Hãy mau đi báo và hẹn.
“Abraham đã chết, và các tiên tri nữa”. Sau cuộc đối thoại hay đúng hơn, đối đầu ấy, người Do Thái đã “lượm đá ném Ngài, nhưng Đức Yêsu ẩn mình ra khỏi đền thờ” (Ga
Người đời nhìn và chỉ thấy nỗi chết. Sau lưng mình là những thế kỷ, những thiên niên kỷ, những thời kỳ, thời đại chất chồng, là quá khứ phù sa hay hoá thạch. Cùng với những nền văn hoá đã bị chôn vùi, những thành trì đổ nát, một nghĩa trang khổng lồ cho những tử thi, di tích và kỷ niệm…
Trước mặt họ là viễn cảnh không né tránh được một dòng lịch sử cứ chảy dần về dứt điểm của nó đối với mỗi cá nhân cũng như đối với từng xã hội và ai dám cam đoan là không phải đối với toàn thể loài người hay đối với cả vũ trụ này? Người đời nhìn đâu cũng chỉ thấy hữu hạn, vô thường, dở dang, phù du, tiêu huỷ.
Xung quanh họ, lá vàng rơi và người người lần lượt nằm xuống. Lăng, đài có được dựng lên cũng chỉ để tạm giữ lại ít nhiều tên tuổi và ngày tháng. Tình đời tan hợp, hợp tan theo một nhịp vận hành không thương xót, không khoan nhượng.
“Abraham đã chết, và các tiên tri nữa”. Người đời nhìn và chỉ thấy nỗi chết. Không riêng gì những người Do Thái kia. Các môn đồ của Đức Yêsu cũng thế thôi. Ba lần báo trước Thương Khó – Chết – Sống lại thì lần nào cũng như lần nào, họ chỉ biết hoảng sợ trước viễn cảnh Thương Khó và Chết chứ không hề tin vào hứa hẹn Sống Lại. Cho nên mới cản ngăn (Mc
Người đời nhìn và chỉ thấy nỗi chết. Đức Yêsu chết trên thập giá, được “bó vào khăn liệm và đặt xuống mộ đã đẽo trong đá”. Viên đá được vần tới “lấp vào cửa mồ” (Mc
Đức Yêsu nhìn và thấy sự sống. Nhìn nỗi chết, Ngài thấy sự sống, sự sống lại. “Giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm hạt”(Ga
Người tín hữu nhìn và thấy sự sống. Kitô hữu chỉ bắt đầu là Kitô hữu thực sự là lòng tin Chúa Kitô sống lại.
Nói cho ngay, nếu không riêng gì Tôma là kẻ cứng lòng tin thì cũng không riêng gì Phaolô mới là người “trở lại”. Đường đi Emmau nào có khác chi đường đi Đama sau này. Về mặt đạo đức, Saulô đi Đama còn hơn hẳn hai môn đồ đi Emmau: Saulô lòng đầy ắp “nhiệt thành” (Pl 2: 6), còn hai môn đồ thì bụng dạ ê ẩm với hòn đá kếch sù nọ (“Abraham đã chết, và cả các tiên tri nữa”). Có thể chính vì vậy mà cả Marcô và Luca đều… nhã nhặn không cho biết tên tuổi hai môn đồ này. Dẫu sao điều chính yếu là tiếc thương Đức Yêsu trên đường đi Emmau hay thù ghét Ngài trên đường đi Đama thì đều là chỉ thấy Ngài trong cõi chết. Và đều cần được ơn “trở lại”.
“Mắt hai môn đồ mở ra và họ nhận biết Ngài” (Lc 24: 41), đương nhiên là nhận biết Ngài trong cõi sống chứ không phải trong cõi chết nữa. Tức là được “thấy” Chúa Kitô sống lại như trước đó Maria người Magđala đã “thấy” mà thôi khóc than với “người làm vườn”, “nhận ra Ngài” và chỉ kịp reo lên: “Thầy!” (Ga 20: 11-18). Các môn đồ khác đều “trở lại” như vậy cả. Họ phải hết “tưởng mình thấy ma” , được “Ngài mở trí cho họ hiểu” (Lc 24: 45)mới ‘thấy’ thực sự. (Cái ‘thấy’ này hoàn toàn không phải là cái thấy như Tôma đòi hỏi. Thấy như Tôma đòi hỏi có khi cần nhưng không hề đủ để ‘thấy’ thực sự. Chỉ mới thấy như Tôma đòi hỏi, hai môn đồ không hết được “bộ mặt ảo não”, Maria người Magđala “tưởng là người làm vưòn”, còn “nhóm Mười một cùng các bạn” lại “tưởng là ma “, Ngay cả Tôma, khi Đức Yêsu đến thì Ngài không phải chỉ cho ông thấy như ông đòi hỏi mà còn mở mắt lòng tin cho ông nên ông mới không cần và không chịu “tra tay vào lỗ đinh, tra bàn tay vào cạnh sườn Ngài” như đã đòi hỏi nữa).
Phaolô Tông đồ đã trở lại như tất cả các tông đồ và “anh em” khác, có khác chăng chỉ là ở chỗ Phaolô là người cuối cùng được “Ngài hiện ra” nghĩa là vừa xuất hiện trước mắt vừa tỏ hiện trong lòng, “mở trí cho hiểu” “Ngài đã sống lại ngày thứ ba, theo lời Kinh Thánh, Ngài đã hiện ra cho Kêpha đoạn cho nhóm Mưòi hai. Rồi Ngài đã hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần (…). Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con sinh non” (1Cr 15: 4-8). Sự trở lại của thánh Phaolô được chú ý đặc biệt không phải vì là duy nhất mà chỉ vì có hậu quả đặc biệt đối với Hội thánh.
“Ngài đã sống lại! Ngài không có ở đây” (Mc 16: 6) không có trong cõi chết. “Hãy mau mau đi nói… Hãy đi báo tin cho anh em Ta là họ phải đi Galilê, và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” (Mt 28: 7-10)
Tin Mừng là thế đó. Cốt lõi Tin Mừng là thế đó. Không lúc nào Phaolô đã vừa trịnh trọng, vừa thiết tha bằng khi viết cho các tín hữu Corinthô: “Hỡi anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi rao giảng cho anh em, và anh em đã lãnh nhận, và trong đó anh em hiện còn đứng vững, và cũng nhờ đó mà anh em được cứu thoát, nếu lời lẽ tôi đã dùng để ra giảng cho anh em, anh em vẫn còn nắm vững, bằng không anh em đã tin một cách vô lối. Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã lãnh nhận: là Đức Kitô đã chết (…) đã sống lại ngày thứ ba…” 1Cr 15: 1-10)
Cốt lõi kerygma, lời rao giảng tiên khởi, cũng là thế đó:
“Cốt yếu hơn cả của lời tuyên xưng tiên khởi chính là danh hiệu Chúa của Chúa Yêsu. Sự tôn dương làm Chúa chính là danh hiệu Chúa của Chúa Yêsu. Sự tôn dương làm Chúa chính là trọng tâm của tân Ước. Nói cách khác, lòng tin căn bản của Hội thánh tiên khởi là lời tuyên xưng: KYRIOS YESUS CHRISTOS, YÊSU KITÔ LÀ CHÚA.
Pl 2: 11: Và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: Yêsu Kitô là Chúa…
1Cr 12: 3: Và không có thể nói ‘Yêsu là Chúa’ mà lại không bởi sức Thánh Thần.
Rm 10: 9: Bởi vì nếu bạn tuyên xưng nơi miệng bạn: Yêsu là Chúa, và nếu bạn tin trong lòng bạn: Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết, bạn sẽ được cứu.
Yêsu Kitô là Chúa, là trọng tâm tiên khởi của lời tuyên xưng đức tin. Kyrios là chóp đỉnh của tôn dương. Rồi từ đó, Hội thánh mới nghĩ đến do lai thần tính của Chúa Yêsu và cuộc tái lâm tận thế.
Vậy Kyrios nói lên ý nghĩa gì? Kyrios là quyền làm Chúa trong hiện tại, là hạch tâm của lòng tin, là trọng tâm của Mầu Nhiệm Phục Sinh.
Ta thấy Hội thánh tiên khởi đúc kết mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô là sự Chết và Sống Lại bằng danh hiệu Chúa (…) “Tin vào Yêsu Kitô làm Chúa nghĩa là tin Ngài đang cầm quyền. Và vì thế, khi tuyên xưng Yêsu Kitô là Chúa là nhấn vào tính cách hiện tại của quyền làm Chúa. Ngài đang làm Chúa trên nhân loại và trên mọi quyền năng trên trời, dưới đất. Đó là Mầu nhiệm Phục Sinh.” (Nguyễn Thế Thuấn, Kerygma lời rao giảng tiên khởi, bản in ronéo, tt. 87-88)
“Ngài đã sống lại! … Hãy mau mau đi nói… “ Từ thế hệ này qua thế hệ khác cho đến ngày hôm nay, Hội thánh vẫn chỉ co sứ vụ loan báo Tin Mừng là chủ yếu, khẩn thiết nhất. Loan báo Tin Mừng Ngài đã sống lại, Yêsu Kitô là Chúa , đó chính là lẽ sống còn, lý do tồn tại của Hội thánh. Mỗi Kitô hữu ‘tin’ có nghĩa là đã được Hội thánh – tông truyền loan báo, rao giảng Tin Mừng ấy cho, đã ‘lãnh nhận’ Tin Mừng ấy từ Hội thánh tiếp nối lời chứng, lời loan báo rao giảng của các tông đồ. Như các tín hữu Corinthô đã được Phaolô rao giảng và đã “lãnh nhận”.
“Còn đứng vững” trong Tin Mừng “Ngài đã sống lại” thì từng kẻ tin trong Hội thánh, không trừ ai, cũng “mau mau đi nói”. Như đã bắt đầu từ mấy bà “Maria người Magđala và một Maria khác”. Lòng tin Kitô hữu càng kiên vững, càng không thể ‘bình chân như vại’ được. Thánh nữ Têrêsa hài Đồng không bước chân ra khỏi ‘Nhà Kín’ Lisieux, nhưng đức tin của Têrêsa không hề bình chân như vại cho nên Hội thánh mới tôn vinh thánh nữ là bổn mạng của các xứ truyềngiáo. Nói chi một mẫu người tin như Tông đồ Phaolô! Những cuộc hành trình dọc ngang Địa Trung Hải hai mươi thế kỷ trước đây hoàn toàn không phải là những chuyến du lịch, những cuộc dạo chơi! Chịu đi như Đức Yoan Phaolô II bây giờ, kể được là đã đi vòng quanh trái đất hàng mấy chục vòng hoặc đi lên mặt trăng trở về hai ba lần nhưng số giớ bay của vị Giáo chủ chưa hẳn đã so sánh được với thời gian đi đường của Phaolô. Chưa kể những “nguy hiểm vì sông ngòi, nguy hiểm vì trộm cướp… nguy hiểm chốn hoang vu, nguy hiểm trên biển cả” mà ngày nay không thể nào tưởng tượng nổi. Như “ba lần đã đắm tàu, và đã phải qua một ngày một đêm chơi vơi trong lòng biển” (2Cr
Kitô hữu ngày nay vẫn “mau mau đi nói” là không thôi nhắc nhở nhau lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khoẻ cũng như khi đau ốm, trong mọi hoàn cảnh vui buồn: Anh hãy nhớ rằng, em hãy nhớ rằng, con hãy nhớ rằng, cha mẹ hãy nhớ rằng, cháu hãy nhớ rằng, bà con cô bác hãy nhớ rằng Đức Yêsu Kitô từ trong cõi chết, Ngài đã Phục Sinh (2Tm 1: 8 và một điệp khúc đáng nhớ nhất của Hoàng Kim) . Là luôn luôn làm chứng cho lòng tin Chúa Sống Lại. Không phải chỉ bằng cái chết như khi tử đạo. Mà còn bằng cả cuộc sống. Không sống như chỉ có tiền tài, lạc thú, quyền lực, danh vọng, như chỉ thấy những gì ngay trước mắt và cũng chỉ thấy cuối cùng là nỗi chết. Mà sống với thái độ, những lựa chọn của kẻ tin, nhìn và thấy sự sống, sự sống lại và sự sống đời đời. Kitô hữu ngày nay vẫn “mau mau đi nói” chí ít là với niềm vui bất tận luôn toả sáng trên nét mặt và trong nếp sống. Tin Chúa Kitô Sống Lại thì cũng trực giữ ánh sáng Niềm Vui ấy giữa thế gian và cho thế gian như ngọn hải đăng cần thiết nhất.
Và ngày nay Chúa Kitô Sống vẫn tiếp tục hẹn gặp với từng kẻ tin, với tất cả các tín hữu, anh em của Ngài. “Vì đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đó giữa họ” (Mt
Halleluia! Ngài đã sống lai. Hãy mau mau đi nói… và hẹn gặp lại, Chúa Kitô không chỉ hôm qua mà còn là hôm nay và ngày mai. Cho tới khi Ngài lại đến. Kitô hữu nhìn và thấy Yêsu Kitô là Sự Sống và là sự Sống Lại, là Chúa. Halleluia!
Gs Nguyễn Ngọc Lan
2002
(Xem thêm các bà cùng một dạng, xin mời vào:
No comments:
Post a Comment