Lược sử các sách Cựu Ước (tiếp theo)
Thời Lưu đày (-587-538)
-Về các sách lịch sử: san định lần cuối cùng các sách Yôsua, Thẩm phán, Sách Các Vua (tất cả được soạn lại theo tinh thần Thứ Luật Thư; nghĩa là: lịch sử tỏ bày những phán xét của Thiên Chúa trên thái độ của dân đối với Giao ước).
-Lề luật: soạn thảo các luật nghi tiết (Êzêkiel 40-48)
-Các tiên tri: Êzêkiel (-593-571) Ysaya II (tức là tác giả vô danh của các lời tiên tri giữ lại trong sách tiên tri Ysaya 40-55; vào lối -540)
-Thánh vịnh: Những thánh vịnh than vãn theo tinh thần Yêrêmya: Thánh vịnh thống hối và khẩn nguyện (như 51 69 74 79 137…). Tại Phalệtin: các Aica (cũng đặt trong các sách Yêrêmya). Thời đế quốc Ba Tư (538-332)
-Tài liệu công văn: những hồ sơ giữ lại trong sách: Ezra (2; 4: 8-22; 5, 6:6, 12; 7: 12-26) Nêhêmya (10: 2-28; 11: 4-25).
-Bút ký của Ezra 7: 27 – 9: 15), của Nêhêmya (Nêhêmya 1:1 – 7:5; 11: 27-43: 13tt). Đó là những tài liệu của người trong cuộc thuật lại các hành vi và cách xử sự của mình).
-Trình thuật: các phần khác của các sách Ezra, Nêhêmya; các đoạn trong Ngũ thư thuộc văn kiện P (Kn 1 5 17; Xh 6; Ds 1-9…).
-Các truyện đạo đức:
Ruth: có nền tảng lịch sử (dòng dõi tổ tiên của Đavít), nhưng truyện được viết ra vì nhỡn giới phổ cập của tôn giáo Israel Luật cấm hôn nhân theo tinh thần Ezra, Nêhêmya quá khắt khe muốn duy trì sự thuần tuý đạo Yavê, nhưng lại sa vào sự hẹp hòi thiển cận trước ý định phổ cập của Thiên Chúa; tác giả lấy gương tổ tiên đã lấy vợ ngoại để dạy là phải châm chước.
Yôna: Những luật cuối cùng của văn kiện P có lẽ các đoạn Lêvi 1-7 11-16)
– San định lần cuối cùng các luật Môsê trong Ngũ thư (Ngũ thư thành hình như hiện tại sau Ezra ít lâu).
-Các tiên tri: Haggai (lối-520) Zacarya (1-8) (-520-518) Abđya (lối -500) Yasaya III (tức là các đoạn Ys 56-66) (lối -500?) Malaki (lối -500?) Yôel (lối -400)
-Thánh vịnh: nhiều Thánh vịnh tạ ơn sau lưu đày (85 126…) Thánh vịnh ca ngợi vương quyền Yavê (93 96-100) Thánh vịnh lịch sử Israel, hay suy nghĩ về đời sống theo tinh thần hiền nhân Israel).
-Diệu ca: thi ca có tính cách trữ tình. Hình thức như có trong qui điển được các nhà chú giải (ít là số đông) hiểu về tình nghĩa Yavê và Israel theo tinh thần các tiên tri Hôsê, Yêrêmya, Êzekiel. Nhưng về do lai và loại văn thì rất tranh luận: có những tác giả hiểu như một tỉ dụ viết ra để nói về duyên tình giữa Thiên Chúa và Israel (nghĩa là Giao Ước giữa Yavê và Israel) và các chi tiết được hiểu theo nghĩa tôn giáo đó. Nhưng một số đông tác giả khác chủ trương các thi ca đó lấy tự những bài phong dao lễ cưới, rồi áp dụng cho Yavê có khi một cách lòng lẻo, vì thế không nên ép gượng từng chi tiết (việc chuyển ý nghĩa được dễ dàng vì sau lưu đày dân không còn hiểu tiếng Hipri nữa, từ bấy giờ người ta phải dịch kinh thánh ra tiếng dân nói là tiếng Aram, những bản dịch đó được gọi là Targum).
-Văn chương khôn ngoan: Yob là một bài ca vàn về bí nhiệm đau khổ. Nhập đề Cách ngôn (1-9) bàn về sự khôn ngoan do tự thiên Chúa.
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
trích tài liệu giảng dạy phổ biến nội bộ)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment