Saturday, 21 August 2010

Lm Richard Leonard sj: Cứu độ là cứu-giữ?


Đức Giêsu và Satăng thi đua xem ai là người thảo chương vi tính hay nhất. Cuộc tranh luận kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, cho đến khi hai bên thoả thuận tổ chức một cuộc đấu có Chúa Cha làm trọng tài. Sau khi ổn định mọi sự, cuộc đấu bắt đầu. Hai bên gõ máy rất căng. Cả hai đều đưa dữ kiện hiện rõ trên màn hình. Nét mã lên xuống chập chờn. Đôi phút trước khi cuộc đấu chấm dứt, có tiếng sét rất đột xuất. Và sau đó, thì mất điện.

Chúa Cha cho biết cuộc đấu đã kết thúc. Và, Cha hỏi xem Satăng làm được gì rồi. Satăng giận dữ la lên: Sao của tôi chẳng có gì, trống trơn như thế này? Vụ này chắc có tay nào chơi khăm cúp điện nên mới ra cớ sự thế chứ? Chúa Cha nói: “Thôi được, để Ta xem Giêsu Con Ta có khá hơn gì không?” Đức Giêsu đưa hiệu lệnh vào, và màn hình xuất hiện, rất sống động. Có cả tiếng hợp ca, của đoàn lũ thần thiêng ở quanh đó. Satăng sững sờ. Hắn ấp úng: Làm sao lại ra cớ sự như thế nhỉ? Rõ ràng là, các dữ kiện tôi cài mới có đó, sao biến mất? Trong khi đó, của Ông Giêsu thì còn nguyên? Ông có phép mầu nào làm được như thế cơ chứ? Chúa Cha ngước mắt nhìn qua cặp kính, lặng cười rồi nói: “Ngươi thấy đó. Giêsu biết cứu giữ. Còn người, ôi thôi…”

Quả vậy. Ngày nay, cứu-giữ, luôn là vấn đề. Ai làm được? Làm thế nào? Bao giờ thì Đức Giêsu trở lại, trong quang vinh? Và, các vấn đề gợi nhớ, ấn tượng của kẻ tin qua nhiều thế hệ. Những suy nghĩ bắt nguồn từ Thánh Kinh, như ta thấy ở Phúc Âm hôm nay, tín hữu thời ban sơ, nhất là những người ngoại khi xưa thấy rằng người Do Thái được cứu giữ, rất nhiều lần. Họ là Dân được Chúa chọn. Họ có Lề Luật. Có Ngôn sứ. Họ vẫn luôn kiếm tìm Đức Mêsia. Tuy nhiên, Đức Giêsu đến không như lòng họ mong đợi. Ngài hành động không như họ muốn. Nên, họ đã chối bỏ Ngài, và các đồ đệ. Cả một thế hệ kế tiếp sau khi Ngài tử nạn, người Do Thái vẫn bách hại tín hữu Đức Kitô. Đuổi ra khỏi đền thờ. Và, người tín hữu mới nói: Trong cuộc chạy đua giành được cứu giữ, xem ra người Do Thái khởi đầu như kẻ được chuộng mến, nhưng vì khởi không đúng qui cách, nên về chót.

Suy theo kiểu này, tác động mạnh lên Hội thánh. Khi ta tin rằng đối với lòng nhân từ và tình thương yêu của Chúa, rất nhiều lần, ta tỏ ra thù nghịch với các tôn giáo hoặc giáo phái khác. Và, thù cả với thế giới phàm trần nữa. Ta biểu tỏ, qua ngôn từ tuyệt đối, cho mọi người thấy là ai sẽ được cứu giữ, và hơn thế, ai không được cứu-giữ?

Dù sao thì Công Đồng Vatican II cũng đã phản ánh kinh nghiệm của Hội thánh khi sánh vai làm việc với những người đạo đức và nhân sĩ thuộc thế giới phàm tục ở khắp nơi. Tất cả quyết là: chúng ta phải công bằng. Yêu thương.Trọng tự do. Trong “Tuyên ngôn về quan hệ giữa Hội thánh và các đạo ngoài Công giáo”, các Giám mục đã quan niệm một cách rộng lượng hơn, về chuyện làm sao Chúa có thể quan hệ với hết mọi người, thật rộng rãi. Ngược lại, đến phiên mình, ai cũng liên hệ với Chúa. Dù, các Giám mục không nêu tên những người ấy có theo một kiểu như chúng ta từng làm hay không.

Công Đồng Vatican II không chối bỏ niềm xác tín bảo rằng: Đức Giêsu là Đường giúp ta đến cùng Chúa Cha. Nhưng, Công Đồng khẳng định rằng Chúa hoạt động bằng cách thức không hạn chế, hầu giúp đưa con người vào với cứu-giữ. Và giờ đây, Hội thánh dạy ta là: quan hệ ta có với mọi người -tức, những người đang san sẻ các giá trị đẹp với chính mình- phải được đánh giá bằng việc chấp nhận lẫn nhau. Hợp tác với nhau. Đối thoại, và yêu thương lẫn nhau.

Yêu cầu này không làm cho việc cứu-giữ bớt quan trọng. Nó càng làm cho ta hiểu rõ hơn rằng chính Chúa -chứ không phải ta- là Đấng đã thực hiện cứu-giữ, và phán quyết. Ơn Cứu-giữ, người tín hữu Đức Kitô vạch cho thấy ta là người biết mình sẽ theo ai? Biết nơi nào mình sẽ đến? Làm thế nào tới được nơi đó, và tại sao thế giới đời này và đời sau, lại rất quan trọng đối với ta? Ơn cứu-giữ đem đến với đời sống của ta ý nghĩa, đường hướng và mục đích sống. Qui cách mà ta sống cho việc cứu-giữ, phải hấp dẫn mọi người, khiến họ không thể chối từ, mới thật đúng. Và, như lời của bài dân ca khi xưa vẫn cứ hát: “Tất cả sẽ nhận ra rằng ta là Kitô hữu nhờ có tình thương yêu. Vâng, họ sẽ nhận ra ta là Kitô hữu đích thực, bằng tình ta yêu đương và đương yêu.

Lm Richard Leonard sj

No comments: