Hành trình đi Đạo trải dài qua năm tháng, gồm những Tin và Yêu. Hành trình khởi đầu bằng nghi thức thanh tẩy. Tiếp nối bằng những giờ phút khổ đau, chết chóc, có mộ phần. Để rồi, kết thúc vươn mình trỗi dậy với ánh sáng Phục Sinh. Qua thanh tẩy –để người lớn cũng như con trẻ sớm trở nên người mới- động tác thanh tẩy dầm mình lên xuống khỏi mặt nước những 3 lần, là giây phút quan trọng và xúc động nhất đối với người dự tòng. Là chứng nhân, ta nối kết động tác nhô lên thụp xuống nước với hình ảnh nhiệm tích Ba Ngôi Đức Chúa. Điều này quả cũng đúng. Nhưng, nhớ lại thuở ban sơ, Hội thánh liên kết con số “3” của nghi thức thanh tẩy với việc Yêsu Đức Chúa ngủ yên “3” ngày nơi phần mộ. Đây là một trong các lý do mà, hôm nay, ứng viên gia nhập Hội thánh được khuyến khích dầm mình dưới nước lâu hơn, mỗi khi ta cử hành bí tích thanh tẩy theo hình thức này.
Động tác dội nước lên đầu người dự tòng không diễn tả trọn vẹn chất bi ai/kịch tính mà nghi thức thanh tẩy muốn biểu lộ. Tuy nhiên, mỗi khi người dự tòng làm động tác hít hơi cho đầy phổi, rồi sụp xuống/ngóc đầu lên những “3” lần liên tục, chúng ta suy ra tình huống tương tự giữa việc Yêsu Đức Chúa nghỉ yên trong mồ với hình ảnh dân/con cùng trỗi dậy với Ngài, mang theo cuộc sống mới tràn đầy nghị lực.
Mùa Chay mang nguồn gốc cổ xưa từ thế kỷ thứ ba ở Ai Cập. Khi ấy, người người tưởng nhớ hạn kỳ 40 ngày đêm Yêsu Đức Chúa trải qua nơi sa mạc. Kịp đến thế kỷ thứ tư, 40 ngày gian lao kia được đưa vào niên lịch phụng vụ như giai đọan cuối để các ứng viên chịu thanh tẩy kịp kết thúc hành trình vào dịp Phục Sinh. Mãi đến thế kỷ thứ 5, cả nghi thức xám hối lẫn thanh tẩy được đưa chung vào mùa lễ để cộng đòan tín hữu giữ mãi đến ngày nay.
Cụm từ Mùa Chay xuất xứ từ tiếng Anh cổ Lencten mang ý nghĩa của mùa Xuân nở rộ nhằm nhắc nhở kẻ tin vào Đức Chúa sống ở nửa phần đầu phía Bắc địa cầu, mùa lễ được nối kết với tình trạng thiên nhiên trỗi dậy sau thời gian dài ngủ yên vào mùa đông lạnh. Nói cho cùng, Mùa Chay còn là thời gian để ta bừng tỉnh dậy chứng kiến môi trường ngập tràn ánh sáng và sức sống chan hòa của Đức Kitô.
Bẵng qua nhiều thế kỷ, Hội thánh có khuynh hướng tập trung vào ý nghĩa xám hối hơn là thanh tẩy. Trong khi đó, Công Đồng Vatican II đã về với cội nguồn xưa thời của mùa lễ nay được tái tục qua nghi thức gia nhập cộng đoàn các kẻ tin vào Đức Kitô nơi người trưởng thành. Từ đó, ta thấy sợi giây nối kết giữa hành vi hối cải và nỗ lực quay hướng trở về với Yêsu Kitô qua lời hứa lĩnh nhận nhiệm tích thanh tẩy này vào nhiều năm trước.
Với Chúa nhật cuối Chay, câu chuyện của Lazarô đưa chúng ta về với suy tư về thứ mộ phần nơi ta ẩn mình trong đó; về cuộc sống nơi đó ta được yêu cầu gia nhập. Thần tính ma mãnh vẫn kéo dụ phần đông nhiều người trong chúng ta vào một hình thức sống bí hiểm. Có thể là thứ bí ẩn mà ta chẳng hề bộc lộ. Cũng có thể là những lỗi phạm mà ta chẳng khi nào xưng thú; hoặc những ký ức nào đó mà ta muốn chôn vùi. Và quên đi. Tệ hại hơn nữa, cũng có thể là một lối sống hoặc kiểu cách hành xử thiếu đạo đức/chức năng mà ta quyết ruỗi bỏ từ nay cho đến cuối cuộc đời. Cũng có thể là ta còn dối mình mà biện luận rằng: ấy đó, chuyện bình thường; hoặc: ôi ! không sao một chuyện “không tồi”.
Các mộ phần ở trên đều có nét na ná, tương tự. Nhìn vẻ mặt bên ngoài, xem thì nhỏ bé. Nhưng nếu hành trang ra đi với những bí ẩn của mình, thì ta sẽ càng vùi sâu trong đó. Sẽ xảy đến tình huống ganh tuông bảo vệ cửa mộ. Sẽ có cố gắng để bảo mồ mả ẩn bí. Và, cũng sẽ có cảm giác tủi hổ nếu ai đó tìm cách lăn đá mở cửa mồ để rồi những thấy mọi xấu xa bầy hầy bên trong.
Với Chúa nhật hôm nay, Yêsu Đức Chúa đang đứng nơi cửa mồ mỗi người chúng ta và mời gọi ta “hãy ra khỏi mồ!” Chúng ta được yêu cầu triệt hạ tính đớn hèn mà ta hằng chôn vùi đời mình với mọi bí ẩn hiểm hóc. Hãy bước ra khỏi mồ tức là bước ra khỏi tình trạng nhục nhã tủi hổ. Hãy ra khỏi mồ để mà ôm lấy quyết tâm hối lỗi. Để định rõ được cái giá phải trả; hầu ta có thể sống trung thực với những gì tốt đẹp trong tâm nội. Và, ta cũng được mời gọi nhận biết ánh sáng chan hòa sự sống mới của Đức Kitô. Thứ ánh sáng đang chữa lành và tha thứ mọi suy yếu. Ngã quỵ. Chẳng ai dám tự hào cho rằng hành trình ở trên quả thật giản đơn. Nhưng đây mới là ý nghĩa đích thực của Chay Mùa Tịnh Hối: một hành trình trải dài từ mộ phần chôn giấu cái chết đặc thù của mỗi người. Hành trình xuôi ngược/dọc ngang trôi qua mọi cuộc cải hối; để rồi có được một cuộc sống mới vào ngày Đức Chúa Phục Sinh. Hôm nay, chúng ta cầu và mong cho Tiệc Thánh Thể giúp ta thấy được là Đức Chúa đang đứng bên mộ phần của ta. Ngài nhẹ nhàng cất tiếng gọi ta bằng tên tục và bảo: “Hãy ra khỏi mộ!”. Cầu và mong sao khi nghe tiếng Ngài gọi và bảo, ta cởi bỏ được mọi trói buộc và thanh thản ra đi. Không vướng vất chuyện gì.
Lm Richard leonard sj
Bản Việt Ngữ: MaiTá
No comments:
Post a Comment