VÍ DỤ LƯỚI
RỪNG
Mt 13:
47-50
Theo tư tưởng, ví dụ này cũng đồng ý tưởng với ví dụ cỏ
lùng, và lời giải thích cũng đồng một ý tưởng đó nữa, và chẳng những thế, cả
những tiếng dùng trong lời giải thích cũng giống nhau nữa. Nhưng có điều là ý
tưởng “mọc lên”, tức là tiến triển, bành trướng dần dần, rõ rệt trong ví dụ cỏ
lùng (và ví dụ người gieo giống), đây lại không có (cá dưới biển không lẽ phải
chờ chúng lớn mới kéo lên). Còn ý tưởng cánh đồng so với lưới thì vừa giống vừa
khác: vì lưới một đàng cũng như cánh đồng gồm có lành và dữ, nhưng hình ảnh
lưới thuộc hoạt động: phải thả, phải kéo mà đem cá ra khỏi lòng biển. Nếu coi
hoàn toàn giống cánh đồng, thì lưới cũng chỉ cả thế gian; nhưng lưới khác cánh
đồng, vì thế có thể chỉ Hội thánh, chìm giữa biển là thế gian, thâu nạp tín hữu
theo nhiều kiểu: có lành có dữ, có thánh có tội lỗi, bao lâu còn ở trần gian
này, bao lâu chưa đến lúc lựa lọc. Bởi thế nên ví dụ này được giải thích nhiều
về những vấn đề của Hội thánh và rất dễ biến thành tỉ dụ, bởi có liên tưởng
nhiều đến những đoạn Tân ước nói về đánh
cá và ngư phủ (Mt 4: 18tt; Lc 5: 1-11; Yn 21: 3-14). Nhưng về ý nghĩa tiên khởi
thì cần thiết phải để ý là:
-ví dụ không nói rõ ràng đến các ngư phủ.
-ví dụ là ví dụ Nước Trời, chứ không phải ví dụ Hội thánh.
47) Không nói ai thả lưới. Kiểu nói “người ta” (tiếng Hy
Lạp: lưới bị bủa dưới biển: kiểu nói như thế thường để tránh Danh Thên Chúa)
không nói đến những người ngư phủ.
“Đủ mọi thứ”: nghĩa
đen: tại hồ Ghênêsaret có đến 24 loại cá. Nghĩa ví dụ: cả lành cả dữ, người
thánh kẻ tội lỗi.
48) tốt và dở: dở
là cá không được phép ăn theo lề luật (Lv 11: 10tt: cấm ăn những loại cá không
vẩy không mang: cá trê, cá đuối, cá chình, lươn)- hay những thú vật dưới nước
mà người ta thường không ăn (cua).
49-50) Những lời giải thích, hay so với Mt 13: 36-43.
Một điều nên chú ý: “Nước
Trời giống như lưới cá thả dưới biển”, dịch thế không đúng hẳn với loại
văn, ví dụ giữa người Do thái. Không phải cái lưới là điều giống với Nước Trời,
nhưng ngay từ đầu đã tả một công việc: điều giống là giống như lúc ngồi trên
bãi người ta lựa chọn: tức là ví dụ dẫn đến sự lựa chọn sau cùng, nhưng giả
thiết một thời gian trong đó mọi sự còn lẫn lộn.
Tóm lại, hai ví dụ cỏ lùng và lưới cá là những ví dụ chung
luận, vì cả hai bàn đến phán xét cuối cùng, khai mào cho Nước cùng tận của Thiên
Chúa. Và so sánh việc phán xét đó với việc phân tách: hoặc giữa lúa tốt và cỏ
lùng, hoặc giữa cá tốt cá xấu. Trước đó là thời hỗn hợp chung đụng lành dữ.
Trong ví dụ cỏ lùng từ khước hẳn việc phân tách trước thời đã định, và kêu gọi
kiên nhẫn đợi chờ mùa gặt. Tại sao kiên nhẫn? Như trên đã nói: người ta không
đủ khả năng để phân tách người lành kẻ dữ. Trong những kẻ theo chân Đức Mêsia
tàng ẩn, có cả những người tin bề ngoài, xưng hô nơi miệng. Và thứ hai là Giờ
là việc Thiên Chúa định. Lường hạng người đã ra phải chờ cho đầy, cho mùa chín
vàng, cho lưới đầy cá. Rồi bấy giờ là mùa gặt, phân tách lúa tốt và cỏ lùng, là
lúc kéo lưới lên bờ và chọn lọc cá tốt cá xấu. Bấy giờ cộng đoàn thánh thiện
của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện rạng ngời, trút bỏ những gì là hoen ố giả dối. Còn
bây giờ là thời gian dành cho hối cải (Lc 13: 6-9), cho đến ngày đó, phải bỏ
bên sự nhiệt thành quá trớn.
Lm Nguyễn Thế Thuấn,
CSsR
(trích tài
liệu giảng dạy phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment