Monday 30 November 2009

Lm Rock Nguyễn Tự Do, CSsR: Một thế giới mở rộng


Vào thế kỷ thứ XV, nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa ngày càng có thế lực. Thương mại tại địa phương chỉ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của người dân, đang khi những người giàu có lại muốn có thêm thật nhiều những nguồn tài nguyên, hang hoá quí hiếm, có thể đem lại những lợi nhuận cao và sức mạnh thế lực cho giai cấp Tư sản. Phải đi xa, phải vượt đại dương để đến những vùng đất mới. Thế thượng phong thuộc về những nước có kỹ nghệ đóng tàu và kỹ thuật hàng hải cao như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, với những thuyền buồm 3 cột đạt tốc độ 10km/giờ và có khả năng chịu được những con sóng to gió lớn.

Thời đại của những nhà thám hiểm nổi danh được mở đầu.

Henri Le Navigateur với những cuộc khám phá miền biển Tây Phi Châu, Gibraltar, Madere, Acores, Rio de Oro và Cap Vert từ 1420 cho đến khi ông qua đời vào năm 1460. Năm 1484, Diego Cao (hay Diego Cam) đến cửa sông Congo. Năm 1488, Bartolomeu Dias vượt mũi cực Nam Phi Châu và đặt tên là Mũi Bão Táp, sau này được vua Bồ (Jean 2) đổi là Mũi Hảo Vọng.

Người nỗi tiếng nhất là Vasco de Gama. Ông sinh tại Alentejo năm 1469. Ông được Vua Jean 2 đặt làm trưởng đoàn thám hiểm đi vòng Phi Châu sang Ấn Độ, gồm 170 người đa số là thuỷ thủ đầy kinh nghiệm đã từng tham gia các cuộc thám hiểm trước. Ông vượt Mũi Hảo Vọng, men theo bờ Đông Phi Châu và cập bến Ấn Độ, nơi gần thành Calicut, ngày 29-5-1498, sau mười tháng hành trình. Sự thành công của Vasco de Gama đã phải trả giá với hai thuyền bị mất và một trăm mạng người chết vì bệnh, nhưng đã mang lại cho Bồ Đào Nha nhiều lợi lộc vật chất. Ông lập một thương điếm tại Cochin, được phong tước Phó Vương Ấn Độ và mất năm 1524.

Nhà thám hiểm Alfonso de Albuquerque (1453- 1515) tiếp nối Vasco de Gama, chiếm Goa năm 1510, Malacca năm 1511, Malabar, Ceylan, Ozmur…

Năm 1521, Ferdinand Majellan, người Bồ đã thực hiện cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên, phục vụ vua Emmanuel, và sau được vua Charles, Tây Ban Nha phái đi khám phá vùng Nam Mỹ, Phi Luật Tân. Ông bị giết chết tại đảo Mactan (1521).

Y Pha Nho đã được gọi là “Vương quốc Công giáo” từ cuối thế kỷ thứ XV. Đó là vinh dự do Đức Alexandrô VI ban cho nữ hoàng Isabella I và vua Ferdinand II, bởi đã có công mở mang Nước Chúa cả về đạo lẫn đời.

Kha Luân Bố (Christopher Colombus) được vua Tây Ban Nha trao trách nhiệm tìm đường sang Ấn Độ qua ngả Đại Tây Dương. Ông không phải là bác học hay nhà trí thức, nên đã tính nhẩm và cho rằng chu vi trái đất chỉ có 26.000km và quãng đường từ đảo Canaries đến Ấn Độ, ông đã khám phá ra Tân Thế Giới.

Vua Tây Ban Nha ban cho Côlômbô 3 chiếc thuyền, mà một chiếc mang tên Santa Maria, và các phương tiện cần thiết. Đoàn thám hiểm đã rời bến cảng Palos ngày 3-8-1492, để sau 2 tháng 9 ngày đến vùng Bahamas thuộc Trung Mỹ ngày 12-9-1492. Sau khi thám hiểm vùng CubaHaiti, ông trở về Tây Ban Nha vào tháng 3-1393. Ông còn thực hiện 3 cuộc hành trình thám hiểm một vùng rộng lớn với chiều dài 3,000km, rộng 500km, gồm Dominica, Guadeloupe, Porto Rico, Jamaique (1493) Trinité, Orenoque (1498), Venezuela, Panama (1502-1504). Ông đã chết trong nghèo khổ vẫn với xác tín là đã đến Ấn Độ chứ không hề biết mình đã tìm ra một thế giới mới, mà sau này được gọi là America do một người Ý có tên là Amerigo Vespucci, sinh tại Florence năm 1451, đã bốn lần đặt chân thám hiểm tân Thế Giới, năm 1504-1505.

Verraxanô chiếm phía Bắc Mỹ Châu, ăn sâu vào đất liền, đến nơi được gọi là Montreal của Canada (1536).

Năm 1535, Jacques Cartier (1491-1557), nhân danh vua nước Pháp Franc,ois I vào vùng của sông Saint Laurent, Canada, Hoà lan đến Java. Với những đoàn thuyền ngang dọc thế giới, người Anh đã lập nhiều thuộc địa khắp nơi, với công ty Đông Ấn (1600), và chiếm trọn Ấn Độ làm thuộc địa.

Lm Rock Nguyễn Tự Do, CSsR

(Xem thêm các bài khác, xin mời vào:

www.suyniemloingai.blogspot.com

www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

No comments: