Monday, 12 March 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Nguồn Mạch Tội Lỗi




II. Nguồn Mạch tội lỗi

Chúa Yêsu xác định rõ rệt:

-Satan “cám dỗ” (Mc 4: 15; 14: 38; Mt 6: 13; 12” 43-45; 13: 25; Lc 22: 31). Coi trình thuật cám dỗ Mt 4: 1-11: những lệch lạc về sứ mạng Mêsia. Những chỗ nói đến Satan: không dùng hình ảnh tượng trưng, luôn nhấn vào quyền tự do của người ta.

-Sự lên đới của người ta trong tội lỗi. Sự từ khước Chúa Yêsu: một sự kiện đoàn thể (coi Mt 11: 20-24; 23: 37-39; Lc 19: 41-44; 23: 28-31): một thế hệ ngoại tình (Mc 8: 38; Mt 11: 16-19; 12: 34, 39-42, 45; 16: 4)- nhưng cũng có những kẻ có trách nhiệm riêng (Mc 12: 1-9) tá điền vườn nho (Mc 12: 38-40; Lc 11: 46, 53; Mt 23), những kẻ lĩnh đạo (Mt 15: 14; 23: 16; 24).

-Nhưng tiên vàn mọi sự: trách nhiệm mỗi người: phán xét về công việc của mình (Mc 3: 35; Mt 7: 21-23. 24-27; 12: 33-37; Lc 13: 6-9). Nhưng không phải Chúa Yêsu lại muốn có một hình thức bề ngoài khác: đòi hỏi của Thiên Chúa đến cả trong kín ẩn (Mt 6: 3-4; 6: 17t), “con mắt” (ý định) là điều làm cho đời sống có giá trị (Mt 6: 22t), hay nói cách khác: lòng” (Mc 7: 14-23; Mt 12: 34t): Tội ở chính nơi quyết định tự do của người ta.

Suy nghĩ: Khởi từ các khúc đó, tìm cách lĩnh hội ý tưởng của Chúa Yêsu về trách nhiệm của người tội lỗi.

-Tội có một kích thước xã hội (một sự kiện đoàn thể). Có phải nhiều khi điều đó trở nên một sự chữa mình không? Có thể dẫn ra một vài nố không? Hay cũng là lý phải châm chước cho tội nhân?

-Làm sao tính cách xã hội đó làm cho người tội lỗi có ý thức mắc tội trọng hơn không?
-Sự nghiêm nghị vạch tội ra nơi lời Chúa Yêsu có phải là bởi vì Ngài bi quan? hay khinh nhân loại?
                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: