán thân bất toại hay bị bại liệt cả toàn thân.
Vậy nói một cách nào đó, chị Tracey đã biến một tai nạn vô nghĩa thành một tác phẩm có ý nghĩa, và đã rất rộng rãi cống hiến những gì còn sót lại mà chị có thể cống hiến – câu chuyện của chị, tính hài hước, sự khôn ngoan, và những trải nghiệm của chị. Nhờ ơn Chúa, chúng ta cũng được học hỏi thêm nhiều bài học lớn về chính bản thân chúng ta, về những người xung quanh ta, và về sự bấp bênh tạm bợ của cuộc đời. Nhưng tôi cũng đã học được từ tai nạn này là biết cảm nhận tâm tình tạ ơn mỗi khi tôi nhảy từng hai nấc một lên cầu thang, tự tay lo ăn uống cho bản thân, tự mình làm việc tắm rửa mà không cần ai trợ giúp, hay có thể tự chính mình sử dụng nhà vệ sinh. Trong những giây phút thật bình thường trần tục đó của con người, tôi tạ ơn Chúa, bởi vì tôi đã khám phá ra rằng ngay cả cái nhà vệ sinh cũng có thể là nơi để cầu nguyện.
Tôi là người lúc nào cũng cứ hay xông xáo hoạt bát, nhưng mấy năm trước có một cha bề trên ở dòng Tên hỏi thăm về kiểu sống bận rộn của tôi. “Tại sao mà Cha lúc nào cũng cứ chạy tới chạy lui lăng xăng như vậy?” – ngài hỏi tôi. Không nghĩ ngợi gì cả, tôi nhìn ngài, nước mắt dâng trào và trả lời rằng: “Thưa Cha bởi vì con có thể.”
Một trong những bài học lớn nhất mà cả nhà tôi đã dần dần học được trong đau thương, là chịu đựng với những giới hạn của người tàn tật. Tôi là loại người sẽ chặn đầu bạn trong bãi đậu xe nếu như tôi thấy bạn đi đứng bình thường bước ra khỏi chiếc xe không có dán nhãn “tàn tật” mà lại đậu vào chỗ dành cho người tàn tật chỉ vì chỗ đó gần mấy tiệm bán hàng. Cũng có những khách sạn có phòng tắm riêng cho người tàn tật nhưng những người tàn tật nặng nhất thì lại không ai có thể sử dụng được cái phòng đó. Gia đình tôi đã từng đến ăn tối ở các nhà hàng đắt tiền, họ tính tiền chị tôi bằng giá với những người khác, trong khi lối đi duy nhất để người tàn tật có thể vào nhà hàng là bằng chiếc thang máy chở hàng hóa vương vãi những mảnh bắp cải, và sau đó băng ngang qua khu rửa chén trong nhà bếp. Rồi trong hầu hết những tòa nhà dành cho công chúng thì nhiệt độ cứ luôn lạnh buốt, rồi cách mà người ta la lối lớn tiếng với những người ngồi xe lăn mà họ không hề quen biết, họ cứ cho rằng hễ ai ngồi trong xe lăn thì tai cũng bị điếc và não cũng bị liệt, rồi còn những kiến trúc sư tân thời cứ thích ngăn chặn mấy đứa trẻ trượt ba-te bằng cách lót đá cuội đầy vỉa hè. Cứ thử mà ngồi xe lăn đi qua mấy cái vỉa hè đó xem sao.
Tuy nhiên, cái ơn lớn nhất mà những trải nghiệm đáng buồn này đã đem lại cho tôi, là biết cảm thông sâu sắc hơn với những ai đang tuyệt vọng trong đau khổ, hay những ai đang cảm thấy bị Thiên Chúa và bị cuộc đời bỏ rơi. Tôi đã rơi xuống tận những khoảnh khắc đó, và đã hơn một lần đặt câu hỏi, “Thiên Chúa đang ở xó nào?” Cái khoảnh khắc đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời linh mục của tôi một cách tốt đẹp hơn.
Nếu như, với tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, có một điều chi tốt đẹp có thể vươn lên từ thảm họa, thì điều này cũng không thể thay đổi bản chất của biến cố kinh khủng đã xảy ra. Điều này không có nghĩa là ý định của Thiên Chúa là muốn chúng ta trưởng thành từ hậu quả của một biến cố kinh hoàng. Nếu mà điều đó là sự thật, thì ta có thể lập luận như sau: bởi vì việc nghiên cứu thời nay về di truyền học đã được hưởng những thành quả to lớn từ những cuộc thử nghiệm độc ác do ông bác sĩ Nazi Josef Mengele thực hiện trên 1500 cặp song sinh, cho nên việc áp dụng tốt lành những khám phá của ông bác sĩ đó vào việc phân tích những yếu tố di truyền của loài người, hay việc tìm ra thuốc chữa những căn bệnh nan y từ những phân tích đó, có nghĩa là Thiên Chúa muốn những cuộc thử nghiệm ác độc đó diễn ra để cho về sau này điều lành có thể được vươn lên từ sự dữ. Tôi không thấy có bất cứ ai lập luận theo kiểu như vậy. Quả thật, cũng là điều dễ hiểu khi có những điều xầm xì về luân lý đạo đức trong một số thành phần thuộc giới khoa học gia về việc sử dụng kết quả nghiên cứu thu thập được từ những cuộc thí nghiệm độc ác.
Tuy nhiên, việc nhìn lại và điều chỉnh mức độ khủng khiếp của những biến cố kinh hoàng sau khi có những điều lành xảy ra về sau, thì vẫn luôn diễn ra ở tầm mức cá nhân và gia đình. Người ta sẽ nói rằng, “Thôi, cứ nhìn những gì tốt đẹp xảy ra kể từ dạo đó, thì giờ đây tôi đã hiểu tại sao Chúa cất đi chồng tôi, hay con tôi, hay tại sao tôi bị ung thư nhũ hoa, hay tại sao mà tai nạn đó đã xảy ra.” Trái lại, tôi cho rằng bình an tâm hồn là ở chỗ ta nhận biết được rằng mỗi giây mỗi phút trong mỗi ngày thì Thiên Chúa đều đang thực hiện những gì Người đã thực hiện vào ngày Thứ Sáu Tử Nạn, không phải nhằm để cho phép sự dữ, sự chết, và sự hủy diệt được có tiếng nói sau cùng, mà là để nâng cao sự nhạy bén kỳ diệu của nhân loại, và qua quyền năng của ân sủng tuyệt vời, khiến chúng ta có thể ứng phó cách tốt nhất trong cả những tình huống tệ hại nhất, và làm cho ánh sáng và sự sống có tiếng nói sau cùng. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa cho ngày Thứ Sáu Tử Nạn: sự sống vươn lên từ cõi chết.
Wednesday, 23 March 2011
Lm Richard leonard sj: Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? (Chương Một)
Chương Một
_____________________________________
Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta.
Thiên Chúa không trực tiếp giáng xuống hay chủ tâm gây ra đau đớn, chết chóc, khổ sở, và bệnh tật. Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta bằng những sự chẳng lành.
Tôi đã dần dần nhận ra rằng một số người tin vào một Thiên Chúa tàn bạo. Khái niệm hiện đại thông thường về những cá nhân chuyên chế độc tài tàn bạo là họ là những kẻ thống trị độc đoán chuyên duy trì quyền lực của mình bằng cách gieo rắc sợ hãi, chết chóc, tra tấn, và đàn áp. Cũng dễ hiểu, vì đa số quần chúng không dám phản kháng nhà độc tài, không những chỉ vì nỗi khiếp sợ của họ, mà còn vì công việc chính của họ chỉ là cố gắng tồn tại dưới chế độ độc tài đó.
Những người viết thư cho tôi và bảo rằng chị tôi phải bị Thiên Chúa trừng phạt vì những tội lỗi của chị hay vì đó là cách để chị xứng đáng được hưởng thiên đàng, đều tin vào một Thiên Chúa độc tài tàn bạo. Chị Tracey vẫn luôn là một trong số những người tốt lành và quảng đại nhất mà tôi từng biết. Cái ý tưởng cho rằng cuộc đời là chỉ nhằm tồn tại dưới chế độ độc tài đó thật ra lại rất phổ biến trong sự tưởng tượng của đại chúng, phổ biến đến mức chúng ta khó mà tin được. Ý tưởng đó chỉ lộ bộ mặt xấu xa của nó khi chúng ta lỡ làm hoặc lỡ nói điều gì mà đáng lẽ chúng ta không nên làm hay nói, và rồi nó làm ta bị vấp chân té ngã. Ta có thể nghĩ rằng Thiên Chúa chắc hẳn là đang tức thời giáng xuống một cú đánh để cho chúng ta tỉnh thức. Ý tưởng này cho rằng Thiên Chúa chỉ khoan thứ những hành vi sai trái đến một mức nào đó mà thôi, nhưng sau mức đó thì phải ra tay chấm dứt những sự lộn xộn bằng cách nhắc cho chúng ta nhớ ai là chủ nhân uy quyền ở đây. Vấp chân té ngã là một chuyện, nhưng bị bại liệt toàn thân lại là một chuyện hoàn toàn khác hẳn.
Ý tưởng này ẩn núp phía sau những lá thư dây chuyền từng gây xáo trộn một thời, những thư này mang lốt là “lời hướng dẫn cầu nguyện” với thánh Jude, “hy vọng cho người tuyệt vọng”, theo đó nếu như chúng ta thực hành đúng y như những chỉ thị vô lý đó, thì Thiên Chúa sẽ ban những điều mà ta xin. Nếu như lời cầu xin của chúng ta không được nhậm lời, thì có nghĩa là chúng ta chắc hẳn đã bỏ sót một bước nào đó, và đôi khi lá thư dây chuyền đó còn đe dọa là bất cứ những gì làm sai lệch với toa đã kê thì sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt từ cơn giận của Thiên Chúa. Đa số chúng ta không xem trọng những điều này chi cả; mà chúng ta cũng không nên xem trọng những điều này, bởi vì nó biến Thiên Chúa thành một loại chủ nhân gánh xiệc, trong tay vung vẩy cái roi thần thông để khiến chúng ta nhảy xuyên qua mấy cái vòng mà làm xiếc. Và trong một sự mâu thuẫn kỳ quặc nhất, nó cũng có thể có nghĩa là chúng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ nhảy bật lên và sẽ hành động theo ý ta muốn một khi ta đã hoàn thành những đòi hỏi của cái lá thư dây chuyền đó. Xin nói rõ ở đây, chúng ta không cần phải viết ra lời cầu nguyện tới chín lần và đem đặt lời nguyện đó ở chín nhà thờ khác nhau, hay phải chuyển email đó cho chín người thì Thiên Chúa mới lắng nghe lời ta xin, hoặc mới tận tâm cứu xét lời cầu xin của ta.
Một số người nói rằng cái ý tưởng một Thiên Chúa trực tiếp hay chủ tâm giáng xuống những điều đau đớn, chết chóc, khổ ải, và bệnh tật chính là “hình ảnh Thiên Chúa trong Cựu Ước”. Mặc dù tất cả chúng ta đều biết có những đoạn trong Cựu Ước đã nhấn mạnh hình ảnh đó – chẳng hạn như đầu trẻ thơ bị dập vào đá, kẻ thù bị tiêu diệt tan tành, và Thiên Chúa xuống tay giết hại tất cả các trưởng nam trong cả một quốc gia – nhưng nếu nhìn theo tổng thể dưới sự hiểu biết rõ ràng và cân nhắc cẩn thận về phong tục thời xưa, thì Cựu Ước là một bài trường ca phức tạp về tình yêu cứu chuộc, và về việc Thiên Chúa muốn chúng ta được sống, chứ không phải chết.
Thiên Chúa trong hình ảnh một kẻ độc tài là một giải đáp đầy sợ hãi nhưng gọn ghẽ cho những nỗi đau đớn sâu thẳm trong cuộc đời một số người. Sự khổ ải phải từ một nơi nào đó mà đến chứ, và mỗi khi có người vô tội bị đau khổ, thì những người khác kết luận là sự đau khổ là do Thiên Chúa trực tiếp giáng xuống. Tôi dùng chữ trực tiếp ở đây một cách cố ý. Tôi tin là Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm một phần nào về những sự dữ luân lý và thể lý trên thế giới, nhưng chỉ gián tiếp mà thôi. Tôi tưởng tượng là Thiên Chúa lẽ ra đã có thể tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới này, nhưng tôi không thể đoan chắc cho lắm. Nếu như Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta một khả năng có ý chí tự do, thậm chí tự do đến mức chúng ta có thể chối bỏ Thiên Chúa, và nếu như chính vì sự tự do này mà chúng ta chọn lựa những điều tai hại, thì có lẽ thế giới này tốt đẹp được như vậy là cùng. Dù sao đi nữa, thì chúng ta phải sống trong thế giới này như thực tại của nó.
Do đó tôi bác bỏ khái niệm Thiên Chúa là một kẻ thống trị độc đoán chuyên duy trì quyền lực của mình bằng cách gieo rắc sợ hãi, chết chóc, tra tấn, và đàn áp, chính yếu là vì tôi không thể thấy những điều này nơi con người và nơi hành động của Đức Giê-su, mà cũng vì tôi không thể nào mà thật lòng yêu mến một Thiên Chúa như vậy. Đảo ngược lời của thánh Gio-an trong 1 Ga 1, “lòng sợ hãi giết chết tình yêu”, tôi muốn có “lòng kính sợ Thiên Chúa” trong ý nghĩa cổ điển nhất là biết tỏ lòng tôn kính trước Thánh Nhan Thiên Chúa, biết ngưỡng phục sự hiện diện và những kỳ công do Thiên Chúa tạo dựng, nhưng tôi cũng muốn đáp trả tình yêu của Thiên Chúa bằng cách dâng lại tình yêu của tôi. Và để làm được như vậy thì tôi không thể bị sợ hãi.
Tôi tin rằng, không thể nào mà có bất cứ ai trong chúng ta lại có thể thật lòng yêu mến một Thiên Chúa mà ta thật sự tin là sẽ giết hại con cái chúng ta, giáng bệnh ung thư cho chúng ta, làm cho chúng ta bị vô sinh, và dàn dựng tai nạn xe cộ để trả đũa chúng ta. Ngay cả trong ý nghĩa của những điều này, thì Thiên Chúa có vẻ như là một ông thần tầm thường, một kẻ độc tài nhỏ mọn, một kẻ có lẽ là cần phải theo học một khóa dạy kềm chế cơn nóng giận để may ra biết cách hướng những nguồn cảm xúc tức giận dữ dội đó vào những gì có tính xây dựng, thay vì hủy diệt. Hơn nữa, nếu như Thiên Chúa chủ tâm giáng tai họa xuống đầu chúng ta, thì bạn phải nghĩ là Người sẽ bắt đầu từ những kẻ tội lỗi tệ hại nhất mới phải chứ, nhưng mà sự thật thì hình như không bao giờ là như vậy.
Vâng, tại sao tôi có thể quả quyết như vậy là Thiên Chúa tự bản chất không phải là hủy diệt giết chóc? Trước hết, trong câu 1 Ga 1:5 chúng ta được bảo rằng “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.” Tôi không muốn bị kết án là mắc bệnh “sính trích dẫn” – một loại bệnh tôn giáo mà một số Ki-tô hữu mắc phải, khi họ nghĩ rằng chỉ cần dùng một đoạn thánh kinh đơn lẻ trông có vẻ như phù hợp với lập luận của họ là họ có thể thắng cuộc tranh luận. Nếu đọc trong toàn bộ bối cảnh, thì đoạn 1 Ga 1:5 thật ra là một bài giảng về ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa đang bừng tỏ nơi Đức Giê-su và qua Đức Giê-su. Có thể là được viết cho giáo hội ở Ê-phê-sô vào hậu bán thế kỷ thứ nhất, đoạn này có vẻ là một phản biện đối với một tà thuyết vào thời đó, rằng Đức Giê-su chỉ là một hữu thể tâm linh hơn là một hữu thể bằng xương bằng thịt. Thánh Gio-an đã phải vất vả mà giải thích cho dân chúng rằng Đức Giê-su là ánh sáng của Thiên Chúa nơi trần gian qua tình yêu tận hiến của Người cho chúng ta, và rằng những ai muốn bước đi trong ánh sáng này thì phải thương yêu tha nhân như Đức Giê-su đã thương yêu chúng ta.
Trong bối cảnh này, chúng ta có thể thấy tại sao mà căn bệnh ung thư, tai nạn xe cộ, cái chết của con cái, bị góa chồng hay bị mất bất cứ những ai mà ta thương yêu, là những điều thuộc về bóng tối – những điều mà không thể nào có một chỗ đứng nơi Thiên Chúa. Chúng không thể nào là một phần trong những vũ khí đạn dược mà Thiên Chúa dùng để thử thách chúng ta, để gieo rắc đau khổ cho chúng ta hầu xem coi chúng ta chịu đựng ra sao. Chúng ta được thánh Phao-lô và các vị tác giả Tân Ước khác bảo đi bảo lại là sự chết chóc và sự hủy diệt là hậu quả của sự rối loạn trật tự, vì thế chúng không thể nào là một phần của chính sự sáng, hay của tình yêu thuần khiết. Cái lối suy nghĩ cho rằng bóng tối thật sự có ngự trị nơi Thiên Chúa đã ăn lan vào những cuộc đối thoại hằng ngày của chúng ta. Cứ nghĩ xem chúng ta đã từng nghe biết bao nhiêu lần những câu đại loại như: “Thôi, canh bạc cuộc đời tôi là như thế, nay tôi chỉ có cách chịu như vậy thôi”. Đôi khi thì “canh bạc đó” bao gồm cái chết của một người thân yêu, lớn lên trong một gia đình đổ vỡ hay bất hòa, hay mang trọng bệnh trong người. Trong bất cứ trường hợp nào, thì sự so sánh cuộc đời như một canh bạc đều có những điều hạn chế, thế nhưng tôi lại thích tìm hiểu xem những tín hữu Ki-tô giáo khi dùng sự so sánh này thì họ nghĩ ai là người chủ sòng đang chia bài trong canh bạc. Trong hầu hết mọi trường hợp đó chính là Thiên Chúa, ở đây được cho là đang chủ động chia những lá bài xấu cho những người chơi bài không may mắn và không nghi ngờ chi cả trong cái ván bài đầy những chuyện ngẫu nhiên của cuộc đời. Nếu như chúng ta phải dùng tới lối so sánh này, thì ít nhất chúng ta có thể nói rằng cuộc đời mới chính là người chia bài và cuộc đời có nhiều sự tình cờ hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể dám tưởng tượng ra. Nhưng thật đáng mừng là, thay vì thấy rằng Thiên Chúa đang ngồi trong chiếc ghế của người chia bài, Người thật ra đang ở về phía chúng ta, với tất cả những ý nghĩa của câu này, Người đang đồng hành với chúng ta trong canh bạc cuộc đời.
Lý do thứ hai khiến tôi vững tâm như vậy về việc Thiên Chúa tự bản chất không phải là giết chóc, là chúng ta biết rõ bản chất và hành động của Đức Giê-su. Mặc cho những hình ảnh khác nhau về Thiên Chúa trong Cựu Ước, chúng ta là một dân của lời giao ước mới, và do đó chúng ta giải thích Thiên Chúa của Cựu Ước trong ánh sáng của Tân Ước. Trong Thánh Kinh chúng ta thấy Lời của Thiên Chúa và Khôn Ngoan của Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giê-su thì luôn luôn là thiên về sự sống, chứ không phải chết chóc, thiên về sự tạo dựng, chứ không phải sự hủy diệt, thiên về sự hàn gắn, chứ không phải sự đau khổ. Và trong Tân Ước không có một trang nào mà chúng ta có thể thấy Đức Giê-su tước đoạt bất cứ điều gì của bất cứ người nào. Không ai tìm đến Người với một cái chân đau mà lại phải bị khiêng đi về bởi vì Người đã đánh què luôn cái chân bên kia cho cân bằng. Người có thể đã nổi giận một cách chính đáng với những người buôn bán trong đền thờ, trong câu chuyện mà chúng ta được kể là Người đã đuổi họ ra khỏi đền thờ, nhưng chúng ta đâu có được kể là Người đã vung roi đánh đuổi họ cách vô tội vạ. Đức Giê-su dĩ nhiên là đã đụng độ với những người Pha-ri-sêu, người Xa-đốc, Nhóm Quá Khích, và những kinh sư luật sĩ, nhưng Người không bao giờ thù hận họ. Người đã không xóa sổ họ vì những điều sai trái của họ. Ngay cả những người La-mã, lúc bấy giờ là kẻ thù của dân Ít-ra-en, cũng được đối xử không bằng cách gì khác hơn là bằng sự tôn trọng, và một người La-mã còn được khen ngợi vì đức tin của ông ta nữa. Ngay cả trong thời đại ngày nay, Đức Giê-su đối đầu với chúng ta, thách thức chúng ta, và bảo chúng ta phải vác thập giá của mình và chịu đựng những gánh nặng trong đời mình, nhưng điều đó hoàn toàn khác hẳn với việc nói rằng chính tay Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã gởi thập giá và đã đặt gánh nặng lên vai chúng ta.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, là Ki-tô hữu, chúng ta không tin rằng khi Đức Giê-su hành xử bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu, thì Người chỉ là giả bộ đóng kịch mà thôi, hay đúng ra, chỉ là giả vờ mang một bộ mặt của loài người để che đậy bộ mặt đầy hận thù hung ác của Chúa Cha ở trên trời. Thật vậy, chúng ta tin rằng thấy Đức Giê-su hành xử làm sao thì cũng chính là thấy rõ ràng Thiên Chúa hành xử như vậy, bởi vì “Tự sức mình thì tôi không thể làm được gì cả”, và “Đức Chúa Cha và tôi là một”. Vì thế nếu Đức Giê-su không có ý làm hại chúng ta, thì Thiên Chúa cũng vậy.
Điều này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua hay xem thường những đoạn Tân Ước cứng rắn nói về công lý và phán xét. Tôi tha thiết vững tin vào công lý của Thiên Chúa. Bất kỳ những ai nghiêm túc tin vào sự tự do của ý chí đều phải tin vào công lý của Thiên Chúa. Nhưng cũng nên phân biệt giữa phán xét và kết án. Ngày nay, chúng ta cứ hay nghe người ta nói “chúng ta không nên xét đoán người khác”. Một số người còn thậm chí nghĩ rằng đức tính không-xét-đoán là một đặc tính của Ki-tô hữu, bởi vì, họ cho là, “Đức Giê-su chẳng bao giờ xét đoán ai cả”. Tôi cũng không biết họ đang đọc Thánh Kinh của ai nữa, nhưng chắc chắn đó không phải là Thánh Kinh của thánh Mát-thêu, thánh Mác-cô, thánh Lu-ca, hay thánh Gio-an. Điều quả quyết của họ là một điều sai lầm trong hầu như tất cả mọi khía cạnh. Khi chúng ta nghe người khác nói “đừng xét đoán”, ta có thể đoán chừng ý thật sự mà họ muốn nói là “đừng lên án”, nhưng giữa xét đoán và lên án thì có sự khác xa cả một trời một vực. Làm việc xét đoán có nghĩa là làm một sự lượng định. Không có một trang nào trong Tân Ước mà trong đó Đức Giê-su lại không xét đoán hành động của con người, nhưng Người không bao giờ lên án họ. Người phụ nữ bị kết tội ngoại tình trong đoạn Gio-an 8 là một trong những mẩu chuyện phổ biến nhất khi nói về việc xét đoán / lên án. “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người phụ nữ đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Và Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” Song song với câu chuyện này là việc truyền thống Ki-tô giáo tin rằng một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần là ơn biết suy xét khôn ngoan. Có phải là điều kỳ quặc hay không nếu như Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn biết suy xét khôn ngoan để rồi chúng ta không bao giờ được phép vận dụng ơn đó.
Chính trong ánh sáng của một Đức Giê-su xét đoán nhưng không kết án này, mà tôi đọc về những văn bản thường đầy vẻ tiên báo về công lý của Thiên Chúa. Tôi tin rằng, nếu chúng ta cảm thấy như bị kết án vì những điều ta đã nói hay đã làm, thì đó là vì chúng ta đã tự kết án chính mình, chứ không phải vì Thiên Chúa ra tay trừng phạt chúng ta. Thánh Gio-an bảo rằng ngay cả những khi chúng ta cảm thấy mình bị lạc hướng trong bóng tối của những hành động xấu xa nhất của mình, thì tình yêu cứu chuộc của Đức Ki-tô là luôn luôn dành sẵn cho ta, luôn luôn mời gọi chúng ta bước ra khỏi bóng tối và tiến vào ánh sáng của Người. Việc kết án có thể là đặc quyền của Thiên Chúa mà thôi – Thiên Chúa Đấng trông thấy hết mọi sự, thông biết hết mọi sự, và thương yêu hết mọi người – nhưng cứ theo cung cách của Đức Giê-su, thì sự phán xét của Thiên Chúa sẽ đầy lòng xót thương, bởi vì tất cả mọi sự sẽ được phơi bày, kể cả những bối cảnh và những lý do cho những hành động sai trái của chúng ta.
Tôi muốn kết thúc chương thứ nhất này bằng cách liên kết một câu chuyện với việc chúng ta sai lầm như thế nào khi cứ khăng khăng giữ lấy cái ý tưởng là Thiên Chúa trực tiếp giáng đau khổ, chết chóc và dùng bệnh tật để trừng phạt chúng ta trong cuộc đời ở trần thế này.
Vào năm 1986, tôi được nghe một nhà truyền giáo giảng rằng Thiên Chúa gieo bệnh HIV / AIDS để trừng phạt những người đồng tính luyến ái. Quả thật, nhà truyền giáo đó tuyên bố là, Thiên Chúa giết hại người đồng tính luyến ái vì họ là những kẻ đáng ghê tởm. Điều này có thể là không được các nhà lãnh đạo giáo hội và các tín hữu khác nói thẳng ra như vậy, nhưng lại được diễn tả qua những cung giọng nhẹ nhàng hơn, và cho đến ngày nay vẫn còn được một số người tin. Dĩ nhiên, cái lối bình luận như vậy, thì cho thấy rõ về người bình luận hơn là về Thiên Chúa. Đối với những người này thì có vẻ như tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa là có giới hạn, và sự đồng tính luyến ái đã làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn khoan dung của Thiên Chúa. Lối suy nghĩ này là sai lầm vào thời điểm đó, và cũng sai lầm vào thời điểm hiện tại, không những bởi vì không có ai mà bị đứng ngoài vòng tình yêu và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, mà còn bởi vì có vô số bằng chứng trong Thánh Kinh là Thiên Chúa dành một tình yêu đặc biệt cho những người bị bất cứ xã hội nào ruồng bỏ hay khinh bỉ, hay những người bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Thiên Chúa của chúng ta có vẻ thương nhất là những kẻ tội lỗi. Trong bối cảnh này, thì đó là một sự hoàn toàn chối bỏ những chứng từ trong thánh kinh nếu như chúng ta cứ khư khư cho rằng Thiên Chúa chẳng những ghét bỏ những kẻ, mà do nhiều nguyên do khác nhau, cần đến sự hiện diện của Người nhất, mà Người lại còn tức giận họ đến mức dùng bệnh tật để giết bỏ họ. Đó là Thiên Chúa theo kiểu Nazis.
Nhưng những gì diễn ra kể từ năm 1986 đã thật sự phủ nhận sự phi lý của điều quả quyết vào thời đó. Bi thảm làm sao và xôn xao làm sao, khi tổ chức Liên Hiệp Quốc giờ đây đã báo cáo là 49 phần trăm tổng số những người trên thế giới đang sống với bệnh HIV / AIDS là những phụ nữ và trẻ em ở vùng nam Sahara Phi Châu. Đa số những phụ nữ này đã bị truyền bệnh qua những quan hệ dị tính luyến ái, hoặc đã truyền bệnh cho đứa con họ đang mang trong bụng. Họ đã làm nên nông nỗi gì mà phải bị “trừng phạt” bằng cách này, hay họ chỉ là những kẻ bị lãnh đạn lạc trong cuộc chiến của Thiên Chúa với những người đồng tính? Nếu vậy thì, sự khát máu của Thiên Chúa quả là không có giới hạn gì cả. Số lượng người chết cứ mãi tiếp tục gia tăng.
Có một điều khác biệt lớn lao giữa việc Thiên Chúa để cho sự dữ xảy ra và việc Thiên Chúa giáng những sự dữ đó xuống đầu chúng ta. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào mắt những người đề cao và ủng hộ hình ảnh một Thiên Chúa độc tài và độc ác. Thay cho hình ảnh đó, chúng ta hãy bám víu vào Thiên Chúa, Đấng mà nơi Người không có bóng tối, Đấng được tỏ lộ qua Đức Giê-su Ki-tô người đã dẹp tan tất cả những hình thức chuyên chế tàn bạo, người không những đồng hành với chúng ta trong những cơn đau đớn, khổ ải, chết chóc, và bệnh tật, mà còn đi tìm lại chúng ta trong những lúc ta bị lạc lối mịt mờ phương hướng nhất, và dẫn đưa ta về lại mái gia đình.
_____________________________________
Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta.
Thiên Chúa không trực tiếp giáng xuống hay chủ tâm gây ra đau đớn, chết chóc, khổ sở, và bệnh tật. Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta bằng những sự chẳng lành.
Tôi đã dần dần nhận ra rằng một số người tin vào một Thiên Chúa tàn bạo. Khái niệm hiện đại thông thường về những cá nhân chuyên chế độc tài tàn bạo là họ là những kẻ thống trị độc đoán chuyên duy trì quyền lực của mình bằng cách gieo rắc sợ hãi, chết chóc, tra tấn, và đàn áp. Cũng dễ hiểu, vì đa số quần chúng không dám phản kháng nhà độc tài, không những chỉ vì nỗi khiếp sợ của họ, mà còn vì công việc chính của họ chỉ là cố gắng tồn tại dưới chế độ độc tài đó.
Những người viết thư cho tôi và bảo rằng chị tôi phải bị Thiên Chúa trừng phạt vì những tội lỗi của chị hay vì đó là cách để chị xứng đáng được hưởng thiên đàng, đều tin vào một Thiên Chúa độc tài tàn bạo. Chị Tracey vẫn luôn là một trong số những người tốt lành và quảng đại nhất mà tôi từng biết. Cái ý tưởng cho rằng cuộc đời là chỉ nhằm tồn tại dưới chế độ độc tài đó thật ra lại rất phổ biến trong sự tưởng tượng của đại chúng, phổ biến đến mức chúng ta khó mà tin được. Ý tưởng đó chỉ lộ bộ mặt xấu xa của nó khi chúng ta lỡ làm hoặc lỡ nói điều gì mà đáng lẽ chúng ta không nên làm hay nói, và rồi nó làm ta bị vấp chân té ngã. Ta có thể nghĩ rằng Thiên Chúa chắc hẳn là đang tức thời giáng xuống một cú đánh để cho chúng ta tỉnh thức. Ý tưởng này cho rằng Thiên Chúa chỉ khoan thứ những hành vi sai trái đến một mức nào đó mà thôi, nhưng sau mức đó thì phải ra tay chấm dứt những sự lộn xộn bằng cách nhắc cho chúng ta nhớ ai là chủ nhân uy quyền ở đây. Vấp chân té ngã là một chuyện, nhưng bị bại liệt toàn thân lại là một chuyện hoàn toàn khác hẳn.
Ý tưởng này ẩn núp phía sau những lá thư dây chuyền từng gây xáo trộn một thời, những thư này mang lốt là “lời hướng dẫn cầu nguyện” với thánh Jude, “hy vọng cho người tuyệt vọng”, theo đó nếu như chúng ta thực hành đúng y như những chỉ thị vô lý đó, thì Thiên Chúa sẽ ban những điều mà ta xin. Nếu như lời cầu xin của chúng ta không được nhậm lời, thì có nghĩa là chúng ta chắc hẳn đã bỏ sót một bước nào đó, và đôi khi lá thư dây chuyền đó còn đe dọa là bất cứ những gì làm sai lệch với toa đã kê thì sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt từ cơn giận của Thiên Chúa. Đa số chúng ta không xem trọng những điều này chi cả; mà chúng ta cũng không nên xem trọng những điều này, bởi vì nó biến Thiên Chúa thành một loại chủ nhân gánh xiệc, trong tay vung vẩy cái roi thần thông để khiến chúng ta nhảy xuyên qua mấy cái vòng mà làm xiếc. Và trong một sự mâu thuẫn kỳ quặc nhất, nó cũng có thể có nghĩa là chúng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ nhảy bật lên và sẽ hành động theo ý ta muốn một khi ta đã hoàn thành những đòi hỏi của cái lá thư dây chuyền đó. Xin nói rõ ở đây, chúng ta không cần phải viết ra lời cầu nguyện tới chín lần và đem đặt lời nguyện đó ở chín nhà thờ khác nhau, hay phải chuyển email đó cho chín người thì Thiên Chúa mới lắng nghe lời ta xin, hoặc mới tận tâm cứu xét lời cầu xin của ta.
Một số người nói rằng cái ý tưởng một Thiên Chúa trực tiếp hay chủ tâm giáng xuống những điều đau đớn, chết chóc, khổ ải, và bệnh tật chính là “hình ảnh Thiên Chúa trong Cựu Ước”. Mặc dù tất cả chúng ta đều biết có những đoạn trong Cựu Ước đã nhấn mạnh hình ảnh đó – chẳng hạn như đầu trẻ thơ bị dập vào đá, kẻ thù bị tiêu diệt tan tành, và Thiên Chúa xuống tay giết hại tất cả các trưởng nam trong cả một quốc gia – nhưng nếu nhìn theo tổng thể dưới sự hiểu biết rõ ràng và cân nhắc cẩn thận về phong tục thời xưa, thì Cựu Ước là một bài trường ca phức tạp về tình yêu cứu chuộc, và về việc Thiên Chúa muốn chúng ta được sống, chứ không phải chết.
Thiên Chúa trong hình ảnh một kẻ độc tài là một giải đáp đầy sợ hãi nhưng gọn ghẽ cho những nỗi đau đớn sâu thẳm trong cuộc đời một số người. Sự khổ ải phải từ một nơi nào đó mà đến chứ, và mỗi khi có người vô tội bị đau khổ, thì những người khác kết luận là sự đau khổ là do Thiên Chúa trực tiếp giáng xuống. Tôi dùng chữ trực tiếp ở đây một cách cố ý. Tôi tin là Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm một phần nào về những sự dữ luân lý và thể lý trên thế giới, nhưng chỉ gián tiếp mà thôi. Tôi tưởng tượng là Thiên Chúa lẽ ra đã có thể tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới này, nhưng tôi không thể đoan chắc cho lắm. Nếu như Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta một khả năng có ý chí tự do, thậm chí tự do đến mức chúng ta có thể chối bỏ Thiên Chúa, và nếu như chính vì sự tự do này mà chúng ta chọn lựa những điều tai hại, thì có lẽ thế giới này tốt đẹp được như vậy là cùng. Dù sao đi nữa, thì chúng ta phải sống trong thế giới này như thực tại của nó.
Do đó tôi bác bỏ khái niệm Thiên Chúa là một kẻ thống trị độc đoán chuyên duy trì quyền lực của mình bằng cách gieo rắc sợ hãi, chết chóc, tra tấn, và đàn áp, chính yếu là vì tôi không thể thấy những điều này nơi con người và nơi hành động của Đức Giê-su, mà cũng vì tôi không thể nào mà thật lòng yêu mến một Thiên Chúa như vậy. Đảo ngược lời của thánh Gio-an trong 1 Ga 1, “lòng sợ hãi giết chết tình yêu”, tôi muốn có “lòng kính sợ Thiên Chúa” trong ý nghĩa cổ điển nhất là biết tỏ lòng tôn kính trước Thánh Nhan Thiên Chúa, biết ngưỡng phục sự hiện diện và những kỳ công do Thiên Chúa tạo dựng, nhưng tôi cũng muốn đáp trả tình yêu của Thiên Chúa bằng cách dâng lại tình yêu của tôi. Và để làm được như vậy thì tôi không thể bị sợ hãi.
Tôi tin rằng, không thể nào mà có bất cứ ai trong chúng ta lại có thể thật lòng yêu mến một Thiên Chúa mà ta thật sự tin là sẽ giết hại con cái chúng ta, giáng bệnh ung thư cho chúng ta, làm cho chúng ta bị vô sinh, và dàn dựng tai nạn xe cộ để trả đũa chúng ta. Ngay cả trong ý nghĩa của những điều này, thì Thiên Chúa có vẻ như là một ông thần tầm thường, một kẻ độc tài nhỏ mọn, một kẻ có lẽ là cần phải theo học một khóa dạy kềm chế cơn nóng giận để may ra biết cách hướng những nguồn cảm xúc tức giận dữ dội đó vào những gì có tính xây dựng, thay vì hủy diệt. Hơn nữa, nếu như Thiên Chúa chủ tâm giáng tai họa xuống đầu chúng ta, thì bạn phải nghĩ là Người sẽ bắt đầu từ những kẻ tội lỗi tệ hại nhất mới phải chứ, nhưng mà sự thật thì hình như không bao giờ là như vậy.
Vâng, tại sao tôi có thể quả quyết như vậy là Thiên Chúa tự bản chất không phải là hủy diệt giết chóc? Trước hết, trong câu 1 Ga 1:5 chúng ta được bảo rằng “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.” Tôi không muốn bị kết án là mắc bệnh “sính trích dẫn” – một loại bệnh tôn giáo mà một số Ki-tô hữu mắc phải, khi họ nghĩ rằng chỉ cần dùng một đoạn thánh kinh đơn lẻ trông có vẻ như phù hợp với lập luận của họ là họ có thể thắng cuộc tranh luận. Nếu đọc trong toàn bộ bối cảnh, thì đoạn 1 Ga 1:5 thật ra là một bài giảng về ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa đang bừng tỏ nơi Đức Giê-su và qua Đức Giê-su. Có thể là được viết cho giáo hội ở Ê-phê-sô vào hậu bán thế kỷ thứ nhất, đoạn này có vẻ là một phản biện đối với một tà thuyết vào thời đó, rằng Đức Giê-su chỉ là một hữu thể tâm linh hơn là một hữu thể bằng xương bằng thịt. Thánh Gio-an đã phải vất vả mà giải thích cho dân chúng rằng Đức Giê-su là ánh sáng của Thiên Chúa nơi trần gian qua tình yêu tận hiến của Người cho chúng ta, và rằng những ai muốn bước đi trong ánh sáng này thì phải thương yêu tha nhân như Đức Giê-su đã thương yêu chúng ta.
Trong bối cảnh này, chúng ta có thể thấy tại sao mà căn bệnh ung thư, tai nạn xe cộ, cái chết của con cái, bị góa chồng hay bị mất bất cứ những ai mà ta thương yêu, là những điều thuộc về bóng tối – những điều mà không thể nào có một chỗ đứng nơi Thiên Chúa. Chúng không thể nào là một phần trong những vũ khí đạn dược mà Thiên Chúa dùng để thử thách chúng ta, để gieo rắc đau khổ cho chúng ta hầu xem coi chúng ta chịu đựng ra sao. Chúng ta được thánh Phao-lô và các vị tác giả Tân Ước khác bảo đi bảo lại là sự chết chóc và sự hủy diệt là hậu quả của sự rối loạn trật tự, vì thế chúng không thể nào là một phần của chính sự sáng, hay của tình yêu thuần khiết. Cái lối suy nghĩ cho rằng bóng tối thật sự có ngự trị nơi Thiên Chúa đã ăn lan vào những cuộc đối thoại hằng ngày của chúng ta. Cứ nghĩ xem chúng ta đã từng nghe biết bao nhiêu lần những câu đại loại như: “Thôi, canh bạc cuộc đời tôi là như thế, nay tôi chỉ có cách chịu như vậy thôi”. Đôi khi thì “canh bạc đó” bao gồm cái chết của một người thân yêu, lớn lên trong một gia đình đổ vỡ hay bất hòa, hay mang trọng bệnh trong người. Trong bất cứ trường hợp nào, thì sự so sánh cuộc đời như một canh bạc đều có những điều hạn chế, thế nhưng tôi lại thích tìm hiểu xem những tín hữu Ki-tô giáo khi dùng sự so sánh này thì họ nghĩ ai là người chủ sòng đang chia bài trong canh bạc. Trong hầu hết mọi trường hợp đó chính là Thiên Chúa, ở đây được cho là đang chủ động chia những lá bài xấu cho những người chơi bài không may mắn và không nghi ngờ chi cả trong cái ván bài đầy những chuyện ngẫu nhiên của cuộc đời. Nếu như chúng ta phải dùng tới lối so sánh này, thì ít nhất chúng ta có thể nói rằng cuộc đời mới chính là người chia bài và cuộc đời có nhiều sự tình cờ hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể dám tưởng tượng ra. Nhưng thật đáng mừng là, thay vì thấy rằng Thiên Chúa đang ngồi trong chiếc ghế của người chia bài, Người thật ra đang ở về phía chúng ta, với tất cả những ý nghĩa của câu này, Người đang đồng hành với chúng ta trong canh bạc cuộc đời.
Lý do thứ hai khiến tôi vững tâm như vậy về việc Thiên Chúa tự bản chất không phải là giết chóc, là chúng ta biết rõ bản chất và hành động của Đức Giê-su. Mặc cho những hình ảnh khác nhau về Thiên Chúa trong Cựu Ước, chúng ta là một dân của lời giao ước mới, và do đó chúng ta giải thích Thiên Chúa của Cựu Ước trong ánh sáng của Tân Ước. Trong Thánh Kinh chúng ta thấy Lời của Thiên Chúa và Khôn Ngoan của Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giê-su thì luôn luôn là thiên về sự sống, chứ không phải chết chóc, thiên về sự tạo dựng, chứ không phải sự hủy diệt, thiên về sự hàn gắn, chứ không phải sự đau khổ. Và trong Tân Ước không có một trang nào mà chúng ta có thể thấy Đức Giê-su tước đoạt bất cứ điều gì của bất cứ người nào. Không ai tìm đến Người với một cái chân đau mà lại phải bị khiêng đi về bởi vì Người đã đánh què luôn cái chân bên kia cho cân bằng. Người có thể đã nổi giận một cách chính đáng với những người buôn bán trong đền thờ, trong câu chuyện mà chúng ta được kể là Người đã đuổi họ ra khỏi đền thờ, nhưng chúng ta đâu có được kể là Người đã vung roi đánh đuổi họ cách vô tội vạ. Đức Giê-su dĩ nhiên là đã đụng độ với những người Pha-ri-sêu, người Xa-đốc, Nhóm Quá Khích, và những kinh sư luật sĩ, nhưng Người không bao giờ thù hận họ. Người đã không xóa sổ họ vì những điều sai trái của họ. Ngay cả những người La-mã, lúc bấy giờ là kẻ thù của dân Ít-ra-en, cũng được đối xử không bằng cách gì khác hơn là bằng sự tôn trọng, và một người La-mã còn được khen ngợi vì đức tin của ông ta nữa. Ngay cả trong thời đại ngày nay, Đức Giê-su đối đầu với chúng ta, thách thức chúng ta, và bảo chúng ta phải vác thập giá của mình và chịu đựng những gánh nặng trong đời mình, nhưng điều đó hoàn toàn khác hẳn với việc nói rằng chính tay Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã gởi thập giá và đã đặt gánh nặng lên vai chúng ta.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, là Ki-tô hữu, chúng ta không tin rằng khi Đức Giê-su hành xử bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu, thì Người chỉ là giả bộ đóng kịch mà thôi, hay đúng ra, chỉ là giả vờ mang một bộ mặt của loài người để che đậy bộ mặt đầy hận thù hung ác của Chúa Cha ở trên trời. Thật vậy, chúng ta tin rằng thấy Đức Giê-su hành xử làm sao thì cũng chính là thấy rõ ràng Thiên Chúa hành xử như vậy, bởi vì “Tự sức mình thì tôi không thể làm được gì cả”, và “Đức Chúa Cha và tôi là một”. Vì thế nếu Đức Giê-su không có ý làm hại chúng ta, thì Thiên Chúa cũng vậy.
Điều này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua hay xem thường những đoạn Tân Ước cứng rắn nói về công lý và phán xét. Tôi tha thiết vững tin vào công lý của Thiên Chúa. Bất kỳ những ai nghiêm túc tin vào sự tự do của ý chí đều phải tin vào công lý của Thiên Chúa. Nhưng cũng nên phân biệt giữa phán xét và kết án. Ngày nay, chúng ta cứ hay nghe người ta nói “chúng ta không nên xét đoán người khác”. Một số người còn thậm chí nghĩ rằng đức tính không-xét-đoán là một đặc tính của Ki-tô hữu, bởi vì, họ cho là, “Đức Giê-su chẳng bao giờ xét đoán ai cả”. Tôi cũng không biết họ đang đọc Thánh Kinh của ai nữa, nhưng chắc chắn đó không phải là Thánh Kinh của thánh Mát-thêu, thánh Mác-cô, thánh Lu-ca, hay thánh Gio-an. Điều quả quyết của họ là một điều sai lầm trong hầu như tất cả mọi khía cạnh. Khi chúng ta nghe người khác nói “đừng xét đoán”, ta có thể đoán chừng ý thật sự mà họ muốn nói là “đừng lên án”, nhưng giữa xét đoán và lên án thì có sự khác xa cả một trời một vực. Làm việc xét đoán có nghĩa là làm một sự lượng định. Không có một trang nào trong Tân Ước mà trong đó Đức Giê-su lại không xét đoán hành động của con người, nhưng Người không bao giờ lên án họ. Người phụ nữ bị kết tội ngoại tình trong đoạn Gio-an 8 là một trong những mẩu chuyện phổ biến nhất khi nói về việc xét đoán / lên án. “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người phụ nữ đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Và Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” Song song với câu chuyện này là việc truyền thống Ki-tô giáo tin rằng một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần là ơn biết suy xét khôn ngoan. Có phải là điều kỳ quặc hay không nếu như Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn biết suy xét khôn ngoan để rồi chúng ta không bao giờ được phép vận dụng ơn đó.
Chính trong ánh sáng của một Đức Giê-su xét đoán nhưng không kết án này, mà tôi đọc về những văn bản thường đầy vẻ tiên báo về công lý của Thiên Chúa. Tôi tin rằng, nếu chúng ta cảm thấy như bị kết án vì những điều ta đã nói hay đã làm, thì đó là vì chúng ta đã tự kết án chính mình, chứ không phải vì Thiên Chúa ra tay trừng phạt chúng ta. Thánh Gio-an bảo rằng ngay cả những khi chúng ta cảm thấy mình bị lạc hướng trong bóng tối của những hành động xấu xa nhất của mình, thì tình yêu cứu chuộc của Đức Ki-tô là luôn luôn dành sẵn cho ta, luôn luôn mời gọi chúng ta bước ra khỏi bóng tối và tiến vào ánh sáng của Người. Việc kết án có thể là đặc quyền của Thiên Chúa mà thôi – Thiên Chúa Đấng trông thấy hết mọi sự, thông biết hết mọi sự, và thương yêu hết mọi người – nhưng cứ theo cung cách của Đức Giê-su, thì sự phán xét của Thiên Chúa sẽ đầy lòng xót thương, bởi vì tất cả mọi sự sẽ được phơi bày, kể cả những bối cảnh và những lý do cho những hành động sai trái của chúng ta.
Tôi muốn kết thúc chương thứ nhất này bằng cách liên kết một câu chuyện với việc chúng ta sai lầm như thế nào khi cứ khăng khăng giữ lấy cái ý tưởng là Thiên Chúa trực tiếp giáng đau khổ, chết chóc và dùng bệnh tật để trừng phạt chúng ta trong cuộc đời ở trần thế này.
Vào năm 1986, tôi được nghe một nhà truyền giáo giảng rằng Thiên Chúa gieo bệnh HIV / AIDS để trừng phạt những người đồng tính luyến ái. Quả thật, nhà truyền giáo đó tuyên bố là, Thiên Chúa giết hại người đồng tính luyến ái vì họ là những kẻ đáng ghê tởm. Điều này có thể là không được các nhà lãnh đạo giáo hội và các tín hữu khác nói thẳng ra như vậy, nhưng lại được diễn tả qua những cung giọng nhẹ nhàng hơn, và cho đến ngày nay vẫn còn được một số người tin. Dĩ nhiên, cái lối bình luận như vậy, thì cho thấy rõ về người bình luận hơn là về Thiên Chúa. Đối với những người này thì có vẻ như tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa là có giới hạn, và sự đồng tính luyến ái đã làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn khoan dung của Thiên Chúa. Lối suy nghĩ này là sai lầm vào thời điểm đó, và cũng sai lầm vào thời điểm hiện tại, không những bởi vì không có ai mà bị đứng ngoài vòng tình yêu và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, mà còn bởi vì có vô số bằng chứng trong Thánh Kinh là Thiên Chúa dành một tình yêu đặc biệt cho những người bị bất cứ xã hội nào ruồng bỏ hay khinh bỉ, hay những người bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Thiên Chúa của chúng ta có vẻ thương nhất là những kẻ tội lỗi. Trong bối cảnh này, thì đó là một sự hoàn toàn chối bỏ những chứng từ trong thánh kinh nếu như chúng ta cứ khư khư cho rằng Thiên Chúa chẳng những ghét bỏ những kẻ, mà do nhiều nguyên do khác nhau, cần đến sự hiện diện của Người nhất, mà Người lại còn tức giận họ đến mức dùng bệnh tật để giết bỏ họ. Đó là Thiên Chúa theo kiểu Nazis.
Nhưng những gì diễn ra kể từ năm 1986 đã thật sự phủ nhận sự phi lý của điều quả quyết vào thời đó. Bi thảm làm sao và xôn xao làm sao, khi tổ chức Liên Hiệp Quốc giờ đây đã báo cáo là 49 phần trăm tổng số những người trên thế giới đang sống với bệnh HIV / AIDS là những phụ nữ và trẻ em ở vùng nam Sahara Phi Châu. Đa số những phụ nữ này đã bị truyền bệnh qua những quan hệ dị tính luyến ái, hoặc đã truyền bệnh cho đứa con họ đang mang trong bụng. Họ đã làm nên nông nỗi gì mà phải bị “trừng phạt” bằng cách này, hay họ chỉ là những kẻ bị lãnh đạn lạc trong cuộc chiến của Thiên Chúa với những người đồng tính? Nếu vậy thì, sự khát máu của Thiên Chúa quả là không có giới hạn gì cả. Số lượng người chết cứ mãi tiếp tục gia tăng.
Có một điều khác biệt lớn lao giữa việc Thiên Chúa để cho sự dữ xảy ra và việc Thiên Chúa giáng những sự dữ đó xuống đầu chúng ta. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào mắt những người đề cao và ủng hộ hình ảnh một Thiên Chúa độc tài và độc ác. Thay cho hình ảnh đó, chúng ta hãy bám víu vào Thiên Chúa, Đấng mà nơi Người không có bóng tối, Đấng được tỏ lộ qua Đức Giê-su Ki-tô người đã dẹp tan tất cả những hình thức chuyên chế tàn bạo, người không những đồng hành với chúng ta trong những cơn đau đớn, khổ ải, chết chóc, và bệnh tật, mà còn đi tìm lại chúng ta trong những lúc ta bị lạc lối mịt mờ phương hướng nhất, và dẫn đưa ta về lại mái gia đình.
Tuesday, 22 March 2011
Lm Richard leonard sj: Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào?
Nguyên tác Anh ngữ:
Where The Hell Is God
By Fr. Richard Leonard, SJ
Bản Việt ngữ:
do Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn dịch
Để tìm hiểu khổ đau,
và để thông phần đau khổ với các nạn nhân
trong trận động đất và sóng thần kinh hoàng
vừa xảy ra ở Nhật vào ngày 11.Mar.2011.
Để nhớ về một người bạn từng trải qua một tai nạn xe cộ.
Để nhớ về một người bạn của một người bạn đã từng trải qua bệnh bại liệt.
Để nhớ Annie.
Và cũng để dâng lời tạ ơn Chúa đã cho con được hồi phục sau tai nạn của con.
Cảm ơn chú Mai Tá đã gởi công việc này cho con.
* Tài liệu này dùng bản dịch Thánh Kinh của
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
** Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng với trình độ hạn hẹp,
bản Việt ngữ này chắc chắn không tránh khỏi sai sót.
Mọi góp ý hay sửa đổi xin gởi về
hanhmynguyen@gmail.com
Chân thành cảm ơn.
Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn
14.Mar.2011 – dd.mmm.yyyy
Mục lục
Lời Giới Thiệu – Lm. James Martin, SJ 4
Lời Mở Đầu 6
Chương 1 12
Chương 2 17
Chương 3 22
Chương 4 30
Chương 5 xx
Chương 6 xx
Chương 7 xx
Kết xx
Bibliography xx
Lời Giới Thiệu
Lm. James Martin, SJ
Tôi đã mong đợi từ bao nhiêu năm qua mới được đọc một quyển sách như thế này.
Thật không phải là quá lời khi nói rằng quyển Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? có thể sẽ thay đổi cách bạn nhìn cuộc đời mình. Đây là một quyển sách - như tác giả Richard Leonard có trình bày ngay trong những trang đầu - không phải nhằm mục đích lý giải theo kiểu hàn lâm viện về thần học của sự đau khổ, nhưng là một lời mời gọi chân thành đến những ai đã từng nếm mùi đau khổ trong cuộc đời – có nghĩa là, tất cả mọi người.
Anh bạn Richard Leonard của tôi là một trong những tu sĩ Dòng Tên xuất sắc nhất mà tôi được biết. Vừa có kiến thức sâu rộng, có khả năng diễn đạt rành mạch, đầy lòng trắc ẩn, và có khi vô cùng hài hước, anh Richard còn là một trong những người làm việc cần mẫn nhất. Ngoài việc sống một cuộc đời vô cùng bận rộn của một linh mục (với tất cả những tác vụ của vai trò linh mục), anh còn là một thầy giáo, một nhà văn, một giảng sư đại học. Những ai chỉ biết anh trong vai trò thầy giáo có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy anh là một linh mục thuyết giảng tài ba như thế nào trong một Thánh Lễ Chúa Nhật đầy ắp người. Còn những ai chỉ biết anh trong vai trò linh mục có thể sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra anh đã viết với những kỹ năng sắc sảo như thế nào về lãnh vực chuyên môn của anh, lãnh vực điện ảnh. (Vâng, cũng như nhiều vị học giả Dòng Tên khác, anh có bằng Tiến Sĩ). Và những ai biết về những công việc chuyên môn của anh trong ngành giáo dục thì có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng anh là một giảng sư hùng hồn như thế nào, một giảng sư luôn luôn có nhiều lời mời thỉnh giảng – từ Melbourne tới London tới Rome cho tới Los Angeles – để thuyết giảng về thật nhiều đề tài khác nhau.
Nhưng có một điều mà hầu hết mọi người đều không biết, đó là việc gia đình anh đã trải qua nhiều nỗi đau khổ sâu sắc, những nỗi đau khổ mà bạn sắp được đọc trong quyển sách này đây. Và chính đau khổ - những sự đau khổ khủng khiếp, dữ dội, cùng cực – đã thay đổi gia đình anh và thay đổi chính bản thân anh Richard. Đọc những hồi tưởng về giai đoạn đó trong cuộc đời anh sẽ thay đổi chính bản thân bạn.
Có phải câu vừa rồi có vẻ quá lố hay chăng? Thưa không. Bởi vì quyển sách này tìm hiểu vấn nạn muôn thưở của loài người: “Tại sao chúng ta bị đau khổ?”, và tìm hiểu một cách độc đáo.
Phần lớn những thảo luận về đề tài hóc búa này thường áp dụng một trong hai phương cách. Cách thứ nhất là từ một quan điểm thần học, thường là do một nhà thần học là tác giả. Nhiều quan điểm trong Cựu Ước và Tân Ước được cân nhắc cẩn thận, và câu hỏi xưa như trái đất là làm sao mà Thiên Chúa nhân lành lại có thể để xảy ra sự đau khổ được tìm hiểu kỹ lưỡng dưới ánh sáng những văn bản của các vị thánh và các nhà thần học Công Giáo. Cách thứ nhì là từ kinh nghiệm, và tác giả thường là một người nào đó ngoài giới học giả. Tác giả đó diễn tả chi tiết câu chuyện đau khổ của chính bản thân mình, hoặc sự đau khổ của một người thân yêu, hồi tưởng lại những điều đã học hỏi được từ trải nghiệm đó, và rút ra những kinh nghiệm và những bài học hầu độc giả. Quyển Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? kết hợp một cách nhuần nhuyễn cả hai phương cách này, bởi vì anh Richard không những chỉ là một nhà thần học lỗi lạc, mà còn là người đã từng nếm trải kinh nghiệm của một sự đau khổ thay đổi cả cuộc đời.
Trong những trang sắp tới đây bạn sẽ thấy anh Richard bác bỏ những giải đáp “dễ dãi” –những sự tầm thường mà các tín hữu tốt bụng cứ hay áp đặt lên nạn nhân đau khổ, nhưng điều đó thường gây tai hại nhiều hơn là đem lại điều tốt lành. Ngay cả những tín hữu sốt sắng nhất cũng phải thối lui, và nên thối lui, trước những cái vỗ về vô nghĩa đối với sự huyền bí bao la của sự đau khổ.
Ví dụ như, khi bà tôi đang ở trong viện dưỡng lão, một trong những người bạn của bà ở viện dưỡng lão là một sơ Công Giáo lớn tuổi đang phải chịu đựng nhiều nỗi đau đớn. Một hôm, vị bề trên của sơ đến thăm sơ.
“Ôi, con đang bị đau quá”, sơ nói với vị bề trên.
“Sơ cứ nghĩ đến Chúa Giê-su trên Thập Giá”, vị bề trên trả lời.
“Nhưng mà Chúa Giê-su ở trên Thập Giá chỉ có ba tiếng thôi”, sơ buồn bã đáp lại.
Mặc dù thì dần dần bà sơ đó có thể sẽ tìm được niềm an ủi nơi sự đồng hành của một Đức Giê-su người từng biết mùi đau khổ, nhưng câu trả lời dễ dãi của vị bề trên thật chẳng giúp ích được gì cả.
Tác giả Richard Leonard biết rằng mặc dù nhiều quan niệm truyền thống có thể là đúng, nhưng mỗi một tín hữu cần phải tự đích thân mình tìm hiểu và khám phá những điều huyền bí của đau khổ, và phải tìm ra ý nghĩa cho bản thân mình giữa những cơn đau đớn, trong sự đồng hành với Thiên Chúa đấng cùng chịu đau khổ với chúng ta. Và tác giả giúp độc giả làm điều đó qua quyển sách mới xuất sắc này. Trong sự vật vã với đau khổ của chính anh, được trình bày một cách thẳng thắn và trung thực, trong việc đào sâu sự tìm hiểu về đau khổ theo các quan niệm truyền thống một cách không hề sợ hãi, tác giả dẫn dắt chúng ta vượt qua những thung lũng tối tăm đến một nơi tràn đầy ánh sáng.
Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? Thưa ở ngay đây, trong những trang của quyển sách này - những trang sách sẽ giúp bạn tìm thấy Thiên Chúa ngay cả trong những chặng đường khó khăn nhất trong đời bạn.
_______________
Lm. JAMES MARTIN, SJ, là tác giả các quyển My Life with the Saints, Becoming Who You Are, và The Jesuit Guide to (Almost) Everything.
Lời Mở Đầu
Hầu hết các quyển sách triết học hay thần học về đề tài làm sao có thể tìm thấy Thiên Chúa, hoặc biết tìm Thiên Chúa ở đâu trong những cảnh đau khổ của con người thường có khuynh hướng khá thiên về lý thuyết, học thuật. Tôi nghĩ rằng những quyển sách đó vô cùng quan trọng, ngay cả khi tôi không đồng ý với những lập luận hay kết luận trong sách. Tôi cũng nhận thấy những bước tiến về trí năng mà những quyển sách đó đã đạt được là có phần nào hữu ích trong việc phân tích bất cứ điều gì ngoại trừ việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Mặc dù tôi hy vọng trong sách này có những lập luận thông minh, nhưng quyển sách này không nhằm mục đích nói về lý thuyết. Tôi sẽ không đem ra xào lại những khía cạnh trong nhiều lập luận khả kính về sự đào sâu suy nghĩ trong lãnh vực mà ngày nay chúng ta gọi là theodicy – một ngành của khoa thần học chuyên bênh vực sự tốt lành và công lý của Thiên Chúa trước sự hiện diện của sự dữ. Quyển sách này ra đời từ kinh nghiệm, từ những trải nghiệm thực tế của tôi khi vật vã với một thảm kịch của gia đình, một thảm kịch đã bắt buộc tôi phải đương đầu với những câu hỏi nền tảng về việc giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân hậu khi đối diện với sự dữ. Tôi không muốn nhận công lao chi nhiều cho quyển sách này. Đây thật ra là thuộc về một lãnh vực được gọi là thần học suy diễn. Trải bao nhiêu thế kỷ qua, những khối óc vĩ đại hơn bộ óc của tôi đã từng nghiền ngẫm suy tư những câu hỏi này và đã đạt tới những kết luận khác nhau. Tôi vui mừng về điều đó. Nhưng vấn đề là khi mà tôi cần đến sự soi sáng hướng dẫn từ những khối óc đó nhất, thì tôi lại thấy những giải đáp của họ không đủ thỏa đáng. Tôi không trách họ. Đa số những người đó đã không có được lợi điểm của những nghiên cứu đương đại về thánh kinh, thần học, khoa học, và tâm lý học để giúp họ một tay.
Ngay cả Giáo Hội nữa, Giáo Hội cũng biết là mình không thể nào quả quyết khẳng định về những vấn đề này, bởi vì khi nào mà chúng ta còn chưa xuống mồ, thì đơn giản là chúng ta không thể biết Thiên Chúa đặt ở đâu, hay làm sao có thể đặt chung Thiên Chúa trong sự đau khổ của con người. Vì vậy, tôi không cho là sách của tôi có giá trị gì hơn là giúp tôi giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân ái trong giai đoạn mà tôi phải đi qua “thung lũng đầy nước mắt” trong “bóng tối sự chết”.
Có thể cách tốt nhất để mạo hiểm lần bước vào lãnh địa này là qua một câu chuyện. Như bà Elie Wiesel, một nạn nhân sống sót trong lò sát sinh Holocaust của Đức Quốc Xã, đã nói: “Bạn muốn biết về vương quốc bóng tối ư? Không có cách gì để diễn tả vương quốc bóng tối. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện ... Bạn muốn biết về sự mong manh của trái tim con người ư? Không có cách gì để diễn tả sự mong manh của trái tim con người. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện ... Bạn muốn được nghe diễn tả về điều không thể diễn tả ư? Không có cách gì để diễn tả điều không thể diễn tả. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện.”
Vậy tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện.
Vào buổi sáng sớm ngày sinh nhật 25 tuổi của tôi, cha bề trên Dòng Tên ở nhà dòng mà tôi đang sống lúc đó đến giường lay tôi dậy vào bảo rằng có mẹ tôi đang chờ điện thoại. Gia đình tôi không có thói quen biểu lộ tình cảm ra ngoài. Chúng tôi không có thói quen gọi điện thoại cho nhau vào lúc rạng đông của ngày sinh nhật để chúc mừng sinh nhật nhau, nhưng khi nghe giọng của Mẹ, tôi biết ngay đây không phải là một cú điện thoại chúc mừng sinh nhật. “Chị con vừa mới bị tai nạn xe, mẹ phải đi Darwin ngay lập tức. Mẹ hy vọng là con có thể cùng đi với mẹ”. Chị tôi, Tracey, đã học nghề y tá sau khi hoàn tất chương trình trung học, và chỉ vài tháng sau khi ra trường chị đã sang Calcutta làm việc trong Nhà Dành Cho Người Hấp Hối ở Kalighat, sáng lập đầu tiên của Mẹ Tê-rê-sa. Sau sáu tháng chị trở về nhà để chăm sóc cho mẹ tôi, lúc đó không được khỏe, nhưng sau đó chị lại trở sang Ấn Độ. Mười tám tháng sau, chính phủ Ấn Độ từ chối gia hạn visa cho chị bởi vì chị chỉ là thiện nguyện viên, cho nên chị trở về Úc và vào làm việc với các sơ Dòng Đức Mẹ Thánh Tâm để giúp điều hành một trung tâm y tế dành cho người thổ dân Aboriginies ở một vùng mà lúc đó được gọi là Port Keats, nhưng nay được gọi bằng tên truyền thống của thổ dân là Wadeye. Chị tôi là một cô gái trẻ, đầy sức sống, và đầy năng lực. Chị rất vui với cộng đồng ở Port Keats không kém chi những ngày ở Ấn Độ.
Hôm trước ngày sinh nhật của tôi một hôm, chị Tracey phải đi giúp thay chỗ cho một y tá địa phương ở một thị trấn vùng sâu khác, gọi là thị trấn Adelaide River. Đó là một cộng đồng nhỏ bé người Aboriginies, da trắng, cách thủ phủ Darwin của Northern Territory khoảng một giờ về phía nam. Điều xảy ra kế tiếp là câu chuyện của chị Tracey, vậy tôi sẽ để chị kể lại theo như quyển sách của chị, “Toàn Bộ Tai Ương”.
“... Vào lúc sắp xong công việc của tôi ở Adelaide River, tôi lái xe trở lại Port Keats để nghỉ cuối tuần. Tôi chở theo Margaret, vợ của một người thợ sửa ống nước, cùng với ba đứa con của chị, vì xe chị ấy không đủ mạnh để chạy trên đường đất. Chúng tôi có một dịp cuối tuần thật vui vẻ. Trên đường quay lại, lúc gần tới Adelaide River thì chiếc xe của tôi ho mấy tiếng rồi chết máy. May mắn làm sao, chỉ một lúc không lâu sau đó có hai chiếc xe khác đi ngang qua, và họ nhận lời giúp kéo xe chúng tôi vào thị trấn.
“Chúng tôi đã nối dây đâu vào đó để kéo xe và đã bắt đầu khởi hành, nhưng trước khi tôi kịp nhận ra điều gì đã xảy ra, tôi thấy mình đang cán qua sợi dây kéo và xe tôi lạng về phía bên trái. Tôi nắm chặt tay lái để giảm bớt độ sốc khi xe đâm vào một cái cây nhỏ phía trước, và điều kế tiếp tôi nhận ra là nguyên cả chiếc xe đã bị lật úp, khiến tôi không biết chắc là mình đang nằm ở chiều nào. Tôi không thể cử động gì cả, và cảm thấy như là cả cái nóc chiếc xe đang đè xuống đầu tôi. Tuy vậy miệng và não tôi vẫn còn hoạt động, và một khi tôi xác định được là mấy đứa trẻ không bị gì và Margaret thì bị thương không nặng lắm, thì tôi cảm thấy trút được cả một gánh lo. Những người Samari nhân hậu đã nhận lời giúp kéo xe chúng tôi thì cuống quýt cả lên; một người trong số họ cúi xuống ghé tai tôi bảo rằng họ sẽ chạy vào thị trấn Adelaide River để tìm y tá. ‘Chính tôi là con nhỏ y tá khốn khổ đó đây’, tôi đáp lại, và chỉ đường cho ông ta đến địa chỉ mà người y tá thường trực ở đó vừa mới trở về.
“Nhiều tiếng sau, nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát, xe cứu thương, và người y tá, tôi được đưa ra khỏi cái đống sắt bẹp dúm đó. Tôi không cảm nhận được điều gì ngoài cơn đau khủng khiếp ở cổ. Họ đặt tôi xuống đất, gắn một chiếc vòng giữ cho cổ ổn định, và đem tôi lên một chiếc cáng trong xe cứu thương. Chỉ một cái nhìn vào những gương mặt đầy lo lắng của mọi người xung quanh cũng đủ làm tôi suy sụp tinh thần. Mặc dù tôi vẫn tỉnh táo trong suốt giai đoạn này, và bộ óc của tôi vẫn còn nhận biết là tôi không thể cảm nhận được điều gì từ vai trở xuống, nhưng cả người tôi thì cứ phản kháng lại thông tin đó.
“Đoạn đường đến Darwin vừa chậm vừa đau đớn, nhóm cấp cứu cứ khoảng hai mươi phút lại dừng xe để kiểm tra xem tôi còn những dấu hiệu của sự sống hay không. Tôi phải dọa là tôi sắp chết đến nơi nếu họ dừng lại thêm một lần nữa, khi tôi chịu không thấu cơn đau ở cổ mỗi lần xe ngừng rồi xe chạy lại. Tôi còn một điều lo lắng lớn khác là cái đau nhói phía sau đầu, và một cảm giác rất thực là có bầy kiến đang cắn da đầu tôi. Phải mất một lúc sau tôi mới thuyết phục được cô nhân viên cấp cứu là tôi không bị tổn thương sọ não chi cả, và những lời than phiền của tôi là hoàn toàn nghiêm túc. Để cho tôi khỏi nói năng lôi thôi gì thêm, cô ta bắt đầu chải nhẹ qua mái tóc của tôi, và vô cùng ngạc nhiên khi khám phá ra tới mấy con kiến xanh thật lớn trong đó. Còn nguyên nhân cơn đau phía sau đầu tôi, té ra, là do một mảnh cây sắc nhọn ghim vào. Chúng tôi vội vã trực chỉ Darwin mà không có thêm sự cố nào nữa, và tôi nằm nhoài trong chiếc cáng mà hy vọng rằng tất cả những điều này chỉ là một giấc mơ hãi hùng mà thôi.
“Tôi nhờ một nhân viên ở bệnh viện liên lạc với một người bạn của tôi ở Darwin, và ủy thác cho bạn tôi công việc gọi điện thoại cho mẹ tôi để báo tin chẳng lành”.
Cô Jill gọi cho mẹ tôi vào khoảng 1 giờ 30 khuya để báo tin chị Tracey bị tai nạn, và mặc dù người ta chưa biết rõ Tracey bị thương nặng đến mức nào, Mẹ của Tracey nên đến bệnh viện ngay. Phần tiếp theo sau đây là “chuyện của mẹ tôi”. Mẹ tôi góa bụa vào năm 32 tuổi. Ba tôi qua đời sau một cơn đột quỵ ở tuổi 36, và mẹ tôi trở thành người mẹ đơn độc nuôi anh tôi, lúc đó 7 tuổi, chị tôi, 5 tuổi, và tôi, 2 tuổi. Khi nhận được tin chị Tracey gặp nạn, mẹ tôi, lúc đó đang sống một mình, đã quyết định thay vì gọi điện thoại đánh thức anh Peter và tôi, mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu để hai anh em tôi được ngủ yên đêm đó bởi vì không ai trong chúng tôi có thể làm được gì cho tới khi trời sáng. Mẹ không gọi cho ai cả. Bà ngồi một mình uống hết ly cà phê này tới ly cà phê khác và hút hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác cho tới khi trời sáng.
Tới 9 giờ sáng thì Mẹ và tôi đã ngồi trên máy bay đi Darwin. Nếu bạn đã từng chạm trán với thảm cảnh trong cuộc đời của chính bạn, thì bạn sẽ thông cảm với tâm trạng muốn chối bỏ sự thật của cả hai chúng tôi – cả mẹ và tôi đều thấy sao mà tất cả mọi sự trong chuyến bay đó đều khôi hài kinh khủng. Cả hai người đều cười nói và đùa giỡn rằng khi chúng tôi đến nơi thì sẽ thấy chị Tracey đang ngồi trên giường, đang ăn một dĩa bít-tết và uống một ly bia, và chị sẽ cười nhạo chúng tôi là có gì đâu mà hoảng hốt lên như vậy. Cái kết cục vui vẻ đó đã không diễn ra.
Khi chúng tôi đến nơi, ở phi trường có thật nhiều các sơ mặc áo dòng và đội khăn lúp, đến nỗi tôi nghĩ rằng chắc hẳn chuyến bay sau phải có đức giáo hoàng trong đó. “Khi nào chúng ta đến bệnh viện thì bác sĩ sẽ cho biết tất cả mọi sự”. Chúng tôi được dẫn đến phòng chị Tracey đang nằm, và thấy một tấm chăn dài đắp lên tậm cằm chị. Hai cánh tay chị giang ra ngoài, gác trên hai mảnh ván nối ra từ chiếc giường, và có hai cây kim khổng lồ ghim sâu vào đầu chị với những vật nặng ở phía sau chiếc giường giữ cho đầu chị nằm yên một chỗ. Từ đó về sau tôi không bao giờ có thể nhìn thập giá với cái nhìn như trước nữa.
Mẹ tôi tự dưng bỗng trở nên như quen thuộc trong bệnh viện, và bắt đầu hỏi han chị Tracey xem chị có cử động được chỗ nào không. Với hai giọt nước mắt lặng lẽ lăn ra từ khóe mắt chảy xuống hai bên đầu, chị tôi chỉ nói đơn giản: “Con là một đứa bại liệt, Mẹ à. Con bị trật đốt sống thứ 5 và bị nứt đốt sống thứ 6 và thứ 7. Bị nặng tới mức này là cùng.”
Đánh nhau hoặc bỏ chạy là hai phản ứng thường thấy khi người ta bị kích động mạnh. Chúng tôi đã chọn cách thứ hai. Chị Tracey kể lại là chị cũng không rõ giữa mẹ tôi và tôi, ai thắng ai khi vụt chạy ra khỏi cửa. Sơ chăm sóc mục vụ ở đó đã đưa chúng tôi vào một phòng riêng khác. Tôi ngồi xuống trước một cái bàn, và lần đầu tiên trong đời không thốt ra được lời nào. Mẹ tôi thì cứ giậm qua giậm lại trong phòng. Bà giận điên lên. Giận giống như khi một con sư tử con trong bầy bị giết chết thì con sư tử mẹ lồng lộn đi truy tìm cho ra thủ phạm. Trong khi giậm qua giậm lại như vậy, mẹ tôi bắt đầu đặt ra cả một loạt những câu hỏi:
Sao Chúa có thể nỡ làm cho Tracey bị như vậy?
Sao Chúa có thể nỡ gieo tai họa này cho gia đình mình?
Chúa còn muốn mẹ phải chịu đau khổ gì nữa trong cuộc đời này?
Và câu hỏi ám ảnh nhất:
Chúa đang ở cái xó nào?
Đây là những câu hỏi thật khó trả lời, nhưng mà tôi là một linh mục dòng Tên. Tôi đã cả đời học hỏi về Thiên Chúa, cho nên tôi cố gắng đưa ra một câu trả lời. Nhưng mỗi khi tôi mở miệng định nói, thì mẹ tôi lại chận họng tôi lại. Trong những tình huống tương tự thì chúng ta thường hay nổi giận với những người gần gũi mình nhất. Tôi chỉ muốn hét cho mẹ tôi nhớ rằng tôi cũng là một trong mấy con sư tử con vậy!
Nhưng không, tôi gom hết can đảm và bình tĩnh nói chuyện với mẹ tôi, có thể nói rằng đó là cuộc đàm thoại đau thương nhất và quan trọng nhất về mặt thần học trong cả cuộc đời tôi. Tôi nói với mẹ tôi rằng nếu có ai có thể chứng minh cho tôi là tối hôm qua Thiên Chúa ngồi tà tà trên thiên đàng và nghĩ rằng: “Ta cần thêm một đứa liệt chân liệt tay nữa, con nhỏ Tracey coi được lắm, vậy để ta dựng nên một vụ tai nạn xe làm cho nó bị liệt chơi” – nếu như đó thật sự là ý muốn chủ động của Thiên Chúa – thì tôi sẽ rời bỏ hàng linh mục ngay, bỏ Dòng Tên, và bỏ luôn cả giáo hội. Tôi không biết đến Thiên Chúa đó, tôi không muốn phục vụ Thiên Chúa đó, và tôi không muốn làm người đại diện cho Thiên Chúa đó trên trần thế. Thế là mẹ tôi bắt bẻ lại tôi, “Nói như vậy thì Chúa ở đâu?” Và tôi nhẹ nhàng trả lời, “Con nghĩ Chúa cũng đang đau khổ bàng hoàng như mẹ và con vậy, bởi vì một người con gái quảng đại, vị tha, đã từng đi cả nửa vòng trái đất để chăm sóc cho người nghèo, nay lại trở thành người nghèo nhất mà mình từng gặp.” Nghèo ở đây không dính líu gì đến nghèo khó về tiền bạc. Tôi đã không phải lựa chọn giữa một Thiên Chúa của tình yêu và một Thiên Chúa gây ra những điều ác độc cho chúng ta. Như một Thiên Chúa từng than khóc trước đau thương mất mát trong sách I-sai-a và như Đức Giê-su từng than khóc trước mộ người bạn thân thiết nhất trong Gio-an 11, Thiên Chúa không đứng bên ngoài nỗi đau của chúng tôi, mà là bạn đồng hành với chúng tôi trong nỗi đau đó, nâng đỡ chúng tôi bằng cánh tay của Người, chia sẻ với chúng tôi trong nỗi buồn khổ đau đớn.
Trong những tháng sau đó, tôi nhận được một số những lá thư kinh khủng đáng sợ nhất từ những người Công Giáo tốt lành nhất mà tôi được biết. Một vài thư viết rằng: “Tracey chắc chắn là đã làm chuyện gì sai trái lắm nên Chúa mới giận như vậy, cho nên nó phải chịu trừng phạt ở đời này, bởi vì đừng hòng mà giỡn mặt với Thiên Chúa!” Thư còn viết tiếp: “bây giờ thì cách duy nhất để hòa giải với Chúa là chỉ còn cách bằng lòng chấp nhận ý Chúa mà thôi.” Những người này thật sự tin rằng Chúa đã trừng phạt chúng tôi. Kể từ năm 1988 tôi đã khám phá ra rằng lối suy nghĩ này còn phổ biến hơn tôi tưởng rất nhiều. Tôi đã từng gặp gỡ những người bị bệnh ung thư, những cặp vợ chồng vô sinh, những bậc cha mẹ có con bị chết – những người này hỏi tôi họ đã làm nên nông nỗi gì mà phải gánh chịu lời nguyền mà họ nghĩ là Thiên Chúa đã giáng xuống họ như vậy? Chỉ cần nghĩ tới họ cũng đủ cho tôi muốn khóc lên được.
Một số khác viết rằng: “Sự đau khổ của Tracey là để gởi lên thiên đàng những tảng đá vinh quang để sau này dùng xây lâu đài cho Tracey khi cô ấy qua đời.” Đây là điều thường được gọi là “khi-nào-chết-thì-lên-trời-hưởng-phúc.” Tôi đâu có biết rằng trên thiên đàng, trong số các căn phòng trong ngôi nhà của Cha Trên Trời, lại có những phòng riêng được chia thành hạng nhất, hạng doanh nhân, và hạng bình dân. Và nếu sự thật là như vậy, thì thiên đàng sẽ là nơi chốn đầu tiên trong cuộc đời tôi mà tôi sẽ không xin được nâng cấp! Bởi vì nếu như để được nâng cấp từ cái chòi con ở ngay sát bên trong cổng thiên đàng lên tới những vùng hào quang sang trọng nhất ở giữa thiên đàng mà đồng nghĩa với việc phải phụ thuộc vào người khác trong việc tắm rửa, ăn uống, cử động, vệ sinh, thay quần áo mỗi ngày trong suốt hơn hai mươi năm qua, thì tôi không có khả năng chi trả cho cuộc dời nhà lên vùng giàu sang đó. Tôi nghĩ rất ít người có khả năng đó.
Sau hết, có một số thư và thiệp viết rằng: “Gia đình cha thật là có phúc lắm, vì Chúa chỉ gởi thánh giá nặng nhất cho những người có thể vác nổi mà thôi.” Lúc nào tôi cũng thích việc một số người không có cái phúc đặc biệt đó lại có thể thấy rõ ràng cái ân phúc đó nơi sự đau khổ của người khác. Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ về cái lý luận này thêm một chút. Chúng ta thường hay nghe như vậy lắm. Nếu lý luận này đúng, thì đều đặn mỗi buổi sáng, trưa, chiều, tối là tất cả chúng ta phải nên quỳ gối xuống mà cầu xin chỉ một lời này thôi: “Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm, ôi lạy Chúa. Xin đừng nghĩ là con đủ sức mạnh.” Bởi vì nếu như lý luận đó đúng và nếu Thiên Chúa nghĩ là bạn có đủ sức mạnh, thì bạn sẽ được chúc phúc bằng một cây thập giá tổ chảng.
Ngoài những lá thư trên còn có một số người tốt bụng tìm cách an ủi chúng tôi, và đưa ra ba luận điểm thường thấy mỗi khi có chuyện chẳng lành xảy ra: “Mọi sự đều là mầu nhiệm”; “Đường lối của ta không giống đường lối của ngươi”; và “Chỉ khi nào lên thiên đàng thì ta mới hiểu được chương trình của Thiên Chúa.” Những lời này có phần nào sự thật trong đó, nhưng tôi hoàn toàn không tin chúng là sự thật theo nghĩa mà một số người hiểu. Những câu này thường do những người tốt bụng dùng để nói vài điều chi đó mà họ nghĩ là có thể đem lại niềm an ủi. Điều đó không có tác dụng an ủi đối với tôi chút nào cả. Ví dụ như, mặc dù sự thật tuyệt đối là đường lối và cách suy nghĩ của Thiên Chúa thì vĩ đại vô hạn so với bất cứ những gì mà chúng ta có thể mơ tới hoặc tưởng tượng ra, nhưng nếu lôi cái đoạn I-sai-a 55 ra giữa cơn đau khổ của người khác thì thường có khuynh hướng đặt Thiên Chúa ra ngoài vòng bi kịch của nhân loại, như là một đấng thông-biết-mọi-sự nhưng lại là người bàng-quan-vô-cảm trước những khốn đốn trong cuộc đời chúng ta. Tuy thế, tôi nghĩ rằng một trong những mục đích lớn nhất của việc xuống thế làm người, của việc Thiên Chúa trở thành một con người như chúng ta qua Đức Giê-su Ki-tô, chính là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ đường lối của Người, cách suy nghĩ của Người, muốn được loài người biết đến Người, nhất là trong những giây phút mà đôi khi chúng ta buông xuôi đầu hàng trước những nỗi tuyệt vọng cùng cực nhất. Cuộc đời, cuộc tử nạn, và sự phục sinh của Đức Giê-su chứng tỏ cho ta thấy là Thiên Chúa tự gắn mình với lịch sử nhân loại qua một cách mật thiết nhất trong tất cả mọi cách. Chúng ta không tin và không yêu mến một bản thể cao ngạo cứ luôn ẩn núp trong vòng huyền bí và rồi tự động biến mất tăm hơi vào những lúc chúng ta gặp khó khăn trên đường đời. Việc đầu thai xuống thế làm người chắc chắn cho ta thấy rằng Thiên Chúa thật tâm muốn tham dự vào cuộc phiêu du của loài người với tất cả mọi điều phức tạp và những nỗi đau khổ trong cuộc phiêu du đó.
Vì vậy tôi rất biết ơn tất cả những người đã viết thư cho tôi sau cái tai nạn xảy ra cho chị tôi. Họ đã đánh thức cho tôi biết chúng ta thường phải nghe những loại thần học dở òm ra sao, những loại thần học không quy hướng chúng ta về với Thiên Chúa trong những giây phút khốn khổ nhất trong đời ta. Những loại thần học đó biến chúng ta thành kẻ xa lạ. Loại thần học đó, trong cả một lúc lâu, đã khiến tôi trở thành kẻ xa lạ với niềm tin vào Thiên Chúa, đấng muốn chúng ta có một cuộc thảo luận về những điều phức tạp trong đề tài làm thế nào, và ở chỗ nào, mà Thiên Chúa linh thiêng lại có thể hiện hữu trong cái thế giới trần tục mong manh của chúng ta. Vậy sau đây tôi xin trình bày bảy bước dẫn đến sự bình an tâm hồn khi chúng ta bị thử thách cám dỗ và chúng ta đầu hàng cơn cám dỗ mà đặt câu hỏi rằng: “Thiên Chúa đang ở xó nào?”
1. Thiên Chúa không trực tiếp giáng xuống chúng ta những nỗi đau đớn, khổ sở, hay bệnh tật. Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta.
2. Thiên Chúa không giáng xuống tai nạn để dạy cho chúng ta điều này điều nọ, mặc dù ta có thể học hỏi từ những tai nạn đó.
3. Thiên Chúa không chủ ý gây ra động đất, lụt lội, hạn hán, hay những thiên tai khác. Cầu nguyện là lời cầu xin Thiên Chúa biến đổi chúng ta để biến đổi thế giới.
4. Thánh ý Thiên Chúa thiên về tổng thể hơn là tiểu tiết.
5. Thiên Chúa không cần máu Đức Giê-su. Đức Giê-su không phải đến thế gian chỉ để “chết”, nhưng Thiên Chúa dùng cái chết của Đức Giê-su để tuyên bố kết thúc sự chết.
6. Thiên Chúa đã tạo dựng một thế giới dưới mức hoàn hảo, trong đó đau đớn, bệnh tật, khổ sở là những thực tế rõ ràng; nếu không thì, thế gian đã là thiên đàng. Một số những vấn đề này là do chúng ta tự tạo ra nhưng lại đổ lỗi cho Thiên Chúa.
7. Thiên Chúa không giết bỏ chúng ta.
Where The Hell Is God
By Fr. Richard Leonard, SJ
Bản Việt ngữ:
do Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn dịch
Để tìm hiểu khổ đau,
và để thông phần đau khổ với các nạn nhân
trong trận động đất và sóng thần kinh hoàng
vừa xảy ra ở Nhật vào ngày 11.Mar.2011.
Để nhớ về một người bạn từng trải qua một tai nạn xe cộ.
Để nhớ về một người bạn của một người bạn đã từng trải qua bệnh bại liệt.
Để nhớ Annie.
Và cũng để dâng lời tạ ơn Chúa đã cho con được hồi phục sau tai nạn của con.
Cảm ơn chú Mai Tá đã gởi công việc này cho con.
* Tài liệu này dùng bản dịch Thánh Kinh của
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
** Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng với trình độ hạn hẹp,
bản Việt ngữ này chắc chắn không tránh khỏi sai sót.
Mọi góp ý hay sửa đổi xin gởi về
hanhmynguyen@gmail.com
Chân thành cảm ơn.
Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn
14.Mar.2011 – dd.mmm.yyyy
Mục lục
Lời Giới Thiệu – Lm. James Martin, SJ 4
Lời Mở Đầu 6
Chương 1 12
Chương 2 17
Chương 3 22
Chương 4 30
Chương 5 xx
Chương 6 xx
Chương 7 xx
Kết xx
Bibliography xx
Lời Giới Thiệu
Lm. James Martin, SJ
Tôi đã mong đợi từ bao nhiêu năm qua mới được đọc một quyển sách như thế này.
Thật không phải là quá lời khi nói rằng quyển Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? có thể sẽ thay đổi cách bạn nhìn cuộc đời mình. Đây là một quyển sách - như tác giả Richard Leonard có trình bày ngay trong những trang đầu - không phải nhằm mục đích lý giải theo kiểu hàn lâm viện về thần học của sự đau khổ, nhưng là một lời mời gọi chân thành đến những ai đã từng nếm mùi đau khổ trong cuộc đời – có nghĩa là, tất cả mọi người.
Anh bạn Richard Leonard của tôi là một trong những tu sĩ Dòng Tên xuất sắc nhất mà tôi được biết. Vừa có kiến thức sâu rộng, có khả năng diễn đạt rành mạch, đầy lòng trắc ẩn, và có khi vô cùng hài hước, anh Richard còn là một trong những người làm việc cần mẫn nhất. Ngoài việc sống một cuộc đời vô cùng bận rộn của một linh mục (với tất cả những tác vụ của vai trò linh mục), anh còn là một thầy giáo, một nhà văn, một giảng sư đại học. Những ai chỉ biết anh trong vai trò thầy giáo có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy anh là một linh mục thuyết giảng tài ba như thế nào trong một Thánh Lễ Chúa Nhật đầy ắp người. Còn những ai chỉ biết anh trong vai trò linh mục có thể sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra anh đã viết với những kỹ năng sắc sảo như thế nào về lãnh vực chuyên môn của anh, lãnh vực điện ảnh. (Vâng, cũng như nhiều vị học giả Dòng Tên khác, anh có bằng Tiến Sĩ). Và những ai biết về những công việc chuyên môn của anh trong ngành giáo dục thì có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng anh là một giảng sư hùng hồn như thế nào, một giảng sư luôn luôn có nhiều lời mời thỉnh giảng – từ Melbourne tới London tới Rome cho tới Los Angeles – để thuyết giảng về thật nhiều đề tài khác nhau.
Nhưng có một điều mà hầu hết mọi người đều không biết, đó là việc gia đình anh đã trải qua nhiều nỗi đau khổ sâu sắc, những nỗi đau khổ mà bạn sắp được đọc trong quyển sách này đây. Và chính đau khổ - những sự đau khổ khủng khiếp, dữ dội, cùng cực – đã thay đổi gia đình anh và thay đổi chính bản thân anh Richard. Đọc những hồi tưởng về giai đoạn đó trong cuộc đời anh sẽ thay đổi chính bản thân bạn.
Có phải câu vừa rồi có vẻ quá lố hay chăng? Thưa không. Bởi vì quyển sách này tìm hiểu vấn nạn muôn thưở của loài người: “Tại sao chúng ta bị đau khổ?”, và tìm hiểu một cách độc đáo.
Phần lớn những thảo luận về đề tài hóc búa này thường áp dụng một trong hai phương cách. Cách thứ nhất là từ một quan điểm thần học, thường là do một nhà thần học là tác giả. Nhiều quan điểm trong Cựu Ước và Tân Ước được cân nhắc cẩn thận, và câu hỏi xưa như trái đất là làm sao mà Thiên Chúa nhân lành lại có thể để xảy ra sự đau khổ được tìm hiểu kỹ lưỡng dưới ánh sáng những văn bản của các vị thánh và các nhà thần học Công Giáo. Cách thứ nhì là từ kinh nghiệm, và tác giả thường là một người nào đó ngoài giới học giả. Tác giả đó diễn tả chi tiết câu chuyện đau khổ của chính bản thân mình, hoặc sự đau khổ của một người thân yêu, hồi tưởng lại những điều đã học hỏi được từ trải nghiệm đó, và rút ra những kinh nghiệm và những bài học hầu độc giả. Quyển Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? kết hợp một cách nhuần nhuyễn cả hai phương cách này, bởi vì anh Richard không những chỉ là một nhà thần học lỗi lạc, mà còn là người đã từng nếm trải kinh nghiệm của một sự đau khổ thay đổi cả cuộc đời.
Trong những trang sắp tới đây bạn sẽ thấy anh Richard bác bỏ những giải đáp “dễ dãi” –những sự tầm thường mà các tín hữu tốt bụng cứ hay áp đặt lên nạn nhân đau khổ, nhưng điều đó thường gây tai hại nhiều hơn là đem lại điều tốt lành. Ngay cả những tín hữu sốt sắng nhất cũng phải thối lui, và nên thối lui, trước những cái vỗ về vô nghĩa đối với sự huyền bí bao la của sự đau khổ.
Ví dụ như, khi bà tôi đang ở trong viện dưỡng lão, một trong những người bạn của bà ở viện dưỡng lão là một sơ Công Giáo lớn tuổi đang phải chịu đựng nhiều nỗi đau đớn. Một hôm, vị bề trên của sơ đến thăm sơ.
“Ôi, con đang bị đau quá”, sơ nói với vị bề trên.
“Sơ cứ nghĩ đến Chúa Giê-su trên Thập Giá”, vị bề trên trả lời.
“Nhưng mà Chúa Giê-su ở trên Thập Giá chỉ có ba tiếng thôi”, sơ buồn bã đáp lại.
Mặc dù thì dần dần bà sơ đó có thể sẽ tìm được niềm an ủi nơi sự đồng hành của một Đức Giê-su người từng biết mùi đau khổ, nhưng câu trả lời dễ dãi của vị bề trên thật chẳng giúp ích được gì cả.
Tác giả Richard Leonard biết rằng mặc dù nhiều quan niệm truyền thống có thể là đúng, nhưng mỗi một tín hữu cần phải tự đích thân mình tìm hiểu và khám phá những điều huyền bí của đau khổ, và phải tìm ra ý nghĩa cho bản thân mình giữa những cơn đau đớn, trong sự đồng hành với Thiên Chúa đấng cùng chịu đau khổ với chúng ta. Và tác giả giúp độc giả làm điều đó qua quyển sách mới xuất sắc này. Trong sự vật vã với đau khổ của chính anh, được trình bày một cách thẳng thắn và trung thực, trong việc đào sâu sự tìm hiểu về đau khổ theo các quan niệm truyền thống một cách không hề sợ hãi, tác giả dẫn dắt chúng ta vượt qua những thung lũng tối tăm đến một nơi tràn đầy ánh sáng.
Thiên Chúa Đang Ở Xó Nào? Thưa ở ngay đây, trong những trang của quyển sách này - những trang sách sẽ giúp bạn tìm thấy Thiên Chúa ngay cả trong những chặng đường khó khăn nhất trong đời bạn.
_______________
Lm. JAMES MARTIN, SJ, là tác giả các quyển My Life with the Saints, Becoming Who You Are, và The Jesuit Guide to (Almost) Everything.
Lời Mở Đầu
Hầu hết các quyển sách triết học hay thần học về đề tài làm sao có thể tìm thấy Thiên Chúa, hoặc biết tìm Thiên Chúa ở đâu trong những cảnh đau khổ của con người thường có khuynh hướng khá thiên về lý thuyết, học thuật. Tôi nghĩ rằng những quyển sách đó vô cùng quan trọng, ngay cả khi tôi không đồng ý với những lập luận hay kết luận trong sách. Tôi cũng nhận thấy những bước tiến về trí năng mà những quyển sách đó đã đạt được là có phần nào hữu ích trong việc phân tích bất cứ điều gì ngoại trừ việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Mặc dù tôi hy vọng trong sách này có những lập luận thông minh, nhưng quyển sách này không nhằm mục đích nói về lý thuyết. Tôi sẽ không đem ra xào lại những khía cạnh trong nhiều lập luận khả kính về sự đào sâu suy nghĩ trong lãnh vực mà ngày nay chúng ta gọi là theodicy – một ngành của khoa thần học chuyên bênh vực sự tốt lành và công lý của Thiên Chúa trước sự hiện diện của sự dữ. Quyển sách này ra đời từ kinh nghiệm, từ những trải nghiệm thực tế của tôi khi vật vã với một thảm kịch của gia đình, một thảm kịch đã bắt buộc tôi phải đương đầu với những câu hỏi nền tảng về việc giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân hậu khi đối diện với sự dữ. Tôi không muốn nhận công lao chi nhiều cho quyển sách này. Đây thật ra là thuộc về một lãnh vực được gọi là thần học suy diễn. Trải bao nhiêu thế kỷ qua, những khối óc vĩ đại hơn bộ óc của tôi đã từng nghiền ngẫm suy tư những câu hỏi này và đã đạt tới những kết luận khác nhau. Tôi vui mừng về điều đó. Nhưng vấn đề là khi mà tôi cần đến sự soi sáng hướng dẫn từ những khối óc đó nhất, thì tôi lại thấy những giải đáp của họ không đủ thỏa đáng. Tôi không trách họ. Đa số những người đó đã không có được lợi điểm của những nghiên cứu đương đại về thánh kinh, thần học, khoa học, và tâm lý học để giúp họ một tay.
Ngay cả Giáo Hội nữa, Giáo Hội cũng biết là mình không thể nào quả quyết khẳng định về những vấn đề này, bởi vì khi nào mà chúng ta còn chưa xuống mồ, thì đơn giản là chúng ta không thể biết Thiên Chúa đặt ở đâu, hay làm sao có thể đặt chung Thiên Chúa trong sự đau khổ của con người. Vì vậy, tôi không cho là sách của tôi có giá trị gì hơn là giúp tôi giữ vững niềm tin vào một Thiên Chúa nhân ái trong giai đoạn mà tôi phải đi qua “thung lũng đầy nước mắt” trong “bóng tối sự chết”.
Có thể cách tốt nhất để mạo hiểm lần bước vào lãnh địa này là qua một câu chuyện. Như bà Elie Wiesel, một nạn nhân sống sót trong lò sát sinh Holocaust của Đức Quốc Xã, đã nói: “Bạn muốn biết về vương quốc bóng tối ư? Không có cách gì để diễn tả vương quốc bóng tối. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện ... Bạn muốn biết về sự mong manh của trái tim con người ư? Không có cách gì để diễn tả sự mong manh của trái tim con người. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện ... Bạn muốn được nghe diễn tả về điều không thể diễn tả ư? Không có cách gì để diễn tả điều không thể diễn tả. Nhưng tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện.”
Vậy tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện.
Vào buổi sáng sớm ngày sinh nhật 25 tuổi của tôi, cha bề trên Dòng Tên ở nhà dòng mà tôi đang sống lúc đó đến giường lay tôi dậy vào bảo rằng có mẹ tôi đang chờ điện thoại. Gia đình tôi không có thói quen biểu lộ tình cảm ra ngoài. Chúng tôi không có thói quen gọi điện thoại cho nhau vào lúc rạng đông của ngày sinh nhật để chúc mừng sinh nhật nhau, nhưng khi nghe giọng của Mẹ, tôi biết ngay đây không phải là một cú điện thoại chúc mừng sinh nhật. “Chị con vừa mới bị tai nạn xe, mẹ phải đi Darwin ngay lập tức. Mẹ hy vọng là con có thể cùng đi với mẹ”. Chị tôi, Tracey, đã học nghề y tá sau khi hoàn tất chương trình trung học, và chỉ vài tháng sau khi ra trường chị đã sang Calcutta làm việc trong Nhà Dành Cho Người Hấp Hối ở Kalighat, sáng lập đầu tiên của Mẹ Tê-rê-sa. Sau sáu tháng chị trở về nhà để chăm sóc cho mẹ tôi, lúc đó không được khỏe, nhưng sau đó chị lại trở sang Ấn Độ. Mười tám tháng sau, chính phủ Ấn Độ từ chối gia hạn visa cho chị bởi vì chị chỉ là thiện nguyện viên, cho nên chị trở về Úc và vào làm việc với các sơ Dòng Đức Mẹ Thánh Tâm để giúp điều hành một trung tâm y tế dành cho người thổ dân Aboriginies ở một vùng mà lúc đó được gọi là Port Keats, nhưng nay được gọi bằng tên truyền thống của thổ dân là Wadeye. Chị tôi là một cô gái trẻ, đầy sức sống, và đầy năng lực. Chị rất vui với cộng đồng ở Port Keats không kém chi những ngày ở Ấn Độ.
Hôm trước ngày sinh nhật của tôi một hôm, chị Tracey phải đi giúp thay chỗ cho một y tá địa phương ở một thị trấn vùng sâu khác, gọi là thị trấn Adelaide River. Đó là một cộng đồng nhỏ bé người Aboriginies, da trắng, cách thủ phủ Darwin của Northern Territory khoảng một giờ về phía nam. Điều xảy ra kế tiếp là câu chuyện của chị Tracey, vậy tôi sẽ để chị kể lại theo như quyển sách của chị, “Toàn Bộ Tai Ương”.
“... Vào lúc sắp xong công việc của tôi ở Adelaide River, tôi lái xe trở lại Port Keats để nghỉ cuối tuần. Tôi chở theo Margaret, vợ của một người thợ sửa ống nước, cùng với ba đứa con của chị, vì xe chị ấy không đủ mạnh để chạy trên đường đất. Chúng tôi có một dịp cuối tuần thật vui vẻ. Trên đường quay lại, lúc gần tới Adelaide River thì chiếc xe của tôi ho mấy tiếng rồi chết máy. May mắn làm sao, chỉ một lúc không lâu sau đó có hai chiếc xe khác đi ngang qua, và họ nhận lời giúp kéo xe chúng tôi vào thị trấn.
“Chúng tôi đã nối dây đâu vào đó để kéo xe và đã bắt đầu khởi hành, nhưng trước khi tôi kịp nhận ra điều gì đã xảy ra, tôi thấy mình đang cán qua sợi dây kéo và xe tôi lạng về phía bên trái. Tôi nắm chặt tay lái để giảm bớt độ sốc khi xe đâm vào một cái cây nhỏ phía trước, và điều kế tiếp tôi nhận ra là nguyên cả chiếc xe đã bị lật úp, khiến tôi không biết chắc là mình đang nằm ở chiều nào. Tôi không thể cử động gì cả, và cảm thấy như là cả cái nóc chiếc xe đang đè xuống đầu tôi. Tuy vậy miệng và não tôi vẫn còn hoạt động, và một khi tôi xác định được là mấy đứa trẻ không bị gì và Margaret thì bị thương không nặng lắm, thì tôi cảm thấy trút được cả một gánh lo. Những người Samari nhân hậu đã nhận lời giúp kéo xe chúng tôi thì cuống quýt cả lên; một người trong số họ cúi xuống ghé tai tôi bảo rằng họ sẽ chạy vào thị trấn Adelaide River để tìm y tá. ‘Chính tôi là con nhỏ y tá khốn khổ đó đây’, tôi đáp lại, và chỉ đường cho ông ta đến địa chỉ mà người y tá thường trực ở đó vừa mới trở về.
“Nhiều tiếng sau, nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát, xe cứu thương, và người y tá, tôi được đưa ra khỏi cái đống sắt bẹp dúm đó. Tôi không cảm nhận được điều gì ngoài cơn đau khủng khiếp ở cổ. Họ đặt tôi xuống đất, gắn một chiếc vòng giữ cho cổ ổn định, và đem tôi lên một chiếc cáng trong xe cứu thương. Chỉ một cái nhìn vào những gương mặt đầy lo lắng của mọi người xung quanh cũng đủ làm tôi suy sụp tinh thần. Mặc dù tôi vẫn tỉnh táo trong suốt giai đoạn này, và bộ óc của tôi vẫn còn nhận biết là tôi không thể cảm nhận được điều gì từ vai trở xuống, nhưng cả người tôi thì cứ phản kháng lại thông tin đó.
“Đoạn đường đến Darwin vừa chậm vừa đau đớn, nhóm cấp cứu cứ khoảng hai mươi phút lại dừng xe để kiểm tra xem tôi còn những dấu hiệu của sự sống hay không. Tôi phải dọa là tôi sắp chết đến nơi nếu họ dừng lại thêm một lần nữa, khi tôi chịu không thấu cơn đau ở cổ mỗi lần xe ngừng rồi xe chạy lại. Tôi còn một điều lo lắng lớn khác là cái đau nhói phía sau đầu, và một cảm giác rất thực là có bầy kiến đang cắn da đầu tôi. Phải mất một lúc sau tôi mới thuyết phục được cô nhân viên cấp cứu là tôi không bị tổn thương sọ não chi cả, và những lời than phiền của tôi là hoàn toàn nghiêm túc. Để cho tôi khỏi nói năng lôi thôi gì thêm, cô ta bắt đầu chải nhẹ qua mái tóc của tôi, và vô cùng ngạc nhiên khi khám phá ra tới mấy con kiến xanh thật lớn trong đó. Còn nguyên nhân cơn đau phía sau đầu tôi, té ra, là do một mảnh cây sắc nhọn ghim vào. Chúng tôi vội vã trực chỉ Darwin mà không có thêm sự cố nào nữa, và tôi nằm nhoài trong chiếc cáng mà hy vọng rằng tất cả những điều này chỉ là một giấc mơ hãi hùng mà thôi.
“Tôi nhờ một nhân viên ở bệnh viện liên lạc với một người bạn của tôi ở Darwin, và ủy thác cho bạn tôi công việc gọi điện thoại cho mẹ tôi để báo tin chẳng lành”.
Cô Jill gọi cho mẹ tôi vào khoảng 1 giờ 30 khuya để báo tin chị Tracey bị tai nạn, và mặc dù người ta chưa biết rõ Tracey bị thương nặng đến mức nào, Mẹ của Tracey nên đến bệnh viện ngay. Phần tiếp theo sau đây là “chuyện của mẹ tôi”. Mẹ tôi góa bụa vào năm 32 tuổi. Ba tôi qua đời sau một cơn đột quỵ ở tuổi 36, và mẹ tôi trở thành người mẹ đơn độc nuôi anh tôi, lúc đó 7 tuổi, chị tôi, 5 tuổi, và tôi, 2 tuổi. Khi nhận được tin chị Tracey gặp nạn, mẹ tôi, lúc đó đang sống một mình, đã quyết định thay vì gọi điện thoại đánh thức anh Peter và tôi, mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu để hai anh em tôi được ngủ yên đêm đó bởi vì không ai trong chúng tôi có thể làm được gì cho tới khi trời sáng. Mẹ không gọi cho ai cả. Bà ngồi một mình uống hết ly cà phê này tới ly cà phê khác và hút hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác cho tới khi trời sáng.
Tới 9 giờ sáng thì Mẹ và tôi đã ngồi trên máy bay đi Darwin. Nếu bạn đã từng chạm trán với thảm cảnh trong cuộc đời của chính bạn, thì bạn sẽ thông cảm với tâm trạng muốn chối bỏ sự thật của cả hai chúng tôi – cả mẹ và tôi đều thấy sao mà tất cả mọi sự trong chuyến bay đó đều khôi hài kinh khủng. Cả hai người đều cười nói và đùa giỡn rằng khi chúng tôi đến nơi thì sẽ thấy chị Tracey đang ngồi trên giường, đang ăn một dĩa bít-tết và uống một ly bia, và chị sẽ cười nhạo chúng tôi là có gì đâu mà hoảng hốt lên như vậy. Cái kết cục vui vẻ đó đã không diễn ra.
Khi chúng tôi đến nơi, ở phi trường có thật nhiều các sơ mặc áo dòng và đội khăn lúp, đến nỗi tôi nghĩ rằng chắc hẳn chuyến bay sau phải có đức giáo hoàng trong đó. “Khi nào chúng ta đến bệnh viện thì bác sĩ sẽ cho biết tất cả mọi sự”. Chúng tôi được dẫn đến phòng chị Tracey đang nằm, và thấy một tấm chăn dài đắp lên tậm cằm chị. Hai cánh tay chị giang ra ngoài, gác trên hai mảnh ván nối ra từ chiếc giường, và có hai cây kim khổng lồ ghim sâu vào đầu chị với những vật nặng ở phía sau chiếc giường giữ cho đầu chị nằm yên một chỗ. Từ đó về sau tôi không bao giờ có thể nhìn thập giá với cái nhìn như trước nữa.
Mẹ tôi tự dưng bỗng trở nên như quen thuộc trong bệnh viện, và bắt đầu hỏi han chị Tracey xem chị có cử động được chỗ nào không. Với hai giọt nước mắt lặng lẽ lăn ra từ khóe mắt chảy xuống hai bên đầu, chị tôi chỉ nói đơn giản: “Con là một đứa bại liệt, Mẹ à. Con bị trật đốt sống thứ 5 và bị nứt đốt sống thứ 6 và thứ 7. Bị nặng tới mức này là cùng.”
Đánh nhau hoặc bỏ chạy là hai phản ứng thường thấy khi người ta bị kích động mạnh. Chúng tôi đã chọn cách thứ hai. Chị Tracey kể lại là chị cũng không rõ giữa mẹ tôi và tôi, ai thắng ai khi vụt chạy ra khỏi cửa. Sơ chăm sóc mục vụ ở đó đã đưa chúng tôi vào một phòng riêng khác. Tôi ngồi xuống trước một cái bàn, và lần đầu tiên trong đời không thốt ra được lời nào. Mẹ tôi thì cứ giậm qua giậm lại trong phòng. Bà giận điên lên. Giận giống như khi một con sư tử con trong bầy bị giết chết thì con sư tử mẹ lồng lộn đi truy tìm cho ra thủ phạm. Trong khi giậm qua giậm lại như vậy, mẹ tôi bắt đầu đặt ra cả một loạt những câu hỏi:
Sao Chúa có thể nỡ làm cho Tracey bị như vậy?
Sao Chúa có thể nỡ gieo tai họa này cho gia đình mình?
Chúa còn muốn mẹ phải chịu đau khổ gì nữa trong cuộc đời này?
Và câu hỏi ám ảnh nhất:
Chúa đang ở cái xó nào?
Đây là những câu hỏi thật khó trả lời, nhưng mà tôi là một linh mục dòng Tên. Tôi đã cả đời học hỏi về Thiên Chúa, cho nên tôi cố gắng đưa ra một câu trả lời. Nhưng mỗi khi tôi mở miệng định nói, thì mẹ tôi lại chận họng tôi lại. Trong những tình huống tương tự thì chúng ta thường hay nổi giận với những người gần gũi mình nhất. Tôi chỉ muốn hét cho mẹ tôi nhớ rằng tôi cũng là một trong mấy con sư tử con vậy!
Nhưng không, tôi gom hết can đảm và bình tĩnh nói chuyện với mẹ tôi, có thể nói rằng đó là cuộc đàm thoại đau thương nhất và quan trọng nhất về mặt thần học trong cả cuộc đời tôi. Tôi nói với mẹ tôi rằng nếu có ai có thể chứng minh cho tôi là tối hôm qua Thiên Chúa ngồi tà tà trên thiên đàng và nghĩ rằng: “Ta cần thêm một đứa liệt chân liệt tay nữa, con nhỏ Tracey coi được lắm, vậy để ta dựng nên một vụ tai nạn xe làm cho nó bị liệt chơi” – nếu như đó thật sự là ý muốn chủ động của Thiên Chúa – thì tôi sẽ rời bỏ hàng linh mục ngay, bỏ Dòng Tên, và bỏ luôn cả giáo hội. Tôi không biết đến Thiên Chúa đó, tôi không muốn phục vụ Thiên Chúa đó, và tôi không muốn làm người đại diện cho Thiên Chúa đó trên trần thế. Thế là mẹ tôi bắt bẻ lại tôi, “Nói như vậy thì Chúa ở đâu?” Và tôi nhẹ nhàng trả lời, “Con nghĩ Chúa cũng đang đau khổ bàng hoàng như mẹ và con vậy, bởi vì một người con gái quảng đại, vị tha, đã từng đi cả nửa vòng trái đất để chăm sóc cho người nghèo, nay lại trở thành người nghèo nhất mà mình từng gặp.” Nghèo ở đây không dính líu gì đến nghèo khó về tiền bạc. Tôi đã không phải lựa chọn giữa một Thiên Chúa của tình yêu và một Thiên Chúa gây ra những điều ác độc cho chúng ta. Như một Thiên Chúa từng than khóc trước đau thương mất mát trong sách I-sai-a và như Đức Giê-su từng than khóc trước mộ người bạn thân thiết nhất trong Gio-an 11, Thiên Chúa không đứng bên ngoài nỗi đau của chúng tôi, mà là bạn đồng hành với chúng tôi trong nỗi đau đó, nâng đỡ chúng tôi bằng cánh tay của Người, chia sẻ với chúng tôi trong nỗi buồn khổ đau đớn.
Trong những tháng sau đó, tôi nhận được một số những lá thư kinh khủng đáng sợ nhất từ những người Công Giáo tốt lành nhất mà tôi được biết. Một vài thư viết rằng: “Tracey chắc chắn là đã làm chuyện gì sai trái lắm nên Chúa mới giận như vậy, cho nên nó phải chịu trừng phạt ở đời này, bởi vì đừng hòng mà giỡn mặt với Thiên Chúa!” Thư còn viết tiếp: “bây giờ thì cách duy nhất để hòa giải với Chúa là chỉ còn cách bằng lòng chấp nhận ý Chúa mà thôi.” Những người này thật sự tin rằng Chúa đã trừng phạt chúng tôi. Kể từ năm 1988 tôi đã khám phá ra rằng lối suy nghĩ này còn phổ biến hơn tôi tưởng rất nhiều. Tôi đã từng gặp gỡ những người bị bệnh ung thư, những cặp vợ chồng vô sinh, những bậc cha mẹ có con bị chết – những người này hỏi tôi họ đã làm nên nông nỗi gì mà phải gánh chịu lời nguyền mà họ nghĩ là Thiên Chúa đã giáng xuống họ như vậy? Chỉ cần nghĩ tới họ cũng đủ cho tôi muốn khóc lên được.
Một số khác viết rằng: “Sự đau khổ của Tracey là để gởi lên thiên đàng những tảng đá vinh quang để sau này dùng xây lâu đài cho Tracey khi cô ấy qua đời.” Đây là điều thường được gọi là “khi-nào-chết-thì-lên-trời-hưởng-phúc.” Tôi đâu có biết rằng trên thiên đàng, trong số các căn phòng trong ngôi nhà của Cha Trên Trời, lại có những phòng riêng được chia thành hạng nhất, hạng doanh nhân, và hạng bình dân. Và nếu sự thật là như vậy, thì thiên đàng sẽ là nơi chốn đầu tiên trong cuộc đời tôi mà tôi sẽ không xin được nâng cấp! Bởi vì nếu như để được nâng cấp từ cái chòi con ở ngay sát bên trong cổng thiên đàng lên tới những vùng hào quang sang trọng nhất ở giữa thiên đàng mà đồng nghĩa với việc phải phụ thuộc vào người khác trong việc tắm rửa, ăn uống, cử động, vệ sinh, thay quần áo mỗi ngày trong suốt hơn hai mươi năm qua, thì tôi không có khả năng chi trả cho cuộc dời nhà lên vùng giàu sang đó. Tôi nghĩ rất ít người có khả năng đó.
Sau hết, có một số thư và thiệp viết rằng: “Gia đình cha thật là có phúc lắm, vì Chúa chỉ gởi thánh giá nặng nhất cho những người có thể vác nổi mà thôi.” Lúc nào tôi cũng thích việc một số người không có cái phúc đặc biệt đó lại có thể thấy rõ ràng cái ân phúc đó nơi sự đau khổ của người khác. Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ về cái lý luận này thêm một chút. Chúng ta thường hay nghe như vậy lắm. Nếu lý luận này đúng, thì đều đặn mỗi buổi sáng, trưa, chiều, tối là tất cả chúng ta phải nên quỳ gối xuống mà cầu xin chỉ một lời này thôi: “Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm. Con yếu đuối lắm, ôi lạy Chúa. Xin đừng nghĩ là con đủ sức mạnh.” Bởi vì nếu như lý luận đó đúng và nếu Thiên Chúa nghĩ là bạn có đủ sức mạnh, thì bạn sẽ được chúc phúc bằng một cây thập giá tổ chảng.
Ngoài những lá thư trên còn có một số người tốt bụng tìm cách an ủi chúng tôi, và đưa ra ba luận điểm thường thấy mỗi khi có chuyện chẳng lành xảy ra: “Mọi sự đều là mầu nhiệm”; “Đường lối của ta không giống đường lối của ngươi”; và “Chỉ khi nào lên thiên đàng thì ta mới hiểu được chương trình của Thiên Chúa.” Những lời này có phần nào sự thật trong đó, nhưng tôi hoàn toàn không tin chúng là sự thật theo nghĩa mà một số người hiểu. Những câu này thường do những người tốt bụng dùng để nói vài điều chi đó mà họ nghĩ là có thể đem lại niềm an ủi. Điều đó không có tác dụng an ủi đối với tôi chút nào cả. Ví dụ như, mặc dù sự thật tuyệt đối là đường lối và cách suy nghĩ của Thiên Chúa thì vĩ đại vô hạn so với bất cứ những gì mà chúng ta có thể mơ tới hoặc tưởng tượng ra, nhưng nếu lôi cái đoạn I-sai-a 55 ra giữa cơn đau khổ của người khác thì thường có khuynh hướng đặt Thiên Chúa ra ngoài vòng bi kịch của nhân loại, như là một đấng thông-biết-mọi-sự nhưng lại là người bàng-quan-vô-cảm trước những khốn đốn trong cuộc đời chúng ta. Tuy thế, tôi nghĩ rằng một trong những mục đích lớn nhất của việc xuống thế làm người, của việc Thiên Chúa trở thành một con người như chúng ta qua Đức Giê-su Ki-tô, chính là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ đường lối của Người, cách suy nghĩ của Người, muốn được loài người biết đến Người, nhất là trong những giây phút mà đôi khi chúng ta buông xuôi đầu hàng trước những nỗi tuyệt vọng cùng cực nhất. Cuộc đời, cuộc tử nạn, và sự phục sinh của Đức Giê-su chứng tỏ cho ta thấy là Thiên Chúa tự gắn mình với lịch sử nhân loại qua một cách mật thiết nhất trong tất cả mọi cách. Chúng ta không tin và không yêu mến một bản thể cao ngạo cứ luôn ẩn núp trong vòng huyền bí và rồi tự động biến mất tăm hơi vào những lúc chúng ta gặp khó khăn trên đường đời. Việc đầu thai xuống thế làm người chắc chắn cho ta thấy rằng Thiên Chúa thật tâm muốn tham dự vào cuộc phiêu du của loài người với tất cả mọi điều phức tạp và những nỗi đau khổ trong cuộc phiêu du đó.
Vì vậy tôi rất biết ơn tất cả những người đã viết thư cho tôi sau cái tai nạn xảy ra cho chị tôi. Họ đã đánh thức cho tôi biết chúng ta thường phải nghe những loại thần học dở òm ra sao, những loại thần học không quy hướng chúng ta về với Thiên Chúa trong những giây phút khốn khổ nhất trong đời ta. Những loại thần học đó biến chúng ta thành kẻ xa lạ. Loại thần học đó, trong cả một lúc lâu, đã khiến tôi trở thành kẻ xa lạ với niềm tin vào Thiên Chúa, đấng muốn chúng ta có một cuộc thảo luận về những điều phức tạp trong đề tài làm thế nào, và ở chỗ nào, mà Thiên Chúa linh thiêng lại có thể hiện hữu trong cái thế giới trần tục mong manh của chúng ta. Vậy sau đây tôi xin trình bày bảy bước dẫn đến sự bình an tâm hồn khi chúng ta bị thử thách cám dỗ và chúng ta đầu hàng cơn cám dỗ mà đặt câu hỏi rằng: “Thiên Chúa đang ở xó nào?”
1. Thiên Chúa không trực tiếp giáng xuống chúng ta những nỗi đau đớn, khổ sở, hay bệnh tật. Thiên Chúa không trừng phạt chúng ta.
2. Thiên Chúa không giáng xuống tai nạn để dạy cho chúng ta điều này điều nọ, mặc dù ta có thể học hỏi từ những tai nạn đó.
3. Thiên Chúa không chủ ý gây ra động đất, lụt lội, hạn hán, hay những thiên tai khác. Cầu nguyện là lời cầu xin Thiên Chúa biến đổi chúng ta để biến đổi thế giới.
4. Thánh ý Thiên Chúa thiên về tổng thể hơn là tiểu tiết.
5. Thiên Chúa không cần máu Đức Giê-su. Đức Giê-su không phải đến thế gian chỉ để “chết”, nhưng Thiên Chúa dùng cái chết của Đức Giê-su để tuyên bố kết thúc sự chết.
6. Thiên Chúa đã tạo dựng một thế giới dưới mức hoàn hảo, trong đó đau đớn, bệnh tật, khổ sở là những thực tế rõ ràng; nếu không thì, thế gian đã là thiên đàng. Một số những vấn đề này là do chúng ta tự tạo ra nhưng lại đổ lỗi cho Thiên Chúa.
7. Thiên Chúa không giết bỏ chúng ta.
Subscribe to:
Posts (Atom)