Lên Thiên đình hay ở nhân gian
Chưa dám chắc nơi đâu là hạnh phúc
Chút hạnh phúc nhỏ nhoi ta có được
Hãy nâng niu như trái chin đầu mùa.
(thơ Đỗ Thị Thanh Bình)
Thiên đình của nhà thơ, có là Thiên đường của nhà Đạo?
Thiên đường nhà Đạo -Nước Trời ở trần gian- có còn là chốn “nâng niu hạnh phúc” như trái chín đầu mùa, nữa không? Hỏi là hỏi thế chứ ai cũng đều đã rõ, vì Nước Trời có sẵn niềm vui miên trường, ta kiến tạo. Và niềm vui ấy không nhỏ nhoi như hạnh phúc từ cây trái đầu mùa. Nhưng vẫn lớn như niềm tin ta có. Tin là tin vào Lời Ngài quả quyết nơi trình thuật “cây vả”, hôm nay.
Trình thuật ”cây vả” hôm nay, hiển nhiên không nói gì về hạnh phúc nơi Thiên đình hay ở nhân gian trần thế. Trình thuật cũng không bàn nhiều về những trừng phạt Đức Chúa gửi đến với cây trái còi đẹt, chốn thế trần. Nhưng, Tin Mừng đặc biệt hàm ẩn một hạnh phúc. Thứ hạnh phúc đong đầy những quà tặng cứu độ, của Đức Chúa. Và Tin Mừng hạnh phúc hôm nay sẽ không trọn vẹn nếu không có sự hoà đồng hợp tác của những người con yêu dấu, nơi gian trần. Nơi có những hạnh phúc nhỏ nhoi cần nâng niu như trái chín đầu mùa. Trái chín đã kết tụ, vào mùa tới. Mùa của sám hối. Mùa xót thương thân phận còi đẹt, rất bất hạnh.
Về những còi đẹt/bất hạnh chốn nhân trần, dân thường ở huyện lại cho rằng: chính đó, là hình phạt Cha gửi đến. Một loại hình trừng phạt: nhẹ, thì như cây vả không đâm hoa kết trái. Nặng, thì tựa như Tsunami cơn sóng rất thần, xứ Inđô. Nối tiếp các bất hạnh/còi đẹt, là những ngờ vực. Ngờ vực ở Thiên đình lẫn “chốn nhân gian”, chưa dám chắc nơi đâu là hạnh phúc nhỏ, ta có được. Và, người đời vẫn cứ nghi ngờ. Nghi và ngờ rằng: Thiên Chúa quản cai vũ trụ như người điều khiển con rối, rất tơi bời.
Trình thuật “cây vả” hôm nay còn cảnh tỉnh, rằng: nếu các ngươi không sám hối tất cả sẽ nên còi đẹt/bất hạnh, tựa cây khô. Tuy nhiên, cây khô bất hạnh không giảm bớt đi tình thương yêu cứu độ Chúa ban phát. Và, Tin Mừng cũng không đề cập gì đến duyên do của bất hạnh/còi đẹt. Bởi, bất hạnh nơi con người và còi đẹt ở cỏ cây, đều là những cảm nghiệm tự hỏi: phải chăng Chúa đã bớt yêu tôi? hoặc: tói có xứng đáng với tình yêu thương của Đức Chúa, nữa không?
Trình thuật “cây vả” vẫn xác minh một điều: tình huống “nhân gian” nơi ta sống, các kinh nghiệm ta trải qua, đều là những “dấu chỉ” về tình Chúa thương ta. Dù ở Thiên đình hay chốn nhân gian người phàm, loài người và cỏ cây vẫn tràn đầy ơn mưa móc, những ân huệ. Ân huệ Ngài tặng, luôn nhắc ta một bổn phận: phải biết sẻ san đùm bọc với hết mọi người, chứ không chỉ cho riêng mình. Đùm bọc, để muôn người như một trở nên “trái chín đầu mùa”, có Chúa “nâng niu chăm sóc”. Và từ đó, trở thành quỹ đạo tình thương chuyển tải ân huệ Ngài ban, cho mọi người.
Dù là quà tặng, nhưng “dấu chỉ” của ân huệ không trở thành định chế; mà, là dịp thuận để ta cảnh tỉnh. Cảnh giác về những nghịch lý/nghịch thường, đang có trong đời. Và, tỉnh thức, để gặp Đấng cứu độ luôn tặng ta nhiều ân huệ. Ở “nhân gian” cỏ cây - đời người, vẫn có lúc ta tưởng chừng như đã ngã gục, đắm chìm trong khổ đau. Đau, vì tật bệnh. Khổ, vì tai ương, nghèo khó. Có lúc, ta đau đớn sầu khổ vì những thất bại, nơi trường đời. Đau đấy, nhưng vẫn không nên chủ bại. Khổ đấy, nhưng chớ tuyệt vọng. Bởi thất bại, thật ra, vẫn là mẹ thành công, ta không thấy đó thôi.
Nói chung, còi đẹt/bất hạnh không là hình phạt đến từ Đức Chúa. Thất bại, cũng là điều tốt. Vì, có thất bại mới khiến bạn bè/người thân rời bỏ tháp ngà hạnh phúc của riêng mình, để vực dậy những người đã ngã gục và đưa họ về với vòng tay ôm, chăm sóc. Ngược lại, cuộc sống ấm no, dư đầy vật chất, vẫn chưa hẳn là “hạnh phúc nhỏ nhoi cần nâng niu”. Bởi, niềm vui sướng giả tạo, cấp thời chỉ đưa con người về với ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Chẳng quan tâm đoái hoài gì đến tha nhân. Đến đồng loại.
Thành thử, lâu nay đã trở thành nguyên tắc cho thực tại cuộc sống: ở đâu có đoái hoài đùm bọc người khác, những người đau khổ đói nghèo, ở đó Đức Chúa sẽ lân la đến gần. Ở đâu vật chất dư dật thừa mứa, nhưng thiếu quan tâm đùm bọc những người không có, chắc chắn nơi đó không có Chúa hiện diện. Và, hạnh phúc có từ vật chất dư dật mà thiếu sẻ san, chỉ là hạnh phúc tạm bợ vị kỷ. Tuyệt nhiên, đó không là hạnh phúc đích thật.
Hạnh phúc đích thật, chính là đùm bọc, sẻ san với người đồng cảnh mà thánh Phaolô đề cập trong bài đọc thứ hai, hôm nay. Thánh nhân quả quyết: khơng phải vì mình cũng kinh qua các giai đọan bất hạnh/cịò đẹt nên chắc chắn có được đảm bảo là người khác sẽ yêu thương đùm bọc mình. Ngược lại, những ai kinh qua bất hạnh – khổ đau, vẫn được bảo đảm là: Đức Chúa sẽ dành cho họ một cơ hội khác nữa để trỗi dậy nhờ có sự cầu bàu của người anh người chị cùng cảnh ngộ. Cũng tựa như cây vả còi đẹt nói trong Tin Mừng. Nói khác đi, đấy là tình huống “mặn này cho bõ nhạt ngày xưa”. Thứ mặn mà tình nồng của những sẻ san đùm bọc từ người anh, người chị đồng cảnh.
Trong hiểu biết tương tự, chẳng phải vì mình vẫn từng đi lễ, vẫn xưng tội đều đặn hoặc đã rửa tội theo nghi thức Công Giáo, mà nghiễm nhiên mình được bảo đảm chiếc vé “lên Thiên đình”, nơi có những hạnh phúc đáng nâng niu. Hoặc, nắm chắc là Đức Chúa yêu thương tặng ban ơn cứu độ. Bởi nếu thế, chiếc máy vi âm, cái loa phóng thanh hoặc cột đèn đường, chúng đã có bảo đảm được “nâng niu như trái chín đầu mùa”, trước chúng ta.
Cuối cùng, vấn đề là: sau những tháng ngày tham dự thánh lễ, hãm mình phạt xác mà không biết sám hối đổi mới, cũng chẳng có gì đảm bảo là ta đang tăng trưởng trong tình yêu thương đùm bọc của Đức Chúa. Quả thật, trình thuật “cây vả” hôm nay đã hai lần nhắc nhở: “nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ như vậy”. Sẽ như vậy, tức là sẽ cùng chung số phận còi đẹt/bất hạnh, như cây vả. Không khác gì “mấy người Ga-li-lê kia thôi”. Xem như thế, trình thuật “cây vả” đã hơn một lần cảnh tỉnh con dân nhà Đạo: hãy biết sám hối và đổi mới.
Sám hối và đổi mới, để có quyết tâm sẻ san tình thương yêu cứu độ Đức Chúa tặng ban. Sám hối và đổi mới để người người, dù chưa nghe biết Tin Vui An Bình, cũng được sẻ san đùm bọc với thương yêu. Sám hối và đổi mới, là biết trở về nguồn, theo chân Thầy rao truyền tình thương yêu cứu độ cho hết mọi người. Rao truyền cho cả bạn bè - người thân lẫn người xa lạ, chưa từng biết đến. Cả người trong Đạo lẫn người ở ngoài. Cả trong gia đình, trường ốc lẫn công sở, phố chợ. Tất cả đều là cánh đồng lúa chính cần người rao truyền, thợ gặt.
Sám hối và đổi mới nhân Mùa Chay, là tạo dịp thuận cho chính mình để vun xới cây vả còi đẹt/bất hạnh cho tươi tốt. Cho đâm hoa kết trái. Sám hối và đổi mới, để nhớ lại rằng: chính ta đã được mời gọi không chỉ làm người tín hữu ngoan hiền giữ đúng luật Đạo, mà thôi. Nhưng còn biết, đem thông điệp Mùa Chay đến với thế giới “nhân gian”. Thông điệp giản đơn, là: hãy biết “nâng niu hạnh phúc nho nhỏ ta có được”. Chuyển tải thông điệp “Sám hối”, để rồi toàn bộ thế giới sẽ đổi mới. Sẽ nên trong sáng tươi vui. Vui, với hết mọi người. Yêu hết mọi người. Giúp hết mọi loài, sinh vật cũng như động vật. Để rồi, cả Thiên đình lẫn chốn nhân gian sẽ đồng lọat cho đi tình thương yêu đùm bọc, mà hát rằng:
Tình là tình nhiều khi khơng m cĩ,
Tình là tình nhiều lúc có như không
Tình cho đi, cho từ lúc ban sơ
Cho thật nhiều, bỡ ngỡ chưa hế cho.
Tình cho đi,nhưng chẳng nói năng chi
Nên ngập ngừng, mãi mãi mối tình câm.
Tình là tình tìm nơi đâu cũng có
(Trần Thiên Thanh-Tình Có Như Không)
Vâng. Có cho đi. Cho đi thật nhiều mối tình từ lúc ban sơ. Dù có ngập ngừng tình câm, nhưng vẫn cứ cho. Cho đi thật nhiều, rồi sẽ thấy “hạnh phúc như trái chín đầu mùa” đáng nâng niu, trân trọng.
Lm Richard Leonard sj
(xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:
www.suyniemloingai.blogspot.com
chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment