Wednesday, 7 December 2011

Gs Nguyễn Ngọc Lan: Chuyện Nhà




“Một kiểu vô dân Tây”

SGGP 11-13.4.2001ba ngày liền đăng mới hết bài của ông Trần Bạch Đằng “Đôi điều xin được nói thêm” trong chuyện “Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX”.

Đôi điều mà vẫn cứ dông dài đủ thứ chuyện. Kể cả những chuyện hàm hồ quen thuộc để bôi bác các tiếng nói đối kháng… Nhưng cũng không thiếu những thú nhận thú vị, đặc biệt ở phần cuối đăng trên SGGP 13.4.2001:

“Tham nhũng, quan liêu, buôn lậu, ăn cắp, gian dối, phô trương hình thức, rề rà và rườm rà trong công vụ… bị nhắc, kết án, “hăm he” đủ điều, thế nhưng tệ nạn này vẫn… “mập ú ra”. “Mập ú” đến độ kết thành phe nhóm, lăm le hành động táo tợn, không phải không hàm chứa chất “mafia” khuynh đảo. Ngân hàng đó, hệ thống hoá lại các vụ việc phi pháp, đâu phải chỉ hiện tượng lẻ tẻ? Buôn ma tuý đó. Khai man lý lịch từ “người Kinh ra ngưòi dân tộc”, chẳng học hành thi cử gì cả mà vẫn đủ bằng cấp.

Hiện tượng đã thừa đủ cho một nhận xét: Nguy cơ. Quy trình đổi màu chế độ chẳng phải chỉ là lo xa của người “lẩm cẩm” –những dấu hiệu “diễn biến hoà bình” tự bên trong, nhất là từ sự suy thoái của cán bộ đang phơi bày, thậm chí khiêu chiến chế độ chúng ta. Cái đáng nói là pháp luật “đánh từ vai trở xuống”, thỉnh thoảng có tử hình, song vắng mặt “chánh danh thủ phạm”, Nói ra thì hơi kỳ, khôn thay đó là sự thật: “bứt dây động rừng”. “Rừng” không phải rộng đến độ ai cũng là tội phạm cả -số tội phạm thì ít thôi-  “rủi” liên can mức này mức kia đên những nhân vật tên tuổi: vợ, con, rể, cháu, họ hàng…

                        (…)
“Xin trở lại một cái “gốc”: càng có uy vọng trong xã hội, càng phải làm gương, công to chức lớn thì càng nặng trách nhiệm. Cứ hỏi bao nhiêu các bậc “hưởng ơn vua lộc nước” cao, mà con cái đi “vùng sâu vùng xa”, làm các chức danh ở cơ sở? Hay không hàng không, cũng hải quan, thuyền viên, ngoại giao, xuất nhập khẩu…?

(…)
“Chưa cần nói chuyện ăn cắp, tham nhũng, chỉ riêng chuyện xe cộ, trụ sở, cán bộ đi lại, nhà riêng trang bị (không bằng tiền túi cá nhân) tiện nghi “đời mới”, “công du” rất hào phóng… ngân sách đã tiêu tốn con số chục ngàn tỷ đồng rồi.Tốn tiền đã nguy, tạo một lối hưởng thụ gắn với hưởng lạc, sức phá hoại vật chất  –đạo đưc song trùng, quả quá xót xa. Vọng ngoại như được cổ vũ, trong khi đồng bào, địa phương nghèo tuy giảm, song lẽ ra phải giảm nhanh hơn. Quán ăn, tiệm nhảy nhiều hơn lớp học, chuyện xây thêm trại giam, nhà tù tăng thêm lực lượng trị an hẳn đương nhiên thôi.

Sự phân hoá, phần tăng cũng “đặc dị”: số giàu bằng lao động, bằng tài tổ chức, bằng khả năng kinh doanh đàng hoàng vẫn thấp hơn số quan chức và con cháu –ra toà hay “hạ cánh an toàn” gần như mang đảng tịch cả!

(…)
Trong sự cố Liên xô sụp đổ, hơn 20 triệu đảng viên đảng Cộng sản Liên Xô thậm chí không có một phản ứng nào đáng kể. Chẳng lẽ điều ấy không nhắn nhủ đảng Cộng sản Việt Nam-nay có trên 2 triệu đảng viên-  chút gì sao? Số lượng và chất lượng –phải nhìn sâu. Số lượng chưa hẳn đã nói thực chất của vấn đề. (…) Về mặt này, lịch sử dạy chúng ta rất nhiều. Đừng để việc trở thành đảng viên hiện thời giống một kiểu “vô dân Tây” thời xưa – tìm đặc quyền đặc lợi.”

Lý thú nhất hẳn là thú nhận “việc trở thành đảng viên hiện thời giống một kiểu “vô dân Tây” thời xưa”. Thì giống quá đi rồi, còn gì nữa. Không tự do, dân chủ, chỉ có đảng trị thì có khác gì Pháp hay Mỹ trị. “Một kiểu vô dân Tây” chính vì “độc lập” mà chỉ là đối thủ thì vẫn là “một kiểu” thực dân mới. Không phải hễ cứ người Việt Nam cai trị người Việt Nam, là dân Việt Nam đã “độc lập”. Cũng như ngược lại, Fujimori người gốc Nhật 100% làm tổng thống nước Pêru suốt hai nhiệm kỳđ ầu, dân Pêru có vì thế mà mất độc lập đâu. Vì dân Pêru tự do bầu chọn Fujimori hai nhiệm kỳ đầu và còn giữ được khả năng truật phế Fukimoro như đã làm ở nhiệm kỳ thứ ba của ông ta. Chính tự do dân chủ mới là điều kiện cần và đủ đễ “độc lập” có ý nghĩa và thực chất.
    

            Gs Nguyễn Ngọc Lan
            (trích Thư Nhà số 4 – 2001 tr. 28)

No comments: