Wednesday, 18 August 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR: Kinh thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi


Các Tổ Phụ

THỜI BUỔI

Stt: đã được dùng một thời để đặt niên biểu cho Abraham. Nhưng việc đồng nhất căn bản: Amraphel – Hammurapi, phải bỏ. Tuy vậy, vai trò Kedorlaomer (Kudur-Legamar) có thể ám chỉ đến một thời Elam có ảnh hưởng lớn (nhưng thời ảnh hưởng đó khó xác định).

Hiện nay hai chiều chen thời tổ phụ vào lịch sử chung thế giới:

A.THỜI TỔ PHỤ TRƯỚC THỜI HYKSOS

Truyện Yuse và các bộ tộc Israel qua Ai Cập dễ hiểu hơn cả vào thời Hyksos. Tất nhiên tổ phụ phải đến Canaan trước thời đó. Các việc di chuyển của các tổ phụ: dễ đặt vào khung cảnh của thời Lưỡng Hà Địa trổi vượt hơn cả về văn hoá và thương mãi, cùng quyền bá chủ của các nước Amori. Văn kiện Mari về các bộ lạc Ben-Yamina và Sutu cho thấy một xã hội tương tợ với các tổ phụ : bán du mục. Cách đặt tên thời các tổ phụ: theo kiểu Amori (các ông chú Falệtin theo Văn tự trù ẻo cũng theo một kiểu đặt tên đó).

Luật lệ phong tục có điều giống với bộ luật Hammurapi (thể lệ của tỳ thiếp, việc lập tự).

Truyện các tổ phụ không có liên lạc với Ai Cập trước thời Yuse (trừ một nố về Abraham có tính cách soạn tác).

B.THỜI TỔ PHỤ PHẢI CHIA LÀM NHIỀU ĐỢT

1.Những lý do gây khó khăn cho cách giải thích trên:

Nếu 3 tổ phụ chính thuộc trước thời Hyksos, thì có khoảng cách quá lớn giữa các ngài và văn kiện đầu tiên nói đến Israel (Bia Meneptah, 1230): trong khi Ai Cập ngang qua lại luôn Phalệtin, kê rất nhiều dân nhỏ tại đó, thế mà tuyệt nhiên không biết gì đến Israel.

Người ta đồng nhất Hapiru-‘prw-Hipri. Stt 14 gọi là Baraham là Hipri. Hapiru xuất hiện trong văn kiện Ai Cập vào thế kỷ 15 mà thôi. Stt ám hạp cho thời hoạt động của Hapitu dưới thời Tell-Amarna.

Các thế hệ không đi được với khoảng thời gian Hyksos-Meneph-tah.

Phong tục luật lệ thời tổ phụ hạp với luật lệ Kho-ri (Hurrites) hơn là với Luật Hammurapi. Điều đó dễ hiểu hơn nếu các tổ phụ thuộc trào lưu di dân Kho-ri đến Phalệtin (sau trung đế quốc Ai Cập).

2.Bởi các lý do đó nên:

Có tác giả đặt Yakob vào thời Tell-Amarna

Hay các tổ phụ xuất hiện vào thời 1750-1550, tức là lối -1650.

3.Vì các cuộc xâm nhập của dân Sem vào Syri-Phalệtin làm theo nhiều đợt khác nhau theo nhiều thời.

Vì Stt 15: 13-16: nói đến 400 năm làm tôi, và 4 thế hệ ở đó truớc khi về lại Canaan: đó là 2 dự kiện chỉ có thể hiểu được nếu là khởi điểm khác nhau, vì truyền thống Stt 15 có tính cách tạp nhập. Nên có những tác giả phân biệt thời Abraham đến Yakob thành từng đợt khác nhau (R.A. Borwxman, Cazelle).

a) Đợt nhất vào lối thế kỷ 18, lập nghiệp ở miền Nam. Đó là thời Abraham, Isaac, Yakob. Cuộc xâm nhập có tính cách ôn hoà và chẳng bao lâu đã chuyển sang nghề nông (Isaac).

Niên biểu này hạp với Stt 15: 13 nói đến 400 năm (nếu đặt việc ra khỏi Ai Cập vào thế kỷ 14) ( và việc Tanis cùng Hebron được xây cất đồng thời dân số thư 13+22, mà Tanis thiết lập lối 1700, và tại Hebron lại giáp mặt dân Kinh Thánh gọi là Hi-tit (Het), kỳ thực dân Trung Đông hay Kho-ri nào).

b) Nhưng thế hệ, gia phả các dân bán du mục, tuy có thể đặt những nhân vật có thực làm tị tổ, thường lại tạo thêm những dòng dõi bà con giả tạo gọi là Ben ameh (hai bộ lạc liên minh với nhau và coi nhau như anh em con chú con bác): Học các bộ tộc Israel cho thấy có những điều thay đổi, biến chuyển. Như thế thì hình như vào một thời sau có những nhóm người khác đã sáp nhập vào dòng dõi Abraham-Isaac-Yakob. Nhóm này thuộc trào lưu di dân của người Aram. Chính họ mới đem theo những phong tục luật lệ Kho-ri. Thời El-amarna thích hợp với đợt di dân mới này, và đã sáp nhập với nhóm trước (thành phần của dân Sem-Amori).

Stt 15: 16 cắt nghĩa được do giả thuyết này.

Kỳ thực phải nói chưa có giải quyết nào làm hoàn toàn thỏa mãn. Giải thích rất phức tạp bởi vì truyền thống về các tổ phụ không được duy nhất: truyền thống đó trước tiên là truyền thống của các bộ lạc khác nhau, đã sống tự lập lâu ngày. Sau khi họ đã được thống nhận lại xung quanh Thiên Chúa của cha ông, của Abraham, Issác, Israel, Yakob, thì các truyền thống riêng kia được hun đúc lại làm một như là một truyền thống chung cho toàn dân. Phát triển không theo một đường thẳng chạy suốt từ đầu đến cuối. Nhưng Israel là dân mà chính Thiên Chúa của Abraham đã thu thập lại mà gầy tạo thành dân của Người.

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

No comments: