Saturday, 17 December 2011

Lm Richard Leonard sj: Thiện Nguyện Để Giáng Sinh



Có người bạn, thuộc nhóm Hiện Xuống kể cho tôi nghe câu chuyện của anh Minh Duy, một giáo dân hiền từ đến nhà thờ dự lễ Giáng Sinh Ban Ngày. Biết là anh rất bận. Bận làm ăn. Bận sinh sống. Nên, đến được nhà thờ dự lễ như thế đã là quý lắm rồi. Bởi thế nên, cha xứ vẫn để nguyên bộ áo lễ, tiến đến bên anh, bắt tay chào hỏi rất thân tình, kèm theo đó là nụ cười khả ái ngày Chúa Giáng Trần.
Mào đầu câu chuyện, cha xứ hỏi han vài câu xã giao: “Này bác, tôi thấy bác nên gia nhập đoàn quân thiện nguyện của Đức Kitô, mới phải!” Giáo dân hiền từ nghe thế, bèn đáp: “Dạ thưa, con chiên đây vẫn có mặt ở nơi đó, đã từ lâu!” Vị chủ chăn sửng sốt, lại nói tiếp: “Ủa, nếu bác có gia nhập, thì sao vị chỉ huy trưởng này chẳng bao giờ thấy bác tình diện cả vậy?”  “Dạ thưa, vì chiên con gia nhập đội người nhái, lúc lặn lúc nhô, chứ đâu dám lặn luôn, bị chửi chết!”
Trong cuộc đời, nếu ta hành xử giống nguời giáo dân hiền từ ở trên, đã thấy mình gia nhập đạo quân thiện nguyện rồi, thì hôm nay ta đang tháp tùng Đức Kitô trong công tác “nhô mình lên”, mà vào đời. Câu chuyện Chúa Giáng Trần/vào đời được người đầu tiên biết đến, không do tai những người đi nhà thờ truyền lại. Đám chăn chiên ở Palestin vào thế kỷ đầu, luôn có nhiệm vụ phải trông chừng đàn thú hiền suốt ngày, đêm. Chúng vẫn sợ đám cướp cạn và đàn sói rình rập, chực cướp mồi. Công việc của kẻ chăn tuy chậm nhẹ, nhưng không cho phép kẻ chăn có thì giờ ghé đền thờ, mà dự lễ. Kẻ chăn chiên buồn, chỉ biết nguyện cầu tại chỗ, dọc suốt đồng hoang cỏ dại. Nhờ có thế, mà lũ đám mọn hèn mới hiện diện đúng thời, đúng buổi. Có giáp mặt hiện trường như thế, mới nhận ra được thông điệp Giáng Sinh, đầu thế kỷ. Giáp mặt hiện trường, cũng là một bổ nhiệm chính đáng, rất đúng đắn.
Nhiều lúc, tín hữu Đạo Chúa như đã cảm nhận từ lâu, chương trình hành động của Chúa, còn rõ hơn cả Ngài nữa. Đây chính là bẫy cạm ta phải cẩn thận mà xa lánh. Và, Giáng Sinh hôm nay, là dịp thuận để ta có thể làm được việc ấy.
Nhìn vào quá trình lịch sử, quả là xưa nay chẳng ai tiên đoán được phương cách Chúa gửi Đấng Cứu Độ toàn năng đến với con người. Cũng chẳng ai biết rõ vào ngày “N” và giờ “G” nào, Chúa thân hành giáp mặt trần gian. Chẳng ai đoán biết trước sự việc Nhập thể, mà Chúa đã bày tỏ cho đám kẻ chăn, không nhà cửa. Nhóm người trẻ này chuyên sống bụi sống bờ, không xứng đáng. Và, cũng chẳng ai mường tượng được nhân chứng đầu của sự kiện Nhập Thể, lại là đám trẻ vô học, rất “bụi đời”. Dân thường ở huyện, cũng đã chực chầu những mong được đón chào Vị Thiên Sai từ nơi cao đến lật đổ đám cường quyền La Mã. Giới trung lưu quyền thế, biết nhẫn nhục hơn, đã cố đợi chờ ngày kiệu rước vua quan từ trời cao ngự đến.
Nghịch lý hơn, tình Thương yêu Chúa lại đã chấp nhận mặc lấy xương thịt người phàm, là xương thịt của chính ta. Và, Ngài đã đến với ta như kẻ nghèo hèn, đớn mọn. Ngài đến, chỉ như Hài Nhi bé bỏng, không có gì để tự vệ. Nhưng, chính Hài Nhi ấy là Chúa chúng ta. Ngài xuất hiện, không như mọi người tưởng. Không như quan niệm của người phàm. Ngài thực hiện lời hứa đã thiết lập với tiền nhân, theo phương cách đầy kinh ngạc. Và, Lễ Giáng Sinh đem đến cho ta ảnh hình êm ả, dịu hiền của Đức Chúa thân thương, bé bỏng. Hài Nhi Chúa cần bú mớm, dưỡng dục, được ôm chặt vào lòng.   
Áp dụng ảnh hình Chúa Giáng Trần vào với niềm tin người đi Đạo, cũng không sai. Nếu Giáng Sinh với ta, mang ý nghĩa cụ thể, thì đây không là lễ hội uy nghi, nhộn nhịp, chỉ để vui. Giáng Sinh cũng không là cơ hội để ta lấp đầy khoảng trống thời gian, có nghỉ lễ. Đây là cơ hội để ta ăn mừng, mỗi khi làm điều hợp lý, có yêu thương. Rất an lành.
Lễ Giáng Sinh còn là lý do để ta tụ tập ở đây, mỗi tuần. Tụ tập, chung vui Tiệc Thánh Thể. Tụ tập như thế, ta sẽ được Chúa dưỡng dục, cách sinh động. Có bú mớm. Có ôm chặt vào lòng. Ôm ta, để đem ta vào với cung lòng thương yêu của Đức Chúa. Dù ngắn ngủi, sự việc này cũng giúp ta thêm lòng quả cảm, thêm sức mạnh mà giáp mặt với loài sói dữ, với đám cướp cạn đang chực rình vồ, vào ngày tháng quan trọng chính cuộc đời của ta. Nay, ta hãy ra đi mà đón chào. Đón và chào mừng, ngõ hầu ta tới đúng chỗ, đúng thời đúng buổi để Chúa có thể nhìn ra ta, mà đón nhận. Và, đem ta vào cung lòng Ngài.

No comments: