Suy niệm
Giáng Sinh – Lễ Nửa đêm năm B
“Hoa không buồn thắm, bướm không baỵ”
Giữa lúc tâm hồn, trong sáng ấy
Đường mờ như thủy, mảnh gương phai
Ngây thơ hấp hối, trong nhan sắc
Đợi hắt hơi thừa, một sớm mai
Giữa lúc tâm hồn, trong sáng ấy
Đường mờ như thủy, mảnh gương phai
Ngây thơ hấp hối, trong nhan sắc
Đợi hắt hơi thừa, một sớm mai
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Lc 2: 1-14
Hoa không buồn thắm, hồn trong sáng. Đường mờ như
thuỷ, một sớm mai. Tất cả, nay không còn như thế. Không như thế, là bởi hôm nay
Đức Chúa, Ngài đã Giáng hạ. Hạ giáng làm người, để hồn ta trong sáng, chờ Ngài
đến. Ngài đến, trong bừng sáng như trình thuật, kể hôm nay.
Trình thuật
hôm nay, kể về lễ hội tưng bừng những ánh sáng. Có vui có mừng. Có giải
thoát. Người La mã lúc đầu có thói quen
gọi lễ Hạ Giáng, là ngày lễ Mặt Trời không khuyết thực.
Bài đọc hôm
nay, rộ lên chủ đề ánh sáng có hài nhi nằm trên máng ăn của bò lừa. Hài Nhi, là
Ánh Sáng cho Muôn Dân. Ánh Sáng ấy, nay quây quần hào quang chiếu sáng trên mục
đồng. Cùng lúc ấy, có thần sứ hát mừng tôn vinh Chúa, với những câu: “Vinh danh Chúa Cả trên trời, bình an dưới
thế cho người Chúa thương." (Lc 2: 14)
Mừng, là
chủ đề xuyên suốt trong cả ba bài đọc hôm nay. Nhất thứ, là Tin Mừng. Tin Mừng,
là đặc thù đích thực được gửi đến tín hữu Chúa Kitô, ở mọi chốn. Nguyên do dẫn
đến những mừng vui, là vì ơn giải thoát Chúa đem đến. Ơn Chúa đem, Ngài mang lại
theo cung cách của Vị Vua các vua. Và, cả đến cung cách của vị Hoàng Tử của An
Bình. Tin Mừng Ngài đem đến, không phải để phô trương quyền uy và thế lực. Mà
là, để ban phát quyền lực oai phong cho kẻ nghèo hèn, còn yếu kém.
Trình thuật
hôm nay, gợi lại lối sống và mục tiêu Ngài nhắm đến. Mục tiêu/lối sống Ngài
nhắm đến, không theo cách thức của những người sống chung quanh. Nhưng, như
thường dân ở huyện đến để đăng ký sổ bộ cho đoàn thu thuế. Và khi ấy, không có
chỗ đàng hoàng tử tế cho Mẹ Ngài và thánh Giu-se. Mẹ đành để Hài Nhi tá túc
chốn bò lừa. Đặt Hài Nhi nằm trên máng ăn của lừa/bò.
Và, khách
mời thăm viếng Vua các vua, vẫn chỉ là đám nhi đồng du mục, chẳng vai vế. Rất
bần hàn, vùng cận Đông. Họ là đám người cùng cực, sống ngoài rià. Ngoài xã hội.
Ngoài phe nhóm. Nhưng, họ là người tử tế. Chỉ mỗi tội là không biết thích nghi
với xã hội mình sống. Và câu hỏi: tại sao lại như thế? Sao, Đấng Thế Tử đến với
dân lại theo kiểu xuống cấp, đến như thế?
Thật ra,
cũng nên hiểu ý của thánh sử Luca khi thánh nhân viết trình thuật thời thơ ấu
của Chúa, là để thiết lập tương lai, Ngài sẽ sống. Thánh Luca nhấn mạnh đến
khía cạnh Chúa đến, là: Ngài đến với người nghèo, kẻ yếu đuối, sống ngoài rìa.
Sau này, Ngài còn cùng bàn với phường giá áo túi cơm. Với cả kẻ tội lỗi ghê
khiếp nữa. Vậy, nếu Chúa đến vào thời buổi hôm nay, thì thế nào?
Tại sao
thế? Có nhà thần học đương thời, vẫn nhận định: “Nếu Chúa đến với đồ đệ Ngài, hôm nay, Ngài sẽ phải theo cung cách nào
để mang Tin Mừng cứu độ, cho môn đệ? Ngài sẽ đến cách nào, khi đám người trẻ cứ
phải chết vì Siđa? Khi hàng triệu người vẫn thất nghiệp, chẳng có nhân cách?
Và, Chúa đến sẽ thế nào, khi đàn trẻ nhỏ vẫn bị sách nhiễu tình dục? Phụ nữ vẫn
cứ thua thiệt, so với nam nhân? Ngài sẽ nói sao, khi tệ nạn phân biệt chủng
tộc, chém giết vẫn cứ xảy đến với Châu Phi, châu Á, và cả châu Âu, nữa? Ngài
đến theo cách nào, khi loài người vẫn cứ huỷ hoại môi trường, mình đang sống?
Và hôm nay,
có người hỏi: Chúa Cứu Thế, Ngài ở đâu? Ngài đâu rồi, sao không đến khi người hèn
yếu đang cần Ngài? Ngài là Chúa Cứu Thế của ta –và của mọi người- khi ta và họ
được Ngài chúc phúc bằng của cải, trên trái đất. Của cải vật chất, xã hội và cả
đến tài sản trí tuệ, nữa. Thật sự, Ngài chỉ là Đấng Cứu Thế, khi ta chứng thực
được rằng: mình đang chung lưng đấu cật, hợp tác tái tạo lại nhân cách và tính
vẹn toàn cho người hèn yếu thôi.
Thomas
Merton, là nhà văn và cũng là nhà khắc kỷ/khổ tu, đã phát biểu: “Thế giới này, chốn trú ngụ cuồng điên, nơi
đây tuyệt nhiên không còn chỗ cho Ngài đến trú ngụ. Ngài vẫn đến, dù không ai
mời. Nhưng, Ngài không cảm thấy đó như ở nhà mình, là bởi không có nơi cho Ngài
trú ngụ. Và Ngài vẫn cần thiết ở nơi ấy, nên Ngài đã phải đến với người khác.
Những người cũng một tình trạng như Ngài, tức: không có chỗ trú thân.
“Chỗ trú thân của Ngài, là ở với
những người không thuộc phe phái nào, nên vẫn bị quyền bính chối từ và bỏ qua
một bên. Bỏ, là bởi họ vẫn cứ bị coi như kẻ yếu. Bị coi, là những người không
đáng tin cậy. Họ là những người bị tước bỏ cả đến “nhân cách chỉ làm người”.
Là, những kẻ đang bị ruồng bắt. Hãm hại. Ruồng bỏ. Những người không có phòng
ốc để trú ngụ, dù qua đêm. Với họ, Chúa vẫn có mặt, nơi thế giới.”
Cách đây khá lâu, nhà văn Paolo Freire người Brazil, có viết trong Sách Sư Phạm Cho Người Bị Bức Bách. Đầu đề sách, thoạt nhìn có vẻ như
một cẩm nang cho người khủng bố. Nhưng, không phải thế. Freire là tín hữu Đạo
Chúa. Ông hoàn toàn chống lại bất cứ mọi hình thức của bạo lực. Sách của ông,
chỉ cách hướng dẫn cho người nghèo, ít học. Ông tin rằng, khi đã được học đọc
và học viết, thì người bần cùng nghèo khổ cũng sẽ học rằng: họ từng là người
nghèo. Biết được lý do tại sao mình nghèo. Và, làm thế nào để vượt thắng cảnh
nghèo hèn. Mọi giải pháp/cơ hội, nằm trong tay họ.
Toàn bộ
tiến trình giáo dục người nghèo, đặt nền tảng trên tín thư Tin Mừng. Và, người
đọc sẽ áp dụng mọi chỉ dẫn cho cuộc sống của mình. Tiến trình này, giúp người
nghèo và những người bị ruồng bỏ, hiểu rõ hoàn cảnh bức bách họ đang chịu. Giúp
họ biết quyền lợi của họ là có được nhân cách sống. Cũng như công lý; và phương
cách bất bạo lực, để giải quyết.
Dù thế, lâu
nay vẫn xảy ra nhiều bạo động, vì phần đông các người nghèo không kiên nhẫn đủ,
để tiến hành bất bạo động. Họ bị cuốn hút vào cung cách của du kích. Khủng bố. Nhất
là cách đang được một số chính quyền, giới kinh doanh và dân quân khác, thích
sử dụng. Những người thích sử dụng kiểu này, là cốt tạo sự giàu sang và quyền
bính trong tay một nhóm người, rất ít ỏi.
Hài Nhi hôm
nay Giáng Hạ, chính là Hoàng Tử Bình An, của mọi người. Tiếc thay, thông điệp
tình yêu và công lý Ngài mang đến, đã biến thành tài nguyên cho bạo động và nỗi
chết, như thành quả của người đã từng khước từ Ngài. Tiếng vang ấy, vẫn đọng
lắng nơi truyện tích, của Giáng sinh. Chính vì thế, nhiều linh mục, tu sĩ, giáo
dân và hàng ngàn nông dân vô tội cũng như gia đình họ, đã và đang bị giết hại,
vì Ngài.
Và, lễ Giáng Sinh không chỉ xảy đến, mỗi đêm nay.
Nhưng, là nguyên năm. Giáng Sinh, không chỉ là lễ hội đình đám có ngỗng quay,
kẹo mứt bánh trái, ở đâu đó. Giáng sinh, cũng không là những dạ vũ kéo dài, có
nhậu nhẹt vui chơi, đến thâu đêm. Mà là, cử hành việc Chúa đến với người nghèo,
không nơi nương tựa. Người thiệt thòi. Có thông điệp của hy vọng Ngài đem đến
cho kẻ thiếu thốn. Là, trách nhiệm coi ta như một thành phần của tiến trình
giải thoát. Ơn cứu độ.
Cử hành lễ
Giáng Sinh, còn là quyết tâm gột bỏ vết nhơ của khó nghèo. Của kỳ thị. Gột bỏ khai
thác bóc lột. Gột bỏ, những gì đang xảy đến với môi trường giàu của chúng ta.
Gột bỏ, là giải quyết cảnh: người thì ăn không hết, kẻ thì đói lả gục ngã trước
ngưỡng cửa cứu đói.
Là con dân
Đạo Chúa, ta có quyền mừng kính ngày Chúa Hạ Giáng Làm Người. Nhưng, đừng quên
ý nghĩa đích thực việc mừng kính. Ý nghĩa, là nghĩa lý của thông điệp Giáng Hạ
chuyển đến cho cả bên ngoài, và đằng sau, ngày đại lễ. Nên biết rằng, ngày Chúa
Giáng Hạ là ngày nhắc ta ý nghĩa làm con
dân của Chúa. Ý nghĩa ấy, hôm nay gửi đến với riêng ta. Với mọi người. Trong
mọi nhà.
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment