Một giáo dân người Việt kể cho tôi nghe về nỗi gian truân anh chịu trên bước đường lưu lạc, tạm dung nơi xứ người. Tên anh là Nguyễn Văn Mạnh, con trai một gia đình đông con gồm 8 trai, 4 gái. Năm 1978, ba mẹ anh, tuy là nông gia chất phác chẳng biết nhìn xa trông rộng, nhưng cũng thấy được tình hình nguy cập không thể chăm nổi đàn con 12 đứa. Nên, đã quyết định cho một cháu đi chui, nên đã gửi cháu lên tàu theo đám người vượt biên, vượt biển. Hành trình của những người này đầy hãi hùng, kinh khiếp, những nguy cơ bỏ xác nơi, biển Đông.
Bốn giờ sáng hôm ấy, có tiếng gõ nhẹ nơi cửa, Mạnh chào ba mẹ lần cuối để từ biệt. Và, đó đích thực cũng là lần cuối trong đời, anh còn được thấy mặt mẹ cha. Vừa, bước ra khỏi nhà, là anh đã được bịt mắt, dắt lên xe tải đưa đi theo đường giây, được giữ kín. Hành trình kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ, ngang qua nhiều khu rừng rậm rạp. Cuối cùng, anh cũng tới được bãi đáp vắng, lạ. Đến đây, vừa cởi băng bịt mắt ra, anh mới biết là mình còn sống. Mạnh kể lại: “nếu chẳng may gặp phải những người thất đức, chỉ biết tính toán ăn chặn tiền bạc, thì chắc anh đã bỏ xác ở đâu đó, giống như nhiều gia đình có con ra đi biệt tăm, vô âm tín.
Mạnh còn kể: chúng con rất may là được đưa lên chiếc “tắc xi” ra gặp “cá lớn”. Ghe bầu được gọi là “cá lớn” chỉ có sức tải chứa tối đa là 10 người, thế mà họ cũng chất nêm chất nệm đến 29 mạng. Thực phẩm - xăng dầu - nước uống, không được trang bị chu đáo cho chuyến đi dài ngày, đến hai tuần. Mọi người trên chiếc xuồng câu ọp ẹp đều mệt lả, đói khát và bệnh tật vì phải phơi nắng suốt tuần lễ, đến khô miệng. Bọn cướp biển người Thái bắt gặp đã không hề nương tay. Họ nhẫn tâm hãm hiếp mọi phụ nữ họ gặp ở trên ghe, vứt xác 6 người xuống biển vì những người này không còn đủ sức chịu đựng, được nữa.
Vừa nhìn thấy đất liền, là 20 người còn lại tưởng chừng hy vọng sống sót đã gần kề, ai ngờ Hải quân Mã- Lai tuân lệnh cấp trên, đã dùng súng xua đuổi thuyền nhân người Việt, quay trở ra hải phận quốc tế, không thương tiếc. Anh Mạnh nói tiếp: “Vào giờ phút đen tối ấy, con như đã mất hết niềm tin vào Chúa và Đức Mẹ, lẫn cả tình nguời. Chỉ biết có chờ chết, mà thôi.”
May cho Mạnh gặp được tàu buôn người Hà Lan cứu vớt cho nước, tặng thực phẩm, xăng dầu và cặp mạn đưa về đất liền Phi Luật Tân chờ một đệ tam quốc gia tiếp vớt. Cuối cùng, Mạnh được nước Úc chấp thuận cho tạm dung. Một năm sau đó, anh đặt chân lên Sydney, ổn định cuộc sống. Nay, sau nhiều năm cố gắng cần cù, anh đã ra trường với mảnh bằng bác sĩ y khoa, quyết quay lại giúp đỡ cộng đồng ở vùng quê suốt 2 năm liền, không nhận thù lao.
Trong sách Xuất hành hôm nay, Đức Chúa nói với Môshê: “Ngươi không được ngược đãi, áp bức các ngọai kiều vì chính ngươi cũng từng là ngọai kiều trên đất Ai Cập.” Ở Tin Mừng Matthêu, Đức Kitô còn khẳng định: “Các con hãy yêu mến Đức Chúa và thương yêu người thân cận hết lòng trí và tâm hồn, cho phải phép”.
Riêng tôi, tôi lại nghĩ: đối với thế giới Tây Phương, hiện nay chẳng có vấn đề nào cấp bách mời gọi chúng ta thi hành triệt để cho bằng vấn đề đối xử với các di dân, tị nạn. Dạo gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có lòng tốt đón tiếp những người chọn lựa rời bỏ hoặc ra đi thoát khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Vốn sẵn lòng giàu sang có của-dư của-để Trời cho, như nước Úc, thì việc đón tiếp những người mang phận hẩm hiu, cũng là chuyện đương nhiên, dễ hiểu. Càng dễ hơn, khi các nước phương Tây chúng ta, nay cũng đã định ra quota số lượng người mỗi năm, để thâu nhận họ vào cửa ngõ nhà mình hầu tạm dung, vì lợi ích chung.
Tin Mừng hôm nay, Đức Kitô không hứa trước với ta rằng: việc chứng tỏ mình mến Chúa và yêu người lân cận, không phải là không gây cho chúng ta những hao tổn tiền bạc. Nhưng luật thương yêu người lân cận mà Chúa dạy, luôn kéo theo những đòi hỏi hy sinh cao độ. Đòi hỏi ấy, được gửi đến cho chúng ta với tư cách cá nhân, đoàn thể, hay đất nước. Nếu công nhận lời dạy của Chúa, ta cũng phải có quyết tâm đùm bọc người lân cận của mình nữa. Ở đoạn khác trong Tin Mừng Matthêu, Đức Kitô còn nhắc nhở: “Ai nhận nhiều, sẽ phải cho nhiều”. Điều đáng buồn, là: nhiều người trong chúng ta, đều muốn có đời sống tốt đẹp, nhưng lại ít ra tay nghĩa hiệp giúp người khác/nước khác kiến tạo chốn “đất lành chim đậu, thật dễ sống. Rốt cuộc, có khi chúng ta cũng đã chối từ san xẻ mọi tốt lành ta đã hưởng hoặc tạo được, do cần cù lao động, mới có được. Thánh Matthêu còn kể cho ta nghe câu chuyện về Đức Maria, thánh Yuse và Đức Kitô đã phải rời Israel, để tá túc bên Ai Cập, sống kinh nghiệm của “người di tản buồn”. Ngày nay, nếu Gia Đình rất thánh của Đức Kitô cũng lại đến với ta, xin định cư giống như, hoặc qua những người tị nạn hôm nay, thì chắc các Ngài cũng sẽ bị tống về cho Hêrôđê giải quyết, thôi.
Cầu mong tiệc thánh hôm nay giúp ta có được đổi thay tận đáy lòng để ta biết hành xử cho đúng, với mọi người. Ở khắp nơi. Mọi người, có nghĩa và có thể là: người cận thân hoặc cận lân. Cũng có thể, là: khách lạ tị nạn hoặc bạn bè thân quen, đang túng quẫn. Túng và quẫn, không chỉ về thể xác. Túng và quẫn, còn có nghĩa tinh thần và trí tuệ nữa. Họ là, những người không cần được cung chúc “cái sự sang” hoặc “có quan có tước” đầy mình. Nhưng, vẫn chỉ muốn làm giáo dân hạng thứ, hoặc dân thường ở huyện. Chỉ muốn xin 2 chữ: Bình an. Yên lành.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá luợc dịch
No comments:
Post a Comment