Anh đứng cách xa hai thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười.
(thơ Hàn Mặc Tử)
Hai thế giới mà nhà thơ họ Hàn nói đến, chỉ là thế giới của những “mảnh nhạc vàng rơi lã chã những run rẩy của đêm yêu.” (
Trình thuật hôm nay, ghi rõ sự cần thiết của những lời cầu, thỉnh ý rất liên tục gửi đến Đấng Ở Trên. Có thỉnh và cầu liên tục như thế, mới mong đạt được ước nguyện. Tha thiết khẩn cầu liên tục, với thời gian, là thái độ mà con dân nhà Đạo cần có. Thái độ ấy, có thể là:
Nguyện cầu liên tục, có thể chỉ là ý nguyện và lời khấn trong tâm tưởng, rất lặng thinh. Có thể, là những khẩn nài bằng lời lẽ hay câu ca. Tiếng hát. Cũng có thể, chỉ là những suy tư lắng đọng, không nhiều. Và có khi là, tâm tình chiêm niệm trong yên lặng, nơi giòng chảy rất sống thực trong cuộc đời. Một đời có ủi an - giùm giúp, ở chốn riêng tư vắng lặng hay tại chốn công cộng nơi trường đời, nhiều kích động. Mỗi sự việc, mỗi hành động đều được cân nhắc tâm niệm. Đúng khả năng.
Tin Mừng hôm nay, nói nhiều về sự cần thiết phải nguyện cầu trong van nài và khấn xin. Nài xin Đức Chúa cho mình đạt được những điều mình cần có. Khẩn khoản nài xin Ngài luôn để mắt quan tâm. Và đoái hoài.
Ở bài đọc thứ nhất, lời nguyện cầu và khấn xin, là chuyện vẫn có từ ngày Môsê cầm binh khiển tướng. Hình ảnh Môsê tiếp tục giơ tay cao là trạng thái nguyện cầu, vào thời đó. Cầu xin khấn nguyện cho dân chúng có tương quan với Gia-vê
Nản lòng tuyệt vọng, còn là trạng thái tâm tình của bà goá trong dụ ngôn truyện kể Chúa đưa ra. Bà goá hôm nay cũng lại tìm đến Chúa như tìm vị thẩm phán thông minh tối cao để kêu oan đòi sự công bình hợp lý, bà đương tìm. Công bình hợp lý, điều rất cần cho mọi người.
Ở đoạn khác nơi Tin Mừng, Đức Kitô cũng nói về việc
Dụ ngôn truyện kể hôm nay, còn có ý hỏi: đâu là điểm chính trong thông điệp? Nguyện khấn cầu xin, có là lời yêu cầu được Thần Linh Chúa soi sáng, biểu tỏ ? Chắc chắn là như thế. Bởi, một khi đã khẩn thiết nguyện cầu Thần Linh đủ mọi điều, làm như thế ta sẽ gần gũi Ngài hơn. Có khẩn khỏan yêu cầu Chúa, ta mới am hiểu, và yêu thương phục vụ Ngài, tốt hơn. Khẩn cầu như thế, mới giúp ta đạt được hiểu biết một cách tường tận và sâu sắc những điều Ngài vẫn dạy. Có làm thế, mới thông chuyển được tình thương yêu Ngài ban tặng đến được với người dưng khác họ, một cách trọn vẹn và chắc chắn.
Nói tóm, có khẩn nài và cầu xin, ta mới biết rõ thánh ý của Đức Chúa. Mới đủ sức thực hiện thánh ý ấy. Và, một khi đã quyết tâm nguyện cầu cho thánh ý của Đức Chúa trở thành ước vọng của mình, ta mới hòa hợp kết thành mối tương quan hài hòa giữa ta và Ngài. Lúc ấy, ta mới quyết chí thực thi điều Ngài muốn ta làm. Và những điều Chúa muốn, đều thích hợp với ước vọng giản đơn là ta và Ngài sẽ trở nên một. Nên một, để rồi ta có thể hoàn tất được điều mình mong mỏi. Thế mới đúng. Thế mới tuyệt.
Còn một điều khác, nữa: khi đọc dụ ngôn Chúa kể về kiên trì khấn nguyện, ta thường nghĩ rằng: Chúa là vị Thẩm phán Tối cao, còn chúng ta như các bà goá. Điều ấy có nghĩa: ta phải kiên quyết thôi thúc Chúa để tâm đoái hoài mà giải quyết điều ta ước nguyện, cho đến đạt được, mới thôi.
Giả như, ta cứ thử làm như nữ tu Melannie Svoboda, là: hoán chuyển vai trò hoặc vị thế giữa ta với Chúa. Nghĩa là, ta làm thẩm phán, còn Chúa sẽ là người đàn bà góa bụa, thì sao? Trong chừng mực nào đó, lối diễn giải như thế, xem ra cũng có lý. Với tư cách là người, dù có là thẩm phán hay gì đi nữa, trên căn bản, ta thường tỏ ra cứng ngắc, không công bằng. Có lúc, ta chẳng nể trọng một ai, chẳng sợ Chúa Bà nào hết. Điều này có nghĩa, là: ta sẽ không cho phép Chúa làm điều khiến ta phải sợ, mà trở nên tốt bụng hơn lên.
Cũng tựa như thế, như vị thẩm phán đầy quyền năng, ta cứ tiếp tục từ chối chẳng kể gì đến chuyện để tai nghe lời kêu cầu thảm thiết của người nghèo đói, sống quanh ta. Nhưng là bà góa giống như dụ ngôn Ngài kể, Đức chúa sẽ không bỏ mặc mọi chuyện, để bước chân đi. Không. Trái lại, Ngài sẽ nài nỉ, xin ta từ bỏ ý định nói chữ “Không”. Không thương. Không nghe. Cả những lời ai oán van nài, của bất cứ ai. Ngài sẽ kiên trì nán lại cho tới khi chấp nhận ở tử tế. Đến khi ta học được chữ “yêu thương – giùm giúp”.
Ở sách Khởi nguyên, có đoạn nói: con nguời được tạo dựng theo giống hình ảnh của
Tham dự tiệc thánh lòng mến hôm nay, cầu mong sao cho mọi người biết thuận theo tinh thần dụ ngôn hôm nay. Tinh thần ấy, nhằm khuyến khích ta kiên trì trong khấn nguyện. Có kiên trì như bà góa nọ, mọi người sẽ mãn nguyện. Sẽ toại lòng mong ước. Toại nguyện, như chưa bao giờ được như thế.
Trong hân hoan toại nguyện vì có cầu và có khấn, ta hãy cùng hát lại lời ca hưng phấn đã hát hôm nào. Hôm “tìm nhau” với nguời nghệ sĩ già ngày trước:
Gặp nhau trong vinh dự của đời người, người ơi
Gặp nhau dưới Đức Tin bao la phơi phới
Gặp nhau trong cơ khổ của thế giới, ơi người
Gặp nhau, đôi tâm hồn được nghỉ ngơi. (Phạm Duy – Tìm Nhau)
Đã nguyện, sẽ được. Đã tìm, sẽ gặp. Gặp trong Đức tin. Trong yêu thương, vinh dự và nghỉ ngơi. Ngơi nghỉ, dù có cách xa những hai thế giới, không nguyện cầu.
Lm Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment