Mc 2:
1-12/Mt 9: 1-8/Lc 5: 17-26: Người bất
toại và quyền tha tội
Cắt nghĩa
theo Mc:
Câu 1: Định nơi chốn việc đã xảy ra. Nhà, nói đây dĩ nhiên
là nhà của Simôn Phêrô.
Câu 2: Tình hình tả trong câu này về thái độ dân chúng có
khác với 1: 32-45. Trước kia người ta náo nức đi tìm một thánh nhân cao tay làm
phép lạ. Ở đây, người ta tuôn tới nghe lời Ngài giảng, người ta chen đông đến
đỗi không còn chỗ lách vào cửa nữa. Lời: tức là Tin Mừng về Nước Thiên Chúa.
Câu 3-4: dẫn vào chính truyện. Các nhân vật được tả trước
tiên: 4 người khiêng một người bất toại. Hành vi của họ: trèo lên mái nhà, gỡ
một mái bằng cách đào lỗ… Muốn hiểu, cần phải biết cách làm nhà của hạng thường
dân tại Phalệtin thời xưa (mà thời nay cũng còn ít chỗ). Nhà thường gồm 4 bức
tường (đá sắp, trét đất), một phía có trổ một cái cửa độc nhất ra vào, thấp.
Trên bốn bức tường bằng nhau người ta lấy cây (kẹ, chà là) làm xà bắt ngang;
rồi lấy cành cây, sậy, cỏ khô mà lòn vào khoảng trống trên một lớp đất nện kỹ.
Mùa hè có thể là nơi ở được, một thứ lộ thiên. Người ta, và có khi cả thú vật
cũng ở trên đó. Đầu mùa mưa, người ta thêm mái đến nhét kín các lỗ hở kẻo bị
dột. Bên tường có một cái cấp đi lên. Nhà thấp, muốn thòng người bất toại
xuống, thì người ta gỡ ít mảng đất, cùng ít cành cây hay sậy đi, là có một lỗ
(nên để ý Lc 5: 19 tả cái nhà đó theo kiểu nhà Hy Lạp, còn Mt không có một
tiếng nào về hành vi của các nhân vật).
Câu 5: Thay vì một lời quyền phép chữa lành, chúng ta có một
lời tuyên bố tha tội. Liên lạc làm sao giữa tội và bịnh tật. Người Do thái
thường coi hai điều liên lạc mật thiết. Chúa Giêsu ngược lại không nhận là bịnh
nào cũng do bởi một tội nói rõ. Nhưng Chúa Giêsu nhìn thấu thâm tâm và biết
người bất toại cần phải được tha tội.
-Lời tuyên bố tha tội: Chúa Yêsu không nói thẳng: “Ta tha tội cho con”, nhưng tuyên bố tội
được tha: tức là tuyên bố nhân danh Thiên Chúa mới đích thực là Đấng tha tội. Đó
là kiểu nói tránh dùng chính tên Thiên Chúa. Các tiên tri cũng có vị nói như
thế. Đây hơn nữa, vì “này con”: tiếng muốn gợi nơi bịnh nhân lòng trông cậy,
ngóng chờ và người bịnh: liên lạc Cha/con: Chúa Yêsu lĩnh nhận người ấy vào gia
đình của Ngài, mà cũng là “gia đình” của Cha Ngài.
Câu 6-7: nghi vấn của các luật sĩ. Nên so sánh Mt/Mc/Lc. Mc
mới thật là nghi vấn, tuy rằng “phạm thượng”! Tiếng này cho thấy luật sĩ đã
thiên về quả quyết. Lc: quả quyết là phạm thượng, nhưng câu hỏi đem về Chúa
Yêsu là ai? và còn câu trả lời sau: Chúa Yêsu là Con Người.
-Nghi vấn là sự chống của luật sĩ không nói ra bên ngoài
(tuy có thể đoán nơi diện mạo); và xét bình thường thế là phải.
Việc tuyên bố “tha tội” là việc riêng quyền Thượng tế trong
ngày đền tội – riêng một nơi: Đền thờ - hứa cho toàn dân: dựa trên lời hứa của
Thiên Chúa cho dân – sau khi đã hoàn tất Lễ tế theo Luật dạy. Còn Chúa Yêsu
tuyên bố cho một cá nhân – không phải là Thượng tế - không phải nơi chốn là Đền
Thờ, nói được là bất cứ ở đâu mà không phải ngày đền tội, nói được là bất cứ
thời nào, lúc nào – lại không có một lễ tế nào, nhưng chỉ có lời rao giảng của
Ngài. Đạo Do thái không hề biết đến quyền tha tội cho cá nhân, ngay cả trong
khi thi hành tế lễ. Chúa Yêsu cư xử như có quyền hơn thượng tế vô ngàn: nhờ
Ngài, bất cứ chỗ nào và lúc nào, người ta, từng người một, có thể được thánh
hoá, và ban cho cá nhân một điều chỉ dạy về toàn dân Israel.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến
nội bộ)
No comments:
Post a Comment