Suy niệm Chúa nhật thứ 3 Mùa Chay năm B
“Tình mất rồi! oán hận đã mênh mông.”
Chớ thờ ơ! Ta nổi giận
vô cùng,
Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ.
Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 2: 13-15
Tình đã mất,
nên niềm oán hận đã mênh mông. Cũng dễ hiểu. Nhưng ở đây, nhà thơ lại nổi giận,
cộng với ác mộng vô cùng, hằng len lỏi. Nhà Đạo hôm nay, cũng đã thấy Thầy Chí
Ái, biết nổi giận. Tuy giận dữ, nhưng Ngài vẫn kiên nhẫn đợi chờ con dân, cố
sửa sai.
Đọc Lời
Chúa hôm nay, người người đều thấy Đức Chúa nổi giận không phải vì sinh hoạt
buôn bán hoặc đổi chác, do người làm. Mà vì, người Do thái đã ngang nhiên dùng
nhà Cha, chốn phụng thờ, để làm chuyện sai trái, không đúng phép.
“Đem tất cả những thứ này ra khỏi nơi đây,
đừng biến Nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán”. Có thể là, thời của Chúa, giới
thẩm quyền ở Đền thờ từng làm ngơ, không ngó ngàng gì đến sinh hoạt sai trái,
trong nhà Chúa. Cũng có thể, họ kiếm nhiều lợi lộc khi thương gia “quen lớn” đã
mướn chỗ Đền Thờ, để cạnh tranh. Làm lợi. Điều này giải thích rõ, cơn giận của
Đức Chúa.
Bởi thế, họ
cả gan dám vấn nạn: “Ông lấy dấu gì chứng
tỏ rằng Ông có quyền xử như thế?” Nhờ có thế, Đức Giêsu mới mặc khải việc Ngài
làm: “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi, nội
ba ngày, Tôi sẽ xây dựng lại.” Và Lời Chúa kéo theo một thắc mắc: “Đền Thờ này phải mất 46 năm mới xong, thế
mà nội trong ba ngày Ông xây lại được sao?” Vấn nạn thế, quả có đúng theo nghĩa đen, rất
“từng chữ”. Bởi, vào lúc ấy, Đền Thờ vẫn chưa hoàn tất việc dựng xây.
Trên thực
tế, Chúa nói về chốn thánh thiêng khác. Đó là Đền thánh nơi Chúa sống, tức:
Thân Mình Ngài. Nhờ vào sự kiện này, dân con trong Đạo lại được nhắc nhở về
những gì Hội thánh đang chuẩn bị mừng kính. Kính sự chết. Mừng sự sống lại của
Đức Kitô, trong mùa Chay.
Mừng kính
sự chết và sống lại, là trọng tâm của niềm tin, có nơi ta. Trong thư gửi giáo
đoàn Cô-rin-tô, thánh Phaolô từng quả quyết: “cái chết của Đức Giêsu đối với người Do Thái là cớ vấp phạm, là sự điên
rồ, là rào cản không thể vượt qua được” (1Cr 1: 23). Thật khó cho họ, khi phải chấp
nhận Đấng Mêsia của họ phải chịu khổ đau và đi vào nỗi chết ô nhục trong bàn
tay không phải của kẻ thù dân tộc mà thôi, mà cả dân Ngài nữa. Cũng thế, môn đồ
Ngài cũng thấy khó lòng mà chấp nhận.
Với dân
ngoại, đây là điều vô nghĩa. Với họ, chỉ có nghĩa, nếu đó là quyền lực. Là, sự
trấn áp ngự trị. Là, ảnh hưởng trên mọi người. Với những người như thế, ý tưởng
về phụng thờ một đấng nào đó bị liệt chung vào danh sách các tội phạm hình sự,
như Đức Chúa, quả là điều không thể nào tưởng tượng được. Ngày nay có người,
khi suy nghĩ về chuyện này, đều cho đó là việc phi lý, rồ dại.
Nhưng, với
những người lâu nay được mời gọi, và đang đáp ứng với lời gọi mời ấy, dù là Do
thái hay dân ngoại, nam hay nữ, nô lệ hoặc tự do, đó là quyền uy và sự khôn
ngoan của Đức Chúa. Cái chết của Đức Giêsu, đối với người luôn khách quan nhận
xét, đều ra như thất bại nhục nhã. Tin vào những chuyện như thế, được coi là
người dốt nát, kém cỏi. Tuy nhiên, ai có cặp mắt đức tin, đều thấy đó là uy lực
của tình yêu, trong nỗi chết.
Và, tình
yêu lớn lao con người có thể thực hiện, chính là trao ban sự sống của mình cho
người mình yêu. Đức Giêsu làm như thế, không phải để cho bạn bè Ngài thôi, mà
cả những người chối bỏ Ngài. Những người đem lại cho Ngài cái chết, nữa. Chính
vì thế, Ngài xin cùng Cha: “Lạy Cha, xin
tha cho họ. Vì họ không biết việc mình làm”. (Lc 23: 34).
Bài đọc 2,
thánh Phaolô nói rõ: “Sự điên rồ nơi
Thiên Chúa thì hơn sự khôn ngoan của loài người. Và, sự yếu đuối nơi Thiên Chúa
thì mạnh mẽ hơn loài người.” (1Cr 1: 25) Và hôm nay, sau hơn hai ngàn năm
dài, sự khôn ngoan của Đức Giêsu; và thập giá Chúa, đã lướt thắng mọi sự. Điều
này được lập lại nhiều lần bằng những hy sinh cho đến chết, của nhiều đáng
thánh tử đạo. Những: Oscar Romeo, Martin Luther King, Maximilan Kolbe, Dietrich
Bonhoeffer, vv… là những ví dụ cụ thể.
Sức mạnh
của người phàm, cho đến nay vẫn chưa vượt qua, chưa đạp đổ những gì Đức Kitô đã
khởi sự. Các phong trào vô thần đối nghịch Kitô giáo, tuy cố gắng triệt hạ Đạo
Chúa, cuối cùng đều thất bại. Hiện nay, chế độ vô thần Cộng sản ở nhiều nước,
là một ví dụ cụ thể khác.
Trên thực
tế, ta vẫn tiếp tục chứng tỏ với mọi người, về khôn ngoan và sức mạnh của Thiên
Chúa, qua hành vi mà người đời coi là rồ dại và yếu ớt, khi chấp nhận chết cho
sự xấu, vẫn lướt thắng. Ta vẫn xác chứng điều đó, bằng chính sự sống có tình
thương yêu vô điều kiện. Có hài lòng xót thương. Có từ bỏ tất cả. Từ bỏ, cả
chính mình, như bài đọc 1 vẫn răn dạy, như từ bỏ:
-mọi hình thức của bạo lực bằng lời hoặc hành động, chống
lại chính mình hoặc người khác, kể cả những lạm dụng cơn say/ghiền, kích thích
tố độc hại, và ma tuý đủ loại;
-mọi hình thức của lạm dụng tình dục, với chính mình, hoặc
với vợ hoặc chồng/bạn đường, người phối ngẫu hay người dưng khác lạ. Với, giới
trẻ, kẻ vô vọng;
-mọi hình thức bất lương, thiếu công bằng hoặc tham nhũng;
-mọi hình thức sai trái, không đúng thực, nhằm triệt hạ
tiếng tăm của người khác;
-mọi hình thức tham lam ham hố, cưỡng chiếm của cải/ bản thân
người khác, đủ loại.
Tất cả điều nêu trên, đều là sự xấu, cần lướt thắng.
Đối với thế
giới chuyên chú vào việc cần có nhiều hơn/cần hưởng thụ hơn, thì những điều kể
trên chỉ là rồ dại và yếu đuối. Nhưng với ta, những người đeo đuổi sự rồ dại
của thập giá đêm đem về cuộc sống, thì điều cần quan tâm hơn cả, là: tôn thờ
Thiên Chúa của Tình yêu. Chính vì thế, bài đọc 1 nhấn mạnh nhiều đến việc tuân
giữ ngày Sabát. Quyết cột chặt tín hữu vào các chi tiết, rất từng chữ.
Với thế
giới hôm nay, Chúa nhật đã trở thành “một ngày như mọi ngày”. Ngày làm ăn. Ngày
mua sắm. Với người khác, đó là ngày nằm trên giường, đọc báo lá cải, mải mê mua
sắm hoặc ngồi trước màn hình nhỏ ngắm nhìn đủ mọi thứ bạo lực mang hình thức
“thể thao”. Là dân con Đức Chúa, thiết tưởng cũng nên nghĩ đến cung cách “rất
Kitô”, hầu sử dụng ngày của Chúa, cho phải phép. Như, tổ chức nghi tiết phụng
thờ cùng với cộng đoàn, có người anh người chị hiệp thông trong Đức Kitô. Có
sinh hoạt giải lao, ăn uống rất thân thương. Rất nhè nhẹ, tình cộng đoàn của
Nước Trời.
Nói tóm
lại, dấn bước theo Chúa, Đấng chịu mọi khổ đau thập giá và đã sống lại, còn là
việc sử dụng tài cán/năng lực của mình, góp phần dựng xây một xã hội có cuộc
sống, giá trị. Đó là khôn ngoan. Là, bình an. Hạnh phúc. Tưởng, cũng nên suy tư
về việc này, mùa Chay kiêng, rất thánh.
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment