Lm Richard Leonard
(Mai Tá dịch)
Cách đây không lâu, ở giải Oscar, người ta đã vinh danh một nghệ sĩ mang tên Wladyslaw Szpilman qua cuốn phim mang tựa đề “The Pianist”. Và, nhóm làm phim đã đoạt giải Oscar cho phim hay nhất trong năm. Phim kể lại truyện người nghệ sĩ Do thái - Ba Lan từng điêu đứng vì bọn quốc xã, người Đức. Nhưng, Wladyslaw vẫn yêu quê hương, yêu âm nhạc. Vẫn cứ chơi dương cầm cho dân mình. Cho cả lính Đức, chẳng sợ gì khổ hình, lẫn bách hại.
Suốt thập niên 40, người Do thái Ba Lan này đã phải trốn biệt nơi “ghetto” đầy khổ ải, cực hình ấy. Nhưng, Wladyslaw vẫn cứ ung dung chơi đàn nơi quán xá chiều hôm, giúp mọi người yêu quê hương “dương cầm” của anh. Kịp đến năm 1942, toàn bộ gia đình Szpilman bị đưa đi Treblinka, chịu cảnh đọa đày. May mắn thay, Wladyslaw được đồng nghiệp cứu thoát trên tàu lửa rời quê nhà Vác-sa-va yêu dấu. Sau đó không lâu, quân kháng chiến Ba Lan giúp anh ra đi lẩn trốn. Cuối cùng, anh qua được cơn bĩ cực của cuộc chiến, nhờ vẫn giữ tình quê hương, qua dương cầm.
Trong bối cảnh cuộc sống tàn lụi, người nghệ sĩ vẫn nói lên được lời cuối. Quyết vực dậy nét đẹp tình “quê hương”, yêu dấu ấy. Chẳng sợ gì mọi dọa dẫm của sự dữ/ác thần, chuyên hủy họai. Chính tình yêu quê hương âm nhạc, mà người nghệ sĩ đã đổi thay được tâm trạng của nhiều người. Cả các tên lính Đức, lẫn thần dân Ba Lan. Và rồi, “giọt nước mắt ngà” của người nghệ sĩ đã nhỏ xuống trên phím đàn “quê hương”, âu yếm ấy. Giọt vắn giọt dài mà người nghệ sĩ đã minh chứng cho mọi người thấy, đó là: tình yêu “quê hương” âm nhạc, đã chiến thắng mọi nỗi lo âu. Sợ sệt. Cả nỗi khiếp sợ sự chết, đang xảy đến với người thân. Và, tình tự thân thương ta gìn giữ và trao cho nhau, có thể được xem như tình “quê hương” dương cầm của Szpilman.
Phúc âm hôm nay, cũng cho thấy một ảnh hình tương tự. Ảnh hình về những hủy hoại/đổ sụp khi thế giới này thiếu mất tình yêu. Tình yêu “Quê Trời”, luôn được nhắc đến. Tình tự này, vẫn cứ đổ tràn lên hai vai người dân đi Đạo. Những người được Đức Chúa chọn làm dân con của Ngài. Rõ ràng, thánh sử Mác-cô đã suy tư nhiều về hiện trạng, nơi con dân. Về, sự xấu xảy đến đã làm cho dân-con-được-chọn mất đi tình quê hương thần thánh. Tức, thứ tình yêu “Quê Trời” gửi đến với muôn người. Ngày hôm nay. Gửi đến cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Gửi đến, để họ kỳ vọng vào ngày Quang lâm của Chúa, thời mai hậu.
Trong bối cảnh phim “The pianist”, nơi đó Wladyslaw chơi dương cầm, là anh chơi cho cả người tốt, lẫn kẻ xấu. Chơi như thế, là để chứng tỏ rằng: tình “quê hương” anh thấm nhuần nơi âm nhạc, có thể đổi thay lòng nguời xấu/tốt, vẫn xưa nay. Lại nữa, điều này còn chứng minh, rằng: tình quê hương “âm nhạc”, cũng làm nhiều điều tốt đẹp. Cho mọi người. Tốt và đẹp, hơn hẳn sự dữ/ác thần. Cứ chần chờ, huỷ hoại. Nếu không, thế giới của anh và của mọi người, sẽ chìm đắm trong âu sầu, bấy lâu nay.
Từ câu chuyện của phim “The Pianist”, ta nhận ra điều này, là: cội nguồn mọi tình yêu, chẳng riêng gì tình quê hương nồng thắm, mà là thứ tình Đức Chúa khuyên ta, hãy biến nó thành hiện thực. Bởi thế nên, mỗi khi ta hành xử không theo kiểu cách của sự dữ/ác thần, là ta có được tình yêu “quê trời”, đầy hưng phấn. Và, khi tỏ ra nhẫn nại, yêu thương người đồng lọai, thay vì cứng rắn không thương tiếc người phạm lỗi, là ta đã có tình yêu “quê trời”, rồi đó. Hệt như thế, khi tặng ban rất độ lượng, thay vì ích kỷ, bo bo giữ cho riêng mình, thì đó là lúc tình yêu “quê trời” đã nở rộ. Rất trong ta.
Đọc kỹ Tin Mừng hôm nay, ta nhận ra đoạn trích nói về “người được chọn”, từng tạo hứng làm nền cho nhiều thế hệ kẻ tin, để có thể nối kết với tình yêu “Quê Trời”, nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, đã có một thời, Calvin và giáo phái Thệ Phản Phục Hưng chỉ nhấn mạnh đến tư duy tạo ngờ vực và rẽ chia, vẫn hỏi rằng: ai là người được chọn? Làm sao để được tuyển? Và, làm cách nào để bền đỗ trong ơn gọi của người được chọn?
Quả là, John Calvin đã quá trớn, khi ông nhấn mạnh đến các câu hỏi, ở trên. Không những thế, ông còn quả quyết: những gì tốt đẹp chỉ được gửi đến cho người được chọn, mà thôi. Và rồi, Calvin cũng như một số tín hữu Công giáo “cả nể” khác, đã hiểu Tin Mừng theo nghĩa rất hạn hẹp. Giới hạn và thu hẹp, là bởi họ đã sai lầm khi cho rằng: chép lại Lời Chúa nói, thánh sử Mác-cô đã nghĩ, là: ngày thế tận đã gần kề. Nhưng sự thật, thì thánh Mác-cô chỉ chép sử là để dọi lại bối cảnh của cộng đoàn kẻ tin đang bị ức hiếp. Bách hại. Bị ức hiếp, vì tín hữu Đức Kitô vẫn tin vào tình yêu “Quê Trời”, Chúa khuyên răn. Đó cũng là bối cảnh tương lai mai thời, mà thánh nhân không nghĩ đến khi ghi lại bối cảnh xảy đến quanh niên biểu 65, sau công nguyên.
Có điều lạ, là: cộng đoàn tín hữu lúc bấy giờ vẫn nghĩ rằng: cộng đoàn Chúa chọn chỉ xảy đến, là khi thế giới đi dần vào ngày kết tận. Nói rõ hơn, có thể hình dung bối cảnh xảy đến, như sau: lúc ấy, dường như chẳng được bao người, sống ở bên bờ Địa Trung Hải phía bên kia, sẽ được nghe biết về Chúa. Rất Tin Mừng.
Tin Mừng ta nghe đọc hôm nay, không là điều mà thánh Mác-cô muốn nói, khi thánh nhân qui về thế giới nhân trần, ta nên hiểu là thánh nhân không có ý nói về các bậc hiển thánh đã được chọn trên quê trời, mà chỉ là các vị đã tuyên xưng lòng tin vào Đức Chúa, thời mình sống.
Và cuối cùng, điều làm cho các tín hữu Đức Kitô khi nghe đọc Lời Chúa thêm phấn chấn, là biết được rằng người được chọn bao gồm bất cứ ai, đang sống ở bất cứ nơi nào, tức: những người mà cuộc sống vẫn hỗ trợ niềm tin yêu, hy vọng và lòng thương mến. Hỗ trợ mọi vẻ đẹp. Hỗ trợ chân thiện mỹ. Tức, đem công lý và hoà bình trở thành thực hiện với thế giới hôm nay. Và như thế, sẽ có câu hỏi rằng: điều gì làm cho tín hữu Đức Kitô trở nên đặc biệt hơn mọi người, như thế?
Là tín hữu Đức Kitô, hẳn ta biết rõ ai đang tuyển chọn. Tại sao chọn? Tại sao tuyển? Và, ta vẫn có nhau, khi mỗi người đều phấn đấu mỗi ngày, để quyết sống sao cho xứng hợp với tình yêu “quê trời”, Ngài tạo dựng. Cho tới ngày Ngài Quang Lâm. Đến lại.
Lm Richard Leonard
Mai Tá dịch
(xem thêm các bài khác cùng một dạng, xin mời vào: www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com)
No comments:
Post a Comment