Cách đây ba năm, nhân ngày lễ thánh Phaolô trở lại, Đức Thánh Cha Hioan XXIII đã loan báo đệ nhị Công đồng Vatican, với mục đích “tăng cường đức tin Công giáo, canh tân đời sống đạo đức, dung hoà kỹ thuật truyền giáo với nhu cầu và phương pháp của thời đại”, để cho đời sống mới của Giáo hội trở nên một “tiếng gọi thân ái những anh em ly khai tìm về hợp nhất” (Thông điệp Ad Petri Cathedram) . Lời tuyên bố trên đây đã nhấn mạnh về vấn đề thống nhất Giáo hội, mặc dầu Công đồng sắp đến có một chương trình sâu rộng hơn nhắm vào đời sống của Giáo Hội trong mọi phương diện.
Mối quan tâm của Đức Gioan XXIII cũng là một mong ước của toàn thể Giáo hội, vì chính Chúa Kitô đã khao khát và cầu xin sự thống nhất đó. Thật thế, trong giây phút cực kỳ quan trọng của đêm người sắp chịu thương khó, Chúa Giêsu ban cho các tông đồ một điều răn mới, điều răn tình thương và hợp nhất. người còn lập bí tích Thánh thểcũng là bí tích của tình thương và hợp nhất. Và cũng trong đêm cực thánh đó, Chúa Cứu Thế còn nguyện cầu Đức Chúa Chaban ơn hiệp nhất cho Giáo hội: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ trong Danh Cha tất cả những kẻ Cha đã ban cho Con để họ nên một như Chúng ta… Chớ gì mọi người nên một. Cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ước gì chúng hợp nhất trong Chúng Ta, để thế gian biết chính Cha gửi Con đến. Con đã ban cho chúng sự vinh ihển Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta, Con ở trong chúng và Cha ở trong Con, để chúng hoàn toàn hợp nhất” (Ga 17: 11, 21-23)
Lời cầu xin tha thiết của Chúa Kitô cho chúng ta thấy sự thống nhất là một đặc điểm của Giáo Hội và chia rẽ là một hiểm hoạ. Thánh Phaolô đã nhận thấy cái hiểm hoạ chia rẽ và tha thiết căn dặn giáo hữu Êphêsô gìn giữ sự thống nhất: “Thầy là kẻ đang bị tù ngục trong Chúa,Thầy khuyên anh em ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi của anh em, hãy khiêm nhường dịu dàng nhẫn nại lấy lòng yêu thương mà chịu nhau, lấy dây hoà bình mà gìn giữ sự thống nhất của Thánh thần. Chỉ có một Thân Thể, chỉ có một Thánh thần, cũng như chỉ có một đức cậy… một Thiên Chúa, một đức tin, một phép rửa; chỉ có một Thiên Chúa là Cha mọi người, Đấng trên mọi người, giữa mọi người và trong mọi người” (Ep 4: 1-6). Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta là anh em một gia đình, gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi.
Gia đìn hThiên Chúa Ba ngôi, Giáo Hội còn là Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Mầu nhiệm cao cả ấy cũng chính thánh Phaolô đã tỏ cho chúng ta biết: “Như thân thể chỉ có một nhưng nhiều chi thể và tuy chi thể nhiều nhưng cùng một thân thể, D(ức Kitô cũng không khác vậy. Vì chúng ta là Do Thái hay Hy Lạp, làm tôi hay làm chủ, chúng ta đều được rửa cũng trong một Thánh thần để làm thành một Thân Thể” (1Cr
Là một đặc điểm vĩnh cửu của Giáo Hội, sự thống nhất còn là một điều thiết yếu cho Giáo Hội ngày nay, vì những nhu cầu thiêng liêng của nhân loại và vì những cuộc tấn công dữ dội của chủ nghĩa vô thần. Họ chống đối Thiên Chúa. Họ đả phá không những Giáo Hội mà còn mọi tôn giáo và mọi giá trị thiêng liêng của nhân loại. Giáohội sẽ mãnh liệt biết bao, nếu tất cả mọi tín hữu Chúa Kitô đều hợp nhất trong một đức tin, một hy vọng, một tình thương, dưới sự điều khiển của một thủ lãnh. Nhưng tiếc thay, chúng ta chưa được hưởng sự hợp nhất đó. Ngoài 500 triệu Công giáo, còn 240 triệuTin Lành và 165 triệu Chính thống, sống ngoài Giáo hội. Tình trạng chia rẽ đau đớn này không những là gương mù, nhưng còn là một cản trở lớn cho hoạt động của Giáo hội, trong việc giảng Tin Mừng giải phóng của Chúa Kitô.
Tuần hợp nhất sắp đến là một địp thuận tiện để chúng ta cầu nguyện nhiều hơn cho sự thống nhất Giáo hội. Anh em ly giáo cần nhiều ánh sáng và sức mạnh để trở về cùng Giáo hội. Lời cầu nguyện của chúng ta sẽ thiết thực hơn, nếu chúng ta biết nêu cao gương sáng của một đời sống Công giáo hoàn toàn.
Lm Chân Tín, CssR
1/1962
(xem thêm các bài cùng dạng,
xin mời vào: www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc: www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment