Thiên Triệu Abraham
Với Abraham, dân Chúa bắt đầu. Ý định cứu rỗi của Thiên Chúa trên nhân loại được xác định rõ rệt: Người chọn một dòng dõi, chính với dòng dõi đó Thiên Chúa dấn mình vào lịch sử.
Lời ứng đáp của Abraham cũng tương xứng với ơn huệ được chịu lấy.
I.Abraham: người đã lĩnh Lời hứa của Thiên Chúa:
a) Văn thể diễn lời hứa: chúc lành. Trong Stt có 2 kiểu:
Những lời chúc lành của Yavê 12: 1-3;
b) Những lời chúc lành đó là nguồn gốc cho đạo lý về Mêsia. Đạo lý này thời sau sẽ mặc những hình thức rõ rệt hơn (vương đế, tiên tri, khải huyền), nhưng điều cốt yếu đã có trong những ý tưởng về lựa-chọn-hứa-giao-ước (Môsê). Các giai đoạn đó được đặt liên lạc với nhau (Thiên Chúa hiện ra cho Môsê là Thiên Chúa của Cha ông Xh
c) Lời hứa đó đem về 3 điều :
- Đất đai phì nhiêu
- Dòng dõi đông đảo
- Vai trò lan cập đến số mạng của nhân loại.
Lời hứa hướng dẫn các tác giả khi:
-Tả tỉ mỉ đất của Yavê (Thứ luật thư): việc chia đất đai khi vào đất Chúa hứa (Giôsua 13) – việc phân chia đất theo lý tưởng Êzêkiel (41)
-Khi kê lại dòng dõi, các thế hệ (dân số thư, Ký sự).
Rồi khi tinh thần ngoi lên khỏi nhỡn giới chính trị trần gian thì các người lành thánh cũng còn lặp lại lời hứa đó nữa, nhưng trong một tâm trạng đổi khác:
-Ca vịnh 37, 11, 29, 37
Lời hứa đó còn được mang những ý nghĩa cao cả hơn nữa: không phải còn đóng đô nơi thịnh vượng trần gian, nhưng “Israel của Thiên Chúa” sẽ được đi vào những ơn huệ thiêng liêng Chúa Kitô đem đến: Beati mansueti… Beati pauperes…
Sứ mạng đại đồng giao phú cho
-Abraham: dòng dõi ông sẽ nên nguồn chúc lành, sẽ lan thấu cả vũ trụ.
-Lời hứa đó được diễn ra nơi đạo lý các tiên tri, các ca vịnh.
-Công thức hứa đóđược lặp đi lạp lại để
2.Abraham, cha các kẻ tin
Coi Heb 11: tính cách tuyệt đối của đức tin Abraham: tin cậy vào Thiên Chúa ngược với những bảo đảm theo kiểu loài người.
-Heb 11: 8-9: khi bỏ
-Heb 11: 17-19 (Stt 22) sẵn sàng hy sinh Isaac.
Lòng tin kiểu mẫu:
-Không phải chỉ là biết có Thiên Chúa độc nhất
-Không phải hoàn toàn chủ quan, theo cảm tính (cho dẫu phi lý cũng đi vào bất chấp cả phi lý).
-Không phải do hoàn cảnh xã hội (đây là tách khỏi xã hội đương thời).
-Không phải lĩnh nhận lấy một kiểu đạo lý khôn ngoan, có bảo đảm, chắc thực, vững chãi, an toàn.
Nhưng lòng tin Abraham: ứng đáp với một ơn kêu gọi: tế nhận và chịu lấy Sáng kiến của Thiên Chúa. Sáng kiến đó phát tự sâu thẳm của đáy hồn, càng lâu càng rõ rệt hơn: Người Chúa chọn không lấy ngụy biện hay khôn ngoan người đời để át sự đòi hỏi của Thiên Chúa kia đi (các nố trình bày đức tin của Abraham cốt yếu cho thấy Abraham đã không đếm xỉa đến những điều mà người đời gọi là đương nhiên).
Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR
No comments:
Post a Comment