Sunday, 27 February 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh & Mặc Khải Cứu Rỗi


Yuđa Khánh Tận (721-587)

Yuđa còn sống sót, phải làm chư hầu Assur. Êzêkya, một vua sùng đạo đã cố gắng cải cách tôn giáo (có lẽ dưới ảnh hưởng tiên tri Ysaya). Vào lối 705, ông đã muốn vào liên minh chống lại Assur. Và 701, Yuđa đã phải trả giá rất đắt: vừa bị phá phách và chiếm đóng nhiều thành vừa triều cống rất nặng. Có lẽ vào lối 688 còn một cuộc nổi loạn nữa. Nhưng Sennakêrib chưa kịp trừng trị thì ông đã chết. Dưới các vua kế vị Manasê và Amôn, Yuđa chịu hàng phục Assur và chịu ảnh hưởng cả trong tôn giáo nữa.

Nhưng ít lâu sau khi Assur đã đạt thời cực thịnh, đế quốc bá chủ toàn cõi Tiểu Á, mãi đến cả Ai Cập, thì thời suy sụp đã đến gần ngay bên. Các nước chư hầu dành lấy độc lập . Đó là vào lối 650. Ở Yuđa, Yôsya bắt đầu tự cai trị một mình (ông lên ngôi lúc 8 tuổi, vào lối 640, và như vậy trước tiên có quyền nhiếp chính) thì liền bắt đầu một cuộc cải cách tôn giáo (628), tức cũng là một kiểu tuyên bố độc lập đối với Assur. Hình như Yêrêmya cũng có cộng tác (hoặc ít là chấp nhận việc khử trừ dị đoan thờ quấy). Năm 622, tuyên bố Thứ luật để làm phương châm cho cuộc cải cách áp dụng lại Lề luật Môsê theo tinh thần các tiên tri. Bây giờ mới áp dụng triệt để việc tập trung tế tự tại Yêrusalem.

Nhưng Yuđa chưa kịp vui mừng vì Assur bị tận tuyệt (Ninivê bị hạ -612) thì 3 năm sau (-609) chính Yôsya đi nghinh chiến với Nêcô II (609-593) vua Ai Cập đi cứu Assur, nhưng cố là để án ngữ bước tiến của Babylon, và Yôsya đã bị chết thảm thương. Yuđa lần lượt rơi vào tay Ai Cập Yơhôakhaz thay Yôsya được vài tháng thì bị phế, và Nêcô lập Yơhôyaqim lên thay) rồi vào tay Babylon năm 605, công việc cải cách tôn giáo của Yôsya biến thành mây khói. Tôn giáo Babylon lại một lần nữa xâm nhập vào ngay chính trong đền thờ Yêrusalem. Yêrêmya một mình kháng cự với mê tín thờ quấy của dân. Nhưng cũng như Israel thời Assur, Yuđa mưu cách kết thân với Ai Cập để dấy loạn: lần thứ nhất (598) thì Yơhôyaqim vừa kịp chết nên con là Yơhôyakin bị bắt đem về Babylon cùng với một nhóm phát lưu thứ nhất, gồm hạng khá giả trong nước. Lần thứ hai (588) thì Sêđêkya bị hành quyết, đền thờ bị phá huỷ (-587) và một nhóm người phát lưu rất đông bị điệu đi Babylon. Yuđa khánh tận. Những người còn sót lại tập hợp xung quanh Gôđôlya để sinh sống, nhưng Gôđôlya bị ám sát, dân tán loạn, có những người chạy trốn qua Ai cập kéo cả Yêrêmya đi với họ; còn một ít người khác thì bị phát lưu (nhóm phát lưu thứ 3, -582).

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

Friday, 25 February 2011

Lm Richard Leonard sj: Ấp ủ gà con, dưới cánh!

Mỗi khi nghe ai khuyên những lời như thế, hẳn người nghe cũng sẽ bảo: điều đó còn tùy. Tuỳ tâm trạng mỗi người, mà xử thế! Trình thuật được trích dẫn ở đây/hôm nay, thoạt xem cũng tựa lối phát biểu vô tâm/vô tính, nếu ta gửi nó đến những người đang sống cảnh cơ cực/bần hàn, rất khó xử. Tức, những người thiếu cả những vật phẩm rất cần cho cuộc sống, mà lại được khuyên: “Đừng lo! Hãy vui sống, cứ để Chúa lo.”

Vẫn biết rằng, Đức Chúa của ta đầy xót thương và tình thương của Ngài vô bờ vô bến. Nhưng, với những người bụng đang đói cồn đói cào vẫn theo chân Ngài để nghe giảng dạy và cung cấp thức ăn cho no bụng, mà lại nhận được những thế, cũng khó lòng. Biết rằng, trong cuộc sống, ta vẫn cầu và xin được ‘hằng ngày dùng đủ’, mà bụng vẫn đói. Vậy thì, thánh sử Mát-thêu hôm nay muốn nhấn mạnh điều gì khi ghi chép Lời Chúa vẫn nói: “Các ngươi đừng lo cho mạng sống: lấy gì ăn; cũng đừng lo cho thân xác: lấy gì mặc. Mạng sống ngươi chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác ngươi chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6: 25) Ở đoạn khác, ta còn được dạy về hệ quả của lời Chúa khuyên, như: “Ta đói, các ngươi đã cho Ta (hoặc chẳng cho Ta ăn). Ta mình trần, các người cũng đã cho (hoặc chẳng cho ta mặc)….”

Thật ra, Bài Giảng Trên Núi vẫn là hiến chương Chúa viết ra cho xã hội. Chính Chúa đem đến cho ta trách nhiệm giùm giúp hết mọi người, ngõ hầu ta có thể dựng xây cuộc sống mới, ở đời. Một cuộc sống, biết quan tâm giùm giúp hết mọi người. Một cuộc sống, biết dựng xây Vương Quốc Nước Trời, ở trần gian. Nói rõ hơn, mọi người phải nhận trách nhiệm định ra đường hướng cho chức năng cùng hoạt động của mình, coi đó là trọng trách gửi đến cho mình, ngõ hầu giải quyết nhu cầu của người khác, như của mình. Hãy để hết tâm can vào chuyện này. Và đặt ưu tiên số một cho chính mình, là tạo dựng một xã hội được như thế. Tạo và dựng, Nước Trời ở trần gian, ở nơi đó, mọi người biết lo cho nhau. Giúp giúp nhau. Suốt đời.

Xem như thế, hãy coi trình thuật này như một cảnh báo chống mọi tẩy não do doanh thương quảng cáo nghĩ ra để bắt mọi người tự chuốc lấy cho mình những ưu tư khó bỏ, rồi tự hỏi: không biết mình có gì để ăn không đây? Lấy gì để mặc bây giờ? Người đời, ở mọi thời, vẫn chẳng muốn nghe/muốn biết tiếng rên than từ người nghèo ở đây hay ở đó, về nơi ăn chốn ở. Về, giáo dục và y tế để sống cho ra người, mà hưởng thụ. Thế nhưng, được mấy ai trong ta tin rằng mình thực sự yên bề một nỗi khi biết rằng “Cha Trên Trời” vẫn biết rõ điều mình cần, Ngài sẽ nhanh chóng chu cấp những thứ đó, ngay lập tức? Nói cho cùng, cũng rất khó. Đã mấy ai hoàn toàn tin tưởng mà đặt mình vào bàn tay chăm sóc của người khác, đây?

Để trả lời, Hội thánh mau mắn gửi đến cho ta bài đọc 1 có lời khuyên hãy suy tư về chuyện tùy thuộc vào ơn trên như con cái tùy vào mẹ hiền, của mình. Đó còn là ảnh hình Đức Chúa như Đấng Bậc Mẹ Hiền hằng ưu tư ấp ủ đàn con, như sau: “Xion từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng của tôi đã quên tôi rồi!’ Có phụ nữ nào quên con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau, không? Dù bà có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49: 14-15)

Thật sự, thì nơi Chúa vẫn dấy tràn tình thương yêu ấp ủ của mẹ hiền hơn cả các bà mẹ ở trần gian, nữa. Nhiều lần, tôi lẳng lặng quan sát các bà mẹ làm cử chỉ rất tự nhiên nhưng kín đáo, cứ cho con bú ngay cả vào giờ lễ, ở nhà thờ. Nhìn những cảnh như thế, thật khó có thể nghĩ rằng các bà mẹ như người mẹ hôm ấy, lại có thể quên con nhỏ của mình, mà bỏ bê. Nhìn cảnh mẹ thương con ấp ủ, rồi liên tưởng đến Tình Chúa thương yêu con người, tôi chắc một điều, là: Ngài thương yêu con cái Ngài còn hơn cả người mẹ trần gian thương con mình, nữa. Chẳng cần phải thủ giữ vai trò của các vị cổ võ cho phong trào phụ nữ rất bình quyền, để rồi mới đề nghị mọi người tiếp nhận hình ảnh thân thương của người mẹ hiền khi cho con bú mớm, để rồi đưa vào cuộc sống của chính mình những hình ảnh về tình thương của Đức Chúa, mà suy nghĩ. Suy và nghĩ, hầu nhận ra vai trò tích cực của các nữ phụ, trong cuộc đời. Làm như thế, vô hình chung ta phá bỏ hình ảnh thiển cận của những người cứ nghĩ Chúa như một nam nhân, thượng phụ râu tóc bạc phơ. Ơ hờ.

Nói cho cùng, nếu ta được dựng nên, theo ảnh hình của Chúa, thì có lẽ ảnh hình về tình mẫu tử sẽ còn nói lên nhiều hơn nữa bản chất mà ta cần có và cần tỏ rõ, mỗi khi ta nói đến nhu cầu quan tâm giùm giúp, hết mọi người. Giả như ta tiếp nhận cho mình ảnh hình của Đức Chúa luôn nhấn mạnh đến tình mẫu tử mỗi khi đối xử với mỗi người và mọi người, hẳn là khi đó, ta sẽ không còn ưu tư lo lắng không biết có gì để ăn, lấy gì để mặc, cho thân xác mình nữa.

Và khi đó, ta sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy Chúa mô tả tình Ngài xót thương thành thánh Giêrusalem và dân con sống ở đó, bằng những lời lẽ rất thiết tha, rằng: “Giêrusalem! Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.” (Lc 13: 34)

Xem như thế, có lẽ mọi người cũng nên làm như Chúa, biết cất tiếng kêu gọi mọi người như gà mẹ cất tiếng gọi đàn con đến với mình để được ấp ủ, dưới lớp cánh bù xù của mẹ!

Lm Richard Leonard sj

Tuesday, 22 February 2011

Gs Nguyễn Ngọc Lan: Vẫn là trò bịp…

1.
12.10.2001
Mến thăm cha giáo Hướng,
Mong cha đã đọc hoặc sẽ đọc sớm tờ Công Giáo và Dân Tộc số 1328 (tuần lễ từ 12.10 đến 18.10.2001). Từ trang bìa đến 6 trang trong (tt.2, 14-18) là để đánh trống thổi kèn về việc vừa rồi “Hiệp hội Báo chí Công giáo Thế giới trao tặng huy chương vàng cho báo “Công giáo và Dân tộc”. Nào là “Huy chương vàng UCIP là thành quả của tất cả chúng ta” (êđitô). nào là “Giải thưởng này thúc đẩy chúng tôi tiếp tục con đường đã “chọn”, “Xin cám ơn và tạ ơn” ( phát biểu của NTL và Huỳnh Công Minh tại lễ trao tặng huy chương). Nào là “Vinh dự và vinh quang cho Giáo hội và Dân tộc VN” (bài viết của lm Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBĐK Tp HCM), “Ngạc nhiên và cảm kích” (Đinh Phong, Chủ tịch Hội nhà báo Tp HCM, đã cùng đi Fribourg với NTL và HCM).

Trước đây, khi mới được những tin đầu tiên về chuyện “huy chương vàng” này, tôi đã không khỏi ngỡ ngàng. Đến như ông Đinh Phong mà còn phải “ngạc nhiên” nữa là. Nhưng tôi lại nghĩ cái “hiệp hội báo chí Công giáo thế giới” chỉ là một “hiệp hội”… nào đó trong số nhiều hiệp hội báo chí Công giáo khác. Và việc Huỳnh Công Minh nhập vào đoàn đại diện báo Công giáo và Dân tộc đi Fribourg có thể là… càng tốt: thêm một dịp để thấy “lạy ông tôi ở bụi này”.

Bây giờ CGvDT lại khoe nào là “lễ trao bằng khen (…) bắt đầu với sự chứng kiến của Đức Tổng Giám mục John Foley, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, mà anh Đinh Phong gọi đùa là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương”. Và nào là UCIP “ là một trong những tổ chức báo chí lớn nhất thế giới và là tổ chức báo chí Công giáo quốc tế có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh Vatican ‘ (t. 2, nnl gạch dưới).

Thế thì tại sao UCIP và không lẽ cả từ Toà Thánh lại có sự ngộ nhận đến vậy? Công khai tán thưởng một “imposture”? Tôi vẫn công khai gọi báo Công giáo và Dân tộc là báo Cong giáo và Gian tặc, và tôi dám nghĩ hầu hết các giám mục đồng ý với tôi tuy có thể cho là tôi chỉ quá nặng lời.

Không lẽ UCIP “có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh Vatican” mà lại không sáng suốt được như Hội Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) từ nhiều năm nay vẫn dành nhiều giải nhân quyền Hellman/Hammett cho các nhà văn, nhà báo VN hoàn toàn không như CGvDT?

Xin cha vui lòng giúp tôi hiểu rõ hơn chuyện này. Có gì ở đằng sau chuyện này hay có thể giải thích cho chuyện này?

Xin cha cầu nguyện và chúc lành cho chúng tôi.
nguyễn ngọc lan

Rôma 16.10.2001

Mến thăm Thầy,

Tôi đã nhận được thư của Thầy mấy ngày nay, nhưng công việc bề bộn nên nay mới hồi âm cho Thầy được.

Theo sự hiểu biết của tôi về cách làm việc của Toà Thánh, xin trình bày như sau:

UCIP là một tổ chức của các giáo dân Công giáo hoạt động trong ngành truyền thông, hoàn toàn độc lập, ngoài sự kiểm soát của Toà thánh. Toà thánh luôn tìm cách khích lệ việc dấn thân của các giáo hữu. Vì vậy, khi một tổ chức không có tai tiếng, Toà thánh không đặt vấn đề gì cả và khi được mời, nếu sắp xếp được thời giờ thì đến để khích lệ. Tôi nghĩ Đức cha Foley đến tham dự với ý nghĩa đó, nhưng chắc chắn không biết và cũng không đặt vấn đề với những khía cạnh cụ thể. Nếu là công việc chính thức của Toà thánh thì chắc chắn không thể không có sự trao đổi với các đấng bản quyền địa phương.

Còn vì sao UCIP tặng phần thưởng cho người này, người kia thì tôi không biết. Thường thì tuỳ thuộc rất nhiều vào những người giới thiệu và cách thức giới thiệu.

Xin Thầy tiếp tục phục vụ Chúa và Giáo hội với tất cả khả năng và thiện chí. Phần còn lại thì phó thác vào vào sự quan phòng của Chúa và chờ đợi thời giờ của Ngài.

Xin Chúa chúc lành cho Thầy và gia đình Thầy.
Thân mến chào Thầy,
Giuse Hướng.

2.
Vậy là đã rõ: CGvDT lại đã “bố láo” khi khoe UCIP “là một trong những tổ chức báo chí lớn nhất thế giới và là tổ chức bào chí Công giáo quốc tế có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh Vatican” (t. 2, nnl gạch dưới). Không làm gì có cái “quan hệ chặt chẽ với Toà thánh Vatican” này. CGvDT lại bịp nữa rồi. Ngay trong nước mà còn bịp như thế thì cũng dễ hiểu CGvDT đã có thể bịp UCIPnhư thế nào.

3.
Công giáo và Dân tộc số 1330 (Tuần lễ từ 26.10 đến 1.11.2000) vì nghe nói một số bạn đọc phản ánh có một luồng dư luận nói rằng UCIP (đã trao tặng huân chương vàng cho CGvDT) ‘không làm gì có cái quan hệ chặt chẽ với Toà thánh Vatican này’ đã phải “nói thêm vài điều để bạn đọc rộng đường dư luận”.

Rõ tội nghiệp, mở đầu bài viết như thế mà cũng đã phải ấm a ấm ớ rồi. Chỉ nghe “phản ánh có một luồng dư luận” nhưng lại trích dẫn kỹ quá, chính xác quá, trong dấu ngoặc kép hẳn hiên và còn với chữ nghiêng nữa! Mà chỉ trích trọn vẹn 14 từ “CGvDT “ vẫn là nói một cách lịch sự cho UCIP, nhưng không biết lịch sự và cả lương hiện nữa đối với “bạn đọc” của mình. Phản bác một trang chưa đăng trên báo nào nên không thể chỉ cho “bạn đọc” tự do tìm đọc, như người đang viết chỉ CGvDT số 1330. Nhưng đã thế thì đáng lý phải đăng kèm trang ấy cho “bạn đọc” đọc luôn thì mới thực sự “rộng đường dư luận” chứ. Đằng này…!

Còn để “hiểu được mối quan hệ giữa UCIP và Toà thánh Vatican” thì CGvDT trưng dẫn bản Điều lệ của UCIP mà không ngại thiếu giấy. Cũng không ngại làm như “bạn đọc” của mình chỉ biết đọc một cách ngu ngơ. Chẳng qua là cố tật của thứ báo chí công cụ và độc quyền!

-Điều 1, “UCIP là một Tổ chức quốc tế Công giáo, có tính nghề nghiệp và tự trị, được Toà thánh công nhận…”

Những chữ đậm là do CGvDT. Chỉ quên in đậm “có tính nghề nghiệp và tự trị” . Còn “công nhận thì thiếu gì tổ chức được Toà thánh công nhận”. Kể cả… Liên Hiệp Quốc! Và Đức Phaolô VI chẳng hạn đã từng lên tiếng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc chứ không chỉ như Tổng giám mục John Foley đến UCIP để “chứng kiến”.

-Điều 14. “Một vị tuyên uý sẽ giúp đỡ cho UCIP về mặt tín lý. Vị tuyên uý này do Toà thánh chọn..” Lại in đậm không đúng chỗ nữa rồi. Tại sao không in đậm “sẽ giúp đớ cho UCIP về mặt tín lý” “? Nghĩa là đâu có phải giúp đỡ về mặt trao tặng huy chương vàng! CGvDT lại hiểu chức năng của “tuyên uý” theo mẫu lm Trương Bá Cần – tuyên uý Thanh Lao Công trước đây: một mình nắm hầu bao, quyết định nhân sự, đường lối, “làm chủ” cho đến khi không kèn không trống…, đem Thanh Lao Công đi chôn. Còn tuyên úy do Toà thánh chọn thì cũng như cả một hệ thống truyên uý quân đội trước 1975 đã do Hội Đồng Giám Mục VN chọn và bổ nhiệm (CGvDT còn trưng dẫn “Luật bầu cử”, Điều 26: Vị tuyên uý do Toà thánh bổ nhiệm” và Điều 29 “có thể đề nghị để Toà thánh bổ nhiệm…” ). Vẫn chỉ là để “giúp đỡ” quân nhân Công giáo và trong trường hợp này là giúp đỡ về mặt đời sống đạo. Chứ đâu có phải vì thế mà Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã có quan hệ chặt chẽ với Hội Đông Giám Mục Việt Nam?

CGvDT còn trích dẫn “Luật bầu cử” của UCIP với Điều 1 và Điều 3 về bầu Chủ tịch của UCIP: “danh sách các ửng cử viên này phải được Toà thánh phê chuẩn”. “Phê chuẩn” như thế thì cũng như Nhà Nước ta đây vẫn đòi “phê chuẩn” danh sách các vị có thể được bổ nhiệm làm Giám mục, hay làm cha sở… Nhưng cho dù có phê chuẩn đi nữa, đâu có nghĩa là đã có cái thứ “quan hệ chặt chẽ” kia? Còn Toà thánh thì khác thế gian ở chỗ không ham cái thứ “quan hệ chặt chẽ” ấy, và như Cha Giáo Hướng đã viết, luôn tìm cách khích lệ việc dấn thân của các giáo hữu và để các tổ chức giáo dân Công giáo đã được công nhận như UCIP hoạt động trong lãnh vực của họ “hoàn toàn độc lập, ngoài sự kiểm soát của Toà Thánh”.

Quanh đi quẩn lại, CGvDT cứ muốn rêu rao là UCIP có “quan hệ chặt chẽ với Toà thánh” trong mọi hoạt động, quyết định của họ, đặc biệt là trong việc “trao tặng huy chương vàng cho báo CGvDT”. Toà thánh tuyên dương công trạng CGvDT đó chứ không phải chuyện chơi đâu! CGvDT muốn UCIP phải có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh như thế để … ăn theo. Y như ông quan bề trên nào đó được ăn theo CGvDT mà được một chuyến Tây du, mặc dù theo chỗ chúng tôi biết số tiền “thưởng” kèm theo huy chương vàng chưa hẳn đã đủ cho chuyến tây du ấy.

Nhưng ngay cả trong nỗ lực chứng tỏ mình gián tiếp – qua UCIP- “có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh” thì cũng chỉ là để bịp bạn đọc cho vui thôi. Bịp các quan bề trên thì em chả dám đâu. Hơn ai hết CGvDT quá hiểu rằng ngày mà tờ CGvDT là thành viên thực sự làm báo theo tôn chỉ của UCIP hay thực sự có quan hệ chặt chẽ với Toà thánh – trực tiếp hay gián tiếp- thì ngày đó họ cũng được phép dẹp tiệm vì đã “hoàn thành nhiệm vụ” công cụ của người ta rồi.

Riêng người đang viết thì không ham “ăn theo” như thế, kể cả khi có đủ điều kiện thực sự và chính đáng để ăn theo. “Cha Giáo Hướng” là một vị có chức vụ tại Toà thánh. Nhưng người đang viết vẫn muốn tránh nhờ đến danh tính và uy tín của vị ấy. Vì nội dung thư trả lời của vị ấy mới là điều quan trọng. Và nội dung đó, nếu ai nghi ngờ thì có thể viết thư hỏi thẳng bất cứ một vị nào đang làm việc tại Toà thánh, kể cả Đức Tổng giám mục John Foley. Họ sẽ được trả lời không khác.

Gs Nguyễn Ngọc Lan
(x. Thư Nhà số t Tháng Giêng 2002, tr. 3-5)

Saturday, 19 February 2011

Lm Richard Leonard sj: Hội thánh và các xung đột chiến tranh.

Có thể nói, Tin Mừng hôm nay đã thay đổi toàn bộ cuộc đời của tôi. Lời Chúa mặc khải trở thành cuộc cách mạng. Nhớ lại Lời Ngài từng nói: “Hãy trở nên toàn thiện như Cha các người trên trời là Đấng Toàn Thiện”. tôi nhận ra đây là lời khích lệ hơn là luận cứ cứng ngắc, không sai sót. Cũng không hẳn là yêu cầu, hoặc mời gọi. Một hôm ngồi trong căn phòng nhỏ ở Oxford, tôi nhận thấy rằng bên tiếng Hy Lạp, cụm từ ‘teleios’ vẫn được các dịch giả Kinh thánh chuyển thành ”toàn hảo, toàn thiện”, để áp dụng cho con người. Điều này có nghĩa người ấy thật sự chín chắn. Tức, có khả năng thành đạt mọi thứ, trong mọi chuyện.

Chúa đem đến cho ta một hình ảnh Thiên Chúa là tất cả. Ngài là Đấng khả năng làm tất cả. Nói thế không có ý bảo rằng Ngài vô cảm hoặc cứng ngắc! Tin Mừng có chỗ nói: “Cha các ngươi trên trời đã cho mặt trời mọc trên kẻ xấu cũng như người lành; và Ngài đổ mưa xuống cho người luơng thiện lẫn kẻ bất lương.” Và Chúa dạy ta sống toàn thiện như đáng ra ta phải sống như thế để mọi người tôn trọng. Và, điều này đã nổ bùng trong tôi, như quả bom. Chúng ta là tông đồ chín chắn, rất trưởng thành bằng cách bắt chước Chúa là không cầm giữ lại ánh sáng mặt trời ban sự sống và làn mưa đổ xuống trên đầu trên cổ người xấu xa, tồi tệ, bất lương. Chúa không làm tắt ngúm cuộc sống của con người chỉ vì họ là kẻ xấu hoặc địch thù của Ngài. Và, ta trở nên giống hình ảnh của Ngài, ở điểm này. Và, đó là lý do ta được dạy phải yêu mến kẻ thù mình.

Nói tóm lại, tôi trở thành người Công giáo chủ trương hoà bình, đã từ lâu. Tôi tôn kính Hội thánh vào ba thế kỷ đầu đời. Đó, là Hội thánh của các vị tử đạo dám chối từ mọi nai nịt bằng súng ống. Trước đây, tôi rất khâm phục Martin Luther King và coi ông như vị anh hùng của riêng tôi. Bởi, ông dám có những hoạt động bất bạo động, theo tinh thần của Bài Giảng Trên Núi. Ông là người hoán cải được nước Mỹ đầy những rẽ chia, kỳ thị. Lúc bấy giờ, tôi cũng như nhiều người tìm mua bức ảnh đen trắng chụp hình mục sư King để treo tường, đặt ở trên cao nơi bàn làm việc. Về lại Úc, tôi tham gia một số hoạt động chính trị, nhằm làm áp lực nhà cầm quyền Úc rút quân khỏi Việt Nam. Còn lại, là chuyện lịch sử khá dài dòng. Lúc ấy, là lúc tôi được bầu vào Thượng viện làm Bộ trưởng Tư Pháp suốt sáu năm. Mọi việc thông suốt như một giòng chảy hài hoà. Và, tôi hài lòng được ở trên cao, rất quyền thế. Lúc ấy tôi hiểu thế nào là người thực sự theo Chúa. Và tôi như ở trong cơn mê. Và, giấc mơ này đã tiêu tan vào tháng Giêng năm 1991, khi ấy Thủ tướng đang cần phiếu ở Thượng viện để hỗ trợ cho việc bố trí lực lượng hải quân được Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho sử dụng quân đội trong nhằm đuổi quân lính của Saddam Hussein khỏi Kuwait, là nơi quân đội ông tràn qua để chiếm đóng.

Nói tóm, sau một buổi cuối tuần đầy suy tư âu lo, tôi đã kết luận rằng mọi tiêu chuẩn để đạt một cuộc chiến có chính nghĩa là phải bảo vệ người vô tội chống lại mọi cuộc tấn kích và tôi bỏ phiếu thuận cho việc chủ trương này. Lúc ấy và cả bây giờ tôi vẫn đoan chắc rằng chiến tranh Iraq có được chính nghĩa là nhờ vào giáo huấn của Hội thánh trong suốt 16 thế kỷ qua. Nhưng tim tôi vỡ đổ. Bời, tôi nhận ra rằng tôi đã phản lại Lời Thày Chí Ái nói ở Bài Giảng Trên Núi. Và từ đó, tôi đặt ảnh Martin Luther King quay vào tường, bởi tôi không thể chịu nổi ánh mắt của ông cứ như đang trách móc tôi một điều gì, đến tận phần sâu lắng trong tâm can. Tôi cũng chẳng dám mở Tin Mừng thánh Mát-thêu ra mà đọc, sợ gặp phải đoạn Lời Chúa nói, như hôm nay Tôi vẫn không tài nào tìm được sự bình yên rất hoàn toàn. Tôi tự an ủi mình bằng sự kiện thấy rằng chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II, bình thường vẫn là vị Giáo hoàng rất cương quyết, vẫn có những cảm nghiệm những giao động ở tâm can và đầu óc để cứ phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Không ai có thể đọc Hiến chế Sự Sống Tin Mừng mà không phấn đấu (x. Hiến chế Evangelium Vitae #55)

Tôi mong hai chuyện xảy đến. Thứ nhất, toàn thể Hội thánh phải phấn đấu với lời dạy của Chúa khi Ngài bảo: Các ngươi phải… “ mà chữ “ngươi” kia là ở số nhiều, tức cộng đoàn. Toàn xã hội. Các nhà bình luận bảo thủ ở Hoa Kỳ vẫn cứ coi lời khuyên bảo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh và xung đột như sai lầm do cung cách, ý thức hệ. Không phải thế. Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động nơi Hội thánh như cộng đoàn của các kẻ tin vào Đức Kitôtheo chiều hướng không như đã cảm nghiệm từ ba thế kỷ đầu. Thứ đến, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa nhấn mạnh đền điều đòi buộc ta phải cầu nguyện cho những người đang làm hại ta. Nếu họ là người xấu, hoặc kẻ công kích chỉ muốn làm hại kẻ vô tồi, thì họ vẫn cần đến lời nguyện cầu của ta. Ta vẫn phải cầu cho họ để họ được cứu khỏi tình trạng xấu xa, đầy bất nhẫn. Cứu họ khỏi, ý thức hệ rất độc hại vẫn vùi họ dưới bom đan, của ác thần. Chính đó là ý nghĩa tích cực của lời Chúa khuyên ta rất hôm nay. Ở Tin Mừng.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch

Tuesday, 15 February 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn DCCT: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi


Khái lược về lịch sử Israel

Sơ luợc

Abraham đuợc kêu gọi và di cư trong khuôn khổ của những đợt dân du mục (giòng giống Aram) xâm nhập vào các vùng canh thổ. Ông xuất tự vùng Lưỡng Hà Địa và đem theo những truyền tụng cổ thời Israel sẽ chuyển lại qua các thế hệ. Ông thuộc thời ông về tư tưởng, phong tục và luật lệ. Nhưng chính xung quanh Thiên Chúa kêu gọi ông mà Israel sẽ được thành hình.

Vào khoảng thế kỷ 13, Môsê đem dân ra khỏi Ai Cập, nhân danh Yavê. Dân tạp nhạp, gồm có dân Hipri và nhiều nô lệ thuộc nhiều nhóm. Israel được hun đúc thành một dân xung quanh Thần đã mạc khải, và chịu lấy một đức tin, một lề luật, một kiểu sùng bái.

Trước vương quyền (1230-1000)

Lối -1230, Israel xâm nhập vào Canaan, có lẽ theo nhiều đợt. Yôsua dẫn nhà “Yuse” vào trung phần Phalệtin; Yuđa định cư ở miền Nam làm một với nhiều nhóm du mục khác: nhóm Kaleb, nhóm Kênít (Kain) còn nhiều nhóm bà con khác đã định cư trước họ lâu rồi tại Galilê. Các bộ lạc Israel chen lấn dần dần và giữa dân cư trong xứ dân Canaan, theo nhiều kiểu: chiến tranh, giao hảo (Sikem), ngụ cư rồi sáp nhập. Tôn giáo vì thế có chịu ảnh hưởng ngoại đạo của người Canaan. Các bộ lạc dần dần hiệp nhất để sinh tồn và gây thế lực. Lối -1125, Đêbôra đã có thể phối hiệp các bộ lạc Galilê với Trung phần Phalệtin; rồi thêm những bộ lạc bên Đông sông Yorđan. Với Ghiđêôn, người ta muốn thử thành lập vương quyền nhưng không thành.

Đến lối -1020, do những động lực khác nhau, sức bành trướng của Israel, mối nguy cơ do tham vọng bá chủ của dân Philitin, nhân dịp các nước lớn xung quanh suy sụp (Ai Cập hỗn loạn), Assur nội bộ lủng củng, nên Saul người Benyamin đã có thể xây cất một vương quyền đích thực; lần đầu tiên Israel được thống nhất dưới một quyền duy nhất gồm cả Yuđa là một bộ tộc thường đứng tự lập. Nhưng sự duy nhất còn lỏng lẻo, quyền trung ương mới manh nha, quân lực Philitin mạnh, nên vương quyền Saul đã đổ vỡ.

Đavít và Salômôn (1000-922)

Đavít, với tài cán chính trị và dụng binh khéo đã tiếp tục công việc của Saul và đã đem ngay vương quyền đến chóp đỉnh vinh quang trong tất cả lịch sử Israel (1000-961). Ông đã đẩy lui thế lực của Philitin bắt họ phải triều cống, đã chinh phục Yêrusalem và đã khôn khéo dùng thành đó làm trung tâm chính trị và tôn giáo của tất cả Israel. Các dân Canaan được sáp nhập vào Israel; các dân láng giềng bốn phía đều bị thôn tính hay phải cầu hoà triều cống. Phía Nam, Đavít chiếm Êđom, và mở con đường thông thương đến Biển Đỏ, có lợi cho thương mãi dưới triều Salômôn. Trong phấn khởi vì thắng lợi khắp nơi, và nhờ lòng đạo đức chân thành của Đavít, thời đó là một thời sốt sắng về tôn giáo. Nhưng sự duy nhất vẫn còn mong manh giữa các bộ tộc, bởi quá khứ sống biệt lập, bởi những tranh giành giữa các con cái Đavít, bởi Đavít cuối đời cũng có ít điều bất đắc nhân tâm.

Salômôn (961-922) danh vọng bởi đã xây cất đền thờ, nhờ thừa hưởng một thời thái bình và sa hoa, nên đã có tiếng trong truyền tụng về khôn ngoan. Thực thì ông là một người cai trị giỏi biết tổ chức, sách thánh nói đến ba đặc điểm: một ông vua kiến trúc, ông vua thương mãi, một hiền nhân quân tử. Nhưng ông không có tài cán bằng Đavít. Ông giữ vừa chừng được gia tài của cha ông, nhưng cũng đã làm suy sụp nhiều bởi sống sa hoa hào nhoáng; muốn cho quỹ đầy thì ông đã bổ thuế nặng và đặt việc khổ dịch trong một dân chuộng tự do; nên ông đã làm cho các bộ tộc miền Bắc phẫn uất; họ sẽ dấy loạn sau khi ông chết.

Hai nước Israel và Yuđa (922-721)

Tách khỏi Yuđa, mười bộ tộc Trung phần và Bắc phần Phalệtin cùng Đông Yorđan đã họp một làm thành một nước và mang tên Israel.

Israel vẫn được coi như một thế lực chính trị trong bàn cờ các nước đương thời. Các vua của họ có chân trong lịch sử ngoại giao Tiểu Á đương thời, có khi đã sung trận với những đạo binh lớn (trận Qarqar 853), xây cất kinh đô, liên minh giao hảo với các nước chung quanh như Tyrô (Omri, Akhab : Izabel), nhưng hầu như chinh chiến liên miên chống lại nước Aram (Đama). Nhưng các bộ tộc không nhất khối, những vụ đảo chính thường diễn ra, các triều đại thay ngôi đổi chỗ. Về tôn giáo: Israel không có đền thờ trung ương: hàng tư tế cổ truyền cũng không có. Kết thân với Tyrô về thương mãi kinh tế, và cả hôn nhân (Izabel) đã làm bành trướng rộng việc sùng bái Baal. Các tiên tri đã đứng dậy phản kháng kịch liệt cuộc thoái hoá tôn giáo đó và đả kích các vua. Êlya và Êlisa là những dung mạo đặc biệt thời này (Êlisa đã đề khởi cách mạng Yêsu). Amos, Hôsê, Yuđa: hẻo lánh trên một vùng núi, trong một dải đất bé tí (dài 50 cây số, rộng 40 cây số) nên Yuđa không có thế lực về chính trị hay binh bị. Yuđa trung thành với Đavít. Không thấy có đảo chính (duy chỉ có một lần vào thời Athalya), và như thế triều đại Đavít đã kéo dài được 4 thế kỷ. Nhờ có Đền thờ Yêrusalem, hàng tư tế cổ truyền thuộc họ Lêvi, và ít vua có chí phục hưng, nên tôn giáo tại Yuđa có tính cách khá vững chãi. Cho dẫu có những tệ đoan xâm nhập vào (nhất là những lúc phải dựa thế Assur), chúng ta không thấy các tiên tri chỉ trích Yuđa thậm tệ như Amos đã chỉ trích Israel phía Bắc.

Khởi từ giữa thế kỷ 8, Assur lại lập được quyền bá chủ tại Lưỡng Hà Địa. Dần dần các nước nhỏ dọc theo bờ biển Địa Trung Hải cho đến Ai cập phải hàng đầu. Để chống lại, Israel đã giao hảo với Đama và muốn cưỡng ép Yuđa vào liên minh. Akhaz không chịu. Bởi, lâm thế bĩ, Akhaz hốt hoảng trái với lời Ysaya, đem cống hiến thần phục Assur đã xin tiếp viện. Đama bị triệt hạ (732); rồi đến luợt Israel: trước thì đầu hàng, sau nổi loạn và Assur đã chiếm tất cả đất đai, triệt hạ Samari và bắt dân lưu đày (721).

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

Sunday, 13 February 2011

Lm Mai Văn Thịnh CSsR: THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI: BẠN MUỐN GÌ VỀ ĐỜI SỐNG?


Thân tặng các bạn trẻ trong nhóm Đồng Hành

thuộc Giáo Xứ Thánh Giuse, Springvale. Victoria.

Ai trong chúng ta cũng đều muốn thành công. Thành công trên đường đời. Thành công trong công việc. Thành công trên con đường xây dựng gia đình, sự nghiệp, ngay cả những người trong bậc tu trì cũng mong những dự án được thành công. Bao nhiêu người trong giới này đã cố gắng thực hiện một công trình hay một công viêc nào đó để lưu danh cho hậu thế, v.v… Tôi rất ít và chưa bao giờ được ai chia sẻ là họ mong thất bại khi khởi sự một công việc nào đó. Thành công và thành công là những nguyện vọng cuả con người. Ai cũng muốn thành công, đạt được nguyện ước. Vì thế, chúng ta thấy xuất hiện những cuốn sách rất quen thuộc như ‘làm thế nào để thành công.’ Thế nhưng thực tế của đời sống lại khác. Mấy ai trong chúng ta chưa trải qua những thất bại, trở ngại cuả cuộc sống. Đúng như lời cha ông đã nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí – phúc ít khi đến hai lần nhưng tai họa lại dồn dập xẩy đến.”

Bản thân tôi đã trải qua nhiều thất bại. Một trong những thất bại đó là “học không đến nơi, làm không đến chốn.” Tôi rất hăm hở trong những dự án, nhưng lại không cố gắng đủ và không kiên tâm bền chí trong công việc. Cho đến hôm nay, tôi cũng chẳng rõ nguyên nhân nào đã khiến tôi không thực hiện được những dự định, ước mơ. Nhưng tôi nhìn nhận rằng: sự cố gắng, chuyên cần và chăm chỉ đóng vai trò rất quan trọng để thành công.

Chúng ta đã từng thất bại trong nghề nghiệp, thất bại đường tình duyên, và công danh thì vẫn không toại nguyện, v.v…

VÀI GƯƠNG SÁNG

Hẵn chúng ta còn nhớ một nhà phát minh nổi tiếng của thế kỷ 20. Ông Thomas Edison đã nổi tiếng với máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm và nhiều phát minh khác. Để trở thành một thiên tài, ông đã trải qua nhiều thất bại. Thất bại ê chề nhất xẩy ra năm ông 67 tuổi, một trận hỏa hoạn đã thiêu ruị toàn bộ những dự án của ông. Nhưng ông vẫn không đầu hàng, tiếp tục sáng chế hay nói đúng hơn là ông bắt đầu lại. Và chỉ có 3 tuần sau ông đã sáng chế ra chiếc máy quay đĩa đầu tiên.

Phát minh lớn nhất của ông là tạo ra ánh sáng của bóng đèn. Sau hơn 10.000 lần thí nghiệm thất bại ông mới phát minh ra ‘ánh sáng’ của bóng đèn. Khi người ta hỏi ông: “Tại sao ông có thể kiên tâm bền chí tiếp tục thí nghiệm sau 10.000 lần thất bại.” Ông trả lời: “Tôi đã không thất bại, nhưng tôi đã thành công tìm ra 10.000 phương thức không thực hiện được.”

Bà J.K. Rowling, một văn sĩ nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết nói về nhân vật Harry Porter cũng đã trải qua trăm cay nghìn đắng. Với l cuộc sống hôn nhân đổ vỡ, và nạn thất nghiệp đã khiến bà sống lây lất như người không nhà không cửa. Trong hoàn cảnh đó bà đã thốt lên: “Đêm đen đã bao phủ cuộc sống và che lấp mọi hướng đi của tương lai và tôi là người thất bại trong mọi phương diện.” Bà cũng chẳng biết thời gian đó kéo dài bao lâu. Tất cả mọi tia sáng cho dù có lóe lên thì cũng chỉ là những tia sáng của hy vọng, nhưng thực tế vẫn không phải như vậy: đêm đen vẫn bao phủ.

Tuy nhiên, sau đây là những điểm thiết yếu mà bà đã rút tỉa được trong thời gian đó:

- Thất bại giúp bà chọn những điều thiết yếu, quan trọng và bỏ qua những điều không cần thiết.

- Chăm chú theo đuổi và hoàn thành những công việc ích lợi cho tương lai.

- Thoát ra nỗi sợ hãi và tìm thấy sự an toàn và nhận ra là dù cảnh ngộ có bi đát đền độ nào chăng nữa, nhưng hiện bà vẫn đang sống….

- Và từ tình trạng bi thảm nhất bà đã xây nền tảng vững chắc cho cuộc sống để vươn lên.

Và cuối cùng bà đã thoát ra khỏi vực thẳm của thất bại và vươn lên vì bà tin tưởng rằng mỗi người đều ôm trong người một hoài bão và những năng lực sẵn có để thực hiện mộng ước. Vấn đề còn lại là chúng ta có kiên tâm bền chí để thưc hiện hay không??? (harvardmagazine.com/.../the-fringe-benefits-failure-the-importance-imagination)

PHƯƠNG THỨC?

Như vậy thất bại, lỗi lầm là một phần của cuộc sống. Nói khác đi dù muốn hay không thì chúng ta cũng không thể nào tránh được nó. Qua thất bại con người học để vuơn lên.

Nhưng thực tế lại phũ phàng. Có nhiều người đã chọn những giải pháp nhanh và gọn: như tìm quên trong men rượu, nhưng sầu lại càng sầu; người khác lại chạy theo thuốc- drug hay cờ bạc, thú vui của thân xác để giải buồn v.v…. để chạy trốn những thất bại. Nhưng cuối cùng tất cả những phương thức tắt đó đều dẫn họ đến ngõ cụt. Giả như họ định tâm tìm một giải pháp hữu hiệu lâu dài thì sẽ có ích cho bản thân hơn.

Trong cuộc sống, dù là tu sĩ hay tín hữu. Thành công chưa hẳn là một yếu tố quan trọng. Sự thành công dễ đưa con người đến chỗ ngạo mạn, tự kiêu và xa quần chúng. Trái lại, chính những thất bại lại là chìa khóa giúp mình nhận ra những năng lực của bản thân: mỏng dòn, yếu đuối, dễ vấp ngã…. Cần nơi nuơng tựa. Nương tựa vào ai? Các bạn đã tìm thấy câu trả lời.

Dù muốn hay không, tôi cũng phải nói đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Nếu thất bại và những vấp ngã là một phần của cuộc sống thì ân sủng còn quan trọng với chúng ta hơn nhiều. Một kitô hữu trưởng thành là người biết đối diện với thất bại và lỗi lầm bằng những ân huệ của Thiên Chúa. Điều này rất khó thực hiện. Bởi vì, chúng ta không dám thừa nhận sự thất bại và tìm cách chạy trốn hay đổ lỗi cho người khác: Tại vì điều này, tại vì người kia hay vì hòan cảnh thúc đẩy…

Sau đây là vài ý lực xin đề nghị với bạn, hy vọng chúng ta kiên tâm bền chí để hoàn thành những gì mà Thiên Chúa đã khởi sự nơi bản tính yếu hèn của mỗi người chúng ta:

1/ Hãy chấp nhận thất bại như một phần trong hành trình sống.

2/ Suy tư, tìm kiếm nguyên nhân gây ra để sửa đổi.

3/ Để thất bại lại sau lưng và nhìn về phía trước để sống, như lời khuyên của Thánh Phao lô : “Hỡi anh em, phần tôi, tôi chưa kể mình là đã chiếm đoạt được rồi, nhưng điều duy nhất là: quên phía sau mà lao mình tới trước, nhắm đích, tôi chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao Thiên Chúa đã ban bố trong Ðức Kitô Yêsu.(Phl 3:13-14).”

4/ Sống bằng những ân huệ của Thiên Chúa chứ không vịn vào công lao của bản thân.

5/ Chấp nhận thân phận con người với tất cả sự mỏng dòn và yếu hèn của phận làm nguời. Chưa hòan thiện và sẽ không bao giờ hòan hảo…

6/ Thiên Chúa có chương trình của Ngài cho mỗi người: Khám phá, kiên nhẫn chờ đợi và cộng tác là thái độ sống của người tín hửu trưởng thành.

Mai Văn Thịnh

Kew, những ngày đầu năm con mèo, 2011

Saturday, 12 February 2011

Lm Richard Leonard sj: Đã là Sự Thật, rày nên kể.

Nay kể rằng, vào những tuần lễ trước ngày chúng tôi chịu chức linh mục, Cha Tổng Đại Diện có bảo chúng tôi phải thề nguyền trung thành với Hội thánh và lời dạy của Giáo hội. Lúc ấy, tôi liên tưởng ngay đến giới lệnh Chúa đề cập ở Bài Giảng Trên Núi, khi Ngài bảo: “Anh em đừng thề thốt gì hết… Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5: 34-36)

Hội thánh thời tiên khởi vẫn coi trọng giới lệnh này, rất nghiêm chỉnh. Riêng thánh Giacôbê cũng đưa lời khuyên này lên đầu danh sách những việc “nên hay không nên làm”. 300 năm sau, khi Hội thánh và chính quyền trần thế hợp tác cùng nhau hoạt động dựng xây xã hội, thì chuyện thề nguyền cũng đổi thay ít nhiều. Nghĩa là, Hội thánh chọn xa lánh mọi tình huống căng thẳng với giới nắm quyền hành về chính trị, đại để như: chuyên đòi mọi người phải cam kết/thề nguyền rằng: sẽ nói lên sự thật, và chỉ sự thật mà thôi. Từ đó, tôi vẫn có thói quen những thề và hứa, nhưng mỗi năm đến dịp kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, là tôi thấy nao nao, rất yếu lòng.

Với Chúa thì khác. Ngài vững vàng hơn ta rất nhiều. Nhất là khi thượng tế Caipha nhân danh Thiên Chúa hằng sống yêu cầu Ngài phải thề thốt trước mọi người, rằng: Ngài có phải là Đức Kitô hay không, thì Chúa đáp: “Ông nói đó!” (Mt 26: 63-64). Vậy, vấn đề ở đây, là: ta có nên bắt chước Chúa mà trả lời bằng từ “Có” hoặc “không”, như thế chăng? Bởi, nhiều người có lúc như muốn dùng dáng vẻ bên ngoài để làm giảm giá lời nói thông thường hầu tránh nói thật, thì Chúa lại bảo cho ta biết: “…Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”. Quả thật, đây là một khẳng định khá nghiêm khắc. Nếu vậy, sao Chúa lại nói thế?

Trong “Bài Giảng Trên Núi”, Ngài muốn dạy ta biết sử dụng đúng Danh Cha khi bảo ta đọc kinh “Lạy Cha” cho thân mật. Ngay từ đầu, lời xưng hô cùng Chúa Cha do Ngài chỉ dạy, chính là “quà tặng” Chúa gửi đến cộng đoàn Hội thánh, Ngài cùng sống với mọi người. Đây là đặc sủng và cũng là đặc quyền Ngài ban cho ta được phép làm con của Cha. Được sử dụng danh xưng mật thiết của Chúa, mà Ngài vẫn xưng gọi. Đó cũng là cung cách Chúa muốn ta hành xử khi đệ đạt điều gì với Cha của Ngài.

Tuy thế, dùng Danh Chúa mà thề, lại là chuyện khác. Đó, đích thực là lạm dụng. Rõ ràng, Chúa vẫn muốn thiết lập một xã hội mới mà Ngài gọi là Vương Quốc Nước Trời, trong đó Ngài kể lại Sự thật có tầm quan trọng rất thực. Và từ đó, không có cách nào khác giúp ta nói lên sự thật, tuyệt như thế. Nói nôm na, thì cung cách này là lối nói thẳng và nói thực, với mọi người.

Nói thẳng và nói thực, là chuyện tùy cá tính mỗi ngưòi. Ta biết chuyện này, là do quan hệ mật thiết riêng tư mà thôi. Trên bình diện cộng đoàn, các nhóm hội/đoàn thể và xã hội dễ bị phá vỡ cách nếu các thành viên trong đó không tin vào lời người khác nói. Một điều làm mọi người sững sờ, nhưng là chuyện có thật, khi ta nhận ra rằng: xã hội ngoài đời lại rập khuôn với Bài Giảng Trên Núi hơn nhà Đạo mình. Chí ít, là khi điều đó cho phép mọi người dễ dàng tuân giữ huấn thị của Chúa hơn.

Ở ngoài đời, mỗi khi các dân biểu hoặc nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội, các vị ấy vẫn chọn hoặc thề nguyền hoặc cam kết khẳng định sẽ tuân giữ sự thật, nhân danh Nữ Hoàng hoặc vị Quốc trưởng, thế là đủ. Ở toà án, người ta cũng làm thế. Một khi bị cáo có lời thề hoặc cam kết trước mặt quan toà rồi, thì bồi thẩm đoàn hoặc Chánh án không thể lật ngược hoặc hiểu khác hơn. Còn, Hội thánh thì sao?

Hội thánh cần nghe đọc lại thư của thánh Giacôbê tông đồ viết sau Bài Giảng Trên Núi chừng vài thế hệ, nhưng lại diễn tả đúng nội dung điều Chúa muốn dạy, khi thề thốt. Thánh Giacôbê gợi nhớ, để thôi thúc các môn đệ trẻ hãy thực hiện điều lành thánh, hệt như Lời Chúa dạy ở Bài Giảng Trên Núi. Thánh Giacô bê, đã viết: “Anh em đừng thề thốt, dù có lấy trời, lấy đất, hay lấy gì khác mà thề. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không"; như thế anh em sẽ không bị xét xử. Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện.” (Gc 5: 12-13)

Hội thánh nên tự mình xem xét mà tuân giữ lời Chúa dạy trong Bài Giảng trên Núi. Hoặc ít nhất hãy tuân theo Lời Vàng của Thày Chí Thánh mình từng dạy bảo. Có như thế, mới thấy mình có khả năng rao truyền những gì còn lại trong Bài Giảng trên Núi, với lòng xác tín không lay chuyển. Hội thánh cũng nên nghe theo lời Chúa truyền dạy ở cuối Bài Giảng Trên Núi, rằng: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (5: 48). Đó chính là ý nghĩa đích thực của việc nói lên sự thật. Ở đời.


Thursday, 10 February 2011

Anna Nguyen: gia đình là cái chi chi?


Các anh các chị thân mến,

Vẫn là em đấy, các chị ạ. Nhỏ Anna mà chị Ai Cơ cứ ngỡ là người trong gia đình An Phong hoặc ông đực rựa nào đó giả bộ cầm nhầm tên.

Cũng chẳng sao. Chuyện này có gì là quan trọng đâu. Quan trọng là chị em mình vẫn được đọc thư từ của nhau trên báo của mấy ông tu xuất là được rồi, phải không các chị? Trước sau gì thì các chị cũng biết em là ai thôi. Cũng mồm miệng không kém chị Ai Cơ tí nào đâu. Nghĩa là cũng bon chen chút chút, không lẽ để mấy ông đàn ông cứ viết lung tung đủ mọi thứ chuyện sao. Rồi lại chẳng ngó ngàng gì đến chuyện của chị em mình thì cũng là điều thiếu xót thôi.

Hôm nay, em viết vài hàng ngăn ngắn thôi là để phụ hoạ với chị Ai Cơ đã ngỏ lời trong số báo vừa rồi. Em thích nhất là đoạn chị ấy nói về các chị em nào nếu đi làm thì thời gian sinh hoạt ở cơ quan/sở bao giờ cũng nhiều, không thua thời gian ở nhà với gia đình. Em đồng ý với chị ấy. Riêng em, em nhìn sự kiện này theo khía cạnh cần có trong gia đình.

Theo em tìm hiểu thì thấy cũng có nhiều người suy nghĩ như em. Em thấy sở dĩ có nhiều gia đình phân tán hoặc đổ vỡ là vì bà con không quan tâm cho đủ về đời sống vợ chồng, hoặc cư xử cho phải phép với con cái hay người trong nhà. Đôi khi mình đối xử với người ngoài còn lịch sự hơn là người trong nhà. Em có nói chuyện với ông xã em về chuyện này nhiều lần. Thì ông xã em bảo có nhiều điều ỗng bất đồng ý kiến với em, nhưng sao chuyện này trùng hợp với điều ỗng suy nghĩ lâu nay.

Vừa rồi, tụi em vừa nhận được điện thư của nhỏ cháu từ Mỹ gửi sang. Tụi em ít khi đọc mấy cái thư linh tinh hay chuyện tíêu lâm gì đó lắm. Nhưng lần này thấy có bài thơ nhỏ cháu chuyển sang cũng hay hay. Em thư gửi đến các chị đọc xem sao nhé. Tiếc một điều, là bài thơ này bằng tiếng Anh. Mà, tiếng Anh tiếng U của em thì thuộc loại cân đo đong đếm. Khó lòng quá. Em bèn nhờ nhỏ quen chuyên một dịch với lại vật lộn với chữ nghĩa ngoại quốc lấy tiền để xem nó có làm hài lòng các chị không nhé. Nếu không hay cho lắm, thì xin các chị đại xá cho nó, mai kia lên Thiên đường cũng được hưởng lộc thánh bởi Trời thôi.

Câu chuyện bắt đầu bằng một nhận định như sau:

Khi thương yêu người nào, thì chắc chắn không phải vì họ xinh đẹp. Nhưng họ đẹp là vì bạn thương yêu ho, vậy thôi. Cũng thế, bạn chỉ biết được sự thật khi sự việc đã thật sự xảy đến rồi qua đi.

Sau khi nhận định, tiếp đến là một bài thơ:

Tôi luýnh quýnh chạy vội bổ xẩm

Vào đàn ông lạ người cứ đi ngang

“Ôi! xin lỗi! Tôi vội vàng lên tiếng

Ông trả lời, quả thật lỗi ấy do tôi.

Chẳng ngó chừng cẩn thận khi cất bước.

Và hai chúng tôi vốn người lịch duyệt

Cả khách lạ lẫn một mình tôi nữa

Tôi chào khách cùng nhau ta tạm biệt

Ai theo đường nấy, ta thời dễ đi

Về đến nhà câu chuyện xoay qua chủ đề khác:

Sao xử tệ với người mình vẫn thương?

Gia, trẻ, lớn, bé người cũ, mới.

Chiều chợt đến, tôi ngồi đây nướng nấu

Đâu ngờ rằng bé em đứng kề bên

Quay sang nhìn suýt nữa làm em ngã

Bèn vội mắng: xéo ngay đi, ở đây nữa mà làm gì!

Bé xoay người lòng rười rượi, những mếu

Vốn chĩu ¨nặng niềm u uẩn,chẳng ngó theo

Khi lên giường lòng trằn trọc thức giấc

Nghe tiếng Chúa nhè nhẹ lời trách buông

Với người lạ con vẫn lịch sự không tiếc

Còn trẻ nhỏ sao dùng lời đắng cay

Ra mà xem nơi bếp nhà u tối ấy

Có chùm hoa tựa cửa từ bao giờ

Những đoá thắm, con lặng thầm hái tặng

Đủ mọi mầu xanh, vàng, đỏ, tía, lam

Con lặng nhìn chờ đợi mẹ đến thăm

Giọt long lanh bỗng dưng tràn khoé mắt

Chính là lúc mẹ thấy người mình nhỏ lại.

Những giọt vàng lẳng lặng cũng tuôn theo

Bước chần thầm mẹ tìm về phòng của bé

Dậy đi con, mau dậy mẹ muốn nói

Hoa đẹp mừng phải con hái đó chăng?

Bé cười: con hái vội bên cạnh một giòng sông

Con yêu hoa vì chúng xinh đẹp như mẹ

Con biết chắc mẹ thích lam mầu này nữa đấy.

Lại đây con, mẹ xin lỗi đã làm con khóc,

Lẽ đáng ra đâu cần làm thế đối với con

Vội khua tay, bé nói: Mẹ nào có lỗi

Nhưng không sao, bé vẫn yêu mẹ như thường

Đây này con! Mẹ thương nhiều lắm đó

Vẫn muốn hái thật nhiều đoá mầu lam

Mẹ con mình thương nhau lam mầu nhỏ bé.

Anna Nguyễn

(trích nội san Duc in Altum Úc Châu, số rất cũ)

Các chị thân mến

Đoạn thơ-văn ở trên xem ra có vẻ cường điệu quá. Hơi hư cấu đôi chút, có phải không?Nhưng, em nghĩ chuyện như thế vẫn có thể xảy đến hằng ngày. Và, từng giờ. Nhiều lúc em thấy hối hận vì đã đối xử hơi mạnh tay với con cái. Tuy em không còn nhỏ nhắn như được mô tả trong chuyện, nhưng em vẫn có mặc cảm nào đó vì đã xử sự y chang như người đàn bà trong chuyện. Có lẽ, như chị Ai Cơ đã viết, vì chị em mình có quá nhiều bổn phận phải lo toan. Phần khác, đến sở làm đã mang vào mình nhiều căng thẳng rồi. Về đến nhà, có lúc mình không thể dằn được các bực bội cứ thế chồng chất.

Nói về gia đình, em lại đọc được một đoạn ngăn ngắn đề cao mái ấm gia đình. Để em chép lại các chị đọc nhé:

“Bạn có biết rằng một mai bạn chết, thì công ty mướn bạn làm việc sẽ kiếm người khác thay thế. Dễ ợt. Nhưng mái ấm gia đình bạn bỏ lại, sẽ thấy hụt hẫng thiếu thốn trong cả cuộc đời về sau.

Cứ thử nghĩ mà xem, ta đổ hết sức lực của mình vào công việc làm ở sở, chứ không phải vào gia đình của mình. Bạn có biết rằng một cuộc đầu tư như thế không gọi được là một đầu tư khéo léo sao?

Vậy thì, đằng sau câu chuyện này là gì? Bạn có biết cụm từ GIA ĐÌNH bên tiếng Anh là gì không? FAMILY có nghĩa gì?

Family =

(F)ather (A)nd (M)other (I) (L)ove (Y)ou.

_______________________________Anna Nguyen

Tuesday, 8 February 2011

AnPhong Trần Ngọc Tá: Cơn cám dỗ dễ sợ


Nếu hỏi rằng, đâu là khác biệt giữa người Việt trẻ sinh ra ở xứ người và người Việt già gần gũi với quê hương, thì câu trả lời nhanh và gọn nhất có lẽ là: về nhận định sự kiện lịch sử.

Với người cao niên, mỗi khi xảy ra biến cố gì, thì các cụ đều so sánh để nhớ những sự việc mà các cụ đã từng mục kích trong quá khứ. Có thể có những trường hợp các cụ là người trong cuộc hoặc đã sống cùng thời khi sự việc xảy ra. Nhìn lại lịch sử cận đại, vào các thập niên gần đây, đã thấy một loạt những cơn binh biến liên tục xảy đến. Hết cách mạng, chỉnh lý, đệ nhị cộng hoà, sau đó, lại đến cái gọi là cuộc xâm lăng nam tiến và cuối cùng là chế độ XHCN. XHCN là Xã Hội Chỉ Nói hoặc xã hội cằn nhằn. thì vẫn là những tình huống lao xao, trong đó người người chỉ muốn “phán”. Phán để người khác nghe, chứ tự thâm tâm chẳng muốn để ai phán với mình.

Hỏi rằng: sao lại như thế trong cái xã hội gọi là XHCN? Câu trả lời nhanh và gọn nhất cũng lại là: vì con người luôn tranh giành. Tranh nhau và giành giựt hẳn là hiện tượng sống kéo dài ở mọi thể chế xã hội.

Lại thêm câu nữa cũng nhanh và gọn: phải chăng có sự tranh giành trong mọi địa hạt? Tranh đấu và giành giựt có là hiện tượng khó tránh trong cuộc sống đời thường không?

Và, câu trả lời đương nhiên là có. Với các động vật lớn nhỏ, suốt đời lúc nào cũng tranh nhau để sống. Giành nhau để tồn tại. Sự tranh và giành ấy nhiều lúc rất “sống mái”, quyết liệt. Có khi còn giết nhau, ăn thịt lẫn nhau nữa.

Với động vật có tri thức và linh hồn, thì sự tranh giành đi xa hơn. Loài động vật thông minh mang tiếng “người” không ăn thịt nhau để sống, nhưng vẫn giành nhau mà sống cho sướng, sống cao hơn và mãn nguyện hơn. Sự tranh giành luôn thấy có ở nhiều địa hạt. Tựu trung, có 3 địa hạt mà người đời thường hay giành nhau nhất, ấy là: giành ăn, giành gái và giành quyền. Có ăn, nhưng vẫn giành. Vì, ai cũng muốn ăn no, sống dai, sống thọ. Ăn no, sống thọ rồi lại giành gịựt phái tính để sống cho sướng cái xác những thịt là thịt. Đã có ăn, có gái thế mà vẫn cứ giành giựt tiếp. Giành chức tước, địa vị. Giành quyền, giành lợi cốt ăn trên ngồi chốc. Và cứ thế thân xác của động vật “người” những mong sướng mãi, sướng hòai, sướng dài dài. Thậm chí, chết rồi vẫn còn muốn sướng; nên, mới yêu cầu cho dự trữ tinh trùng của mình vào ngân hàng để một mai khi sống lại, sẽ lại được sống ung dung vui hưởng lạc thú cõi đời.

Trong ba thứ giành và giựt này, giành quyền mang sắc thái siêu đẳng nhất. Càng văn minh, con người càng tìm cách giành nhau quyền lực để tiến xa hơn nữa trong sung sướng xác thịt. Sở dĩ có sự tranh giành này vì ngay từ phần sâu thẳm của chính mình, con người có lúc đã thấy hiện lên cơn cám dỗ liên tục ấy. Gọi nó là cơn cám dỗ dễ sợ. Thánh kinh sớm kể lại nhiều điều về cơn cám dỗ nói trên.

Với Cựu Ước, cám dỗ nguyên thuỷ và căn bản hơn cả được mô tả qua chuyện kể “Ađam và các trái táo”. Qua chuyện kể, động vật “người” thời ban sơ từng có tham vọng làm lớn.

Và con rắn nói ..“Chẳng chết chóc gì đâu! Quả nhiên Thiên Chúa biết: ngày nào các người ăn nó, mắt các người sẽ mở ra và các người sẽ nên như những Thiên Chúa biết cả tốt xấu”

(Kn 2:5).

Nghĩa là Ađam lúc ấy cũng đã muốn có quyền và lợi. Anh muốn biết rõ mọi thứ, những chuyện lành dữ ở đời. Nên, đã liều mình bất tuân lời dặn cốt thiết của Đấng Hoá Công. Đành rằng chuyện kể nói trên chỉ là một biểu tượng đã lấn chiếm đầu óc của người viết lúc bấy giờ, nhưng lối diễn tả bình dị này đã nói lên được tâm tính con người lúc nào cũng ưu tư về cơn cám dỗ dễ sợ ấy. Đã có đủ mọi thứ, con người vẫn muốn có thêm. Họ muốn tất cả. Vượt lên trên tất cả. Chỉ huy mọi sự, điều khiển mọi người.

Với Tân Ước, Yêsu Đức Chúa khi chấp nhận mặc lấy thân phận làm người, Ngài đã lãnh chịu cùng một cảnh ngộ như con người. Nghĩa là cũng bị cám dỗ về quyền lực. Đại diện của sự dữ đem Đức Chúa lên đồi cao. Và, ở đó, y đưa ra những mồi nhử ngon để Ngài có tham vọng/hoài bão to/cao nhằm dụ dỗ Đấng thánh đã quyết tâm làm người hèn mọn:

“Ma quỷ lại đem Ngài theo nó lên một núi cao chót vót và chỉ cho Ngài thấy hết các nước thiên hạ cùng vinh quang của chúng mà nói với Ngài: tôi hiến cho Ngài hết mọi điều đó nếu Ngài phục mình bái lạy tôi...”

(Mt 4: 8-9)

Hoài bão hay tham vọng tự nó chẳng có gì xấu xa. Xấu xa chăng chỉ là khi đã ngoi lên được nơi cao tít mù tắp ấy rồi, con người thường đạp đổ để ngồi lên đầu lên cổ người dưới, hầu không cho người ai ngoi ngóp lên chỗ của mình. Bởi thế, mới có lời dặn:

“Thầy bảo thật, nếu các ông không hoán cải mà nên như trẻ nhỏ, các ông sẽ không vào được Nước Trời. Vậy phàm ai kể mình hèn hạ như trẻ nhỏ này, thì người ấy là kẻ lớn trong Nước Trời”.

(Mt 18: 1-4)

Nhưng vấn đề là, trên đời này ít có ai kể mình “ như trẻ nhỏ” hết. Nhỏ trong tinh thần, nhỏ nơi phong cách phục vụ. Nói cách khác, trở nên “như trẻ nhỏ” tức là chấp nhận từ bỏ quyền lực. Chấp nhận tuân thủ lệnh trên, chấp nhận quyền và lợi của người khác, ở trên mình.

Trong Tin Mừng nhất lãm, nhiều đoạn kể rằng người nghe Đức Chúa khuyên dạy, được đề nghị “hoán cải nên như trẻ nhỏ” hoặc “làm tôi tớ nhỏ bé của người khác –mặc dù người ấy đang mang chức vụ rất ư là không nhỏ trong Hội thánh, chức vụ chỉ có nghĩa như một công tác- phục vụ người khác cũng như hỗ trợ cho ơn cứu độ, như: các ông Yoakim, Nicôđêmô, hoặc ngay cả Phêrô Đá Tảng vẫn được gọi là thánh. Vai trò và chức vụ của Phêrô –dù rất cao- chỉ là phục vụ Giáo hội Chúa khắp hoàn cầu. Nhưng, chức vụ cũng chỉ có ý nghĩa phục vụ theo tư cách của người đầy tớ rất nhỏ bé . Nói thế có nghĩa là, chức vụ là để phụng sự mọi người trong Giáo hội. Chính vì thế, Giáo hội vẫn có thói quen gọi các vị có chức (để phục) vụ như thánh Phêrô là “Đầy tớ của các đầy tớ Chúa”.

Làm đầy tớ người khác đã thấy mệt rồi; lại còn phải làm đầy tớ cho các vị đang có các trọng trách thật khó khăn và mệt nhọc kia thì sự khó và mệt này xa vời hơn. Chẳng thế mà, trong lịch sử đen tối một thời của Hội thánh cũng từng thấy nhiều vị sắp trở thành thánh nhân rồi mà vẫn tranh và giành nhau để được làm đầy tớ cho các đầy tớ khác. Mệt hơn cho Giáo hội, là ngày nay các vị chỉ thích làm đầy tớ cho các đấng đầy tớ như thế đếm được rất ít.

Tuy nhiên, hỏi rằng: khó là thế mà sao vẫn có nhiều vị chỉ thích những điều khó khăn, nhận nhiều thử thách?

Xét khía cạnh ngoài đời, nhiều vị tuy thấy có khó khăn lúc khởi đầu, nhưng khi đã mãn nguyện thường ít chịu nhường khó khăn cho người khác nếm thử. Ở đây, chịu khó không mang ý nghĩa của một khó chịu như nhiều người vẫn tưởng. Giới truyền thông ở Úc có lần kể lại câu chuyện vị “đầy tớ” cao ngất ngoài đời của chính quyền đương nhiệm tuy đã ngồi lâu ở ghế “đầy tớ dân”, ngồi lâu chỗ ấm nhưng vẫn chưa thấy “ấm chỗ”. Vẫn cứ muốn chịu cực, chịu khó hơn nữa để duy trì cái kiềng 3 chân. Ngài chủ nhiệm một nước vẫn cứ thích những thứ “khó chịu” kia, vẫn bằng lòng chịu khó làm đầy tớ dân cho đến khi nào liên đảngTự do-Quốc gia thôi không tín nhiệm mình nữa mới bỏ cái khó chịu của việc nắm đầu thiên hạ. Đức ngài vẫn muốn lập kỷ lục của người “ôm cái khó chịu ấy” lâu nhất nước từ nhiều năm nay...

Nếu cần biểu tỏ một đề nghị cho những vị thích “chịu khó” như thế, tưởng cũng nên đưa ra đường lối rất khôn của ngành Hướng Đạo Quốc Tế do ông Baden Powell đề xướng: ngay khi nhậm chức làm “Trưởng” Hướng Đạo, anh/chị “trưởng” ấy đã phải lo tìm người thay thế/kế vị rồi.

Nếu đường hướng này được đưa vào hệ thống thần quyền thì chắc Giáo hội Chúa sẽ có nhiều hướng giải quyết dễ chịu hơn. Cụ thể mà nói, ngày hôm nay người ta nói nhiều đến nguy cơ khan hiếm người cầm đầu xứ đạo, hoặc thiếu vị cầm đầu các nhóm/cộng đoàn Dân Chúa. Phải chăng nguy cơ còn đó là vì bà con vẫn còn quá cứng ngắc trong áp dụng tuân thủ luật lệ. Gọi là giáo luật hay thánh luật cũng được. Nếu trên đời này chẳng còn ai thích tham quyền cố vị, thì phải gọi ngay nơi đó là Thiên đường ở trần thế.

Sở dĩ thiên đường chưa xuất hiện nơi trần thế là vì nhiều đấng “đầy tớ Chúa” hay “đầy tớ dân”mải chú trọng đến chức tước hơn nhiệm vụ hoặc công tác phục vụ. Chính vì thế “chức vụ” luôn được hiểu sai mục đích đặt ra. Và, cuộc đời vẫn thấy nhiều tranh chấp và giành giựt. Lại nữa, khi đã tranh chấp, người người chỉ muốn áp đặt quyền mình lên trên kẻ khác. Lúc ấy, họ không còn biết hoặc không còn muốn lắng nghe người khác nữa. Họ cũng chẳng muốn nhường mọi quyền hành và lợi lộc cho người khác. Từ đó dẫn đến các tranh giành, chụp giựt. Quyết “sống mái” chém giết hoặc hạ thủ lẫn nhau để củng cố quyền và lợi những tưởng do Trên ban cho mình một lần là mãi mãi.

Nhìn vào Tân Ước, trình thuật Tin Mừng kể lại nhiều cảnh huống/ví dụ nói lên tình trạng tranh nhau quyền hành và giành nhau lợi lộc của những đấng bậc bề trên trong đạo cũng như ngoài đạo. Giả như, con người biết nghe theo Lời vàng thánh mà Yêsu Đức Chúa từng cất ngang qua mọi ngõ ngách của thôn làng miền Trung Đông, ắt hẳn thế giới đã hưởng sự an vui bình dị tứ lâu.

Có thể nhiều người cho rằng đấy chỉ là những cụm từ miêu dạng của thời đã qua, không còn thích hợp với thời buổi hiện tại nữa. Nhưng, nếu biết lắng tai nghe kỹ ngôn ngữ vàng của thời ta đang sống, chắc hẳn cũng nhận ra được nhiều thông điệp mang ý nghĩa trọn vẹn.

Dưới đây, xin đan cử một thông điệp rất giản đơn. Giản dị nhưng không đơn điệu. Vì nó hệt như chuyện kể cho trẻ thơ. Giống hệt chuyện thần thoại thời mới chớm thuộc kỷ nguyên có kỹ thuật hiện đại:

Một hôm, có hai người không thân, không quen cùng ngồi câu cá gần nhau bên bờ nước thinh lặng. Một người có nhiều kinh nghiệm “sát cá”. Người kia, chỉ thuộc lọai chập chững mới nhập cuộc.

Mỗi lần, người từng trải câu được cá lớn hoặc dù nhỏ cá bé các nào, anh cũng đưa lên tấm th6an lực lưỡng như muốn ướp, muốn giữ cá được tươi mãi. Người chập chững đi câu thì , hễ được con nào kha khá, đều đưa cá trở về với nước.

Người đi câu nhiều kinh nghiệm để mắt quan sát thấy người lạ làm chuyện phí phạm công sức và thì giờ , mới ngứa mắt hỏi:

-Này bạn, sao bỏ phí bao cá lớn như thế? Có vấn đề gì không đó?

Bạn mới câu trả lời:

-Chẳng vấn đề gì đâu. Chả là, nhà tôi ít người nên sắm sửa toàn nồi/chảo nhỏ không à. Làm gì đủ chỗ chứa nổi mấy con lớn thế này. Thú thật với ông bạn, những gì to lớn đối với tôi đều là đồ bỏ.

Thấy bạn kia ra như không hiểu ý nghĩa câu nói của mình, bạn mới đi câu bèn giải thích thêm:

-Chắc anh vẫn còn thắc mắc và cười thầm trong bụng về câu nói của tôi? Thưa thật với anh là không chỉ có cá to tôi mới bỏ đi mà tất cả những gì to lớn chứa không nổi tôi đều bỏ qua không ngó ngàng gì tới. Này nhé, những kế họach lớn, mộng ước cao xa, công ăn việc làm đem lại nhiều tiền hoặc các cơ hội to tát mà Bề Trên ban cho, tôi còn bỏ bê, huống chi mấy con cá... Sở dĩ có chuyện này là vì lòng tin của bọn mình còn nhỏ bé quá. Các cụ xưa nay vẫn nói: “Con mắt to hơn cái bụng” là thế đấy, bạn ạ...

Thấy anh bạn chưa một lần quen biết cười khẩy ý tưởng của mình, người mới đi câu được dịp trình bày tiếp:

-Có lẽ anh cười tôi vì thấy rằng muốn giải quyết vấn đề này cũng dễ, phải không? Có phải anh nghĩ rằng, chỉ việc kiếm nồi/chảo nào to lớn hơn để bỏ vừa mấy con cá là xong việc chứ gì? Đúng thế! Tôi vừa mạn phép anh làm cuộc ví von để nói rằng bọn mình thường vẫn xử sự tức cười như thế đấy. Người mình nhỏ bé, chỉ kham những gì vừa vặn và phải chăng thôi. Ấy thế mà, nhiều lúc ai cũng muốn mọi thứ thật to, thật cao và thật nhiều. Đã có một lại muốn mười. Chẳng bao giờ thấy đủ. Chẳng bao giờ mãn nguyện ...

Câu chuyện bị cắt ngang, vì người câu có kinh nghiệm/từng trải chẳng muốn nghe thêm. Chỉ muốn trở lại tiếp tục công việc câu cá và mong câu được nhiều cá to như thế. Hoặc hơn thế.

Áp dụng vào cuộc sống đời thường, con người cũng có những tình huống tương tự. Càng có kinh nghiệm, người câu muốn nhiều cá. Và cá nào cũng phải thật lớn mới hài lòng. Càng sống lâu, con người càng nhiều tham vọng. Tham sống. Tham quyền và tham lợi lộc. Ai cũng nghĩ rằng hễ có quyền rồi là có tất cả.

Thế nhưng, Lời Chúa vẫn văng vẳng đâu đây:

“Hãy coi chừng,

sẽ đến giờ kẻ trộm đến...”

Và, kẻ trộm lọai này, không chỉ muốn tiền của, quyền hành và lợi lộc. Nhưng, cả cuộc đời.

MaiTá

(trích đăng từ nội san Duc in Altum Úc Châu số 50 Quý 2/2005)

Saturday, 5 February 2011

Lm Mai Văn Thịnh, CSsR: Động Lực Năng Nổ


Nếu hỏi rằng động cơ nào thúc đẩy tôi trở thành sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế, thì câu trả lời chắc cũng dễ thôi. Nhưng, có một lần vội quan sát đời sống linh mục của một số anh mà tôi quen, tôi cũng đã tự đặt cho mình câu hỏi, đại để như thế này: lúc này vẫn còn quá nhiều việc để làm mà sao các anh em ấy vẫn chưa chịu tra tay mà làm? Lúc ấy, tôi có một ý nghĩa rất lạ. Và, tự nói với lòng mình rằng: nếu tôi mà làm linh mục., thì chắc chắn tôi sẽ làm hay hơn những anh em đồng môn đồng đạo mà tôi quen biết...

Đọc đến đây, chắc có nhiều người sẽ cho rằng tôi hay lý tưởng hoá mọi chuyện. Sau này, tôi có cảm giác là những lời bình phẩm tương tự xem ra có hơi gay gắt và thiếu thực tế.

Thật ra, đây mới chỉ là khởi đầu câu chuyện. Lúc bấy giờ, tôi đã bắt đầu rảo quanh các chủng viện, dòng tu khác nhau để xem có thể tham dự một ít buổi sinh hoạt cũng như khoá học nào đó không. Quả thật, tôi có đi tĩnh tâm một đôi lần. Có lần kéo dài đến cả tháng theo chân một cha giáo tập thuộc Dòng Tên ở Sài gòn. Nhưng cuối cùng, tôi lại tìm đến một vị linh mục khác thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Lúc đó, vị linh mục này đang phụ trách chương trình thỉnh sinh. Được cái là linh mục này đã nhanh chóng chấp nhận tôi vào nhóm sinh viên dự tập. Bấy giờ, tôi cũng chẳng biết tại sao tôi lại được chấp nhận vào cộng đoàn tu sĩ nhanh như thế. Mãi sau này, khi có dịp gặp lại, hỏi ra mới vỡ lẽ rằng chỉ vì tôi vốn dĩ gốc gác Bắc kỳ. Và, ngài đã nhận tôi vì thấy nhà Dòng có quá nhiều vị xuất thân từ miền Trung và miền Nam quá rồi. Nên phải chừa đất cho mấy ông Bắc kỳ di cư nữa chứ.

Sàigòn sụp đổ quá nhanh chóng. Sự kiện này gây ảnh hưởng không nhỏ lên cuộc sống của chúng tôi. Tôi phải đấu tranh ghê lắm, khuất phục đủ mọi khó khăn, hầu tiếp tục duy trì niềm ao ước đã có từ lâu. Chung cuộc, tôi đành giã từ Việt Nam quê hương thân yêu của tôi và đặt chân lên xứ lạ quê người có cái tên rất ít khi nghe đến: Adelaide. Năm ấy là vào 1983. Ổn định và chào đón xong đâu đấy, tôi lại tiếp tục khăn gói bồng bềnh đến các địa danh khác của Úc như: Pennant Hills, Revesby, Mayfield, Penrith, Sydney; rồi, Box Hill, Melbourne; kế đến, là Hồng Kông và bây giờ thu mình trong một nhà dành cho các cha già ở Kogarah, Sydney.

Cho đến nay, tôi vẫn chưa định ra được là tại sao tôi lại ôm vào mình một cuộc sống nổi trôi như thế. Có thể là tôi không còn một chọn lựa nào khác. Tốt hơn, là cứ ở lại với hội Dòng chuyên lo cho người tất bạt, tức Dòng Chúa Cứu Thế của tôi. Tôi đã giáp mặt với đủ mọi thứ khó khăn, ngăn trở. Nhưng tôi đã có được sự hỗ trợ của nhiều thành viên trong tỉnh dòng này, của gia đình riêng nhỏ, của bạn bè và nhất là của những ai đã nếm mùi san sẻ các khó khăn, phiền muộn cùng với tôi để đi tiếp cuộc hành trình trong suốt thời gian qua.

Một điều khiến tôi ưu tư nhiều mỗi khi nghĩ về tình trạng nhân sự của Tỉnh Dòng Úc Châu hiện giờ.Thật khó mà khẳng định là chúng tôi phải làm những gì để giải quyết tình trạng thiếu hụt ơn gọi tu sĩ/linh mục trong lúc này.

Thực tế cho thấy: Tỉnh Dòng đang có đến 75% trong số cả trăm thành viên trong Tỉnh Dòng đạt tuổi cao niên. Tuyển mộ các người trẻ vào Dòng là chuyện đương nhiên phải làm. Nhưng làm thế nào để những người trẻ ấy sống cùng và sống chung đụng với các cụ cao niên kia. Giả như có các vị trẻ tuổi hăng say chấp nhận sống cuộc đời buồn tẻ như thế, thì thử hỏi ta đem đến cho họ những gì? Có hấp dẫn thì chắc cũng không nhiều lắm đâu nhỉ?

Với người trẻ hôm nay, đi tìm một cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn có lẽ là chuyện đáng làm hơn. Ít ra thì cũng thích thú hơn là trở nên thành viên của Tỉnh Dòng để rồi phải chung sống với người già hoặc bệnh tật như an hem mình. Người trẻ vẫn có thể làm các công tác tông đồ cho Hội thánh một cách tốt đẹp mà chẳng cần phải là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế. Với những người trẻ trong xã hội hôm nay, cái quyết tâm tạo cuộc sống khác biệt theo đường lối của một hội dòng cứng ngắc, dường như vẫn là một ý niệm nghe chưa quen cho lắm. Đằng khác, trong thế giới tân kỳ hiện đại chúng ta đang sống, lại có quá nhiều đổi thay. Các thay đổi diễn ra mau lẹ. Mau đến độ chóng mặt. Và, chúng ta vẫn cứ ngồi đó nói thứ ngôn ngữ của riêng mình. Vẫn nhất mực tuỳ thuộc vào thứ văn hoá xưa cũ. Cung cách lại quá lỗi thời, thì làm sao các người trẻ tuổi dám gia nhập cái xã hội nhỏ bé tồn đọng của chúng ta? Nhất là khi họ chẳng hiểu gì về chúng ta hết?

Muốn có thêm và nhiều ơn gọi sống đời tu sĩ, chúng ta buộc lòng phải tìm cách tiếp xúc với những người trẻ như thế. Trên thực tế, chúng ta có cách sống không khác nhau là bao. Nhưng, vấn đề là những thứ đó có còn hấp dẫn các người trrẻ ấy hay không? Chúng ta phải can đảm hơn. Thay vì tập trung vào một dạng thức tông đồ có sẵn, tốt hơn, nên mở ngỏ với các sáng kiến khác nhau để mỗi người anh em trong Dòng đều có thể thực hiện công cuộc tông đồ theo sáng kiến riêng của họ. Chúng ta phải tin tưởng vào họ nhiều hơn nữa. Dù cho họ có thất bại, cũng không sao. Họ cần được hỗ trợ để hoàn thành thành dự án riêng tư. ý đồ cá nhân. Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ thành công trừ phi ta cho phép những người trẻ như thế cứ thử thời vận một lần xem sao. Tôi vẫn tin tưởng rằng công cuộc tông đồ của chúng ta như việc truyền đạo, tĩnh tâm đã gây ấn tượng tốt đẹp lên các kẻ tin. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất tuần đại phúc, chúng ta vẫn nên để tâm xem xét chuyện hậu đại phúc thì tốt hơn.

Phải chăng chúng ta đang đi vào ngõ nhỏ không có lối thoát? Đúng thế. Nếu can can đo đong đếm, thì rõ ràng là chúng ta chỉ đếm được khoảng trăm anh em. Tuổi tác của anh em mình trải dài từ 60 đến 80. Mỗi năm chúng ta gửi 5 cho đến 6 vị về Trời hưởng bình an trường cửu cùng Chúa. Vì thế, nếu không có hậu duệ, con cháu tiếp nối bước chân tông đồ thì có lẽ chặng đường trước mắt ta đi sẽ phải mất từ 16 đến 20 năm. May mắn lắm thì chúng ta sẽ có chừng 2 hoặc 3 tu sĩ trẻ trong khoảng thời gian 5 năm tới. Nói tóm lại, từ nay cho đến năm 2017 hoặc 2020, quân số của Tỉnh Dòng sẽ chỉ còn khoảng chừng 8 đến 12 thành viên. Với một quân số khiêm nhượng như thế, cộng thêm một số vị đã đạt tuổi 80, nếu may mắn được như thế, thì ta sẽ phải làm những gì để cứu vãn tình thế xảy đến mai ngày?

Hiện giờ theo thông tin ta có thì chúng ta đang ở trong tầm tay bắt chụp. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là thông tin và sự hiểu biết thường tình, không tạo được giá trị chủ động nào khả dĩ làm thay đổi được tình hình để có thêm ơn gọi làm tín hữa Đức Kitô. Chúng ta vẫn phải chọn lựa và có thì giờ để hấp thụ các điều đó. Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều thou, nhưng có lẽ cũng chẳng có được nhiều điều cần thiết lắm đâu. Tôi đồng ý với Robert Fulghum khi anh bày tỏ ý kiến bảo rằng: Điều anh thực sự thấy cần thiết là chúng mình phải biết cách sống và biết cách trở thành mẫu người mà anh đã học được từ hồi còn mẫu giáo. Anh khẳng định: những điều anh học được từ hồi đo, như: biết san xẻ mọi thứ anh có, biết tỏ ra quân tử khi đùa giỡn, không đánh đập làm hại bất cứ một ai. Nhặt được thứ gì, ở đâu, của ai thì phải trả lại cho khổ chủ hoặc để lại chỗ cũ, biết thu dọn sạch sẽ những gì mình vung vãi, không sử dụng những gì không thuộc về mình, biết nói lời xin lỗi mỗi khi làm cho người khác đau đớn/phật lòng. Thêm nữa, khi gia nhập vào thế giới giòng đời, phải biết ngó chừng người/xe qua lại, biết nắm chặt tay liên kết với nhau.

Như ta vẫn biết, não bộ của ta được cấu tạo không phải để lãnh nhận kiến thức mà thôi; nhưng còn để suy nghĩ và sử dụng điều mình suy tư hầu có tương quan hỗ tương với người đồng loại.

Tương tự như thế, khi có quyết tâm tin tưởng, ta phải biết rõ các điều ấy. Và đó không phải là chuyện dễ. Đôi khi ta còn phải rong ruổi đường dài một thời gian khá lâu mới tới được đích điểm. Ta không thể sống bằng niềm tin hoặc kinh nghiệm tái chế. Phải biết chọn lựa những gì phù hợp với ơn gọi làm tín Đức Kitô, như:

-Biết rũ bỏ những gì không thiết thực

-Gắn bó với Chúa trong Đức Kitô, có thế mới thực an toàn; mới thực sự hỗ trợ cho ơn gọi Kitô hữu.

Chúng ta nên nhớ: Chúa không đòi chúng ta phải giúp đỡ Ngài. Ngài yêu cầu con người chúng ta; đòi ta phải trung thực với chính mình và không để cho người nào khác ảnh hưởng lên chọn lựa của mình. Nhất quyết có một cuộc sống biết thực hiện thông điệp của Tin Mừng. Và,cùng một lúc ta cũng không thể sống theo kỳ vọng của người khác. Ta phải sống ở nơi nào có tình yêu của Chúa hiện diện. Nơi môi trường này, ta sẽ gặp những người vốn có niềm tin và kinh nghiệm sống chín chắn, trưởng thành; và, nhờ niềm tin và kinh nghiệm của họ, ta được cuốn hút vào quỹ đạo của tình thương yêu và sự hưng phấn vì Chúa.

Nhân sự, cấu trúc, giáo dục và các chương trình khác nhau đều có chỗ đứng trong việc hỗ trợ cho ơn gọi tín hữu Đức Kitô. Tuy nhiên, không gì có thể thay thế việc ta gặp gỡ riêng tư và đích thực với Chúa. Nhân sự là thước đo tốt nhất để thấy được cuộc sống theo Tin Mừng. Chính vì thế mà sự xác tín của một số người tập trung sống với Chúa qua Đức Kitô có thể được trải rộng ra với nhiều người khác.

Bầu khí cộng đoàn thân tình như thế đem đến cho ta sự hỗ trợ to lớn cho ơn gọi của mình. Đôi khi chúng ta chẳng cần có nhiều người sống trong cộng đoàn như thế. Chỉ cần vài người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc đời có thể là nguồn động lực yểm trợ.

Ơn gọi làm tín hữu Đức Kitô là quà tặng đem đến cho tôi qua lòng nhân từ của Chúa. Như thánh Augustine, chúng ta dám nói rằng Chúa đã cất nhắc ta lên cao để thấy được rằng có một số chuyện cần thấy. Nhưng, đôi khi chúng ta chưa lớn lên đủ để thấy được điều ấy. Tức là, trưởng thành trong niềm tin. Với sự hỗ trợ của cộng đoàn gồm các kẻ tin vào Đức Kitô và gần gũi với Ngài qua kinh nghiệm sống của mình, chúng ta sẽ nỗ lực tồn tại với Đức Kitô qua Tin Mừng và với cộng đoàn của mình rồi từ đó hỗ trợ cho người khác.

Lm Mai Văn Thịnh, CSsR