Lời Nói Đầu
(Bài
2)
Thêm
vào phần dẫn nhập, loạt bài này còn bao gồm các bài viết theo cặp nhằm diễn-tả cuộc
tranh-luận xem nên phò hay nên chống sinh-hoạt dục-tình trước ngày cưới? Và, cũng
để hỏi rằng các vị đồng phái-tính đang sống với nhau như “sự đã rồi”, và tìm ra
điều gì khác hơn là lên án họ như Giáo-hội từng đối-xử với họ? Và, nên chấp-nhận
giải-pháp nào khác, chứ không nên cứ thế mà cưới? Hoặc, với các vị độc-thân hoặc
cứng tuổi, có nên sống cô-đơn mãi thế không? Bài viết đây, đã hoàn-tất trước 1/12/1986
qua hàng tít trên báo The Episcopallian số
tháng 2, 3, 4 và 5/1987. Khi đó, tôi làm Tổng Biên Tập lo xem xét các bài viết
đại loại như thế.
Đầu
tháng 12/1986, có người mang đến cho tôi Tờ Trình từ Tổ Đặc-Nhiệm viết về “các đổi thay trong Đời sống Sinh-lý -
Gia-đình”. Thấy tờ này trên bàn, tôi
vội đọc các giòng chữ chảy dài trên đó với tâm-trạng chán-ngán đến bất ngờ. Chán
ngán, không vì nội-dung hoặc văn-phong/thể-loại của tờ Trình, dù được chau-chuốt
cách mấy đi nữa, nhưng vần-đề nêu ra đã tạo nhiều cảm-xúc nơi tôi. Chán ngán, vì
tờ Trình ban đầu chỉ là tài-liệu mục-vụ kêu gọi mọi người tìm-hiểu/học-hỏi nhiều
hơn nữa. Không hiểu sao các đề-xuất của Tờ này lại được đưa ra tranh-cãi để rồi
đi đến quyết-định như trên.
Tôi nhận
chân và xác-tín rằng: mọi người đều đã thay đổi lập-trường và tình-huống nay gia
tăng khi ai nấy bị ép buộc phải tranh-cãi để bảo-vệ định-kiến riêng của mình. Đúng
ra, khi ấy tôi ở vào vị-thế thua-thiệt khi cuộc tranh-luận dấy lên một ý-thức-hệ,
hơn là chọn về phía thắng cuộc mà chẳng mấy ai kình chống hoặc có thái-độ tương-tự
về một số vấn-đề đã rõ.
E ngại
của tôi khi ấy, là sợ rằng Tờ Trình rơi vào tình-trạng bị chống-đối; và nỗi lo
sợ này lại cứ thế gia-tăng khi Tờ Trình được gửi đến hai mươi tám thành-viên Hội-Đồng
Địa-phận để các nghị-viên xem xét ở buổi hội tổ chức vào tháng Mười Hai. Sở dĩ Tiến
sĩ Thayer cũng đến họp vì ông muốn có
dịp giới-thiệu Tờ Trình với Hội-đồng và để trả lời vấn-nạn do các vị đề ra.
Nhưng
hôm ấy, chẳng ai buồn đưa ra vấn-nạn nào hết, mà chỉ tỏ lòng cảm-kích đối với
công việc mà Tổ Đặc-Nhiệm đã làm theo yêu-cầu. Bằng số phiếu 28 trên 0, Hội-đồng
Địa-phận bèn đưa ra chỉ-thị tờ Trình phải được gửi cho Công-nghị thường-niên năm
thứ 113, họp vào ngày 30/1/1987.
Ngay
từ mồng 1 tháng Giêng năm đó, Tờ Trình như được phổ-biến rộng khắp cho
công-chúng am-tường khi 600 vị trong đó có dân thường và giáo sĩ nhận Tờ Trình theo
đường bưu-điện. Chẳng có thư giải-thích, cũng chẳng thấy ai gọi điện bàn bạc, theo
cách tích-cực hoặc tiêu-cực, nhất nhất đều xuất xứ từ các đại-biểu khác nhau. Các
đại-biểu được mời đến dự buổi diễn-giải trước ngày họp, là để định rõ vấn-đề đặt
ra, hầu giúp mọi người biết mà bầu phiếu tại Công-nghị.
Theo
tôi hiểu, không chi tiết nào từ Tờ Trình này được nêu lên trong các buổi họp
tương tự, ngoại trừ buổi hội có Ts Thayer thành-viên tham-dự. Ngay buổi ấy,
cũng chẳng thấy ai ỏ ê điều gì.
Tiếp
đó, ngày 15 tháng Giêng cùng năm, mọi người gom gộp thông-cáo gửi về các báo
trong vùng chuyên loan-tin hội-nghị. Thông-tin ngân-sách, hoặc đường lối giải-quyết
cùng tài-liệu lai-lịch của thuyết-trình-viên được mời trong đó có Giám mục chủ quản địa phận chúng
tôi vừa đắc cử. Và, các dữ-liệu về các Tờ Trình cũng đề-cập việc hội-nghị bị chất-vấn
hành-động gộp chung làm một ở trong thư. Một lần nữa, ít có người hoặc chẳng ai
muốn phản-hồi về các sinh-hoạt nói ở đây.
Thứ
Tư 28 tháng Giêng năm ấy, ký giả Michael
J. Kelly đặc-phái-viên tờ The Bergen
Record, một nhật-báo phát-hành đều đặn ở New Jersey, chuyên đề-cập chuyện nội-bộ
vùng Bergen trổi-bật có gọi điện cho
viên phụ-trách báo chí của chúng tôi, có cho biết: Ông rất thích Tờ Trình của
chúng tôi vì dám đề-cập chuyên tình-dục nhiều húy-kỵ. Ông yêu cầu được phép đến
để bàn bạc và tra-vấn lai-lịch liên-quan đến chuyện này. Yêu cầu của ông được
chấp-thuận, và phó tế Leslie Smith, một
trong các đấng bậc ở địa-phận, cũng đã cùng tôi chạy đến bàn bạc với Michael J Kelly cốt trả lời một vài câu
hỏi do ông đặt.
Thứ
Năm 29 tháng Giêng, ngay trang đầu Tờ Trình, đã thấy xuất-hiện hình ảnh vị Giám
mục chủ-quản giáo-phận Newark, như thế có nghĩa là: tờ Bergen Record đã phá lệ kể chuyện qua tiêu-đề “Những bất đồng chống tín-điều Tình-Dục”. Câu truyện trên báo có viết:
Giáo phận Newark đề-nghị ban phép lành cho các cặp đồng tính sống ở đây. Lập tức,
Associated Press đã mau mắn nhặt nhạnh
mọi chuyện gửi về dịch-vụ truyền-thông trên toàn quốc và cả thế-giới nữa.
Thứ
Sáu 30 tháng Giêng, là ngày khởi đầu Hội-nghị, chúng tôi bị các nhóm truyền-hình
toàn quốc, và các cơ sở biệt-lập ở New York cũng như Hệ truyền-hình giây cáp của
Ted Turner cũng từ Atlanta đến họp và
đông đảo các hãng thông-tấn khác vây quanh. Nhiều phóng viên đến từ nơi xa-xôi,
như: Detroit, Oakland, New York, Houston và Raleigh, cả tờ Tim và Newseek cũng muốn
phỏng-vấn chúng tôi nữa. Thật ra, giới truyền-thông đã làm khó Tờ Trình bằng
cách đưa vào tập tin hoặc bỏ qua không nói tới các vấn-đề như thế, là có ý tạo tranh-luận
mãnh-liệt hơn. Hai ngày sau, thiên-hạ tới tấp gửi mọi truyện về các dịch-vụ
truyền-thông khác nhau, hầu theo dõi vụ việc. Đoàn làm phim truyền-hình đã có mặt
ở khắp nơi, trong thời gian hội-nghị diễn-tiến.
Sở
dĩ Hội nghị chúng tôi hoạt-động công-khai về Tờ Trình này, là có ý chấp-nhận nó
với lòng cảm kích, rồi chỉ-thị cho các giáo-hội bỏ ra nguyên một năm học hỏi,
tìm hiểu. Mọi giải pháp có được từ nghiên-cứu ấy buộc phải chuyển đến hội-nghị
1988, để bầu phiếu. Quyết định này, đã biến-hình và đi vào với giới truyền-thông.
Với báo
chí ngoài đời và trong đạo, Tờ Trình nói đây gọi là “Tờ Trình Newark” được các nhóm chính-thức hoặc tư riêng, các giám mục
và công-nghị địa-phận đem ra bàn-bạc xuyên đất liền. Nhiều cơ-quan/tổ-chức khác
cũng đưa ra lập-trường khác biệt, lúc thì chống đối, khi thì cổ-võ lập-trường
kiên-định với tờ Trình cốt ý bảo rằng: họ đã nhận được tờ này. Khi nói về tôi,
có người ủng-hộ hết mình, có người lại chống-đối tối đa.
Xem như
thế, các tranh-luận về dục-tình đăng trên The
Episcopalian đã xuất-hiện hai
ngày sau khi chúng tôi tổ-chức hội-nghị tại Newark. Trên báo này, lại cũng thấy
bài dẫn-nhập do tôi ký được viết vào tháng Mười trước đó về các loại hình đổi thay
về dục-tình. Nhiều người, lại đã có trong đầu thứ quảng cáo nối kết “Tờ Trình
Newark” với bài viết do Giám mục Newark soạn, dù bài ấy đã được viết ba tháng
trước khi tôi được đọc tờ Trình.
Về sau,
mọi chuyện nói ở đây còn thêm rắc rối do có sự-kiện, là: vào tháng Mười Một,
tôi có nhận một lời mời xuất-hiện trên truyền hình PBS của William F. Buckley Jr mang tên “Lằn
Ranh Nóng Bỏng” để tham-gia tranh-luận về nữ-giới có vai-trò nào trong giáo
phận. Một đồng-nghiệp của tôi là Gm William
Wantland, đấng chủ-quản giáo-phận Eay
Claire, ở bang Wisconsin. Chương-trình này, được thu hình ngày 26/1/1987, tức
hai bữa trước ngày mà ai trong chúng tôi cũng đều nghĩ là “Tờ Trình Newark” có thể cũng tạo mâu-thuẫn quyết dấy lên một tranh-cãi.
Sở dĩ có điều đó, là vì băng hình này được lưu giữ mãi đến ngày Một tháng Ba mới
được phát sóng; và chương-trình này được coi như thành-phần của buổi tranh-luận
về dục-tình.
Trải
dài suốt nhiều ngày tháng, thư từ dồn về hộp thư của tôi nhiều đến độ tôi không
làm sao trả lời thỏa-mãn hết mọi người được. Và cứ thế, tôi lại dấn thân
tham-gia nhiều tranh-luận khác, xuất-hiện trên đủ loại chương-trình mạn-đàm ở truyền-hình.
Và cứ thế, tôi phải ngấu nghiến đọc nhiều bài luân-lý/đạo-đức và rốt cuộc, phải
chấp-nhận lời mời viết lên tiểu-luận này. Rồi từ đó, đưa ra các vấn-đề tương-tự
trước công-luận, ngõ hầu quí độc-giả có thể suy-tư, bàn bạc.
Cuối
cùng, tôi viết lên đây bài nghiên-cứu từng dẫn tôi đến kết-cục hiện-tại, là để có
chất-liệu làm nền tìm-hiểu các vấn đề đặt ra như thế; rồi sau đó, lại được đề-nghị
viết thành sách thế này đây. Đài truyền-hình đòi hỏi câu trả lời của tôi phải thật
đơn-giản và kết-luận phải nhanh chóng. Đây, chỉ là phương-tiện truyền-thông còn
nông cạn, chóng vánh. Các bài tường-thuật trên báo, lại cũng cho phép tôi gom gộp
nhiều chi tiết nhưng không được phép dài giòng kiểu tràng giang đại hải. Những
điều viết trên báo, dù chỉ mới xảy ra hôm qua thôi, nay cũng trở thành chuyện quá
khứ kéo dài đến muôn đời.
Trong
khi đó, sách vở lại đóng góp nhiều điều kéo dài và chân thật với các cuộc bàn bạc,
hoặc tranh-luận. Nó tạo cuộc đối-thoại với người đọc. Sách vở lại cũng tập-trung
vào nhóm hội bàn-luận ở nhà thờ và gợi hứng cho vị mục-tử để viết bài giảng, điểm
sách và các phản-ứng tích-cực cũng như tiêu-cực, cả bằng chữ viết cũng như nói
miệng. Sách vở có thể đặt trên kệ, để rồi được lấy xuống đề ngày tháng mãi về
sau. Thành thử, nó được coi như mới cứng hầu tạo phản-ứng, đối phó. Điều đó,
đương nhiên trở-thành phương tiện trao-đổi mà tôi thích nhất.
Độc-giả
của tôi cần biết rằng tôi vẫn hiểu là mình không thể viết lách hoặc suy-tư
ngoài khuôn-khổ một tham-khảo. Tôi quyết-tâm xử sự theo tư-thế khách-quan, thẩm-nhập
tận bên trong kinh-nghiệm của nữ-giới, đám người đồng tính luyến ái nam nữ, người
da màu và những ai ở vào hoàn-cảnh kinh-tế xã-hội từ quan-điểm của chính tôi.
Thế
nhưng, là nam-nhân được nền văn-minh Tây phương định-hình, tôi giao-dịch với
người khác phái, người da trắng thuộc giới trung-lưu, vô vọng. Tuy tôi không
nghĩ rằng điều này ảnh-hưởng lên nền triết-học kinh-viện của tôi, nhưng nó vẫn ảnh-hưởng
lên các câu hỏi tôi đưa ra, và cả cung-cách tôi xử-lý dữ-liệu cùng các giá-trị tôi
từng đưa vào kết-luận khác nhau. Vì thế nên, tôi có được bản thảo này là để quảng
đại đa số người đọc phẩm-bình, hầu hy vọng có thể khuếch-trương tính toàn-diện
và lập đường để hướng về cấp bậc khách-quan cao hơn nữa.
Viết
lên tập sách này, phải nói là tôi chịu ơn rất nhiều người. Trước nhất, là Wanda Corwn Hollenbeck, cô thư ký tuyệt-vời
lâu nay làm việc rất đắc-lực lại đầy hứng-thú để ra sách theo cùng một cường-độ
như tôi; cô là người luôn có mặt tại văn-phòng làm vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi. Hai trong số ba phó-tế của tôi ở Tổng Giáo-phận là Denise G. Haines và Leslie C. Smith đều là biên-tập-viên chính.
Phó tế Haines là biên-tập-viên sáng giá, sâu sắc, toại
nguyện với lối chọn ngôn-từ thật sắc bén. Cô am-hiểu thuật-ngữ mang sắc-thái tư
riêng, cách tuyệt-diệu. Cả cô lẫn tôi trước đây đã tham-gia trở-thành đồng
tác-giả một cuốn sách. Và, tôi còn chịu ơn cô không ít.
Trong
khi đó, phó tế Smith trước đây từng là biên-tập-viên nhà nghề chuyên điểm sách.
Ông là người được chúng tôi dành mọi tin-tưởng khi chạy đến nhờ định-vị chữ
nghĩa, văn phạm và phong-thái viết lách. Ông xuất thân từ trường chủng viện với
thành tích uyên-bác lâu nay được tuyên-dương công-trạng xuất-sắc trong học-tập.
Ông vẫn đóng góp không ngừng cho bản thảo sách này. Vị phó tế thứ ba trong Tổng
Giáo phận là James W.H. Sell, là người đứng mũi chịu xào tổ-chức trại hè
trong lúc sách này lên giàn khuôn viết thành truyện, nhưng ông lại cũng không
ngừng đối-tác với tôi để đưa ra giòng chảy tư-tưởng chính-yếu.
Hai
nhân-viên điều hành là giáo dân trong địa phận, John G. Zinn lo phần tài
chánh và Christine M. Barney phụ
trách phần hành-chánh, người nhận thêm phần-vụ thêm thắt và mối xúc cảm khi
sách này được phát-hành. Tất cả làm việc với thái-độ say mê, vui tươi, lịch-duyệt
biến thành sự hỗ-trợ kéo dài.
Những
người còn lại, gồm nhân-viên trong Tổ Công-tác, gồm có: Marge Allenspach, Susan Ayers, Cecil Bruner, Tupert Cole, Sharon
Collins, Gail Deckenbach, Dale Hart, Olga Hayes, Wendy Hinds, Robert Lanterman,
Barbara Lescota, Australia Lightfoot, William Quinlan và Elizabeth Stone, tất
cả đều đã đóng góp cho sách này bằng nhiều cách; và tất cả đều biến văn phòng
làm việc của chúng tôi thành nơi để sống và làm việc.
Sinh-hoạt
vào thời gian sau đó, còn là giai-đoạn khá thích-thú với đủ mọi kinh-nghiệm gia-tăng
cuộc sống rất hữu-hiệu. Lời cảm-kích được gửi đến Michael Lawrence, Tổng biên-tập
của tôi đã đóng góp rất nhiều cho sách này được hoàn-thiện. Ông là người lâu
nay từng làm việc với tôi rất nhiều năm.
Chủ-quản
địa-phận Eau Claire là Giám mục William Wantland trở thành người đầu
tiên nằm phía đối đầu với tôi trong tranh-luận. Ông là người đóng vai trò đối-tác
rất đáng quí-trọng, dù tôi chỉ đồng-thuận với ngài rất ít điều, nhưng tôi vẫn khâm-phục
và tôn-kính cũng như duy trì tình bằng-hữu quí giá đối với ngài. Dù không bỏ
phiếu thuận cho ngài, nhưng tôi vẫn vui lòng đặt hết tin tưởng đời mình cho
ngài.
Các
giám mục khác cũng đã hỗ-trợ cho nỗ-lực của tôi gồm có Đức Giám Mục George Hunt, chủ quản địa phận Rhode Island, Giám mục Coleman McGee của Michigan, William Swing của California, Wesley Frenadorff của Arizona, Paul Moore của New York, Giám mục hồi
hưu John Krumm của Nam Ohia, Giám mục
hồi hưu John Burt của Ohia và Giám mục
chủ tịch đoàn là Edmond Browning nữa.
Một số thành-viên của Hội đồng Giám mục cũng đã thách-thức tôi rất nhiều điều
buộc tôi phải bảo-vệ và suy-nghĩ lại một số vấn-đề. Trước tiên là các vị vừa kể
tên ở trên, không kể đến Giám mục Wantland còn có Gordon Charlton và Maurice
Benitez của Texas, Harry Shipps của
Georgia, Clarence Pope của Fort Worth, Robert Witcher của Long Island và Harold Robinson của miền Tây New York, tôi xin ngả mũ kính chào các
vị thuộc cả hai nhóm.
Qua nửa
đường hoàn-tất sách này, tôi cũng đã trang-trọng bỏ ra nguyên buổi chiều để bàn
bạc tư-tưởng để viết cuốn sách này với Tiến sĩ và phu-nhân Robert Lahita. Tiến sĩ Lahita
là Phó Giáo sư Y-khoa Đại-học-đường
Cornell ở New York và là thành-viên khoa Y trường Đại-học Cao Đẳng Y-khoa Cornell.
Trên
địa hạt luân-lý/đạo-đức về dục-tình trong đó lâu nay tôi từng hoạt-động là bộ môn
ông rất thích, nên ông có trao cho tôi một số sách cùng bài viết phản-ánh các nghiên-cứu
mới nhất về khoa-học. Ông cũng hoan-nghênh, cổ vũ sự kiện có thành-viên trong hệ-cấp
Giáo-hội muốn mở rộng tầm tay ra với thế-giới khoa-học. Kinh-nghiệm ông có trước
đây với các nhà lãnh-đạo tôn-giáo cho thấy là: các vị này quan-tâm nhiều đến việc
quảng-bá hơn là nói lên sự thật về vấn-đề ấy.
Chiều
hôm ấy, quả là một buổi chiều đầy thích-thú, đáng ghi nhớ. Bởi thế nên, tôi
cũng gửi đến Bob và Terry Lahita lời cảm kích biết ơn, đặc
biệt là Bob một người từng đọc bản thảo
rất kỹ lưỡng và cũng đóng góp viết bài mở đầu cho tập sách này.
Riêng
vị cố-vấn đồng thời là bạn hiền nhiều năm từng giúp đỡ tôi là ngài John Elbridge Hines, vị giám mục hồi hưu
của Giáo hội Êpiscôpan. Hầu hết các ý-tưởng tôi có được vào lúc này hay lúc
khác là do bàn-thảo với ngài. Kiến-thức, sự khôn-ngoan tinh-tế và kinh-nghiệm dày
dặn của ngài đã làm phong-phú hóa đời sống của tôi rất nhiều. Phần lớn các đoạn
trong sách này được viết ra đây có được vào thời gian tôi ghé thăm ngài ở Black Mountain, miền Bắc tiểu-bang
Carolina. Tôi vẫn coi ngài là một trong các đấng bậc để tôi thi đua, đạt thành
tích.
Giáo-phận
Newark là thành-phần có một không hai của Giáo hội Êpiscôpan. Nơi đây có cả thảy
bẩy quận lỵ thuộc miền Bắc bang New Jersey có đường ranh tiếp giáp sông Hudson
về phía Đông và sông Delaware ở mạn Tây. Đây là một trong những quyền tài phán
thuộc truyền-thống Anh giáo ở Hoa Kỳ. Bên trong hàng ngũ các vị này còn thấy một
số các giáo sĩ trổi bật mà tôi được biết bấy lâu nay. Một số các vị khác cũng
tham-gia can dự, lại chu-đáo, đều là giáo dân giỏi dang tôi từng gặp.
Giáo-phận
này, nổi tiếng là chốn miền tạo nhiều tranh-luận xuất hiện nhiều năm trước các
vị chủ quản đương-nhiệm. Tôi tin rằng, điều đó là do các vị ấy muốn tỏ ra cởi mở
với các vấn-đề thời-đại, lại có can-đảm tiếp-cận chúng. Tôi thầm tạ ơn Chúa đã
phú ban cho tôi cách nào đó ân-sủng đặc-thù để có thể bỏ ra nhiều tháng năm
trong đời sống chuyên-tu bên trong khuôn viên giáo-phận đầy hứng thú này. Thế
nên, tôi cũng xin gửi đến hàng giáo sĩ và giáo-dân trong giáo phận của tôi, lời
tri ân nồng thắm.
Cuối
cùng, tôi cũng xin chào mừng gia đình tôi, cách riêng Joan bậc hiền-thê đáng
quí cùng các cô con gái diễm kiều là Allen
(cùng chồng là Gus Epps), Katharine cùng chồng là Jack Catlett và Jaqueline hiện đang sống mãi tận nơi xa xôi thuộc Đức quốc nên ít
có cơ hội tiếp chuyện với riêng tôi. Cùng đại-diện thế hệ nối tiếp đã gợi hứng
cho tôi mỗi ngày trong đời để đặt tin tưởng vào sự khôn-ngoan đã trồi hiện
trong đời của các cháu và còn đề-nghị là Giáo-hội nói chung cũng nên nhận đón nỗi
khôn-ngoan ấy, cách nghiêm-chỉnh.
John Shelby Spong
Newar, New Jersey
Mùa Vọng 1987