Suy niệm
Chúa Nhật Lễ Lá Năm B
“Mình hãy trách đời nhau, nhiều hư hỏng”
Rồi giận hờn, cho kỷ
niệm đầu tay
Thu miên man, không thấy lá vàng bay
Anh phải nói: buồn chúng ta màu trắng.
Thu miên man, không thấy lá vàng bay
Anh phải nói: buồn chúng ta màu trắng.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mc 14: 1/ 15:7
Nhà thơ, xưa lưu dấu kỷ niệm, nhiều hư hỏng. Kỷ niệm
đầu tay hay đầu đời, có lá vàng bay. Có nỗi buồn mầu trắng. Rất miên man. Giận
hờn. Nhà Đạo, nay không mang sắc mầu kỷ niệm, một giận hờn. Miên man, nhiều
buồn nhớ. Nhớ Vượt Qua. Nhớ nỗi chết của Chúa. Ngày sống lại.
Trình thuật
hôm nay, thánh sử ghi về nhiệm tích “Vượt Qua”, Chúa từng trải. Ngài từng trải
qua nhiều khổ đau. Có nỗi chết. Sống lại. Có thăng thiên về trời. Ngài gửi Thần
Khí đến muôn dân. “Vượt qua”, “Cứu độ” Chúa thực hiện, nay đã rõ. Ở trên cao.
Chốn vắng. Có thập giá, khổ đau. Rất sầu buồn.
Ngày buồn,
Chúa ra đi. Đi, là về với Giêrusalem thành thánh. Đi, để khởi đầu một kết đoạn
cuộc đời Ngài, ở trần thế. Kết đoạn, trong quang vinh. Khải hoàn. Hiển hách. Ở
nơi đó, dân gian chốn thành thánh ra nghênh đón. Ở nơi đó, có niềm hân hoan,
khởi sắc. Có, lời chúc tụng rền vang
“Hosanna, Con Vua Đavít!” ầm ầm. Khắp chốn. Ở đó, lời tuyên dương “Đấng nhân danh Chúa mà đến”, vang dội
mãi hôm nay, nơi Tiệc Thánh. Tại đây. Bây giờ.
Nhưng phút
chốc, cục diện khởi sắc bỗng biến thành cảnh tượng u buồn. Sầu khổ. Có nỗi
chết. Tại sao thế? Suy cho cùng, không gì bằng: ta về với bài đọc Lễ Lá, có thư
đậm nét, thánh Phaolô ghi: “Anh em hãy có
nơi mình, tâm tình ta vẫn có với Đức Ki-tô” (Ph 2: 5) Bởi, “Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, thế mà Ngài
vẫn trút bỏ mọi vinh quang, để chấp nhận phận nô lệ” và, “Ngài mặc lấy thân phận nô lệ, hạ mình chịu
chết; và là cái chết trên thập tự.” (Ph 2: 6-7).
Ý tưởng này, thấy rõ nơi bài đọc 1, sách Isaya. Sách
thánh, có đoạn ghi: “Người môn đệ kiệt
sức”, không cưỡng nổi sức mạnh của địch quân. “Tôi đưa lưng cho người đánh đòn, giơ má cho người giật râu”. Ở đây
nữa, tiên tri Isaya bàn về thái độ “không sử dụng bạo lực để đối kháng bạo lực.
Không bạo lực ở đây, không là thái độ đơn thuần, thụ động. Mà là trạng thái bất
bạo động. Tức, một động thái được Mahatma Gandhi, Martin Luther King… rất đề
cao.
Bất bạo động, là hành xử Chúa muốn tỏ bày, qua
yêu thương. Có yêu thương, Ngài mới chấp nhận nạp mình cho đám người chuyên sử
dụng bạo lực. Yêu thương, là cung cách Chúa bày tỏ cho mọi ngưòi. Yêu thương,
là đỉnh cao tâm tình Ngài gửi đến, với chúng ta. Gửi đến, để ta cứ thế mà làm
để theo chân Chúa. Tuy đề cao, nhưng bất bạo động không còn là động thái của
tín hữu Đức Kitô, ngày hôm nay.
Theo chân
Chúa, là sẵn sàng “rỡ bỏ” chính mình. Là, đặt mình trong tâm tình yêu thương,
cùng với Ngài. Theo chân Ngài, là giùm giúp mọi người. Vô điều kiện. Theo chân
Ngài, là phục vụ bất cứ ai, trong tinh thần tương thân/tương ái. Không ngừng
nghỉ.
Bài thương
khó thánh Mác-cô ghi lại hôm nay nhấn mạnh một số điểm, để ta suy nghĩ:
*Ngày
giờ sau hết:
1. Kinh sư/thượng tế dùng mưu ma chước
quỷ nhằm trừ khử Chúa không thương tiếc.
2. Người nữ phụ đến đổ dầu thơm lên
người Chúa, ý nói buổi liệm táng Ngài, vào rất sớm.
3. Giu-đa nộp Chúa cho thượng tế,
đổi lấy tiền, là gợi ý hỏi rằng ta có làm giống thế không? vì tiền?
*”Một trong các ngươi sẽ nộp Ta
cho họ”
4. Dự phần Vượt Qua với môn đệ, Chúa
tỏ bày có sự bội phản của đồ đệ mà không nhận thức được? Dự tiệc Thánh, ta có
thấy quan hệ tương tác với người đồng bàn hoặc đồng Đạo?
5. ”Này là Mình Ta. Này là Máu Ta” Chúa thiết lập Tiệc Thánh Thể, để
tạ ơn. Nên nhớ, chính vì ta Chúa mới chịu khổ nạn, chấp nhận nỗi chết. Nhưng đã
sống lại. Là, thành viên cộng đoàn dân con Chúa, ta có nhận chính ta là
một thành phần thân mình Ngài không?
6. Phêrô chối Chúa. Về phần ta, đã
bao lần, ta cũng hành xử như thế với cộng đoàn?
*Trước mặt quan án
7. Tại vườn Dầu, Chúa vượt mọi hãi
sợ. Ngài đã nguyện cầu. Ngài hoàn toàn tuân ý Cha. Trong khi đó, các đồ đệ đều
bỏ đi. Họ bỏ đi là vì chẳng ai đoán được Ngài sẽ bị như thế nên chẳng biết phải
làm gì?
8. Chúa bị bắt. Giuđa bội phản.
Phêrô rút gươm, ngăn cản dân quân đến bắt. Mọi người đều bỏ chạy để Chúa một
mình. Tình thương đích thực đành bị bóp méo. Chẳng ai hiểu được đường lối bất
bạo động mà Chúa vẫn đi. Trường hợp
mình, ta có bỏ chạy khi đụng chuyện không?
9. Trước mặt quan toà, Lời Chúa bị
bẻ quặt. Nhưng Chúa vẫn lặng thinh. Ngài lặng thinh vì dân tình chỉ muốn lật
ngược sự công minh, chính trực. Chúa tỏ bày Thiên tính Đấng Mêsia. Dân con mình
tự bịt mắt làm mặt ngơ, mù quáng. Còn ta? Ta nhìn Ngài với cặp mắt nào?
10. Vốn bộc trực, Phêrô đã một mực
chối bỏ Chúa. Chối bỏ những ba lần. Còn ta, ta đã chối bỏ Ngài bao lần?
*Quan trấn trưởng La Mã
11. Đứng trước Philatô, chỉ quan
quyền mới lật ngược được tình thế. Đức Giêsu vẫn im lặng. Là Vua và là Chúa,
Đức Giêsu vượt trên quyền tổng trấn, ở trần gian. Philatô không hiểu điều này,
cứ tưởng rằng Chúa thuộc dưới trướng mình. Còn ta, lâu nay ta có thái độ nào
với Ngài?
12. Đám đông dân chúng xin tha
Barabbas, thay vì Chúa. Còn Philatô, nắm thời cơ chuyển đổi sự việc, nhất quyết
biến Chúa thành tội phạm. Trong cuộc đời, có bao giờ ta từng xử sự giống như
thế? vì danh/vì lợi?
*Con đường của thập giá
13. Chúa tuyên xưng Ngài là Vua.
Điều này khiến dân quân nhà trại cười ồ. Họ chụp mũ trên Ngài. Lại là mũ gai, cắm
gài lên da thịt. Nhưng Ngài vẫn lặng thinh, không cất lên lời. Vua các vua, nay
tự “rỡ bỏ” chính Mình. Vì loài người. Còn ta thì như thế nào?
14. Tiếp tục chặng đàng khổ ải.
Chúng dân cười nhạo, phỉ nhổ. Con đường thống khổ, Ngài đi tiếp. Phần ta, phải
chăng ta đã dự phần vào bi kịch hành hạ Đức Chúa? Ta đã thấy vinh quang Chúa
hiển hiện qua khổ ải và ta đáp trả ra sao trong đời ta?
*Bĩ cực và hiển vinh
15. Tối tăm phủ khắp chốn trời. Chúa
tiến đến phần sâu lắng của khổ hình. Ngài hít hơi cuối cùng, rồi tắt thở. Hơi
Ngài hít, chính là Thần Khí Chúa Cha. Là Ngài. Chết, giai đoạn cuối đã hoàn
tất. Ngài hoàn thành thánh ý Cha. Màn Đền Thờ nay rách nát. Chúa biến đổi, qua
hiện thực Phục sinh, nơi Mình Ngài. Tức, Hội Thánh. Lính gác, nay nhận ra Sư
Thật: “Người này là Con Thiên Chúa.” Đây,
một nhắc nhở dân con mọi người hãy mở lòng đón nhận Thần Khí Cha. Như dân quân
canh gác đã nhận ra.
16. Giuse A-ri-ma-thi-a, xưa lên án
Chúa, nay biến thành người đợi chờ Chúa đến trong vinh quang. Ngời sáng. Với đồ
đệ, đây là kết cục mọi sự việc. Rất đau buồn. Sầu thảm.
Thương khó, do thánh
Mác-cô ghi lại, đem đến cho ta nhiều điều để suy tư. Nguyện cầu. Nguyện và cầu,
không chỉ mỗi hôm nay. Nhưng, suốt tuần. Tuần rất thánh, có những ngày sau hết
của đời Chúa ở trần gian. Thánh Y Nhã khi xưa đã đề nghị một niệm suy, cho các
khoảnh khắc cuộc đời ta vẫn sống. Thánh nhân đề nghị ta nên thêm vài suy tư, dù
cổ lỗ:
“Tôi cố đặt mình vào lời lẽ được cất lên. Tôi tìm cách hiểu cho thấu, điều Ngài
diễn tả bằng diện mạo. Và nơi tôi, đang dâng cao xuất hiện một nhận thức, vừa
đủ sức. Có làm thế, tôi mới đi sâu vào mầu nhiệm để chiêm ngắm. Và, càng chú ý
đặc biệt đến tính thánh thiêng, ẩn mình thầm kín, ta càng thấy Chúa tỏ mình như
người thường, rất bất lực. Tôi hiểu rằng, Chúa yêu thương ta biết chừng nào, chính
vì thế Ngài vui lòng chấp nhận khổ đau khi ta phạm lỗi. Khi ta khước từ Ngài,
bằng nhiều cách.”
Dù cách nào đi nữa,
trình thuật cuộc thương khó Chúa, diễn tả nỗi khổ Chúa bị người đời từ
khước/chối bỏ. Chấp nhận thống khổ, Ngài quyết lãnh ý Chúa Cha. Làm thế, Ngài
thực hiện công cuộc cứu độ, do Cha trao. Làm thế, Ngài hoàn tất hành trình trải
dài nhiều khổ đau. Có nỗi chết. Nhưng Ngài sống lại. Để người người được vinh
hiển.
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá Phỏng dịch
No comments:
Post a Comment