TIN MỪNG VỀ NƯỚC SẼ ĐẾN (TIẾP THEO)
Mt 35-36/6
Việc thương người: Các nỗi khốn khó đây có thể đem so
sánh với những điều đã được Chúa Yêsu chúc phúc (Mt 5: 1tt).
Khách lạ: người phiêu dạt tha phương hoặc vì
kế sinh nhai, hoặc vì bị đày ải khỏi quê nhà, hay phải trốn đi thoát nạn.
Thân phận: người không có quyền lợi, không có
luật lệ che chở, không ngưòi đỡ đần.
Kẻ đau yếu bệnh tật: thường cũng coi như đồ chúc dữ, hiếm
người săn sóc, để ý đến. Người Do thái cũng coi trọng việc thương người này.
Người bị tù: không thấy kê trong số những việc thương người
Do thái.
Vấn đề: người khốn nạn và những kẻ thi hang thương
người là ai? – Có thể là những người đồng một đức tin, thuộc tín hữu tin vào
Chúa Kitô (Hiểu thế nào có thể dựa vào câu 45: vì lời này dễ hiểu hơn cả về
những kẻ có đức tin mà không thực hành). Nhưng chiếu theo khung cảnh chung các
đoạn 24-25: các dân thiên hạ được thâu họp lại để chịu phán xét. Chiếu theo
văn, thì nghĩa rõ rệt là việc tả khốn khó không quan tâm đến nội tâm của các kẻ
khốn khó. Chúa Kitô, Con Người nói đây, đã đồng nhất mình với bất cứ người khốn
nạn nào, Ngài nhận mình có lien lạc với tất cả những gì là khốn nạn trên trần
gian.
Do tự vấn
đề này, có vấn đề thần học: lien đới huyền bí đó là gì? Giải đáp không phải là
dễ Nhưng điều thuộc đức tin là: Chúa Yêsu đã tuyên ngôn như thế. Một tuyên ngôn
có đủ thẩm quyền (vua!). Ngài tự đồng nhất mình với những người đó. Và một
trật, lời tuyên ngôn này phủ nhận bất cứ thuyết hay ý tưởng nào muốn nhận có
một sự lành gì khách quan trước mặt Thiên Chúa, trong vận mạng đích thực của
người ta, mà lại ở ngoài Chúa Kitô; lời tuyên ngôn đó cho những việc yêu người
vô vị kỷ một giá trị nói được là vô cùng. Đàng khác, Con Người (Chúa Kitô)
không muốn chịu lấy cái gì cho mình (dâng đèn, dâng hoa, dâng nhà thờ…): Ngài
lấy quyền cao cả của Ngài mà tuyên bố rằng Ngài chỉ muốn được phục vụ nơi anh
em Ngài.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR
(trích tài
liệu giảng dạy lưu hành nội bộ)
No comments:
Post a Comment