Duc in Altum 109 Quí 1-2020
VỚI
CHÚA TA CÙNG CHIẾN ĐẤU!
Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
“Quyến
rũ, cám dỗ, sa ngã, bất trung rồi bội phản” là những khẩu hiệu quảng cáo cho một
cuốn phim sắp trình chiếu trong tuần này? Thưa không. Đó là một cách quảng cáo
và thu hút sự chú ý của người khác về nội dung của các bài đọc được trích dẫn
vào Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay năm 2020 này.
Bài
đọc 1 được trích trong sách Sáng thế Ký, mô tả việc sa vào cạm bẫy của Adong và
Evà. Cạm bẫy không được được giăng ra bởi Thiên Chúa hay một loại thụ tạo nào
ngang hàng với con người; nhưng lại do bởi con rắn, tượng trưng cho quyền lực của
sự dữ.
Nhật
xét đầu tiên là Adong và Evà không nhất thiết phải
là những nhân vật có thật trong lịch sử. Chúng ta cần phân biệt các sự kiện có
thật và sự thật hay tính chất đích thực của nó. Sự kiện thì diễn tả một sự việc
đã xẩy ra, hoặc nói về nhân vật nào đó trong lịch sử. Nhưng ‘sự thật trọn vẹn’
chưa hẳn được diễn tả trong ‘sự kiện’ đó. Còn ‘sự thật’, nhất là sự thật về tôn
giáo và bản chất con người vốn được ẩn dấu dưới lớp ‘sự kiện’, và được diễn tả
qua các hình ảnh và biểu tượng để nói lên sự thật của vấn đề. Điều thú vị mà
chúng ta cần phám phá là ý nghĩa của sự thật được ẩn dấu trong cách trình bày bằng
ngôn ngữ biểu tượng hay các hình ảnh mà các tác giả đưa ra.
Trở lại truyện tích
sáng tạo, nhất là trích đoạn nói về việc sa ngã của Adong và Evà, các tác giả
chuyển cho chúng ta một ‘sự thật’ hơn là trình bày một ‘sự kiện’. Thật vậy,
cách hành sử, thái độ sống và hoàn cảnh của Adong và Evà thật đến độ, nếu cần
phải so sánh thì chúng ta có thể nói rằng: chúng ta là những Adong và Evà trong
mọi thời đại, sẵn sàng sa vào cạm bẫy bằng cách tự làm chủ cuộc sống mình và tự
tách mình ra khỏi mối dây quan hệ với Thiên Chúa.
Giả như con rắn nói dối
thì chúng ta dễ nhận ra cạm bẫy và sa lánh chúng; nhưng ở đây con rắn đã nói thật
nên bà Evà và con người qua mọi thời đại mới tự động chui vào lưới vì chất ngọt
của tên cám dỗ giăng ra. Bằng cách thức này, con rắn gieo vào lòng ông bà
nguyên tổ sự ngờ vực, khiêu khích và mời gọi ông bà tham gia vào một cuộc phiêu
lưu do họ làm chủ, mà không cần đến Thiên Chúa. Mọi sự sẽ khá hơn nếu ông bà
hái và ăn trái cây giữa vườn này. Quả là hấp dẫn và giản đơn.
Thật thú vị, họ không
chết sau khi ăn trái cấm. Họ nhận ra sự thật đã xẩy ra đúng theo lời dụ dỗ của
con rắn là họ trở nên khôn ngoan, biết rõ trắng đen, biết mình trần truồng và
trơ trụi. Tự mình sắp xếp, tự mình xây dựng chân tướng và vị trí là những thử
thách mà không chỉ có ông bà nguyên tổ đã trải qua, mà con người qua mọi thời đại
vẫn còn đang phải chống trả với các thử thách này.
Thật vậy, nếu nhờ biện
phân mà nhận ra cơn cám dỗ thì chúng ta có thể dễ chống đỡ hơn; nhưng các thử
thách lại quá thật với con người, rồi nhiều lúc chúng ta lại bị lầm tưởng đó là
ý Chúa nữa cho đến lúc nhận ra sự thật trơ trụi mời biết là đã sa vào bẫy được
giăng ra bởi quyền lực của sự ác.
Đến
bài đọc hai, Thánh Phaolô chia sẻ suy tư của ngài về sứ vụ của Đức Giêsu như một
“Adong mới,” một Adong chiến thắng và
vượt qua mọi cạm bẫy để làm gương cho chúng ta; đó là những gì chúng ta sẽ thấy
trong bài Tin Mừng. Thánh Mát-Thêu thuật lại các cơn cám dỗ mà Đức Giêsu phải
trải qua trong hoang địa. Tuy Đức Giêsu đã vượt qua và chiến thắng các thử
thách để bước vào giai đoạn công khai rao giảng và loan truyền sứ vụ của Người;
nhưng không phải vì thế mà các cám dỗ đó biến mất; tất cả vẫn hiện diện như lời
Thánh Luca nói ma quỷ chờ cơ hội để tiếp tục cám dỗ Người.
Cuối
cùng và cũng là đích điểm các cám dỗ mà Đức Giêsu phải đối diện và vượt qua là
Satan, quyền lực chống đối Thiên Chúa.
Dưới
cái nhìn bao quát thì các thử thách mà Đức Giêsu phải đương đầu đều qui về căn
tính của Đức Chúa, về mối quan hệ giữa Người với Thiên Chúa bằng lối đặt câu hỏi
có tính khiêu khích: “Nếu ông là Con
Thiên Chúa.” Có nghĩa là làm sao ông biết mình là Con Thiên Chúa. Biến đá
thành của ăn và làm theo lời đề nghị của ‘tên
cám dỗ’ thì sự thật sẽ được phơi bầy và không ai còn nghi ngờ về chân tướng
của Người nữa. Và một điều chắc chắn là qua đó Đức Chúa sẽ biết rõ mình là ai!
Thật
vậy, Đức Giêsu biết rõ chân tướng làm Con Thiên Chúa của mình; đó là điều mà
Chúa Cha đã công bố trong ngày Đức Giêsu đón nhận phép rửa bên bờ song Giođan.
Khi vừa ở dưới nước bước lên thì tiếng Chúa Cha đã phán: “Này là Con yêu dấu của Ta.” Thế mà, hôm nay ‘tên cám dỗ’ lại muốn gieo vào trong lòng Chúa tính nghi ngờ và lối
nói khích bác: Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy chứng minh bằng cách làm theo
đề nghị của chúng đưa ra.
Adong
và Evà sa vào cạm bẫy làm theo ý chúng. Còn Đức Giêsu đã không làm như thế. Người
đi tìm ý của Cha Ngài để tỏ bầy cho nhân loại biết về mối quan hệ Cha Con của
Thiên Chúa và Ngài. Đức Giêsu là người con yêu dấu và chỉ thực hiện ý muốn của
Cha, không tìm và làm theo ý riêng; vì thế Người đã quay lưng lại với lời cám dỗ.
Và bằng các cách thức khác nhau, Đức Giêsu đã bộc lộ niềm tin tưởng tuyệt đối của
Người vào Thiên Chúa, Cha Ngài.
Là Con Thiên Chúa, Đức
Giêsu chấp nhận tất cả mọi sự từ Thiên Chúa, Cha của Người và chỉ từ Cha mà
thôi. Cuộc sống của Ngài bao gồm cả sứ vụ mà Ngài thi hành. Tất cả đều xuất
phát từ Cha, nên Ngài phải lệ thuộc vào Ngài; không tự động biến đá thành bánh
theo ý mình. Vẫn biết bánh là của ăn thì cần thiết cho việc nuôi dưỡng cơ thể;
nhưng sự sống của con người hoàn toàn không chỉ lệ thuộc vào của ăn mà thôi.
Nói như thế, có nghĩa là cho dù phải đói khát, Ngài vẫn tin tưởng rằng Thiên
Chúa sẽ lo cho Ngài, Cha Ngài sẽ cung cấp lương thực nuôi dưỡng Ngài. Phần Ngài
hãy lo tìm kiếm và thực hiện ý Cha trước.
Anh
chị em đừng quên rằng Đức Giêsu đã thể hiện quyền năng của Thiên Chúa trong
phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi dưỡng cho những kẻ đi theo Ngài. Đó là việc làm
bộc lộ lòng yêu thương và sự quan tâm của Chúa dành cho những ai thuộc về Người.
Đức Giêsu không tự động làm phép lạ theo lời khích bác của kẻ khác để bộc lộ
“cái tôi –ta đây” cho người khác khen tặng.
Hôm
nay, khi suy niệm về các cuộc cám dỗ mà Đức Giêsu đã trải qua, chúng ta nên can
đảm nhìn nhận rằng Đức Chúa con bị thử thách phương chi là chúng ta. Thử thách
là điều không thể thiếu vắng trong đời sống của các kẻ tin nói riêng và đời sống
cộng thể nói chung. Và, bằng vào sức mình, không một ai trong chúng ta có thể
tránh thoát được các cạm bẫy của ma quỷ hay các quyền lực của sự dữ ẩn núp duới
các chiêu bài khác nhau để lôi kéo chúng ta đi ngược lại Ý Chúa. Cạm bẫy đó xuất
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh của cuộc sống.
Có
một điều mà chúng ta nên nhìn nhận rằng không ai là người hoàn hảo. Chúng ta có
thể giỏi mặt này nhưng lại yếu kém mặt khác. Phàm ai đã có sở trường thì sẽ có
sở đoản. Những điều này giúp chúng ta nhận ra sự hèn yếu của thân phận làm người
mà cần sự trợ giúp.
Trong
thời gian gần đây, nhờ sống chung với các cha giáo, nay đã về hưu, tôi mới khám
phá ra điều này. Khi còn trẻ các ngài là những con người khôn ngoan, nhiều vị
đã nắm giữ các nhiệm vụ thật quan trọng trong việc hướng dẫn và lãnh đạo người
khác, bao nhiêu phương án đã được đưa ra và thi hành bởi sự lãnh đạo khôn ngoan
và tài ba của các ngài; thế mà những việc cơ bản để chăm sóc bản thân như cột
dây giầy hay mang đôi vớ thì các ngài lại mù tịt.
Không
ai là người hoàn hảo. Có một khoảng trống trong cuộc sống mà chúng ta phải nỗ lực
để lấp đầy. Adong và Evà đã lầm tưởng họ có thể lấp đầy khoảng trống, lỗ hổng
trong cuộc sống bằng trái cây ở giữa vườn. Vậy mà sau khi ăn thì cuộc sống của
họ lại càng trống rỗng hơn; điều mà họ nhìn ra cũng chỉ là nỗi cơ đơn, tránh né
nhau và tránh né Thiên Chúa.
Điều
này vẫn còn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Đã nhiều người lầm tưởng và
tìm cách lấp đầy khoảng trống bằng nỗ lực đánh bóng chân tướng của mình bằng
các phương tiện như ráng tậu cho được một chiếc xe mới, một ngôi nhà đẹp khang
trang xứng hợp với vị trí ông kia bà nọ của họ. Nhưng sau những lầm than, hy
sinh và vất vả để có được những điều này, sự trống vắng và nỗi cô đơn vẫn còn. Không
ai có thể lấp đầy nỗi cô đơn và khoảng vắng đó trong cuộc đời mình ngoại trừ
Chúa, như tâm tình mà Thánh Augustinô đã chia sẻ: “Tâm hồn chúng con luôn khăc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong
Chúa.”
Để
cho mình đủ sức đối diện với muôn ngàn thử thách trong cuộc sống, chúng ta nên
nhận ra sự giới hạn của chính bản thân. Nhận ra không phải để cầu xin Chúa cất
đi các giới hạn; cho bằng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong các ước muốn
và nhu cầu của chính mình; giúp cho chúng ta can đảm đối diện với các thử thách
trong niềm xác tín vào sức mạnh cần thiết của ơn Chúa như lời Thánh Phaolô đã cảm
nhận khi xưa “Ơn Ta thì đủ cho con.”
Với
ơn Chúa, chúng ta sẽ vượt qua các thử thách như Chúa đã trải qua hôm nay. Trong
tâm tình đó chúng ta hiên ngang bước vào Mùa Chay năm 2020 để đối diện và vượt
qua các thử thách trong cuộc sống.
Lm Giuse Mai Văn Thịnh,
DCCT
GIA ĐÌNH AN PHONG SYDNEY
HÂN HOAN MỪNG
XUÂN CANH TÝ 2020
Mây
Chiều ghi nhanh
________________________________________________________________
Với cái nóng khủng khiếp 44 độ C đang ào ạt đổ
xuống miền Tây Sydney vào chiều ngày 01 tháng 2 năm 2020, muốn cảm
nghiệm sức nóng tới mức nào, ai đó có việc ra khỏi nhà, sẽ đón
nhận ngay ngọn nóng như dầu sôi lửa bỏng xối vào mặt mày, mà người
sức yếu hay cao tuổi sẽ bị say nắng là cái chắc. Trong hoàn cảnh vô
cùng đe dọa đến sức khoẻ như vậy, cứ tưởng rằng Gia
Đình An Phong Sydney sẽ chùn
bước mà ở nhà cho chắc ăn, nhưng khi Mây Chiều vừa đặt chân vào Tâm - Hân gia trang,
vào lúc gần 3 giờ trưa, thì nhận ra bà con ta đã tới đây từ lúc nào
rồi. MC Vũ Nhuận cũng như Chi
Hội Trưởng Đắc Dzũng, mồ
hôi nhễ nhaĩ, đang sắp xếp lại bàn ghế thứ tự trong phòng khách. Vì
mặc dầu ngoài trời, hai lều bạt đã đượcc dựng lên, bàn ăn đã kê
sẵn, nhưng xem ra sẽ không ai muốn gồng mình ra ngoài lâu để sẽ bị rô
ti.
Gia
Đình An Phong Sydney đã theo
thông lệ từ lâu là mỗi năm đều đón Xuân tại nhà anh chị Mai Tá, nhưng
năm nay do yêu cầu của anh chị Tâm và Hân, mà nguyện vọng của anh Tâm
là được tiếp đón Gia Đình An Phong Sydney tới nhà
anh, vì anh Minh Tâm vốn
bị đau yếu đã lâu. Căn bệnh “Parkinson” hành hạ anh
ngày càng tăng cường độ, khiến anh đi lại khó khăn, cứ cách khoảng ba
tiếng đồng hồ là anh lại phải uống thuốc để hạ nhiệt cơn đau.
Như vậy họp mặt mừng Xuân năm nay được tổ chức
tại nhà anh chị để ít ra anh có cơ hội nhìn mặt anh em thân quen và
cũng để anh lên tinh thần, khi nhận làn gió mới ngập tràn yêu thương
đang thổi đến gia đình anh. Ngoài sự có mặt của cha Mai Văn Thịnh,
người anh em thân thương của chúng ta từ bao năm qua, nay có thêm cha Nguyễn
Trí mới từ Trung Quốc trở về Sydney chờ đợi, vì truyền giáo tại
Trung Quốc nay bị kiểm soát gắt gao.
Nói theo ngôn từ của MC Vũ Nhuận, thì giờ hoàng
đạo cũng đã điểm, anh chị em đã tụ tập tại phòng khách nhà anh chị
Tâm - Hân –
phải nói thêm là trong bất kỳ buổi họp mặt nào, anh Vũ Nhuận luôn
là người điều khiển chương trình, in ấn bài hát, kinh phục vụ dùng
cho ngày này, mong anh khoẻ luôn để hăng hái tiếp tục công việc này.
Tuy thời tiết nóng nực như dưới tầng hỏa ngục,
nhưng số anh chị em tham dự cũng đến mức trên dưới năm chục người,
một con số khá kỷ lục cho một ngày nóng bức tới 44 độ C.
Nhà anh chí Tâm -
Hân không có đàn, nên Anthony Trần cũng mất hội biểu diễn tài
năng. MC Vũ Nhuấn kiêm luôn công việc cất xướng lời ca nhập lễ.
“ Hãy
đến tung hô Chúa, reo mừng đấng cứu thoát ta. Nào cùng đến trước
thiên nhan, dâng lời cảm tạ và tung hô Chúa”.
Cha Thịnh mở lời chào mừng và chúc Tết tất cả
các anh chị em đang hiệp lòng dâng lễ đầu Xuân Canh Tý. Cha Trí nhận
phần thuyết giảng, nói về ý nghĩa ngày Lễ Chúa được dâng vào đền
Thánh, mà không quên có lời khen dành cho GĐAP, tuy anh em đã cao tuổi,
nhưng tinh thần còn trẻ trung. Phàm ai sinh ra đời cũng có mẹ có cha,
và MC Vũ Nhuận đã chọn đúng bài hát kết lẽ Cầu cho Cha Mẹ cho ngày
đầu Xuân:
“Xin
cảm tạ Cha, xin cám ơn Trời, đã ban cho đời con có Mẹ Cha. Công cha
thì cao như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ dạt dào như sóng trào biển Đông”.
Thánh lễ kết
thúc, CHT Đắc Dzũng nói lời cảm ơn anh chị Tâm & Hân đã mời anh em
tới nhà mừng Xuân và chúc Tết hai cha cùng các anh chị em.
Theo thông tin của anh Tá, cha Thịnh hiện là Bề
Trên nhà Dòng tại Kogarah, cha Trí là Bề Trên nhà Dòng tại Trung
Quốc, thế là chúng ta bữa nay có tới hai đấng bậc bề trên đồng tế,
nhờ vậy ân sủng sẽ nhiều hơn? Anh Nguyễn
Minh Tâm cũng muốn nói đôi lời, tất cả đều im lặng vì tật bệnh khiến
anh phát âm khó khăn, gợi lòng thương cảm của anh chị em, mà nhớ lời
cầu nguyện cho anh nhiều hơn. Và chúng ta càng phải dâng lên Chúa lời
Cảm Tạ, vì Ngài đã ban cho chúng ta được mạnh khoẻ đến ngày hôm nay.
Với MC Vũ
Nhuận, sau thánh lễ, bao giờ cũng có màn chụp hình chung. Đây là một
việc làm hay, vì nhờ vậy mà mỗi anh chị em mới có dịp chiêm ngưỡng
dung nhan của chính mình trải qua thời gian.
Năm nay thêm phần đặc sắc là tất cả sẽ ca bài Ly
Rượu Mừng để anh Vũ Nhuận thâu băng. Có thể anh muốn thâu bài hát
này, thay thế bài Vó Câu Muôn Dặm, để mỗi dịp được mời dự tiệc
cưới con cháu trong gia đình, anh em sẽ ca bài này chăng? Thêm nữa, anh em
cùng chúc mừng sinh nhật của MC Vũ Nhuận. Tất cả hát bài Happy
Birthday và tất cả nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng anh. Gương mặt MC Vũ
Nhuận rạng rỡ hẳn lên, đón nhận sự quý mến của Gia Đình An Phong dành cho anh
trong ngày sinh nhật.
Đồng hồ đã chỉ hơn 5 giờ chiều rồi mà ngoài
trời khí nóng không hề thuyên giảm. Ngoài sân dù đã có sẵn bàn ghế
và hai cái lều, nhưng anh chị em cùng quyết định khai tiệc trong nhà.
Thế là những món ăn được bày ra trên bàn lớn dưới nhà. Nào là bánh chưng, một món không
thể thiếu trong ngày Tết, rồi các món mì xào, bánh hỏi thịt quay,
gà quay, bánh bột lọc, cà ri dê, món gỏi xoài cá khô và nhiều món
ăn khác nữa mà Mây Chiều không thể nhớ hết để kể ra. Tất cả món ăn
mang lại chung vui đều được nấu nướng kỹ lưỡng, chế biến tại nhà,
nên được chiếu cố tận tình.
Nhưng vì trời quá nóng, dù có máy lạnh nhà anh
Tâm chạy hết ga, thêm quạt điện mỗi góc nhà, mà thức ăn vẫn còn
nhiều. Căn phòng lúc này biến thành cái chợ, anh chị em tụ tập mỗi
góc một nhóm người thân quen, nói nói
cườicười, đi tới đi lui, khi ly khi tô, một bầu không khí mừng
Xuân rộn ràng.
Vui Xuân nhưng anh chị em không quên giúp các giáo
điểm tin mừng tại Việt Nam do các cha DCCT phụ trách. CHP Chương đã
nhận nhứng số tiền đầu tình nghĩa, những đồng tiền từ lòng hảo tâm
vô bờ bến của các anh chị.
Những anh chị có mặt đóng góp tiền như sau:
A/C Vũ Hùng + Hoa $
100
A/C
Thành + Hương $ 250
A/C Chữ +Thu $
100
A/C Tâm + Hân $ 50
A/C
Chương + Lê $
80
Một số anh chị vắng mặt cũng đã đóng góp phần
tiền. Đây là một nghĩa cử cao đẹp:
Bác Kim gái $ 50
Cô Bích Huyền $ 100
Thụ Nhân và Phượng $ 100
Chị Phụng (Tính) $ 100
Chị Hoàng Thị Thả $ 50
A/C Đào + Hưởng $ 50
Bác Vũ Đình Kính $ 200
A/C Phương + Quế Chi $ 100
Chị Thu Hồng $ 200
Đặc biệt hơn cả là heo của các con, cháu của anh
chị Mai Tá, cũng nhờ anh chị uốn nắn các cháu từ nhỏ, để bây giờ
các cháu tiếp nối con đường bác ái của anh chị.
Heo tiết kiệm của hai cháu Alistaire và Audrey (tức
con trai và con gái của cháu Nê, con trai của anh chị Mai Tá, và Thư,
con gái của anh chị Tâm Hân) mới vỗ béo được hơn 6 tháng (tính từ lễ
Thánh An Phong tới Tết Canh Tý hôm nay), thế mà đã cân nặng tới 195
ký lô, còn heo của Anthony Trần cân nặng 439.40 ký lô, một kỷ lục
hiếm có. Những con heo này đều được vỗ béo bằng tiền mặt nên lớn
như thổi.
Tới phần hái lộc đầu Xuân, số anh em đến dự không
còn nhiều, các em bé cũng rất ít, có thể bữa nay trùng hợp với
ngày Hội chợ Tết của cộng đồng người Việt tại NSW tổ chức tại
Fairfield Showground, Sydney. Thế là phần hái lộc đầu Xuân năm nay phải
hoãn lại, chỉ còn giữ lại phần đấu giá những phẩm vật đã được
trao tặng.
Đấu giá kỳ này tưởng sẽ èo uột, điểm mặt chẳng
có đại gia nào. Thế mà MC Vũ Nhuận đã biết biến hóa tài tình, lôi
cuốn anh em mở rộng hầu bao.
Món đầu tiên
trình làng là phẩm vật của chị Mai mua bên Malaysia, là một tập
hợp gồm chilli choc, green tea latté, black tea special. Chị Hồ Thị Loan mua giá ủng hộ $100.
Món thứ hai là chai rượu Martin Remi, còn lại từ
tiệc cưới con trai anh chị Tiến Hùng và Nga, được anh Chương mua với
giá $150 – nhưng ngay sau đó, anh đã làm một nghĩa cử cao đẹp là tặng
lại anh Vũ Nhuận để mừng ngày sinh nhật của anh.
Món thứ ba là chai rượu Jphnny Walker Double Black
của Anh Tá được anh Đắc Dzũng mua với giá $150.
Món thứ tư là một chai rượu Henness Very Special
cũng của anh Tá, được chị Nông mua giá $220.
Món thứ năm là bức hình trái tim Chúa của Bác
Cung. Chờ mãi không thấy anh chị nào hiến giá, bác Cung đã mở màn
với giá $200. Cũng chẳng thấy ai tham gia, bác tự động tăng lên $250
rồi $270, mà rồi cũng chẳng thấy ai hiến giá. Để rồi sau cùng tự
Bác tăng giá lên $300 để MC Vũ Nhuận chữa cháy tình hình bằng cách
ví von là chị Kim Thoa (tức bác Cung gái) đang đấu giá với bác Cung
trai đã được Chúa gọi về. Trao $300 cho Mây Chiều, bác Cung đã nói
rằng, ngày xưa Juda bán Chúa với giá $30 thì nay Bác chuộc lại với
giá $300. Mây Chiều trộm nghĩ Bác Cung khi ra về sẽ buồn, vì nghĩ
các cựu tu sinh ăn gì mà khô đạo vậy? Rượu bia đấu giá thì ầm ĩ,
còn hình tượng Thánh lại thờ ơ? Mây Chiều xin hai cha Bề Trên làm
cách nào để tái tạo lại tinh thần đạo đức của GĐAP vào lần gặp
mặt tới, có thể Bác Cung sẽ lại đem tượng thánh nữa tới, để thử
lòng dạ anh em, xem có tiến triển về phần đạo đức hơn không?
Món thứ sáu là máy “Garment steamer” chị
Liên tặng, được anh chị Tùng Trang mua với giá $150.
Điều khiến
Mây Chiều lấy làm sửng sốt, là xưa nay
anh Tùng lúc nào cũng có vẻ đạo mạo, nghiêm nghị, thì bữa nay có
thể ma men đã khiến anh mạnh dạn, tặng cho chị Trang, không phải một
mà tới ba nụ hôn. Mây Chiều xin
hoan hô sự can đảm của anh Tùng, đã không ngượng ngùng trước bà con cô
bác mà tỏ tình thân mật nhưng lại thật thân thương.
Món thứ bẩy là chai rượu Hennessy XO, mà cháu Việt, con út bác Cung đã mua với giá
$300. Cháu Việt mới từ nước Đức trở về Úc thăm mẹ là bác Cung. Mây Chiều xin hoan hô và hoan hô hết
mình gia đình Bác Cung đã hết lòng yểm trợ công việc truyền giáo nơi
quê nhà với tổng số tiền lên tới $700, gồm hai món đấu giá và tiền
mặt của anh Phương, cũng là con trai của Bác Cung.
Tổng kết số tiền thu được trong ngày họp mặt
mừng Xuân Canh Tý như sau:
-
Tiền mặt $1,530
-
Tiền đấu giá phẩm vật $1,370
-
Tiền heo tiết kiệm của hai cháu Alistair và Audrey $ 195
-
Heo tiết kiệm của Anthony Trần $ 439.40
__________
$
3,534.40
Ngoài số tiền này, chúng ta còn có thêm số tiền
$2,000 mà Nhóm Nhớ Bạn Nghèo đã
trao tặng Gia
Đình
An
Phong Sydney,
nhằm mục đích yểm trợ các giáo điểm tin mừng ở Việt Nam, do các cha
Dòng Chúa Cứu Thế đảm nhận. Mây Chiều xin phép được thay
mặt Gia Đình An Phong Sydney,
gửi đến nhóm Nhớ
Bạn
Nghèo lời
cảm ơn sâu sa.
Thêm nữa, chúng tôi cũng thâu được $75 do các anh
chị em ủng hộ, để anh Tá có thêm phụ phí in ấn, giấy bút và tiền
cước phí tem thơ, vì bao giờ anh cũng xuất tiền túi ra.
Tất cả các số tiền này sẽ xử dụng vào mục
đích đã nêu và chi tiết xử dụng sẽ được công bố trên báo Duc In Altum
định kỳ của GĐAP Sydney.
Vào phút chót, anh em đang chuẩn bị ra về thì MC
Vũ Nhuận bổng xực nhớ ra rằng mình đã để quên tấm phông trong xe,
thế là anh vội chạy ra để đem trình làng tấm phông anh mới thực hiện
cho Xuân Canh Tý.
Tấm phông với hàng chữ:
Gia Đình An Phong Sydney
Năm Mới Họp Mặt Tạ Ơn & Chúc Lành
New Year Thanksgiving & Blessings
Hội Cựu Đệ Tử DCCT và Thân Hữu
DUC IN ALTUM
Thế là từ nay mổi lần họp mặt mừng Xuân, Gia Đình An Phong sẽ có
bửu bối để trình làng – Xin hoan hô
công lao đóng góp vô vị lợi của anh Vũ Nhuận. Không phải bây giờ mà
bao nhiêu đóng góp đã qua, tất cả đều nhờ vào sự nhiệt tâm của anh
đối với Gia
Đình
An
Phong Sydney
và Dòng Chúa Cứu Thế nơi quê nhà.
Tiệc vui nào rồi cũng đến lúc phải tàn. Chưa khi
nào tinh thần Gia
Đình
An
Phong Sydney
lên cao như kỳ này, vì với cái nóng như hỏa ngục đang dồn dập ập
xuống, không hề e ngại tham gia họp mặt đông đủ. Sau đó anh em đã ra
về, trả lại sự yên tĩnh cho gia đình anh chị Tâm & Hân. Gia Đình An Phong nguyện
cầu tinh thần anh luôn vững vàng, trước những thử thách vô cùng cay
nghiệt mà anh đã và đang phải gánh chịu trải dài 20 năm qua.
Xuân đến rồi Xuân lại đi. Mong Xuân này đưa đến gia
đình anh Tâm một làn gió mới tươi mát hơn.
Mây chiều xin hẹn gặp lại tất cả vào mùa Xuân
tới.
Mây
Chiều ghi nhanh
Chúa
Nhật ngày 2 tháng 2 năm 2020
________________________________
Số tiền trên đã được chuyển giúp như
anh Nhuận thông báo:
Chào cả nhà
Trưa nay thứ ba 4.2.2020,
3 anh em gồm Tá, Nhuận và Lâm
đã ra dịch vụ ở Cabramatta
gửi tiền về 5 giáo điểm DCCT tại Việt Nam
- Lm Đinh Hữu Thoại ở Quảng Nam (1.000$)
- Lm Nguyễn Xuân Đường ở Nghệ An (1.000$)
- Lm Nguyễn Quang Minh ở Quảng Ngãi (1.000$)
- Lm Nguyễn Văn Tĩnh ở Bắc Cạn (1.000$)
- Lm Hoàng Quý Ân ở Gia Lai (1.000$)
Khi nào nhận được hồi báo nhận tiền và cám ơn,
sẽ chuyển cho mọi người.
Amen
Vũ Nhuận
Hồi đáp của các giáo điểm truyền giáo DCCT
*Lm Đinh Hữu Thoại DCCT :
Nhà
thờ Công giáo Tiên Phước, Tiên Kỳ, Tiên Phước, Quảng Nam. Mobile: 0935569205.
“Kính thưa quý anh chị em Cựu đệ tử DCCT Úc châu, Thay mặt quý cha thuộc Cộng
đoàn DCCT Đà Nẵng, xin gửi lời chúc Năm Mới Canh Tý 2020 đến quý anh chị em CĐT
Úc châu và gia đình quý anh chị. Xin Chúa ban muôn ơn lành hồn xác và gìn giữ mọi
người trong tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô.
Trong
năm qua, Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Đà Nẵng có nhiều cái mới. Cha GB Nguyễn
Thanh Bích vì đắc cử Cố vấn Đặc vụ nên phải chuyển về Sài Gòn dù ngài mới về Cộng
đoàn chưa đầy 1 năm. Cha Luca Nguyễn Hữu Khanh được chuyển từ Cần Giờ về Quảng
Nam và làm Bề trên Cộng đoàn thay thế cha Lê Văn Vui. Nhà thờ Tiên Phước được
tu sửa khang trang hơn: sơn lại toàn bộ trong ngoài, lát nền 2 cánh gà, làm trần
mới, thay đèn trong nhà thờ, lát nền sân nhà thờ, làm mái vòm cho giáo dân tham
dự thánh lễ khi bên trong nhà thờ hết chỗ, làm cửa gỗ thay cửa sắt kéo nhà thờ
(cửa chính). Đặc biệt, giáo họ Trà Đông vừa làm xong Cung thánh khang trang hơn
trước (nơi giáo dân dự lễ là sân nhà).
Cuối
năm 2019 vừa qua, cậu Nguyễn Duy Lâm đã ghé thăm Cộng đoàn và những giáo họ
cách xa từ 25 đến 30 km. Cộng đoàn sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển các Giáo
họ ở xa để anh chị em giáo dân có nói thờ phượng Chúa xứng đáng hơn. Mục tiêu của
năm 2020 là xây dựng nhà nguyện Trà My và dâng thánh lễ Chúa Nhật tại Nam Trà
My (cách Nhà thờ Tiên Phước 75km), nơi trước nay chưa có Thánh lễ.
Xin
chân thành cám ơn quý anh chị em đã chia sẻ với Cộng Đoàn $1,000 AUD trong dịp
họp mặt đầu năm Canh Tý vừa qua để anh em có điều kiện phục vụ dân Chúa và truyền
giáo tại vùng này. Xin thêm lời cầu nguyện cho anh em Dòng Chúa Cứu Thế Đà Nẵng.
Trong
Chúa Cứu Thế,
Lm
Giuse Đinh Hữu Thoại, CSsR”
*Lm. Xuân Đường CSsR - Dòng
Chúa Cứu Thế Cửa Lò - Nhà thờ Phúc Nguyên - Xóm Phúc Nguyên Diễn Phúc - Diễn
Châu - Nghệ An.
Phone: +84 912 657 262
Kính
thưa anh Vũ Nhuận
và
quý anh em gia đình An Phong Sydney
Em
đã nhận được $1,000 đô la Úc ($15,500,000 VND) quý anh em đã gửi về hỗ trợ công
việc bác ái người nghèo tại Cộng Đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Cửa Lò. Như em đã chia
sẻ cách đây 3 năm khi ghé thăm anh em tại Úc, công việc xây dựng cộng đoàn Dòng
Chúa Cứu Thế tại Phúc Nguyên, thuộc Diễn Châu, Nghệ An. Đến nay Đức Giám Mục đã
cho Dòng Chúa Cứu Thế thành lập tu viện tại Phúc Nguyên với quyền mục vụ chăm
lo đời sống tâm linh cho bà con giáo họ Phúc Nguyên, một giáo họ nhỏ ven kênh
Nhà Lê, chỉ có 75 gia đình khoảng gần 400 nhân danh.
Trong
thời gian vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nhờ bàn tay can thiệp của Mẹ
Hằng Cứu Giúp, đến nay công việc đã phần nào ổn định, tuy còn nhiều khó khăn
phía trước về hoàn cảnh xã hội, về khả năng tài chính khi xây dựng cơ sở, mở
mang khuôn viên nhà thờ, xây nhà giáo lý cho các em... tất cả còn ở phía trước.
Dù vậy, chúng ta luôn trông cậy ơn Chúa nhờ bàn tay can thiệp của Mẹ Hằng Cứu
Giúp, em hy vọng cộng đoàn dcct tại Phúc Nguyên dần trở nên nơi trung tâm để
tôn vinh Mẹ Maria...
Hiện
tại, em đang đặc trách cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Vinh -Hà Tĩnh, cộng đoàn tại
Hà Tĩnh cũng đang dự tính để khai sinh... Em cũng đang cộng tác với Đức Cha
Viên lo giới trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra, vẫn còn đồng
hành với học sinh sinh viên nghèo trong chương trình TÌNH NGÀI GỌI CON. Chương
trình hằng năm cấp học bổng cho khoảng 150 em học sinh và 30 em sinh viên nghèo
(kinh phí từ $20,000 đến $25,000 USD mỗi năm) Cám ơn anh em Gia Đình An Phong
Sydney đã và đang đồng hành với em trong thời gian qua. Xin Chúa trả công cho
quý anh em và gia đình
Thân
kính trong Chúa Kitô Cứu Thế
TB.
Dưới đây là hình ảnh anh em Vinh Hà Tĩnh quy tụ về tất niên trong dịp tết vừa
qua. Có sự hiện diện của cha cố vấn Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong. 3. Lm Nguyễn Quang
Minh - Nhà Thờ Thôn Phước Thiện Xã Bình Hải, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi
rlomlaba@gmail.com. 0918857505
“Lời
đầu tiên Minh xin chào và chúc tết muộn, anh chị em gia đình An Phong, Chúc anh
chị em gia đình An Phong năm Canh Tý nhiều sức khỏe, bình an, hạnh phúc trong
Chúa Kitô Cứu Thế. Mình vừa nhận quà của anh chị em gia đình An phong gởi cho
1,000 Úc kim.
Nguyện
xin Chúa chúc lành cho anh chị em, Mình cảm ơn anh chị em gia đình An Phong.
Trong tình thương của Chúa Kitô, Mẹ Maria và Thánh An Phong. Gioakim Nguyễn
Quang Minh”
Lm Nguyễn Văn Tĩnh: Nhà Thờ
Nà Phặc,
Tiểu
khu 1, Thị trấn Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn - Ph: 0976 655 376
tinhcssr@gmail.com
“Con
xin kính chào Bác Nhuận. Con đã nhận được 15 triệu của Gia đình Anphong giúp
vùng truyền giáo Bắc Kan. Con xin thay mặt anh em Dcct Nà Phặc cám ơn Gia Đình
Anphong Sydney đã giúp đỡ chúng con. Xin Chúa Cứu Thế nhờ lời chuyển cầu của
cha thánh Anphong ban cho Bác Nhuận và mọi người tràn đầy ơn Chúa. Bác Nhuận
ơi. Cha Tuyển mời con qua Úc dự lễ khánh thành nhà thờ ngày 22/2 này. Ngày 18/2
con qua Úc. Hy vọng có dịp gặp Bác và quý ông ba và Gia đình Anphong.
Con
Giuse Nguyễn Văn Tĩnh, C.Ss.R”
Lm Hoàng Quý Ân - Giáo xứ
Plơi Athai, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gialai. Cell phone: 0908 790 024 michael_quian@yahoo.com
“Kính
Thưa Quý Anh Chị Gia Đình Anphong Sydney
Em vừa nhận được quà từ các anh chị gởi đến
em: 15,550,000đvn, dưới tên Duy Lâm Nguyễn,vào lúc 14g35 (giờ Việtnam). Em chân
thành cám ơn các anh chị đã dành tấm lòng ưu ái cho giáo xứ dân tộc em đang phụ
trách. Sự đỡ nâng này chắc chắn sẽ là động lực thúc đẩy bản thân em nói riêng
và mọi người hăng say trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vì biết rằng mình không
đơn độc trong hành trình xây dựng Nước Chúa. Nhưng luôn có ơn Chúa đỡ nâng
ngang qua các anh chị.
Kính
chúc các anh chị vạn an, dồi dào sức khoẻ trong năm mới, mạnh mẽ trong niềm
tin, phấn khởi trong lòng cậy trông, sốt sắng trong lòng mến và hăng hái trong
lòng nhiệt thành.
Cẩn
Trình
Em
của Các Anh Chị
Michael Hoàng
Quí Ân CSsR
Lm Nguyen Quang Minh - Gia Lai – email: <rlomlaba@gmail.com>
Lời đầu tiên Minh xin chào và chúc tết muộn, anh chị em gia đình An Phong, Chúc anh chị em gia đình An Phong năm Canh Tý nhiều sức khỏe, bình an, hạnh phúc trong Chúa Kitô Cứu Thế.
Lời đầu tiên Minh xin chào và chúc tết muộn, anh chị em gia đình An Phong, Chúc anh chị em gia đình An Phong năm Canh Tý nhiều sức khỏe, bình an, hạnh phúc trong Chúa Kitô Cứu Thế.
Mình vừa nhận quà của anh chị em gia
đình An phong gởi cho $1,000 Úc kim. Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh chị em,
Mình cảm ơn anh chị em gia đình An Phong.
Trong tình thương của Chúa Kitô, Mẹ Maria và Thánh An Phong.
Gioakim Nguyễn Quang Minh
GIA ĐÌNH ANPHONG GẶP GỠ CÁC LINH MỤC DCCT Ở MELBOURNE & BẮC CẠN VIỆT
NAM
_______________________________________________________________________
Thứ Ba 25.02.2020 (Mardis-Gras) tại
Nhà Hàng Bạch Đằng,cha bề trên Kogarah Giuse Mai Văn Thịnh có sáng kiến tạo cơ
hội để anh chị em Gia Đình An Phong Sydney (cựu tu sinh Dòng
Chúa Cứu Thế) gặp gỡ các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Melbourne gồm:
Cha G.B Đặng Nhật Trường-(Quản nhiệm
Nhà Thờ Thánh Mẫu La Vang, rất tiếc vào phút chót phải về lại Melbourne để
chuẩn bị Lễ Tro) Cha Giuse Vũ Ngọc Tuyển Dòng Chúa Cứu Thế Perth, Cha Peter
Danh Dòng Chúa Cứu Thế St Albans, Cha Lê Đình Các Dòng
Chúa Cứu Thế Galong, và đặc biệt cha Nguyễn Văn Tĩnh Dòng Chúa Cứu Thế ở Bắc Cạn qua Úc
dự lễ Cung Hiến và Khánh Thành Nhà Thờ Thánh Mẫu La Vang ở Melb. Bốn cha
Trường, Tuyển, Danh và Tĩnh là bạn cùng lớp Dòng Chúa Cứu Thế năm 2004.
Qua cuộc gặp gỡ, anh chị em biết thêm
về công việc mục vụ của Dòng Thánh tại Bắc Cạn, tại Trung Tâm Hoan Thiện, cũng
như tại St Albans và sinh hoạt của Gia Đình An Phong Cựu Tu Sinh DCCT
ở Sydney.
Tất cả "VÌ NƯỚC TRỜI"
Cám ơn người anh em Mai Văn Thịnh
CSsR
____________________________________
How are we to talk of God after Auschwitz?
______________________________________
James
Nguyen
A Short
Introduction to Johann Metz’s Political Theology
When
Johann Baptist Metz became conscious of his historical situation as “after
Auschwitz,” he felt he had to face “the theodicy question... in its political
garb,” or in other words, as theodicy in a political key.[1]
But the combination “Auschwitz” and “theodicy” is not an obvious one. Metz’s
“political theodicy” and its revision of theology into a “political theology”
is the subject that I will present in this text. However, Metz did not try to
do theodicy unchanged by the Shoah, but to do theodicy as deeply interrupted
and changed by this history. If there is some way to do theodicy after the
Shoah, then such a theodicy must at least begin by better addressing these
issues, and by privileging the memory of the victims without subsuming them
within some argument about meaning.
Metz
responded to Auschwitz as “an end and turning point for Christians” by revising
theology around the suffering of the other in terms of its basic claims about
the church, the human being, and God. Metz reorganized theology around the
theodicy question, recognizing that after Auschwitz mere arguments about God
and suffering could not adequately respond to such a history of suffering.
Instead, Metz claimed that any credible response to suffering has to happen
within a community centered on the human subject, and in particular, within a
community that continues to cry out to God for rescue.
Metz’s
anthropology is based on his openness to the world, to his fellow human person
and to God. Dialogical freedom and openness involve conversation with other
confessions, atheist, Marxists and humanists. Metz’s writing is full of
exciting, but frequently irritating brief observations, and critiques from
these conversations. As a fundamental theologian, Metz’s chosen form of his
theological development has been primarily available in the forms of essays, or
recorded conversations, lectures or interviews. Admittedly, it is his
preference to introduce theological “correctives” instead of building up
completely new systems.
The
method I used in setting out the materials is therefore to attempt to locate
Metz within the dialogues in which he was involved. This text is built on four main sections to join Metz’s
ideas to these essential dialogues: the first section examines the theodicy
debate, the second section outlines Metz’s early attempt to engage theology in
history, and the third section focuses in particular on the development of
Metz’s political theodicy after Auschwitz and its implications for his
political theology. The fourth section examines Metz’s theodicy in light of two
central critiques and highlights some of the strengths and limitations of
Metz’s emphasis on Auschwitz. Finally, I summarise my research and present my
personal thoughts on the influence of Metz’s theology.
Section 1. Theodicy
after the Shoah?
The
term theodicy is usually used to describe a defence of God, particularly a
defence of God’s goodness and omnipotence, in the face of evil and suffering.
But how could anyone face the history of the Holocaust, the Shoah, and the
overwhelming suffering of its victims, and make claims about why God did not
stop this tragedy? Irving Greenberg, for example, declares that “No statement,
theological or otherwise, should be made that would not be credible in the
presence of burning children.”[2] For
many this means that the only possible response is silence. And yet with horror
when we remember it as Arthur Cohen writes, “[the death camps] are never to be
forgotten, but painful to remember, a continuous scourge to memory and the
future of memory and yet something which, whenever addressed, collapses into
tears, passion, rage. The death camps are unthinkable, but not unfelt.”[3] For
others, God’s absence in this tragedy proves God’s irrelevance to human beings,
with human history.[4] Some
going further declare that theodicy itself is part of the evil.[5]
Nevertheless, still other thinkers argue modern theodicy as fundamentally
unchanged by the Shoah, except they accept that this tragic event has become an
archetype of suffering and evil in history which must be discussed as the limit
case against which theodicies are tested.
Johann
Baptist Metz also links theodicy with this tragic event, but in writing the “theodicy
question in the face of Auschwitz”[6]
he insists that theodicy must be done completely differently after
Auschwitz, not to make a better case for God’s characteristics, but as a
question that asks for salvation for the other who suffers. The following
sub-sections provide an orientation of the post-Shoah theodicy debate which
then allows me to address Metz’s claim of what kind of change or end to
theodicy this history of suffering demands.
Theodicy Unchanged
Not
all theodicists saw the project of theodicy fundamentally changed by the Shoah.
Considering the limit of this text, I will focus primarily on the two famous
post-Shoah theodicies of Stephen T. Davis and John Hick. Davis’s theodicy is
notable since it is a post-Shoah theodicy in the tradition of Augustine. Hick’s
theodicy, in contrast, presents a strong critique of the Augustinian approach,
and an attempt to develop a more “contemporary” theodicy by making use of
modern science, especially the theory of evolution. These two thinkers admit to
the serious challenge posed by this tragic event, but they still produce
theodicies in the classical framework that attempt to justify the theodicy
propositions: they do not call for new methods in theodicy or for the
abandonment of the project.
Stephen
T. Davis locates his theodicy in the tradition of the original free-will
defence theodicy of Augustine.[7]
According to the free-will defence, God committed to two things in creating the
world: God wanted to create the universe with “the best possible balance of
moral and natural good over moral and natural evil;” and God wanted to create a
world in which rational creatures “would decide freely” to love and obey God.[8] In
this argument, humans take the blame for the existence of evil in the world,
not God. Free-will defence admits that God created the conditions that made
human evil possible and God is thus “indirectly responsible” for evil (and
foreknew it).[9] The
free-will defence, however, counters this accusation with the argument that the
good of what God did create (free rational agents and a world that is more good
than evil) outweighs the evil that those agents freely chose to do.
Whereas
Cohen highlighted the testimony of our “feeling” of horror when faced with the
death camps,[10]
Davis began his theodicy by separating what is “logical” and “philosophical”
from what is “emotional.” Although Davis argues that there is no logical or
philosophical difficulty in the compatibility of the theodicy propositions,
Davis admits that there can be an emotional problem, especially for those who
don’t believe.[11] The
evil and suffering of the Shoah is felt, Davis might agree, but feelings must
be put aside so that rationale can proceed.
Augustine
and Davis both remove God from blame for evil and place the blame on human
beings instead. This is not Hick’s approach. Rather, Hick presents an immature
world in which humans are really too young and untrained to bear responsibility
for their actions. Whereas the beginning and end of creation are two distinct
moments for Davis, for Hick they are more like key points in the process of
person-development.
Hick’s
theodicy is, in essence, an argument that this world must be challenging, even
to the point of being dangerous, in order to be “person-forming:” “The
development of human personality - moral, spiritual, and intellectual - is a
product of challenge and response.”[12]
Hick is willing to trust in the order of the universe, a person-making process
that was well designed by God and will eventually lead to the perfect human
community in the end time.[13] The
human intellect and imagination, Hick argues, has developed by interacting with
a dangerous environment.[14]
I
argue that Davis and Hick did not confront the theodicy question as a question
about concrete history but as a question of consistency among principles. By
stripping the Shoah of its historical and human particularity, and by reducing
the problems it raises into terms of magnitude or cost-effectiveness, these
thinkers treated the problem of evil and suffering only as an abstract problem;
moreover, they instrumentalized the Shoah by using it as the central test-case
against which to demonstrate the effectiveness of their theodicies. Davis and
Hick failed to see the Shoah as a reason to end or significantly change the
discourse of theodicy. They did not even consider the claims of those who
identified theodicy as empty and worn out, perhaps even dangerous and evil
itself.
Faced
with the Shoah, the God of classical theodicies either does not exist, or does
not seem to be good enough or powerful enough to be worth defending. The
project of modern theodicy to engage human reason and the creative and
transformative power of human beings in the reality of the historical world was
exposed as a failure. Human freedom and human morality did not produce a world
without suffering; instead, they produced a death machine that exceeded
preciously known levels of suffering and evil in its terrifying efficiency and
its massive scale. As Arthur Cohen declared, the death camps are unthinkable.[15]
Richard
Rubenstein, Elie Wiesel, and Theodor Adorno all declared the Shoah an end to
thought and meaning:
“How
can Jews believe in an omnipotent, beneficent God after Auschwitz? ...To see any purpose …is simply too obscene
for me to accept.”[16]
“In
truth, Auschwitz signifies not only the failure of two thousand years of
Christian civilization, but also the defeat of the intellect that wants to find
a Meaning—with a capital M—in history.”[17]
“Our
metaphysical faculty is paralysed because actual events have shattered the
basis on which speculative metaphysical thought could be reconciled with
experience.”[18]
These
writers’ respond here not with argument or clarification but with “paralysis”.
Defences of God and reason and metaphysics, and defences of history’s progress
and human morality and freedom are all absurd. Wiesel stays with the dead where
thought and theodicy vanish.[19]
Like Wiesel, Rubenstein and Adorno refused to make any kind of defence that
would make sense out of this tragedy. But they did move beyond silence to
address this history as an end to theodicy.[20]
Rubenstein, for example, claimed that this history destroyed the most
fundamental claims about God, and Adorno suggested it brought an end to
metaphysics. Behind the calls of many of these thinkers lay the awareness that
the Enlightenment, especially the German Enlightenment, despite its focus on
political liberation, and its initial improvement of conditions for Jews in
Europe, also carried with it the seeds of the terrible history that followed
because the Jews were only really “emancipated” through assimilation, and were
never really accepted as Jews[21]. At
least, we can see that Enlightenment commitment to human beings and human
freedom failed to protect these people and was itself deeply shattered by this
event.
Is Auschwitz an end to
all theodicy?
Johann
Baptist Metz was just a youth before and during World War II and he became
fully conscious of its significance for him, the church, and theology only
years later. Metz was a young child when the National Socialists came to power
in Germany. Looking back, Metz speaks of the “small town” and “arch-Catholic”
setting of his youth with a kind of sad astonishment at his lack of awareness
of the history taking place around him. Metz noticed that his own town was just
a short distance from the concentration camp where Dietrich Bonhoeffer was
executed, but that this geographic proximity had no effect on Metz’s small-town
family life.
For
Metz, the war marked the end of his childhood with a particularly disruptive
memory from his own time as the only survived 16-year-old boy on the German
front lines in an infantry company of youths of a similar age who were
completely wiped out in the night by an Allied bomber attack and armoured
assault. This memory interrupted his own history just as the Second World War
interrupted the history of all of Germany, “vanishing” (but not forgetting) all
his childhood dreams. This question haunted his life: “So, what does our faith
have to say to us about this? What if we use such memories to speak about God?”[22]
Metz
responds to Auschwitz as “an end and turning point for Christians” and argues
that Christians should not be apathetic. In fact, they should be extremely
interrupted by the Shoah. He attempts to keep those who suffer or have
suffered, especially the dead of the Shoah, at the centre of his theology which
I believe passing three stages of development:
The
first stage of Metz's critique runs approximately from 1957 to 1963. The
central texts of this period are Chapter I of Theology of the World [23]
which lays the foundation for much of his later critique. Here, he attributes
the cause of Christian apathy to the dominance within Christianity of a Greek
cosmocentric form of consciousness. Metz’s critiques of this behaviour will be
discussed in the section two.
The
second stage of Metz' s critique runs approximately from 1963 to 1970. This is
a period of transition from transcendental theology to the first phase of his
political theology. It is characterized by a growing discomfort with
transcendental Thomism, fuelled by newly perceived challenges to theology which
arise out of his meetings with Ernst Bloch, along with his participation, in the
early 1960's, in formal Marxist-Christian dialogue.
During
this period, Metz continues to attribute the cause of Christian apathy to the
dominance of the Greek form of consciousness within modern theology. That is,
modern theology remains, for the most part, socially and politically apathetic
because it is concerned only with private interiority and private morality. It
privatizes the Christian message by ignoring the socio-political implications
of Christianity's future-directed eschatological message.
The
third stage of Metz's critique runs from approximately 1970 until his
retirement. This is a second phase in the development of a political theology.
It is characterized by the correction and refinement of political theology
under the influences of such thinkers as K. Marx, T. Adorno, M. Horkheimer, W.
Benjamin, and of E. Kasemann's emphasis on the importance of New Testament
apocalyptic. Metz now attributes the cause of Christian apathy to
Christianity's captivity to the modern notions of history, reason, and
religion, which are woven into the fabric of modern consciousness. The modern
Christian subject is criticized for having lost his or her soul to the
Enlightenment. Christianity is therefore unable to live out the social and
political message of the Gospel. Metz maintains that the current crisis of
Christianity is not about the gospel message itself -which remains as
powerfully attractive as ever – but rather a ‘crisis of the subject’ who has
been charged with transmitting that message. Under late capitalism the
individual subject has become a weak, even endangered, species, and it is very
difficult for this poor creature to sustain an authentic and confident grasp on
the sacred. Metz’s challenges of the second and third stages which is the
central of his theology will be presented in section three.
Section 2. Metz’s
Intellectual Biography
This section presents an
introduction to Metz’s theology as Metz shifted away from transcendental
theology and began to develop a new political theology. Since Metz was deeply
influenced by those he was in conversation with, I will note in particular how
key interlocutors influenced the direction of his thought.
From Transcendental
Theology to Political Theology
Metz’s
devotion to the problem of suffering did not commence instantly. Rather, his
focus was initially to develop a theology capable to confront “the world as
history.”[24]
Through the framework of the theodicy debate presented in the last section, we
saw how claims about God’s order and salvation history were slowly displaced,
beginning in the early Enlightenment, as attention to the powers of human
reason and human action in history developed. It was from this foundation that
Metz first began to develop the theological focus on the human subject by
examining more deeply how this subject lived concretely in history.
Met’s
theology of the world and political theology are grounded in an understanding
of human person’s relation to God which is co-constituted a priori with
shared being in a shared world. He does not attempt to speak of Being
abstractly and absolutely apart from human person’s existence in the world. He
distinguishes between Being, human person’s existence in the world and material
entities on the principle of identity in difference, unity in multiplicity.
Both transcendental and ontological differences are considered in terms of the
categories of human person’s subjectivity and historicity. Transcendence occurs
in an “ecstasy” in which human person momentarily moves beyond them
without completely escaping the horizon of shared being in a finite world.
Social Dimension –
Dialog with the World
Both
Kant’s critical method and transcendental Thomism consider human person almost
completely as an individual. For Metz, the addition of this social dimension is
necessary from both a methodological standpoint and with reference to
contemporary apologetics: “The theological response today must take as its
primary task the development of the social implications of the Christian
understanding of faith and the Christian promissory gospel.”[25]
Metz
continued to search for better ways to approach the world as history and
therefore as an event of human understanding and action, not merely as a fixed
framework like nature or cosmos.[26] But
this meant confronting the modern claim that the world is an increasingly
secular world, and that such secularity is progress (as a casting off of an
earlier immature dependence on authority). Metz’s first book after his move to
Munster, Theology of the World, shows his response to modernity and
secularity shifting. At first, Metz agreed that the modern increase of
secularity was a form of progress: the increasing secularization shows
Christianity finally becoming historically effective.[27]
Secularity arose not against but through Christianity, Metz
argued.[28]
Metz based this argument on an analysis of the incarnation. God is a God of
history, who in becoming incarnate actually appears in history and makes
transcendence itself a historical event.[29]
Metz used the theology of incarnation especially to emphasize that the world in
which God acts is the world of human beings, the anthropocentric world.[30] In
this way, there is no dualism between God and the world but instead a
dialectical unity between the two.[31]
Metz
thus argued that secularization was a kind of heir or child of Christianity
itself. This argument, however, defended the development of secularity, but it
did not leave much room within this defence to criticize the modern world. Much
as Augustine once did, Metz interpreted the historical crisis of his time as
part of God’s plan and as working towards God’s order. In Theology of the World
Metz used the cross as his primary but limited ground for critiquing the modern
world. While the incarnation emphasizes God’s acceptance of the world, the cross
reveals the world’s constant protest and rejection of God through the world’s
mistaken assumption that God’s presence in history is a danger to human liberty
and autonomy.[32]
Metz saw Christ’s suffering in this context as well. To be truly human means to
be open to suffering, as Christ was, Metz argued, but the sin of humans, the
fundamental human concupiscence, is to reject such openness. Metz analysed the
incarnation as God’s acceptance of the human other, and he analysed the cross
as humanity’s rejection of the divine other. Metz’s later theology is shaped by
his central concern for the suffering of “the other” who is the other person.
Here in this early work, Metz confronted “otherness” primarily in terms of the
God-human relationship.
Christian-Marxist
Dialogue
Metz’s
secularization thesis, however, came under serious criticism from many of his
contemporaries. Hans Blumenberg, in 1966, attacked such theories that see
modernity merely as a kind of secular Christianity as not as “legitimate” in
its own right.[33] Metz eventually abandoned the secularization
approach, although he continued to argue that the best principles of modernity
(such as authentic human freedom and community) are rooted in Christian
principles. Metz, however, found new directions as he explored the thought of
the revisionary Marxists and the Frankfurt school members and in particular,
Ernst Bloch.
Bloch’s
philosophy was profoundly centred on the human person, emphasizing the
revolutionary force of hope and praxis in seeking a more fully human ultimate
future.[34]
Bloch rejected traditional metaphysics for its failure to addresses anything
other than “what is” and he developed his ontology of history and attention to
hope in order to articulate categories for what has not yet been.[35]
Unlike some of the theodicies discussed in section one, Bloch offered no
defence of God or defence of traditional metaphysics or argument for what
“should be;” instead, Bloch cast his argument more negatively as an argument
for “what has not yet been.” Human consciousness projects itself into the
future, judging “what is true, good, and beautiful in present reality” and then
generates images of the true, good and beautiful of what is “not yet.” Not just
any future can be. Rather the future imagined and hoped for must be one that is
really possible. Metz recognized and explored the parallels between Bloch’s
defence of the transformative power of hope and the eschatological hope of the
Bible.
Although
Metz found Bloch’s analysis of hope and the future very compelling, Metz could
not accept the way Bloch insisted that hope only arises from the human and
never reaches beyond the human. Metz instead understood human nature in a
religious context where both the responses to the problems of human existence
and the ground of human existence itself reach into the transcendent.
However,
as Metz continued to try to understand human beings and their search for God in
a more intrinsically concrete and historical way, Metz found in Walter Benjamin
and the thinkers of the Frankfurt School some of the thematic and critical
tools he needed. Metz’s book, Glaube in Geschichte und Gesellschaft
(1977), or Faith in History and Society, is Metz’s key articulation of
the political theology he developed through these encounters.
One
of the earliest essays Metz included in Faith in History and Society was
an essay on dangerous memory. Metz found in this idea of dangerous memory a new
way to approach to the biblical tradition and therefore also the Christology
and the theological anthropology he derived from it. Metz objected to Bloch’s
interpretation of the human being who drives towards a “not yet” that
transcends, but ultimately breaks apart from, the society that already is. Metz
quickly linked Benjamin’s attention to memory as the fundamental form for the
church’s expression of faith: “In faith, Christians accomplish the memoria
passionis, mortis et resurrectionis Jesu Christi.”[36]
The central eucharistic act of the church is the sacramental remembrance of
this history. Metz saw this dangerous memory of Christ as opposing the problem
of history told by the victors since Jesus is remembered as one who confessed
himself “on the side of the oppressed and rejected” and who proclaimed the
coming kingdom of God “as the liberating power of unconditional love.”[37]
Metz argued that the memoria passionis thus has a specific content that
makes it disruptive and dangerous to any system that does not share its values,
values which come from a God committed to human beings. For Bloch, hope was not
grounded in anything outside the human being. Metz appropriated Benjamin’s idea
of dangerous memory, without making it alien to human being, and used it to
ground human hope for the future in the disruptive and dangerous memory of the
central Christian history of relationship between God and humankind.
Metz
entered more deeply into the debate with Marxism at least in part because he
observed it “shaking the very foundations of theology and Christianity as a
whole.”[38]
When
the human subject is assumed to be a middle-class subject this brings the whole
way of human life under middle-class interests, interests Metz characterized as
“private” and “individual,” motivated by personal interests in trade,
consumption, property, government and religion. When religion is privatized in
this way—when it becomes “bourgeois religion”—it loses interest in the
dangerous and disruptive powers of the biblical histories of faith and the memoria
passionis and religion thus risks becoming instead “an endorsement and
reinforcement for those who already have...”[39]
Metz argued that the bourgeois assumption that all transactions take place
between equal partners fails to recognize the authority of tradition, which
should not be a coercive or domineering tradition, but should be like the
biblical tradition of God’s commitment to human subjects, which acknowledges
“the authority of freedom and justice on the one hand and suffering on the
other.”[40]
Further, Metz warned, when privatization controls tradition, those attributes
of faith that have no exchange value, like justice, mourning the dead, being
willing to accept guilt, are lost.[41]
The
language of memory and praxis allowed Metz to leave behind the more theoretical
transcendental method of his teacher, Karl Rahner, and of his own early
theology and to develop a new category of reason that is made practical as
memory and in narrative. Metz drew on the language of narrative to further
emphasize his new methodological grounding in praxis. Narrative depends on
memory: a story must be told so that it will be remembered, for stories depend
on those who remember them to tell them again. The language of narrative is
closely tied to experience, and as such is not an abstraction from particular
social and historical contexts but depends on them even as it seeks to
communicate through them. Metz found the idea of narrative appealing in its
appropriateness to be used in defence of the value of the biblical narratives
and the way they have been retold throughout their history. Narrative can do
what argument cannot do, Metz maintained: narrative can communicate the new,
especially what is “new” about Christ and what is “new” and interrupting in the
story of salvation to the histories of suffering.[42]
In the mid-seventies Metz shifted his focus on memory and narrative into a more
broadly biblical and less explicitly Christological context. In his later
essays in Faith in History and Society, Metz wrote of the “Old Testament
and New Testament histories of faith,” instead of focusing only on the
Christological memoria passionis.[43]
Metz
developed his theological anthropology explicitly from these biblical
“histories of faith.” In his consideration of the biblical narratives, Metz
located a notion of the human subject that is always simultaneously religiously
and historically embedded. Metz used these biblical histories of faith to point
to a biblical notion of the subject that is always constituted in both its
relationship to God and its relationship to other subjects.[44]
Political and
Apocalyptic Christology
Instead
of beginning from an analysis of the meaning of incarnation, in Followers of
Christ, as in “Our Hope,” Metz insisted that Christ is only known through
following him.[45]
A
theoretical analysis of his being does not teach what a practical following—a
practical knowledge—of Jesus’ way teaches. This way is known through the
biblical narratives. Metz insists however, that a Christology known through
discipleship is not just taking Jesus as an ethical model.[46]
To follow Christ, or as Metz says, “to re-present” Christ, demands imitating
his “poverty of spirit.”[47]
Poverty of spirit counteracts the principle of exchange by valuing those things
that have no market value but are valued by God.[48]
Jesus’ life leads to God, to the God who is “a God of the living and the dead
and a God of universal justice and the resurrection of the dead.” In other
words, Jesus leads to a God committed to human beings.[49]
The memoria passionis must be remembered and made practical in both the
political and mystical imitation of Jesus’ commitment to human freedom. Metz
always emphasizes both the mystical and political aspects of following Christ.
A political imitation means standing with those who are suffering and oppressed
and sharing in the struggle and the suffering for their freedom to be subjects
in history. The mystical imitation “anticipates a future” for those that
history tramples down, accepting guilt and responsibility for historical
failures and hoping for justice and freedom even for those already dead.[50]
Metz
emphasized the importance of responsibility for guilt and the remembrance of
the dead as two essential resources of faith that resist the wider society’s
tendency to reduce everything to the level of market value. Metz’s Christology
is often expressed in short form in terms of the memoria passionis. But
it must not be forgotten that Metz’s theology is never simply a memoria
passionis but always a memoria passionis, mortis et resurrectionis.
Metz’s constant references to the dead and to God as a God of the living and
the dead is Metz’s own “category of resistance” against the political systems,
like Marxism, that hope for rescue only for future generations. Metz asks for
more. However, as his theology becomes less explicitly rooted in Christology,
his focus on the dead and on the hope of resurrection is moved into the
language of the apocalyptic. God still must be God for the living and the dead,
but this demands a change to history itself.
Section 3. Metz’s
Theodicy: History as a History of Suffering
I
divide this section in two main parts. First part considers Metz’s early
engagement with the theodicy debate and second part examines how he adapted
this debate later in his political theology.
Engaging the Theodicy
Debate: Dialog with Ernst Bloch
Bloch’s
theodicy, while itself unique, remains connected to the kinds of criticism Marx
himself brought to religion and its response to the problem of suffering. Like
Marx, Bloch also pursued passionately a response to suffering that takes place
within history, however Bloch argued for praxis in history instead of religious
claims about God’s concern for suffering that seemed to promote primarily human
obedience and inaction. With Bloch, then, Metz entered the theodicy debate at a
point where the traditional defence of God was identified as standing in opposition
to any real defence of the human being’s blame. Metz rejected this opposition
and insisted instead that hope in God is always a hope for human beings, and
that religious faith can thus positively shape politics and society.
Nevertheless, Metz also accepted much of Bloch’s approach and critique. Metz
further appropriated the general characteristics of Bloch’s theodicy in its
focus on the interrupting questions that arise out of suffering and their
relation to the future-oriented character of human hope. Metz followed Bloch by
emphasizing human questioning and searching as he also began to write about the
“theodicy-question” in contrast to theodicy as answer or as justification.
Bloch opposed the questions of Job and Jesus that arose out of suffering to the
answers of theology and theodicy have given to them, answers Bloch interprets
as false and stifling. In his encounter with Bloch, Metz argued that Job and
Jesus’ questions are not opposed to theology and theodicy; rather, they stand
at the centre of them.
Bloch
argued that authentic human being is possible only after it breaks free from
the religion that suppresses it. Bloch saw Job and Jesus as models of human
potency, not as models of faithfulness or obedience to some God. Similarly,
Bloch read the exodus as an event of hope not because the exodus was initiated
and sustained by God but because the exodus was an exodus from God and the
status quo towards a better future for human beings. Bloch described Job and
Jesus are part of “the underground opposition movement to Yahweh.”[51]
In
the persons of both Job and Jesus Bloch saw the questioning, the freedom, and
the potency that bring real hope for a new future. The church, on the other
hand, Bloch claimed, reduced the bitterness of Job’s protest to the “banal
level” of his comforters’ obedience and stands against the human drive for a
new future.[52]
Bloch was deeply critical of the church for
what he saw as the church’s concern for its own power and its history of
disregard for those who disagree with it. Bloch described the church
functioning “[w]ith a papal blessing for the Francos of every area, and pious
prayers rising for their victory; with eyes shut as if by arrangement whenever
Jews or heretics were (ever more expertly) burnt.”[53]
Many
have asked Job’s question before, “where then is God?” but Bloch argues that
Job’s position is new because Job’s was the first to accuse God of failing to
end suffering and evil.[54]
In
Bloch’s reading, Job trusted God but found himself deceived; Job yearned for a
better world but realized that a better world would not come from God but from
human beings.[55]
For
Bloch, the right response to suffering is never an “answer,” and hence it is
never a theodicy in the sense in which the term is usually understood; rather,
the only right response is to keep questioning. Bloch argued that it is the act
of questioning that interrupts the wrong responses towards something
better. Theodicy as an apology for God is rejected, but unlike Feuerbach or
Marx, Bloch insists that theodicy as a problem or question—though
transformed—remains.[56]
Bloch recognized that responding to Job's theodicy question simply with a
rejection of God only redirects the question: Job's experience in the world and
its unconcern for human beings remains. Without God, the theodicy question (now
radically transposed) interrupts the world’s disinterest in human being and
human suffering.
Bloch
refused to justify God or nature or the social world for its unfeeling
treatment of humankind. Instead he presented the questions that arise out of
suffering as a hunger—“the unassuaged, explosive hunger of the life-force”—for
a better human future, for the “true human possession” of what is “continually
Not-yet.”[57]
For
Bloch, the theodicy-as-answer must be rejected, while the theodicy-as-question
expresses an unsilenced and rebellious power—a radical humanism in the face of
the world's inhumanity—that disrupts the status quo and drives towards the
future.
Although
the hope Bloch described has a religious character, it is not ultimately grounded
in God or anything outside the human. The human transcending is not satisfied
by ending up in something non-human, something transcendent or divine. Bloch
presents the theodicy question as a human process, even a human mysticism, that
critiques and rebels against existing power structures (even divine ones) and
strives towards an anticipated but still unknown and outstanding future.
Metz’s
first sustained discussion of theodicy shared Bloch’s use of the theodicy
question as a tool to critique ideologies, including those of the church.
Like
Bloch, Metz criticized theodicies that “answer” the problem of suffering with
what amount to as a justification of the circumstances, and Metz emphasized
instead the questioning, hope-driven, future-oriented questions that arise from
suffering. However, Metz rejected Bloch’s “transcending without transcendence,”
and argued instead that the human hope and drive towards the future must be
grounded in more than just the human: namely, human hope must be grounded in
God.[58]
Unlike
the classical theodicists examined in section one, Metz did not seek to defend
belief in certain characteristics of God, God’s goodness and omnipotence,
although neither did he revise them as non-classical post-Shoah theodicy did.
Metz rejects “argumentative” approaches to the theodicy question in general
because of the ease with which they can become separated from concrete
historical negativity. Instead, Metz attempts to confront history as a
disruptive history and within the concrete context of such history seeks to
emphasize the importance of a praxis of solidaristic hope.
In
his early essays, Metz emphasized the
importance of human responsibility for suffering and failure and the Christian
message of redemption as the ground of this focus: Metz defended the Christian
message of redemption as one that narrates a fuller version of the history of
freedom as “freedom on the basis of a redeeming liberation through God in the
cross of Jesus.”[59]
Metz’s later essays, on the other hand, although they still emphasize the
central importance of acknowledging guilt and responsibility, are marked by a
strong critique of Augustine’s focus on redemption and seem to draw God and
God’s responsibility back into the question.
Both
Metz’s focus on redemption and his focus on the hope that is not only for the
future but also for the past and the dead function as correctives to Bloch’s
theodicy. These correctives prove to be particularly important to Metz’s
attempt in “Our Hope” to respond to the history of Germany and the Shoah, an
attempt that catalysed the development of his own political theodicy.
Christology emerges as of central importance in this document, though the
character and function of such Christology within Metz’s theodicy shifts in the
subsequent years.
Theodicy as an
Interrupting Question
Metz’s
earliest reflections on Bloch’s theodicy were recorded as an essay in chapter
seven, “Redemption and Emancipation,” of Faith in History and Society.
In this essay, Metz used the theodicy question, like Bloch, directly against
the familiar meaning of “theodicy” as a justification of God that seems to
whitewash over the evil in the world. He acknowledged the failure of
traditional theodicies to respond practically to the problem of suffering, and
the corresponding attempt of theories of emancipation to respond better. Metz
recognized that Christian theology had grown too skilled at stepping outside of
concrete history, as it does for example, when it presents salvation only as an
interior individual experience: Metz argued instead that theodicy must enter
into the dissonance or “non-identity” of the human historical experience.[60]
In
Metz’s critique, both classical theories of redemption and modern theories of
emancipation have attempted to defend themselves from responsibility towards
those who suffer in history. At the root of this avoidance are problematic
understandings of human freedom. Metz attacked both theories of emancipation
and theories of redemption by arguing that to address the question ‘who makes
human history?’ brings with it the challenge ‘who bears responsibility for
human misery?’ By analysing authentic human freedom in terms of responsibility,
Metz joined the religious language of responsibility and repentance to the
theodicy question and its critical and interruptive power. Metz accepted the
critique by Marxism and other theories of emancipation that the classical
theodicy of the church has tended to uphold God’s freedom to the exclusion of
human freedom and responsibility. Freedom, Metz argues, is not simply the
“self-liberation of human groups and classes from subservience, from an
underprivileged status, and from social repression,” but is also the freedom to
be fully human and thus responsible even for one’s own failures.[61]
Emancipation
theories merely transpose the theodicy that tries to justify God for the state
of the world into an anthropodicy that seeks to justify human beings. Metz
insists that accepting responsibility for historical failures is the only way
break the cycle of answering the theodicy question with theodicy as
justification. Metz was not soliciting to destroy the modern emphasis on human
agency, human freedom, and human responsibility in this world of history.
Instead, Metz argued that the freedom on which theories of emancipation are
based is not real freedom if it does not also accept responsibility. The
history of freedom thus must also be recognized as a history of guilt and
responsibility. No theory can analyse the history of human freedom as merely a
history of success, triumph, and victory, rather, it is also must confront
human guilt, alienation and failure.[62]
Theodicy and “Our
Hope”
“Our
Hope”[63]
begins with the proposition that in such times the church must give account for
its hope, an account which at its core means addressing “the question whether
the body of Christ really has meaning in this time.”[64]
For Metz and the West German Bishops, this meant addressing the crises of
growing secularity in society and in political hopes for emancipation that
seemed to unseat religious hopes, and the parallel crisis of a Christian
tendency to separate faith from history and society—especially in relation to
the history of Auschwitz.
I
believe that drafting “Our Hope” functioned as a catalyst to Metz’s political
theodicy and thus to his theodicy’s role in shaping his political theology.
“Our Hope” presents a proclamation of the hope of the church, responding to the
various tragedies connected to the new modem situation of a separation between
church and world, faith and society. “Our Hope” begins with the proposition
that in such times the church must give account for its hope, an account which
at its core means addressing “the question whether the body of Christ really
has meaning in this time.” For Metz, this meant addressing the crises of growing
secularity in society and in political hopes for emancipation that seemed to
supplant religious hopes, and the parallel crisis of a Christian tendency to
separate faith from history and society—especially in relation to the history
of Auschwitz. “Our Hope” compelled Metz to address the concrete crises of a
recent history in which the hope of the church seemed to fail as a society
steeped in Christian tradition was indifferent to and even contributed to the
suffering of the Jews at the hands of the Nazis. This work catalysed the
development of Metz’s political theodicy as question for the salvation of the
other that demands the response of a community.
Theodicy and the
Meaning Community: Reorienting the Church and its Theology
The
church is the primary theological locus of Metz’s response to Auschwitz because
it is the church that must accept the critique of his history and also the
church as a meaning community that bears the responsibility to respond. The
church further needs a theology that identifies itself this way. This is not to
say that Metz saw the church as the cause of this tragedy, nor that he was
unaware of the many and complex historical and political causes. But Metz sees
Auschwitz as an issue for the church because of the character of the church’s
hope. Hope in God demands the response of the church community to the suffering
of others, but Metz finds in the history of this community an indifference and
apathy towards the suffering of others, and especially towards the suffering of
the Jews—that contradicts the Christian hope. The church should have done more
to protect and to rescue the victims of the Shoah. In the West German ecclesial
document, Metz helped initiate a confession and reorientation for the church,
and he developed this work after “Our Hope” as central to his own pursuits as a
theologian.[65]
Metz
insists that to talk of God after Auschwitz—to do theodicy credibly—requires
recognizing Auschwitz as “an end and a turning point for us Christians.”[66]
The
post-Shoah theodicies of Stephen T. Davis and John Hick discussed evil and
suffering abstracted from specific historical conditions and they focused on
Auschwitz the same way, considering none of its specific historical conditions
beyond its size. In these two essays, however, Metz insisted that the questions
posed by the Shoah are not abstract questions and thus cannot be addressed by
abstract responses. Metz refused to approach the Shoah as a crime limited to
National Socialists or to Germans and thus as removed from any charge of “Christian
causality,” and Metz further refused to approach the Shoah merely as a type or
symbol of all catastrophes.[67]
Christians must recognize it in its particularity as a “spiritual catastrophe”
for Christian faith claims.[68]
However, Auschwitz is a problem for the church and for theology because it is
first and foremost a problem about the suffering of human beings; it is only as
a problem about human beings that it exposes the tendency of theology to remove
itself from the disruptive suffering of human beings and into a ordered world
of concepts: “For the sake of Auschwitz they have to be seen—the destroyed
faces, the burned eyes, of who we can only tell, which we can only remember,
but which cannot be reconstructed in systemic concepts.”[69]
Metz
also emphasizes that the language of truth and meaning must change in response
to Auschwitz, and that this includes changing the church’s self-understanding
about the nature of its own connections to God, meaning, and truth.[70]
Metz objects to any Christian theology that can or has used claims of “truth”
to justify the suffering of others. Instead, any authentic response to the
God-question demands staying connected to people and communities in their
concrete situations: “With Auschwitz, the epoch of theological systems which
are separate from people and their concrete situations has come to its
irrevocable end.”[71]
Metz
sees Auschwitz is not a mere type or symbol of massive suffering; it is a real
history of human suffering. The theology that presents the church’s hope must
be revised into the historical and social language of the subject; Metz
responds to this demand with his revision of theology into a political theology
according to the church’s calling to defend hope in concrete history. A
political defence of hope is “not pursuing a debate between subject-less ideas
and concepts. Rather, we seek the concrete historical and social situation of
subjects, in their experiences, in their suffering and struggle and their
opposition.”[72]
Christians who answered
the question “where is humanity?” during the Shoah with their own absence
cannot now speak credibly of God’s presence in Auschwitz. Instead, the
credibility of hope in God is dependent on the solidarity of one’s hope—where
and with whom one stands in history.
Deciding
where and with whom Christians stand in history in the present cannot be done
without first considering where Christians stood while this history was taking
place. “We encounter in this suffering first of all only the riddle of our own
lack of feeling, the mystery of our own apathy, not, however, the traces of
God.”[73]
For
Christians to remain untouched by this tragedy, to attempt theodicy as a
“justification of God” from the outside, perpetuates Christians’ failure to
know God; Metz calls it “blasphemy.”[74]
Christian theology after Auschwitz, Metz says, can only be done “in the face of
‘the Jews.’”[75]
One
cannot, Metz argues, stand outside of this history and talk about God in terms
of abstract theological concepts. Instead, to be a community of hope the church
must listen to witnesses like this, and remember and retell such stories, even
if the stories are about despair that challenges and disrupts hope. Accepting
the disruption of such an account is the only way to hold on to the
subjects—the human beings—who experienced this suffering. Further, only by
understanding the failure of the Christian community in this history is it
possible to correct the church’s praxis of hope. In particular, the church as a
community of hope must be understood as one that is intertwined with the Jewish
community of hope.
Section 4. Critiques
of Metz’s Political Theology
This
section presents an evaluation of Metz’s focus on the Shoah, particularly in
terms of two contemporary key critiques of the theology that result from his
focus on Auschwitz. First, I look into Gustavo Gutierrez’s critique that “after
Auschwitz” does not precisely describe the situation of theology in Latin
America. Second, I examine M. Shawn Copeland’s assessment that Metz’s concept
of the “other” and its connection to the European context, is not sufficiently
attentive to those still more “other,” namely, to poor, exploited women of
colour.
The Liberation
Theology of Gustavo Gutierrez
Like
Metz, Gustavo Gutierrez recognizes human suffering as a crucial challenge that
turns theological thinking.[76]
Gutierrez recognizes Metz’s theology for its “refined human and historical
sensitivity” in its attention to the context of theology after Auschwitz, and
in its concern to address the responsibility of Christians. Gutierrez notes
that Christians must also confront their responsibility to the situation in
Latin America, as they must to the Shoah.[77]
Gutierrez agrees that the Shoah is a challenge and a reproach to Christian
conscience that must be addressed in order to talk about God. But Gutierrez
also differentiates his situation from that of Metz. Gutierrez states: “It
needs to be realized, however, that for us Latin Americans the question is not
precisely ‘How are we to do theology after Auschwitz?” Instead, Gutierrez
claims the problem is “How are we to do theology while Ayacucho lasts?”[78]
Gutierrez
makes this distinction between Auschwitz and Ayacucho in terms of place and
time. The Shoah occurred in Europe and ended decades ago, but as he writes
“cruel murder on a massive scale” continues in Latin America.[79]
Gutierrez realizes Metz’s focus on Auschwitz as suffering happened in the past,
and differentiates his own problem as one concentrated on the Latin American
situation where suffering is continuing in the present. Gutierrez’s contrast
between theology “after Auschwitz” and theology “while Ayacucho lasts” is not
intended to privilege of the suffering of Christians over the suffering of
Jews. However, I argue if we take seriously Metz’s argument that Christian
theology must be converted from its long history of indifference and violence
towards the Jews, then we must admit that Gutierrez’s distinction between
Auschwitz and Ayacucho does not effectively challenge the traditional Christian
tendency to be more concerned for Christian sufferers than Jewish ones.
I
find the paradigms of suffering for Gutierrez and Metz are different, but
behind these different paradigms both thinkers are concerned to address the
relationship between the faith or hope of the church and the world. For Gutierrez
the question of the relationship between church and world—“between the Kingdom
of God and the building up of the world”—is “what relation is there between
salvation and the historical process of the liberation of man?”[80]
Although Gutierrez criticized some of the same models of this relationship as
did Metz, in A Theology of Liberation, Gutierrez’s early foundational
work (first published in Spanish in 1971), Gutierrez recognised the challenge
of the affiliation between the church and the world as a dissimilar issue than
the one in Europe.[81]
Gutierrez discussed Metz’s early essays in The Theology of the World,
where Metz suggested that secularity did not arise against Christianity but
through Christianity (in God’s incarnational acceptance of the world as other).[82]
Metz identified the problem of the relationship between church and world in
Europe as a tragedy of the irrelevance of the world to the church. In contrast,
Gutierrez indicated that the church in Latin America have not been
substantially privatized and actually remain to be a challenging part in
strengthening the social and political powers.[83]
Here I can see Gutierrez strongly blames the church has been “tied to the
exploiting classes”[84] in
Latin America.
In
Latin America, Gutierrez sees not only the problem of the suffering of the
poor, but also their deep faith and their struggle for liberation. Gutierrez
identifies this world of suffering and oppression as a religious world.[85]
In
analysing the situation of the poor in Latin America, Gutierrez recognizes both
suffering and grace, both the crucified Christ and the Easter victory of life
over death.[86]
Gutierrez hears the theodicy question rising out of the situation of the poor
but from the beginning he casts these questions in a more explicitly religious
manner than does Metz.
For
Gutierrez, by placing oneself with the poor and within their active struggle
against suffering and oppression, one can proclaim the immanence and presence
of God. For Metz, however, because the Shoah is an event in the past, we cannot
now stand with its victims in the same way that one can still stand with those
who are suffering in Latin America, so such “proclamation” is not possible.
Metz faces the history of the Shoah as a history of Christian failure—most
Christians did not stand with those who suffered and were oppressed, Metz
correspondingly restricts the right to proclaim God’s presence in the tragedy
from those who stood outside of it. However, because of Metz’s focus on a past
history of failure, language like proclamation is restricted for Metz in a way
that it is not for Gutierrez. Gutierrez, on the other hand, focuses
particularly on the experience of God’s liberating presence that is felt even
within the midst of poverty’s suffering and oppression.
I
realise that for both Metz and Gutierrez, the theodicy question, asked from the
context of a concrete history of suffering, orients the community and its
theology by calling for praxis in solidarity with the other who suffers.
Gutierrez goes beyond Metz’s theodicy when he explains that the suffering of
the poor is “because the crucified Jesus dwells there, and with him all who
suffer unjustly, all the poor and despised of the earth.”[87]
Gutierrez speaks more positively than Metz of the presence of God in suffering
and he powerfully develops the language of the cross and the crucified to
describe the poor and thereby to reveal God’s preferential love for the very
people whom society and even the church have treated with contempt.
Like
Metz, Gutierrez highlights the contrast between Job and Job’s comforters as a
contrast between Job who spoke to God, and Job’s theologian friends who only
talked about God.[88]
Job
speaks out of his personal experience and the thinking that experience yields,
he asks questions and has the honesty and courage to seek new understanding,
whereas his friends just “repeat ideas they have learned in the past.”[89]
Gutierrez
thus argues that the book of Job demonstrates the failure of Job’s comforters:
by interpreting the relationship between human beings and God only through the
narrow lens of temporal retribution Job’s comforters distort the understanding
of God and produce contempt for human beings.[90]
Gutierrez similarly criticizes the church for focusing excessively on
retribution in its treatment of the poor, by often upholding the assumption
that poverty is God’s punishment to the sinful and the lazy and wealth is God’s
reward to the just.[91]
Both Gutierrez and Metz thus reject the classical theodicies that protect God’s
innocence (or the innocence of existing social conditions as products of God’s
will) by emphasizing human sin and guilt. Both seek instead to attend to the
problem of those who suffer innocently or unjustly and both call human beings
to live out their responsibility towards those who suffer. Nevertheless, Metz
and Gutierrez deal with the question of God and God’s responsibility for
suffering differently, which is in turn related to their different analyses of
the faith community that is formed in response to those who suffer.
Gutierrez
argues that Job knows his friends’ theology is wrong because his own experience
contradicts it.[92]
Job’s personal experience gives him the ground from which to reject the
theology of his comforters. Job’s own experience, however, is not enough to
teach him a new theology. Instead, Job uncovers a new theological perspective
the more deeply he considers the experiences the poor and those who suffer, in
other words, the more deeply he considers the suffering of others. Both
Metz and Gutierrez see the authentic human being and authentic human community
formed in praxis and hope by sharing in the suffering and the struggle of the
other. The different paradigms of Auschwitz and Ayacucho, however, means that
the “other” Metz addresses is primarily the Jewish other, while the “other”
Gutierrez addresses is primarily the poor Christian other. In the suffering of
the poor of Latin America Gutierrez sees both the crucified Christ and the
living and active presence of God with them: “Our theological reflection thus
starts from the experience of the cross and death as well as from the joy of
the resurrection and life.”[93]
Gutierrez’s analysis of this suffering, then, sees both the suffering that
leads to death and also the liberating struggle within that suffering that
brings life. Metz, on the other hand, sharply restrains Christological
interpretations of the suffering of Jews in Auschwitz. Metz argues that
Christians cannot impose their own interpretations on the Jewish victims of
Auschwitz who did not interpret their suffering this way. On the contrary,
Christians must correct the theological tendencies that have excluded the Jews
as Jews from Christian concern and that have fostered the long history of
Christian indifference and violence towards them. Metz’s approach would recognize
this danger in Gutierrez’s theology.
I
see further the implications of the crucial differences between the role of
Christology for Metz and Gutierrez particularly well in their interpretations
of 1 Corinthians 15:12-19, a passage that discusses the relationship between
the resurrection of Christ and the resurrection of the dead. Metz emphasizes
verse 13: “If there is no resurrection of the dead, then Christ has not been
raised.” Metz uses this statement to link Christian claims about Christ to the
same “painfully open eschatological flank” as the hope for the final
resurrection of all the dead.[94]
Thus Christians, like Jews, live as a community of hope that is still waiting
in anxious eschatological and apocalyptic expectation, for a hope that has not
yet been fulfilled.[95]
Gutierrez, on the other hand, focuses on the verse that follows, verse 14: “and
if Christ has not been raised, then our proclamation has been in vain and your
faith has been in vain.” Gutierrez emphasizes not the eschatological waiting
for the resurrection of all the dead, but how hope and faith form the
community, a community built in active witness to Christ’s resurrection from
the dead: “The followers of Jesus are witness to the resurrection. It was this
testimony that brought together, and still brings together, the ecclesial
assembly.”[96]
Gutierrez again emphasizes the central experience of the presence of Christ and
salvation at work in the historical world.
In
essence, both Metz and Gutierrez call the church to witness to its hope in history,
but Metz emphasizes the hope for a future that is still outstanding whereas
Gutierrez emphasises the hope that is present and transforming the community
now.[97]
The Feminist Critique
of M. Shawn Copeland: Encounter the Otherness of the Other.
In
tackling the calamity of the Shoah, Metz pursues a theological approach that
eliminates Christians to discover any sense in the anguish of the Jews.
Nevertheless, one of the results of this method, as many of Metz’s critics have
noticed, is that Metz appears to speak of those who are the sufferers, and not
as victims who themselves are also battlers for adjustment. These comments are
frequently raised by feminist theologians.
Copeland
focuses her critique on the assumptions made about the subject’s race and gender.
Like Gutierrez, Copeland sees in Jesus the revelation of God’s preferential
love for the poor and the outcast. She follows this revelation to the
realization of a new anthropological subject of Christian theology: “exploited,
despised, poor women of colour.”[98]
As a
concrete example of the deep failure to see both the otherness and the humanity
of “another,” Copeland examines a disturbing news story of a black woman,
Fatima Yusif, mocked and derided by white men, women, and children as she gave
birth at the side of the road. These people who watched with laughter and jeers
without any offer of aid saw only Yusif’s otherness.[99]
Copeland argues that the understanding of a common humanity must include the
clear welcoming of otherness and difference and must reject the racist bias
that opposes it. Using Bernard Lonergan’s teaching on the oneness of humanity
as an intelligible reality, Copeland emphasizes this universality. Humanity is,
Copeland insists, one intelligible reality: “multiple, diverse, varied and concrete,
yet one. Whether white or red or yellow or brown or black, whether male or
female... human beings are intrinsically, metaphysically, ineluctably
connected.”[100]
Like Metz, Copeland identifies the central problem not that there are
differences between human beings, but that there is indifference to certain
human beings.[101]
But Copeland highlights the particular difference and otherness of poor,
exploited women of colour within the vision of universal, shared humanity that
can easily slip out of Metz’s highly generalized references to “others.”
Copeland
emphasizes the importance of listening to the other in order to know the other
in her or his humanity.[102]
She brings the voices of these women into her theology and mediates these
experiences to her readers. She critiques especially the language of white
women who assume that their own speech can adequately communicate the
experiences of marginalized women of colour and she demonstrates how such white
women can end up negating and dissolving the speech of these others by failing
to address the uniqueness and difference of their experience.[103]
Copeland turns instead to listen to the voices of these others. Her study of
the voices of black women’s suffering under slavery, as written in their own
narratives, brings these voices powerfully back into the conversation.[104]
Copeland demonstrates how these women, despite terrible suffering and
degradation, discovered in their own interpretation of Christian faith the need
to resist the Christianity of the plantations that tried to bind them to their
enslaved condition. Copeland emphasizes the agency of these suffering others;
these women must not be seen simply as victims of suffering but as those who
struggled “to grasp and manage” the oppression and evil of their situation.[105]
These women acted in resistance to their situation to a significant degree by
using memory to hold on to identity, culture, and self.[106]
Copeland brings these voices and their stories into the meaning community by
remembering and retelling their concrete histories of suffering and memories of
freedom, so that the meaning community today can continue to hold on to these
subjects and can allow their resistance to continue to transform society today.
Like Gutierrez, Copeland highlights the resistant and liberating power that
poor and oppressed people have found in their faith and have used to protest
against and transform their social and political marginalization.
But
the fact that Copeland better involves the voices of poor, despised, exploited
women of colour than does Metz does not undermine the value of Metz’s own
concern to confront the Shoah and the otherness of the other who suffers when
that other is Jewish. Like Gutierrez, Copeland focuses on suffering in a
Christian context and locates the potential for an authentic praxis of
solidarity in the cross of the crucified Jesus. When Metz sees human solidarity
fail, he speaks of interruption, and looks to the remembered past and the
expected future to hold the community together even across such interruptions.
For Copeland, however, when human solidarity fails, Christ’s solidarity with
those who suffer is still present. The human community abandoned and turned
against Fatima Yusif, the woman mocked as she gave birth at the side of the
road, but despite this breach of community, Copeland insists that Christ is
mystically present with her. (“Father forgive them.”)[107]
Copeland
expands on this language in a way that brings this mystical presence of Christ
back into the concrete language of the community, of repentance for limitations
and failures, the shouldering of responsibility to the past and the present,
and of renewed praxis in history on the side of the poor and the exploited.[108]
Like Metz, Copeland acknowledges the brokenness of the present community, but
she too anticipates a final eschatological healing and building up of this
community.[109]
But Copeland also connects this language with Christological imagery, speaking
of this broken community as the “body of broken bones” that will be healed,
unified and transformed in and by “the Mystical body of Christ.”[110]
This language is a rich way of envisioning and holding together these claims
about our relationship to God and to each other, but this language also risks
excluding the other Metz tries to address, the Jewish other who has been
historically excluded by these images, or included only by the removal of her
or his unique identity, or “otherness,” as Jewish.
Theology after
Auschwitz: A Summary
The
first section of this text explored the various problems embedded in the
pursuit of theodicy. Many thinkers from many different standpoints approach
theodicy with suspicion. Marx in particular transposed the theodicy debate from
a question about how to understand the order of the world (even in its
suffering) as God’s good order into a question about how human beings could
change the world to make it better (even if many would have to suffer along the
way).
The
Shoah, however, undermined such hopes for a future made better by human beings
by revealing instead how human beings, with terrifying efficiency, could create
a history of cruelty, murder, and destruction on such an unimaginable scale.
Auschwitz challenged both religious language about God and religion and
Enlightenment hopes in the freedom, reason, and morality of human beings:
Auschwitz undermined—as many central thinkers declared—meaning itself.
Section
two set the groundwork for understanding Metz and his theology so that his turn
to theodicy (presented in section three) could be closely examined. Metz’s
interest in theodicy did not begin immediately. Starting out as a young
theologian, the general track of Metz’s journey began as search to find a
theology better able to confront “the world as history.” At first, he tried to
work within the framework of Rahner’s theology to develop this interest in
history. However, Metz’s move to Munster and his new professorship there
brought him new dialogue partners, especially Ernst Bloch, Walter Benjamin and
the thinkers of the Frankfurt School, and the pace of change in his theology
accelerated. Metz found in these thinkers a sense of the dynamism of human
history, especially in the interrupting, practical, future-oriented power of
human hope (Bloch) and in the dangerous memory of the past (Benjamin and
Marcuse). For Metz, these ideas helped him to express the life of the church in
terms of its dangerous memory of Christ (in the memoria passionis, mortis,
et resurrectionis), and the way that this memory anticipates a future for
those who struggle, suffer, and die in history. The language of memory,
narrative, and praxis allowed Metz to break away from the argumentative
structures used to address the problem of suffering. Further, this
language-initiated Metz’s reconfiguration of the response to the problem
suffering into the language of the human community. Metz identified memory,
narrative and solidarity as the basic categories of a political theology that
can begin to engage the hope for freedom, especially as the Christian hope
based on the memoria passionis, in history through the praxis of
solidarity with those who suffer.
Section
three examined the development of Metz’s attention to theodicy as in began in
his encounter with Marxism and as it developed under his growing attention to
Auschwitz. His first writings about theodicy stemmed from his engagement with
Bloch’s theodicy. Metz began to articulate his own critique of Bloch’s theodicy
as a theodicy that nevertheless ends up justifying the suffering of the past
and the dead by hoping for a future utopia that cannot address the suffering of
the past. Metz admitted that Christian theodicies so overly focused on
presenting God’s innocence in the face of suffering (putting all the blame
instead on human beings) that they deserved the kinds of critiques modem
thinkers directed at them. But, Metz argued, theology and the church
nevertheless have significant resources to face the problem of suffering and
are not made obsolete by secular hopes for emancipation. Metz warned that
Marxist theories of emancipation produced anthropodicy in the face of suffering
much as theology produced theodicies: theories of emancipation also exculpated
the agents of history from bearing responsibility for history’s failures. Metz
maintained that Christian theories of redemption have a particular capacity for
admitting guilt and accepting responsibility.
Section
four presents two main critiques of Metz’s theodicy, each of which emphasized
the importance of a different paradigm of suffering. In this analysis, Metz’s
theology was found to have limitations. Setting Metz’s theology next to that of
Gutierrez revealed how Metz’s focus on a past event of suffering gives his
theology a more negative character because there is no political praxis now
that can change events for those who have already died. Metz’s theology shares
with Gutierrez an emphasis on how placing oneself in history in solidarity with
those who suffer builds the community of the church and makes theology
possible. However, next to Gutierrez’s theology, Metz’s theology seemed to lack
the language of celebration, thanksgiving, and praise that also characterizes
the language of a community. Setting Metz’s theology next to that of Copeland
further revealed Metz’s own tendency to speak very generally—in fact quite
abstractly—about key concepts like “the other.” Copeland focuses explicitly on
the otherness of poor, exploited, women of colour to ensure that their own
experience and resistance are suffering heard. Copeland talks richly about the
concrete experience of the other in a way that Metz does not speak often
enough.
Metz
does not want to give up the language of God, humanity, and hope in the face of
Auschwitz, but he recognizes that if such language remains in the realm of
abstraction it ultimately fails to enter into and to challenge the situations
where human beings and human communities are destroyed. This is why he
continues to use the language of theodicy but transposes it deeply into the
political language of the human community in history.
Johann
Baptist Metz is known for his provocative insights, his innovative
interpretations, and his agility and cleverness with language. Like John the
Baptist, Metz speaks with a voice “of one crying out in the wilderness: Prepare
the way of the Lord, make his paths straight.’” For the gospel writers, the
story of John the Baptist both establishes the beginning of the historical
narrative of Jesus’ life and ushers in the apocalyptic longing that is so
important to Jesus’ story. Metz’s theology is also marked by this fundamental
relationship between the historical and the apocalyptic. The more one attends
to history in Metz’s argument, the more one longs for God’s transformation of
history. Like John the Baptist’s message, Metz’s theology brings a heightened
apocalyptic expectation and this apocalyptic framework becomes both the horizon
in which Jesus is interpreted and the impetus for the community to “prepare the
way” for God action by repenting and renewing the community.
BIBLIOGRAPHY
1. Works by Johann
Baptist Metz
·
Armut
im geiste. Verlag Ars
Sacra, 1968. Translated by John Drury as Poverty of Spirit. New
York: Paulist Press, 1968.
·
Zur
Theologie der Welt.
Mainz: Matthias-Grunewald Verlag, 1968. Translated by William Glen-Doepel as Theology
of the World. New York: Herder and Herder, 1969.
·
Glaube
in Geschichte und Gesellschaft.
Mainz: Matthias-Grunewald, 1977. Translated by David Smith as Faith in
History and Society: Toward a Practical Fundamental Theology. New York:
Seabury, 1980.
·
Jenseits
burgerliche Religion: Reden uber die Zukunft des Christentums. Munich/Mainz: Kaiser-Griinewald,
1980. Translated by Peter Mann as The Emergent Church: The Future of
Christianity in a Postbourgeois World. New York: Crossroad, 1987.
·
Zeit
der Or den? Zur Mystik und Politik.
Freiburg: Herder, 1977. Translated by Thomas Linton as Followers of Christ:
The Religious Life and the Church. New York: Paulist Press, 1978
·
“Facing
the Jews: Christian Theology after Auschwitz.” In The Holocaust as
Interruption (Concilium, 175), edited by David Tracy and Elisabeth
Schussler Fiorenza. Edinburgh: T. & T. Clark, 1984.
·
“Communicating
a Dangerous Memory.” In Communicating a Dangerous Memory: Soundings in
Political Theology, edited by Fred Lawrence. Atlanta: Scholars Press, 1987.
·
“Theology
in the New Paradigm: Political Theology.” In Paradigm Change in Theology,
edited by Hans Kung and David Tracy. New York: Crossroad, 1989.
·
"Suffering
Unto God." Translated by J. Matthew Ashley. In Critical Inquiry
20/4 (Summer 1994): 611-22.
·
Metz,
Johann Baptist, with Karl Rahner. Ermiitigung zum Gebet. Freiburg:
Herder, 1977. Translated by Sarah O’Brien Twohig as The Courage to Pray.
New York: Crossroad, 1980.
·
Metz,
Johann Baptist, with Jurgen Moltmann. Faith and the Future: Essays on
Theology, Solidarity, and Modernity. Maryknoll: Orbis, 1995 (this volume is
a collection of Metz’s essays from Concilium).
·
A
Passion for God: The Mystical-Political Dimension of Christianity. Translated and edited, with an
introduction, by J. Matthew Ashley. New York: Paulist Press, 1997 (this volume
collects Metz’s key essays from 1985-1995).
·
“A
Passion for God: Religious Orders Today.” In A Passion for God: The
Mystical- Political Dimension of Christianity. Translated by J. Matthew
Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
·
“In
Place of a Foreword: On the Biographical Itinerary of My Theology.” In A
Passion for God: The Mystical-Political Dimension of Christianity.
Translated by J. Matthew Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
·
“Karl
Rahner’s Struggle for the Theological Dignity of Humankind.” In A Passion
for God: The Mystical-Political Dimension of Christianity. Translated by J.
Matthew Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
·
“Monotheism
and Democracy: Religion and Politics on Modernity’s Ground.” In A Passion
for God: The Mystical-Political Dimension of Christianity. Translated by J.
Matthew Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
·
“The
Church After Auschwitz.” In A Passion for God: The Mystical-Political
Dimension of Christianity. Translated by J. Matthew Ashley. New York:
Paulist Press, 1998.
·
“The
New Political Theology: The Status Quaestionis.” In A Passion for God: The
Mystical-Political Dimension of Christianity. Translated by J. Matthew
Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
·
“Theology
and the University.” In A Passion for God: The Mystical-Political Dimension
of Christianity. Translated by J. Matthew Ashley. New York: Paulist Press,
1998.
·
“Theology
as Theodicy?” In A Passion for God: The Mystical-Political Dimension of
Christianity. Translated by J. Matthew Ashley. New York: Paulist Press,
1998.
·
“Theology
versus Polymythicism: A Short Apology for Biblical Monotheism.” In A Passion
for God: The Mystical-Political Dimension of Christianity. Translated by J.
Matthew Ashley. New York: Paulist Press, 1998.
2. Other Works
·
Adomo,
Theodor W. “Meditations on Metaphysics.” In A Holocaust Reader: Responses to
the Nazi Extermination, edited by Michael L. Morgan. New York: Oxford
University Press, 2001.
·
Ashley,
James Matthew. Interruptions: Mysticism, Politics and Theology in the Work
of Johann Baptist Metz. Notre Dame, Indiana: University of Notre Dame
Press, 1998.
·
Benjamin,
Walter. Illuminations, edited by Hannah Arendt. Translated by Harry
Zohn. New York: Schocken Books, 1969.
·
Bloch,
Ernst. Atheism in Christianity: The Religion of the Exodus and the Kingdom.
Translated by J. T. Swann. New York: Herder and Herder, 1972.
·
Blumenberg,
Hans. The Legitimacy of the Modern Age. Translated by Robert Wallace.
Cambridge: MIT Press, 1983.
·
Chopp,
Rebecca S. The Praxis of Suffering: An Interpretation of Liberation and
Political Theologies. Maryknoll: Orbis Books, 1986.
·
Cohen,
Arthur A. “In Our Terrible Age: The Tremendum of the Jews.” In The Holocaust
as Interruption (Concilium, 175), edited by David Tracy and Elisabeth
Schussler Fiorenza. Edinburgh: T. & T. Clark, 1984
·
Cohen,
Arthur A. The Tremendum: A Theological Interpretation of the Holocaust,
with a foreword by David Tracy. New York: Continuum, 1993.
·
Copeland,
M. Shawn. “The New Anthropological Subject at the Heart of the Mystical Body of
Christ.” CTSA Proceedings 53 (1998).
·
Copeland,
M. Shawn. “Toward A Critical Christian Feminist Theology of Solidarity.” In
Women and Theology, edited by Mary Ann Hinsdale and Phyllis H. Kaminski.
The Annual Publication of the College Theology Society, 40. Orbis Books (1994).
·
Copeland,
M. Shawn. ‘“Wading through Many Sorrows:’ Toward a Theology of Suffering in
Womanist Perspective”. In A Troubling in My Soul: Womanist Perspectives on
Evil and Suffering, edited by Emilie M. Townes. Maryknoll: Orbis Books,
1993.
·
Davis,
Stephen T. “Free Will and Evil.” Encountering Evil: Live Options in Theodicy.
Atlanta: John Knox Press, 1981.
·
Fiorenza,
Francis. “Political Theology and Liberation Theology: An Inquiry into Their
Fundamental Meaning.” In Liberation, Revolution, and Freedom, edited by
Francis McFadden. New York: Seabury, 1975.
·
Fiorenza,
Francis. “The Thought of J. B. Metz.” Philosophy Today 10/4
(1966).
·
German
Bishops. “Opportunity to Re-examine Relationship with the Jews,” (January
1995).
In Catholics Remember the Holocaust, edited by the Secretariat
For Ecumenical and Interreligious Affairs, National Conference of Catholic
Bishops. Washington, D.C.: United States Catholic Conference, 1998.
·
Gutierrez,
Gustavo. A Theology of Liberation: History, Politics, and Salvation.
Translated and edited by Sister Caridad Inda and John Eagleson. Maryknoll:
Obris Books, 1973.
·
Gutierrez,
Gustavo. “Introduction to the Revised Edition: Expanding the View.” Translated
by Matthew J. O’Connell. In A Theology of Liberation: History, Politics, and
Salvation.
Translated and edited by Sister Caridad Inda and John Eagleson.
New York: Orbis Books, 1988: xvii-xlvi.
·
Gutierrez,
Gustavo. On Job: God-Talk and the Suffering of the Innocent, translated
by Matthew J. O’Connell. Maryknoll: Orbis Books, 1998.
·
Gutierrez,
Gustavo. The God of Life. Translated by Matthew J. O’Connell. Maryknoll,
New York: Orbis Books, 1991.
·
Hick,
John. Evil and the God of Love. New York: Harper & Row, Publishers,
1966.
·
Hick,
John. “An Irenaean Theodicy.” Encountering Evil: Live Options in Theodicy.
Atlanta: John Knox Press, 1981.
·
Kant,
Immanuel. Immanuel Kant: Religion within the Boundaries of Mere Reason,
edited by Allen Wood and George di Giovanni. Cambridge, England: Cambridge
University Press, 1998.
·
Lamb,
Matthew L. Solidarity With Victims: Toward a Theology of Social
Transformation. New York: Crossroad, 1982.
·
Leibniz,
G. W. Theodicy. Essays on the Goodness of God, the Freedom of Man and the
Origin of Evil. Edited by Austin Farrer. Translated by E. M. Huggard.
London: Routledge and Kegan Paul, 1952.
·
Moltmann,
Jurgen. The Crucified God. Translated by R. A. Wilson and J. Bowden. New
York: Harper & Row, 1967.
·
Moltmann,
Jurgen. Theology of Hope. Translated by James Leitch. New York: Harper
& Row, 1967.
·
Plantinga,
Alvin. God, Freedom and Evil. New York: Harper and Row, 1974.
·
Rahner,
Karl. Foundations of Christian Faith: An Introduction to the Idea of
Christianity. Translated by William V. Dych. New York: Crossroad, 1984.
·
Rahner,
Karl. “Why Does God Let Us Suffer?”, Theological Investigations 10/2.
New York: Crossroad, 1973: 450-66.
·
Scholem,
Gershom. On Jews and Judaism in Crisis: Selected Essays, edited by
Werner J. Dannhauser. New York: Schocken Books, 1976.
·
Stump,
Eleonore, “The Problem of Evil.” Faith and Philosophy 2(4), 392-423,
430-35.
·
West,
Thomas H. Ultimate Hope Without God: The Atheistic Eschatology of Ernst
Bloch. New York: Peter Lang, 1991.
·
Wiesel,
Elie. “A Plea for the Dead.” In A Holocaust Reader: Responses to the Nazi
Extermination, edited by Michael L. Morgan. New York: Oxford University
Press, 2001.
·
Wiesel,
Elie. “To Be a Jew—Hope From Remembrance.” Hope Against Hope: Johann Baptist
Metz and Elie Wiesel Speak Out on the Holocaust, edited by Ekkehard.
Giọng cũ xa gần
Dân Gầy phụ trách
*Tin …. Mới nhất
Vừa được tin
Anh AUGUSTINÔ VƯƠNG ĐÌNH CHỮ
(cùng lớp với cha Antôn Trần Thế Phiệt DCCT Đà Lạt)
Anh AUGUSTINÔ VƯƠNG ĐÌNH CHỮ
(cùng lớp với cha Antôn Trần Thế Phiệt DCCT Đà Lạt)
đã về Nhà
Chúa lúc 10 giờ sáng nay thứ Sáu, 28 tháng 2 năm 2020,
nhằm ngày 6 tháng 2 âm lịch năm Canh Tý tại tư gia, Quận Bình Thạnh
nhằm ngày 6 tháng 2 âm lịch năm Canh Tý tại tư gia, Quận Bình Thạnh
Hưởng
Thọ 73 tuổi.
Xin
thông hiệp với gia đình và cầu nguyện cho linh hồn Augustinô được an nghỉ.
REQUIESCAT
IN PACE
Gia
Đình An Phong Sydney
CHT Nguyễn Đắc Dũng
CHP Phạm Văn Chương
CHT Nguyễn Đắc Dũng
CHP Phạm Văn Chương
Lễ Cung Hiến và Khánh Thành Nhà Thờ Thánh Mẫu La
Vang, Melbourne
_____________________________________________________________
Thứ bảy ngày
22/02/2020 vào lúc 10 giờ 30 sáng, ngôi thánh đường đầu tiên của người Công
Giáo Việt Nam và cũng là trung tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang trên đất
Melbourne nói riêng và Liên Bang Úc Châu nói chung đã được TGM Melbourne Peter
A. Comesoli và Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long - giám mục GP Parramatta - khánh
thành.
Cách đây 32, vào
năm 1988, Tòa Tổng Giám Mục Melbourne đã cho phép hai cộng đoàn mua khu đất
rộng 38.890 m2 tại Keysborough để xây dựng Trung Tâm Hoan Thiện. Ngày
10/04/2018 Đức TGM Denis Hart chính thức cho phép đổi tên Trung Tâm Hoan Thiện
thành “Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang” (Our Lady of La Vang Shrine).
Ngày 5-6/05/2018,
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang III với chủ đề: “Về bên Mẹ La Vang, trở về cội nguồn
Việt.” Trong dịp này, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phận
Parramatta, công bố danh xưng mới của trung tâm và làm phép viên đá đầu tiên
xây dựng Thánh đường Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.
Ngày 6/8/2018 khởi
công xây dựng thánh đường với diện tích 1,524 m2, có sức chứa 1,000 chỗ ngồi.
Và dự kiến khánh thành thánh đường vào ngày 22/2/2020 để dâng kính Thánh Mẫu La
Vang. Mở ra một trang sử mới cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo
Phận Melbourne.
Đúng 10 giờ 30 phút
ngày 22/02/2020, Đức Tổng Giám Mục, Tổng Giáo Phận Melbourne Peter A. Comesoli,
cùng quý Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phận Paramatta, Đức cha
Mark Edwards và quý đức cha phụ tá trong Tổng Giáo Phận. Đông đảo quý linh mục
Việt Nam và qúy linh mục các sắc tộc bạn, quý tu sỹ nam nữ đến hiệp dâng thánh
lễ đồng tế tạ ơn cùng với quý quan khách trong chính quyền các cấp của Tiểu
Bang Victoria, quý vị đại biểu quốc hội, ông Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự
Do Victoria, các vị đại diện tôn giáo bạn, Ban mục vụ cộng đồng và các cộng
đoàn Công Giáo và giáo dân.
Sau lời chào mừng
của Linh mục quản nhiệm John B. Đặng Nhật Trường DCCT, Đức Tổng Giám Mục cùng
Linh mục Đặng Nhật Trường đã kéo màn che bia khánh thành bằng đồng bên cánh
phải và Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long và Linh mục Vũ Ngọc Tuyển DCCT kéo màn
che bia đặt viên đá đầu tiên xây nhà thờ cũng bằng đồng phía bên trái.
Ông Thọ đại diện
cộng đoàn đã dâng chìa khóa tượng trưng cho Đức Tổng Giám Mục để Ngài tuyên bố
khánh thành và mở cửa nhà thờ. Linh mục Đặng Nhật Trường DCCT quản nhiệm cộng
đoàn và ông Trương Tấn Phát chủ tịch cộng đoàn đã cùng kéo hai cánh cửa chính
của ngôi thánh đường, để quý chức sắc, quan khách, đoàn thể, giáo dân và đoàn
đồng tế tiến vào nhà thờ trong khi Ca Đoàn Tổng Hợp hát vang bài ca
Christ Be Our Light (Giêsu Nguồn Sáng).
Đức Tổng rẩy nước
phép và ca đoàn hát bài "Tôi đã thấy nước". Sau phần công bố lời Chúa
là bài giảng của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long bằng song ngữ Anh Việt. Phần
chính trong nghi thức cung hiến nhà thờ được Đức Tổng Giám Mục cử hành sau Kinh
Cầu Các Thánh. Trước tiên Đức Tổng đón nhận hộp xương Thánh Tử Đạo Tôma Thiện
từ tay Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển DCCT dâng lên và kính cẩn đặt vào chỗ đặc
biệt được dành sẵn, trang trọng nhất nơi bàn thánh. Tiếp đến là phần nghi thức
xức dầu thánh trên mặt bàn thánh và Đức Tổng đã dùng tay để xoa đều khắp mặt đá
của bàn thánh, tiếp theo là nghi thức đốt lửa. Trong khi Đức Tổng cử hành các
nghi thức trên, quý linh mục tuyên úy cộng đoàn cũng xức dầu các ảnh tượng, và
đốt các ngọn nến chung quanh tường nhà thờ.
Nhà thờ với lối
kiến trúc hiện đại, kết hợp với những loại vật liệu mới tạo một không gian
thoáng mát với các lối đi rộng. Phần cung thánh với các khung kính mầu mô tả
quá trình vượt biển tìm tự do của cộng đồng tỵ nạn với con thuyền vượt sóng
hướng về thánh giá là đích điểm của đời người. Bên phía phải là hình Chúa Giêsu
cứu Thánh Phêrô trên biển. Các tượng ảnh trong nhà thờ đều mới, với 14 chặng
đàng thánh giá. Cung thánh với bàn thánh mới được làm bằng đá quý. Tượng Thánh
Giuse và tượng Đức Mẹ La Vang được đặt trang trọng hai bên bàn thờ. Ghế ngồi
giáo dân cũng được làm bằng gỗ quý.
Thánh lễ kết thúc,
trong niềm vui cảm tạ, một bữa cơm do cộng đoàn khoản đãi, đã được trao đến
quan khách và mọi người trong khi vừa thưởng thức văn nghệ và nghe phát biểu
của quan khách tại khu vực lều lớn. Những người con của Mẹ, tuy xa quê hương,
thế nhưng nay đã có một ngôi thánh đường khang trang đầu tiên của Người Việt
trên vùng đất Melbourne.
Tạ ơn Chúa và Mẹ đã
đoái thương ban cho đoàn con yêu dấu đạt được niềm ước mơ có từ hơn 32 năm qua.
*Tin vui/buồn Tỉnh Dòng Việt Nam
-Tin về Lm Gioan B. Nguyễn Văn Phán, DCCT được
Chúa gọi về
lúc 4g chiều ngày 10 tháng 1 năm 2020
sau 84 năm làm người trong đó có
62 năm làm Tu sĩ và
57 năm là Linh mục DCCT
-Lm Anphong Phạm Gia Thụy, DCCT 90 tuổi được Chúa gọi về
Mừng 65 năm khấn Dòng
-Lm Antôn Nguyễn Văn Trung, DCCT được
Chúa gọi về
lúc 6g37 Chủ Nhật ngày 01.12.2019, sau:
93 năm làm con Chúa trên dương thế,
68 năm sống đời tu Dòng và
61 năm thi hành sứ vụ linh mục.
-Lm.Phaolô Nguyễn Thọ DCCT đã an nghỉ trong Chúa
lúc 16g10, thứ Sáu, 29.11.2019, tại Tu viện
DCCT Châu Ổ,
sau 86 năm làm con Chúa trên dương thế,
62 năm sống đời tu Dòng và
57 năm thi hành sứ vụ Linh mục.
Tin buồn về THẦY MARTIN NGUYỄN VĂN MỚI, C.Ss.R.
Trong niềm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót,
Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại trân trọng kính báo:
Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại trân trọng kính báo:
Thày MARTIN NGUYỄN VĂN
MỚI, C.Ss.R.
sinh ngày 4 tháng 8 năm 1933 tại Long An, Việt Nam
đã được Chúa gọi về lúc 7 giờ ngày 06 tháng 02, năm 2020 (Cali).
Hưởng thọ 87 tuổi.
đã được Chúa gọi về lúc 7 giờ ngày 06 tháng 02, năm 2020 (Cali).
Hưởng thọ 87 tuổi.
Thầy vào Dòng Chúa Cứu Thế tháng Giêng năm
1949,
Tuyên Khấn lần đầu ngày 2 tháng 2 năm 1951, và Khấn Trọn ngày 2 tháng 2 năm 1957.
Tuyên Khấn lần đầu ngày 2 tháng 2 năm 1951, và Khấn Trọn ngày 2 tháng 2 năm 1957.
Thầy từng phục vụ tại Nhà Dòng Vũng Tàu 1951-1957, Nhà
Dòng Huế và Sài- gòn từ năm 1957-1975. Sau biến cố 30/4, Thầy đến sống
tại Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ ở Wisconsin 1975-1977;
sau đó Thầy cùng với quý
Cha Châu Xuân Báu,
Cha Vũ Minh Nghiễm, và các Thầy Đỗ Minh Cẩn, Thầy Huỳnh Viết Hiển
góp phần khai sinh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại.
sau đó Thầy cùng với quý
Cha Châu Xuân Báu,
Cha Vũ Minh Nghiễm, và các Thầy Đỗ Minh Cẩn, Thầy Huỳnh Viết Hiển
góp phần khai sinh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại.
Thầy Martin về phục vụ tại cộng đoàn Altadena 1977-1991;
từ 1991 đến nay Thầy cư ngụ tại Tu Viện Thánh Giêrađô và hưu dưỡng tại Baldwin Park, CA.
từ 1991 đến nay Thầy cư ngụ tại Tu Viện Thánh Giêrađô và hưu dưỡng tại Baldwin Park, CA.
Phương châm của Thầy là:
“Hãy có lòng thương xót như Cha là Đấng giàu lòng xót thương”
(Lc 3:36).
CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN VÀ AN TÁNG
Thứ Sáu, ngày 14-2-2020 tại Tu Viện Thánh
Giêrađô
3452 Big Dalton Ave, Baldwin Park, CA 91706
3452 Big Dalton Ave, Baldwin Park, CA 91706
12g trưa: nghi thức Phát Tang, thăm viếng và cầu
nguyện riêng
1g: Thánh Lễ I
3g: Chuỗi Hạt Thương Xót
4g: Thánh Lễ II
6g: Chầu Thánh Thể
7g: Thánh Lễ III
1g: Thánh Lễ I
3g: Chuỗi Hạt Thương Xót
4g: Thánh Lễ II
6g: Chầu Thánh Thể
7g: Thánh Lễ III
Thứ Bảy, ngày 15-2-2020 cũng tại
Tu Viện Thánh Giêrađô (Baldwin Park):
Tu Viện Thánh Giêrađô (Baldwin Park):
8g – 9g45 sáng: Thăm viếng và cầu nguyện riêng
10g sáng: Thánh Lễ An Táng
10g sáng: Thánh Lễ An Táng
Sau Thánh lễ, linh cữu của Thầy sẽ được an
táng tại nghĩa trang Công giáo ‘Queen of Heaven’,
2161 S. Fullerton Rd. Rowland Heights, CA 91748
2161 S. Fullerton Rd. Rowland Heights, CA 91748
Kính xin quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và quý Ân
Nhân Thân Hữu
cùng hiệp thông cầu nguyện cho Thầy Martinô, cả một đời tận hiến,
được sớm hưởng vinh phúc Nước Trời.
cùng hiệp thông cầu nguyện cho Thầy Martinô, cả một đời tận hiến,
được sớm hưởng vinh phúc Nước Trời.
Gia Đình An Phong Sydney
xin hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
cầu nguyện cho linh hồn Thầy Martin Nguyễn Văn Mới, CSsR
xin hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
cầu nguyện cho linh hồn Thầy Martin Nguyễn Văn Mới, CSsR
Chi Hội Trường Nguyễn Đắc Dũng
Chi Hội Phó Phạm Văn Chương
Chi Hội Phó Phạm Văn Chương
DU LỊCH ẤN ĐỘ -
CHƯƠNG 26 & KẾT
_________________________________
Hải
Triều ý Tâm - 2010
26. Dự lễ hạ cờ
Wagah và những lần lỡ hẹn với lịch sử
Đêm
nay trăng sáng quá anh ơi,
Sao ta lìa cách bởi giòng sông bạc hai màu...
Sao ta lìa cách bởi giòng sông bạc hai màu...
Vượt
rừng vượt núi đến đầu làng,
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến.
Phương Nam ta sống trong thanh bình,
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng.
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến.
Phương Nam ta sống trong thanh bình,
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng.
(Lam
Phương: Chuyến Đò Vĩ Tuyến)
Không riêng gì Ấn Độ, lịch sử thế giới đã từng diễn ra những cuộc
lỡ hẹn ngậm ngùi với lịch sử như thế, để mặc cho lịch sử sang trang trong nỗi đắng
cay in hằn trong lòng người dân sống dưới cảnh đọa đày trên chính mảnh đất quê
hương mình. Nhìn lại lịch sử nước ta vào đầu thập niên 50 cũng chẳng mấy gì khả
quan hơn. Vua Duy Tân trên đường từ Pháp hồi hương, đã bị tử nạn máy bay tại
ngoài khơi vùng biển Ấn Độ Dương, và đành đoạn lỡ hẹn với lịch sử nước nhà. Để
rồi nước mất nhà tan, đất nước bị bọn thực dân xâm lược chia cắt thành hai miền
Nam Bắc, lấy con sông Bến Hải ngăn cách đôi bờ làm mốc tách đôi ranh giới. Nơi
mà hằng đêm có biết bao người thiếu phụ liều lĩnh chèo đò vượt vĩ tuyến đưa chồng
con tìm đường sang bến bờ tự do hay ngược lại. Để nhạc sĩ Lam Phương chua xót
viết nên các ca khúc não nùng nói lên những thăng trầm của một thời đất nước.
Trước đó không lâu, trên dải đất Ấn Độ vào năm 1947, cũng đã từng
lỡ hẹn với lịch sử chẳng khác gì chúng ta.
Khi con dân trong cùng một nước phải ly tán mỗi người mỗi ngả, kẻ Bắc
người Nam, phân thành hai nước hận thù Ấn Độ-Pakistan xuất phát từ những xung đột
tôn giáo mà ra. Một 'Bức tường Bá Linh châu Á' đã cấp tốc hoàn thành tại cửa khẩu
Wagah trong cùng năm ấy.
Oái oăm thay, một bức tường đi vào lịch sử như thế mà tôi lại chưa
hề nghe tới cho đến lúc truy tìm thông tin đi Ấn. Nhiều lúc tôi nghĩ mình quá ư
vô tình với lịch sử các nước láng giềng, còn nói chi đến việc bàn chuyện lịch sử
thế giới với các người bạn ngoại quốc mà tôi đã gặp trên hành trình du lịch ngược
xuôi. Hầu hết người ta chỉ biết đến lịch sử hào hùng của Ấn Độ với các pho kinh
Vệ Đà, sử thi Mahabharata... nhưng ít ai để ý đến cuộc đấu tranh cho tự do tôn
giáo tại đất nước này, hậu quả dẫn đến việc chia đôi đất nước thành hai quốc
gia độc lập Ấn Độ và Pakistan. Điều lạ là từ những năm 1950 cho đến nay, dù
tình hình chiến sự lắm lúc rất căng thẳng, cả hai phía vẫn cố gắng duy trì buổi
lễ hạ cờ trang nghiêm diễn ra vào mỗi buổi chiều tại chốn biên thùy Wagah hẻo
lánh, nơi tọa lạc 'Bức tường Bá Linh châu Á'.
Nhân danh tôn giáo, máu đã chảy thành sông, không phải ở hai quốc
gia hận thù, mà giữa những người anh em với nhau, mới ngày nào tay bắt mặt mừng,
chung vai sát cánh đấu tranh đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của người Anh.
Nhìn lại đoạn lịch sử giành độc lập của người dân Ấn, nhiều người không khỏi
hãi hùng trước những tàn tích, những vết thương tinh thần lẫn tâm linh tôn giáo
do chiến tranh để lại. Sau Đệ Nhị Thế
Chiến, Anh buộc phải trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ. Nhưng cũng nhằm mục
đích tạo ra xung đột, để họ còn có cớ trở lại đô hộ thêm một lần nữa, người Anh
đã dựa trên cơ sở tôn giáo mà chia tiểu lục địa ra thành hai quốc gia Ấn Độ và
Pakistan. Người Hồi giáo được tập trung đưa về sống ở hai miền Tây và Đông
Pakistan, cách xa nhau hơn 1600 cây số, lọt thỏm ở giữa là quốc gia Ấn Độ do
tín đồ Ấn giáo nổi lên nắm chính quyền. Việc này đã châm ngòi cho một trong những
cuộc di cư tôn giáo lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại.
Tiểu bang Punjab nằm sát biên giới liền
bị ngăn đôi, mỗi nước giành nhau phân nửa phần đất mầu mỡ rộng lớn vốn có từ thời
thuộc địa trước đây. Nhiều gia đình đã sống
lâu đời ở các vùng biên giới, nay bỗng phải khăn gói lìa xa quê cha đất tổ mà họ
đã gắn bó trong suốt bấy lâu nay. Chỉ vì họ theo đạo Hồi, nên buộc phải đưa
sang Pakistan tỵ nạn, còn phía Pakistan thì bắt tín đồ Ấn giáo cưỡng bức hồi
hương mang qua đất Ấn giao trả. Tội nghiệp nhất là các giáo dân đạo Sikh, vì yếu
thế nên trở thành kẻ vô tổ quốc ngay trên chính quê hương của mình. Họ bị kềm kẹp
giữa hai vùng xôi đậu, cắn răng chịu đựng trước những đợt pháo kích kinh hoàng
diễn ra hàng ngày giữa hai nước. Sau đó là cuộc tranh chấp chủ quyền giữa hai
nước quanh khu vực cao nguyên Kashmir nằm dưới chân dãy Tuyết Sơn Himalayas, để
rồi Ấn Độ chiếm được thế thượng phong sát nhập vào lãnh thổ mình. Đến năm 1971
thì đến lượt miền Đông Pakistan đòi tách ra thành lập nước Bangladesh. Từ đó, lãnh
thổ Pakistan chỉ còn ở miền Tây. Những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước Ấn Độ
và Pakistan đã được cải thiện, nên cửa khẩu Wagah bắt đầu có khách du lịch vãng
lai rải rác đến tham quan, mục đích chính là để dự khán nghi lễ hạ cờ với đầy
chất kịch tính.
Được biết, buổi lễ hạ cờ được đặt ra
ngay sau khi chia đôi đất nước, với những nghi thức quân đội nhằm thể hiện cuộc
xung đột căng thẳng diễn ra giữa hai nước.
Người dân hai nước cho rằng đây còn là dịp phô trương sức mạnh, nâng cao
tinh thần dân tộc mỗi khi tham dự buổi lễ hạ cờ. Nhưng tôi thì nghĩ khác, không chỉ đề cao
lòng ái quốc mà thôi, đây còn là thời điểm thuận lợi mà những người anh em ở
hai quốc gia, ngày xưa đã từng là một, có dịp gặp gỡ trao đổi với nhau. Tôi rất
ngưỡng mộ họ đã làm được việc này, dù chiến sự vẫn xảy ra liên miên giữa hai
bên. Điều mà các quốc gia đang bị chia cắt hay đã từng chia cắt có làm được
đâu.
Cách Amritsar khoảng 30 cây số, đi khoảng
một giờ lái xe về hướng tây, tôi đến Wagah vào một buổi chiều muộn tấp nập
không ngờ, buổi chiều cuối cùng tôi dừng chân trên đất Ấn trước khi lên đường về
Úc. Hôm nay nắng gắt quá nên chúng tôi khởi hành có hơi trễ. Đến nơi, khách đã ngồi chật cứng khán đài,
còn tràn xuống lòng đường nữa. Dáo mắt nhìn quanh, tôi quan sát thấy các khu
dành cho kiều bào Ấn Độ chia làm hai khu riêng biệt, nam ngồi riêng, nữ
riêng. Và khu vực dành cho nữ gần với cửa
biên giới hơn. Còn tôi, vì đến muộn nên
đành phải ngồi xa tít cửa khẩu, là nơi dành riêng cho khách du lịch ngoại quốc
ngồi xem. Đường biên giới tại khu vực giữa hai cửa khẩu được sơn trắng. Từ đó mỗi
bên lui vào khoảng 2 thước để xây cửa khẩu riêng. Ngay sát và đối xứng chéo qua vạch sơn là hai
cây cột cờ, nơi hai lá cờ của hai nước sẽ được hạ xuống mỗi chiều.
Lễ hạ cờ bây giờ gần như là buổi giải
trí cho dân địa phương và khách du lịch đến hò hét, ủng hộ nước mình. Nếu
không, thử hỏi trên thế giới này, có loại cửa khẩu nào mà hai bên đều xây khán
đài và mỗi chiều cả ngàn người đổ xô về tham dự như đi xem hội vậy? Khu vực làm lễ sôi động từ rất sớm. Trống kèn tò te nổi lên dồn dập. Dưới sân,
các cô gái Ấn xập xình nhảy múa trong những bộ áo dài truyền thống nhiều màu lộng
lẫy, thật khác xa với vẻ e ấp, thẹn thùng thường ngày. Bên kia Pakistan chỉ thấy
các bạn nam thanh niên nhảy nhót mà thôi. Nếu như nom thấy các cô gái Hồi trong
áo choàng kín mít mà đứng lên nhảy nhót múa bụng, chắc tôi sẽ không thể nào
hình dung ra nổi! Ở mỗi bên, thỉnh thoảng còn có một anh chàng nổi hứng cầm cờ
chạy vòng vòng, la ó vang trời. Lại được dịp cho bà con trên khán đài hò reo ủng
hộ.
Quân phục của các anh lính biên phòng Ấn
Độ hơi lạ. Bộ trang phục màu vàng đất, quần thì ngắn cũn, trông rất ngộ. Lại
thêm chiếc mũ với cái mào đỏ chóe, nhìn chẳng khác chi con chim chào mào đang
tung tăng bay nhảy. Phía bên Pakistan
thì vận trang phục màu đen, có thêm họa tiết đỏ tô điểm, cách phối màu trông có
vẻ mạnh mẽ hơn, cả cái mào cũng đen nốt.
Và mặc cho không khí đang rất sôi động, ở hai bên, các anh đều đứng
trang nghiệm đợi lệnh huýt còi của đội trưởng.
Giờ G đã điểm, trống đánh thùng thùng,
báo hiệu đúng 5 giờ 30 chiều. Lễ hạ cờ
được tiến hành. Các anh lính bắt đầu đứng xếp hàng trước đồn biên phòng trong
không khí càng lúc càng náo nhiệt. Có một anh dẫn đầu, giữ nhiệm vụ khuấy động
chương trình, bắt đầu hét vang những câu khẩu hiệu bằng tiếng Ấn, để biểu thị sự
thù địch. Ngay sau đó, các bạn trẻ quanh tôi đồng loạt hô vang: 'Hindustan!
Hindustan!' (tên khác của Ấn Độ). Cùng lúc, bên kia biên giới lại nghe vang trời:
'Pakistan! Pakistan!'
Hai anh lính đầu tiên tách hàng, hùng
dũng nối bước đến cửa biên giới. Đi dũng mãnh, bước rảo nhanh, sải dài, chân thẳng
đá cao quá đầu. Bên kia Pakistan cũng làm y như vậy, các anh lính áo đen cũng mạnh
bước tiến tới. Khi đến sát cửa khẩu, cửa mở ra chỉ vừa đủ cho một anh lính lọt
vào khu vực chung, nhưng vẫn bên này vạch sơn, chưa vượt qua biên giới. Thế rồi
từng anh lính một men dọc theo vạch sơn, bước mạnh, ngược chiều nhau. Giáp mặt
nhau, hai anh nhếch mép chào hỏi rồi mới bắt tay, lui ra đứng bên ngoài cửa.
Anh thứ nhất xong, anh thứ hai tiếp tục lặp lại nghi thức kỳ lạ đó. Lúc này, cửa
khẩu đã được mở rộng từ từ. Thấp thoáng ở góc bên kia, những tốp lính còn lại bắt
đầu diễu hành rầm rập tiến đến, chuẩn bị thủ tục hạ cờ, là giờ phút trang
nghiêm nhất trong buổi diễn. Mọi người trên khán đài nhất loạt đứng lên, chuẩn
bị tư thế chỉnh tề, hát bài quốc ca vang rền cả góc khán đài.
Trong số hai anh đang chờ bên cửa khẩu,
một anh bước lên, đứng dưới cột cờ nước mình, mặt ngẩng cao, ra chiều vô cùng
xúc động trước vinh dự được tự tay gấp lá quốc kỳ. Còi hiệu nổi lên, anh bắt đầu
nghiêm cẩn hạ cờ, từng động tác đều y rập theo nhạc hiệu. Khi cờ đến tầm tay,
anh kia bước lên, phối hợp gấp lại gọn gàng. Nâng cờ trên hai tay để thẳng, anh
liền gia nhập vào hàng ngũ các anh lính kia đang đứng chờ ban nãy. Cả hàng hùng
dũng bước đi, tiếng giầy đinh nện thình thịch vang dội trên suốt quãng đường ngắn
trở về đồn biên phòng nơi cuối con đường nhựa. Vào trong cất cờ. Để sáng mai có lễ kéo cờ. Rồi chiều mai lại hạ
cờ.
Các anh làm lễ vừa xong, đoàn người ùa
xuống bắt tay, hỏi han trò chuyện, không khí thân mật như gia đình. Nhiều bác lớn
tuổi không kìm được cảm xúc, run run đến sát hàng rào cửa khẩu dõi sang bên
kia, như thể vừa mới chia tay người thân còn kẹt lại bên hàng kẽm gai, như nhớ
về miền đất nào đó của tổ tiên mình ngày xưa bên ấy. Các bạn trẻ thì tụm năm
túm ba chụp hình với cánh cửa biên giới, với mấy anh lính biên phòng bây giờ đột
nhiên trở nên dễ mến hơn bao giờ hết, khác hẳn với nét mặt nghiêm nghị thường
thấy hàng ngày. Mấy anh Tây ba lô, cô đầm xòe cũng nô nức chụp tới chụp lui.
Tôi nhủ thầm có bao giờ mình thấy cảnh vui lạ vậy nơi biên giới chia cắt như ở
'Bức tường Bá Linh châu Á' nơi đây. Họa may, có cảnh phá tường Bá Linh Đông Đức
của những năm 90 thế kỷ trước mà thôi.
Nghe đâu, từ sau buổi hạ cờ hôm đó, quan
chức 2 phía đã đồng ý chấm dứt nghi thức hạ cờ kỳ lạ này. Như vậy là từ nay trở
đi, sẽ không còn dịp cho du khách kéo về Wagah để xem cảnh tượng vui nhộn này nữa
rồi. Tôi là một trong những nhóm người cuối cùng được hân hạnh xem buổi thao diễn
lần chót trước khi nó vĩnh viễn lùi vào kho ký ức của những ai đã từng chứng kiến
nó. Lý do đưa ra để ngưng diễn là về mặt y học chứ không phải ngoại giao. Chuyện
là quân nhân Ấn Độ lẫn Pakistan đều phàn nàn kiểu đá cao thẳng chân nói trên dễ
gây nên chứng trật khớp xương, và thương tích ở bàn chân. Nhiều binh sĩ đã bị
chấn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng tại các khớp nối vùng hạ bàn, đặc biệt là đầu
gối. Cụ thể hơn, nghi thức này gây căng thẳng về cả mặt thể chất lẫn tinh thần
cho quân nhân. Vì thế, từ nay thủ tục đóng cửa biên giới sẽ được thực hiện bình
thường như tại bao nơi khác trên thế giới. Không có diễu hành sôi nổi hào hứng
thì sẽ không có du khách đến chơi thăm vùng. Thử hỏi có buồn không, các bạn nhỉ!
Chia tay cửa khẩu hôm ấy tôi đi, chiều
đã về đêm. Cửa khẩu nay đã đóng kín. Chỉ
thấy hai cây cột cờ cô đơn kiêu hãnh nhìn nhau như thầm hỏi: 'Lẽ ra chúng ta là
một?' Bên này biên giới, những chuyến xe đưa khách về chạy tốc trong màn gió bụi.
Chỉ còn những người phu khuân vác lầm lũi kéo nhau về nhà, lẩn khuất dần trong
bụi đêm mờ mịt. Tôi cũng chia tay biên giới, ngậm ngùi trách rằng: biết là sẽ
khó có dịp quay lại chốn xa mờ này.
Đứng bên vệ đường, tôi ngoảnh lại cửa khẩu
một lần chót trước khi nói lời từ biệt. Chợt bâng quơ nhớ đến câu nói châm biếm
để đời của văn hào Jean Paul Satre người Pháp: 'Chỉ riêng những thằng ngu mới
không thay đổi' (Seuls les idiots ne changent pas!). Theo tôi, nói vậy vẫn chưa
hết ý câu văn hàm súc mà ông muốn nhắn nhủ cho hậu thế. Đã đành rằng chỉ riêng
những thằng ngu mới không chịu thay đổi. Song thay đổi sao cho khỏi bị chê là
ngu xuẩn? Thay đổi sao để cho không bị lỡ
hẹn với lịch sử thêm một lần nữa đây? Đã
chịu xóa bỏ hận thù rồi, thì tại sao không tiến tới giải pháp hòa bình, thống
nhất hai nước làm một. Đưa nước Pakistan hoàn trả lại cho Ấn Độ, tựa hồ như khi
dìu dắt đứa con hoang đàng trở về với vòng tay âu yếm của đất mẹ Ấn Độ ngàn đời
mến yêu, giàu lòng khoan dung, tha thứ. Wagah, mong sao sẽ có ngày nhất thống
giang sơn, cho mãi sẽ bình yên nơi chốn biên thùy xa xăm. Để người dân được tận
hưởng cuộc sống ấm no thái bình, để sẽ không còn những chuyến xe chạy tất tả
ngược xuôi, bùi ngùi đưa người sang vĩ tuyến!
LỜI KẾT
Học một sàng khôn qua chuyến du lịch Ấn Độ
Có người hỏi tôi,
Tại sao ưa ca bài ca sầu
nhớ,
Ưa ngắm trăng mờ hoàng
hôn,
Ưa đi lặng lẽ trong những
đêm gió mưa u buồn,
Và nghe cô đơn.
(Anh Bằng: Lẻ bóng)
Về lại Úc, nhiều người đã
hỏi tôi Ấn Độ ra sao. Có anh bạn thân gặp ở ngoài phố, còn chặn đường hỏi tôi rằng:
Các cụ khi xưa nói đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Anh đã đi quanh địa cầu,
chẳng hiểu học được những gì từ Ấn Độ? Tôi về căn buồng trống, vắt tay lên
trán, suy nghĩ mông lung về những ngày tháng xa quê hương, chu
du đó đây.
Sau nhiều lúc đắn đo suy
nghĩ, tôi chẳng ngần ngại mà khai thật với các bạn rằng, chính mình cũng không
có lấy câu trả lời thỏa đáng, nói chi đến chuyện khoe khoang học một 'sàng
khôn' để dám đem ra lòe thiên hạ. Một đất nước mênh mông biển người như vậy,
nhìn sao thấu hết. Người bảo nền văn minh cổ kính đồ sộ, trí tuệ cao siêu nhất
nhân loại. Kẻ thì dè bỉu chê bai, bảo cái bô đi tiểu, chứa đựng đủ loại cặn bã
của thế giới. Còn tôi? Trong trí tôi vẫn hiện rõ hình ảnh những con chó hoang rảo
quanh các đống rác trên đường phố tìm bới thức ăn. Những em bé đôi mắt to nâu
như quả chà là mọng nước, ngơ ngác nhìn mấy ông Tây bà đầm trong đoàn chúng tôi
như thể họ là những con người đến từ hành tinh khác. Những người phụ nữ đeo đầy
trang sức bước đi thanh lịch trong những bộ áo dài sari truyền thống lộng lẫy sắc
màu, lúc chói lọi lúc phiêu diêu thập phần quyến rũ.
Có cái gì đó ẩn chứa sự bí
ẩn trong một nơi chốn dường như hỗn loạn và đầy mâu thuẫn này. Những ngôi biệt
thự cao tầng hiện đại nằm lấn giữa những căn hộ lèo tèo xiêu vẹo tưởng chừng
như sắp đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Phố xá chật chội. Lắm ngõ phố không tên,
không cả vỉa hè, rẽ đi tứ hướng. Bước ra
đường là cảm giác căng thẳng. Vừa phải ngó chừng xe cộ phóng vùn vụt chạy sát
bên mình, vừa phải liên tục nhòm xuống chân vì nhãng một chút là dẫm phải phân.
Không phân bò thì phân chó, hoặc có khi bắt gặp phân lạc đà rơi vãi khắp nơi.
Thỉnh thoảng đàn bò ở đâu nghênh ngang ngay giữa đường phố. Nhưng không ai lấy
làm phiền lòng cả. Mọi người đều nhẫn nại né tránh. Đánh chết một người cùng khổ
giữa thanh thiên bạch nhật có thể không sao, nhưng bị vu giết một con bò thì có
khi phải thế mạng. Bò là con vật thánh với các tín đồ Ấn giáo. Chúng có vị trí
cao hơn nhiều so với đám cùng đinh, là những người không nằm trong hệ thống đẳng
cấp, tầng lớp đáy cùng xã hội.
Giữa sự ngổn ngang bừa bộn
trong xã hội ấy, dường như lại có một thứ trật tự ẩn tàng từ bao thế hệ, mà con
người luôn tự giác tuân theo. Người dân Ấn Độ tin rằng mỗi con người sinh ra
trên đời đều có một vai trò nhất định đã được ai đó sắp đặt sẵn từ tiền kiếp.
Chu toàn nhiệm vụ mình được giao phó ở cõi đời này là lập công đức chuẩn bị cho
sự hóa kiếp tái sinh đầu thai vào kiếp khác, với niềm hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.
Ngày nay, những đạo lý không hợp thời này đã bị một số kẻ vô thần trên thế giới
phê bình lên án, vì nó dạy cho con người chỉ biết an phận với vị trí sẵn có của
mình. Nó khuyến khích sự tồn tại của hệ thống phân chia đẳng cấp trong xã hội,
làm cho xã hội bị trì trệ, không tiến lên được.
Đến đây, tôi đã hiểu tại
sao những người nghèo mà tôi hay gặp ở Ấn Độ thường có nét mặt bình thản, chấp
nhận với định mệnh đã an bài. Tại sao chỉ có ở đất nước này một đời sống từ tốn,
an nhiên tự tại một cách lạ thường? Đến
chín mười giờ sáng, các cửa tiệm vẫn chưa mở cửa. Không tất bật hối hả. Mọi người
như hòa theo nhịp điệu ung dung của cuộc sống. Không muốn thay đổi. Những truyền
thống bao ngàn năm tự thời Đức Phật Tổ, kinh Vệ Đà, vẫn được tuân thủ giữ gìn.
Tôi lại trải giòng suy niệm, nghĩ đến cộng đồng sắc tộc người Ấn hiện đang sống
trên nước Úc. Dù đã sống trọn đời mình nơi xứ Úc xa lạ, nhưng họ vẫn không bị
'Tây hóa' nhanh chóng như các sắc dân khác. Phụ nữ ra đường vẫn khoác tà áo dài
truyền thống muôn thuở, đàn ông đạo Sikh đầu vẫn quấn giải khăn xếp đủ mọi sắc
màu, và còn để râu tóc rậm rạp mang dáng dấp thư sinh đạo mạo. Trẻ em sinh ra ở
xứ người vẫn thông thạo tiếng mẹ đẻ, tín đồ Hồi giáo vẫn nghiêm ngặt ăn chay
hãm mình trong tháng ramadan, vẫn sắp xếp thời gian đọc kinh Koran đủ năm lần một
ngày.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Ấn
Độ bây giờ đang nổi cộm như một quốc gia có tiềm năng kinh tế trên thế giới hiện
nay. Tuy nhiên, tôi e rằng không phải tất cả mọi người trên đất nước ấy đều sẽ
hưởng lợi từ cuộc cải tiến này. Người giàu
thì vẫn giàu, mà người nghèo thì vẫn hoàn trắng tay. Họ sẽ vẫn tiếp tục duy trì
một cuộc sống như vậy cho đến ngày tận thế. Đất nước đi lên, nhưng nhiều công
dân của nó chắc hẳn vẫn bị bỏ lại đằng sau.
Về phần tôi, mỗi khi nghĩ
đến Ấn Độ là lại muốn mượn lời văn sĩ Gabriel Marquez đặt câu hỏi sau:
Khi gặp nhau lại, chắc gì em sẽ đẹp hơn là kỷ niệm về em?
Nếu ai có hỏi, tôi chỉ xin
được trả lời, rằng tôi đã từng đến thăm một đất nước Ấn Độ đẹp xinh trong quá
khứ. Ngày... tháng... năm... Ý niệm thời gian? Thời gian trôi mải miết không ngừng,
như giòng suối tuôn chảy bất tận. Có cắm những mốc gỗ trên giòng nước ấy, cố gắng
ghi rõ dấu tháng ngày đã qua, cũng không thể làm chủ được những gì đã mất. Cho
nên không chỉ riêng người Ấn Độ mà thôi, hầu hết người Á Đông chúng ta đều sống
chủ yếu về quá khứ, ôn lại từng kỷ niệm đẹp đã vụt qua trong đời mình. Trong
khi đó, khác hẳn với truyền thống Á Đông, người Tây phương chỉ biết lo sống với
hiện tại. Những ai đã từng sống ở hải ngoại hẳn sẽ nhận thấy người Tây phương
tin tưởng mỗi cá nhân chỉ một lần sống, chỉ một kiếp sống. Không luân hồi,
không nhân quả. Nay không sống vội, mai sau sẽ hối tiếc.
Xứ Úc của tôi cũng không
ngoại lệ. Người ta suốt ngày lo chạy đua với tiền tài vật chất. Riết rồi, lắm
người chỉ biết diễn tả tư tưởng, cảm nghĩ qua các con số. Tỷ dụ, khi tả một căn
nhà, chỉ cần nói: 'nhà 5 phòng ngủ, 3 phòng tắm, garage đậu được 2 xe, trị giá
ngót triệu đô', là người đối thoại đã nắm đủ dữ kiện để mường tượng ra được sự
quyến rũ của màu tường vôi trắng, và vẻ thướt tha của lớp ngói đỏ thấp thoáng
dưới hàng liễu rủ xanh xanh! Về sắc đẹp phụ nữ, người đàn bà lý tưởng tất nhiên
được tả qua những vòng đo cân đối, chi chít những con số khít khao về chiều cao
lẫn cân nặng, rồi còn tính điểm vòng 1, vòng 2. Cần chi phải kê khai cho đủ 'Mười
thương' như nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ bài ca dao lục bát khi xưa cho đời
thêm rối rắm, các bạn nhỉ!
Một thương tóc bỏ
đuôi gà,
Hai thương ăn nói
mặn mà có duyên.
(Phạm Đình Chương phổ thơ ca dao: Mười
thương)
Nhân phẩm con người ngày
nay nhiều khi không quan trọng bằng những con số toán học luôn lảng vảng trong
đầu óc con người.
Đại để, xã hội bây giờ hầu
hết đều đi theo chiều hướng như thế. Kẻ ở Úc, Mỹ, thì hăng say mua nhà lầu, người
bên Pháp thì hăm hở đi nghỉ mát tắm nắng mỗi dịp hè về. Người ở Việt Nam thì chỉ
mơ tậu được xe Honda, Yamaha hai bánh ngon lành là đã mãn nguyện với đời rồi.
Còn với người cùng khổ Ấn Độ, có lẽ một cỗ xe đạp cũng đủ tạo nên niềm mong ước
lớn lao. Tuy đối tượng mong ước của mỗi người có khác biệt về mặt hình thức,
nhưng thật ra cùng chung một bản chất. Nói cho cùng, mọi mong ước cũng chỉ là
phản ảnh của hệ thống giá trị thịnh mãn tại xã hội mình đang sinh sống. Hiểu
như vậy, thì thấy rằng niềm kiêu hãnh của người mua nhà lầu tại Úc, Mỹ cũng
không lớn hơn sự hãnh diện của người chạy xe máy, xe đạp ở các nước nghèo là
bao nhiêu, dù rằng cái nhà quả có mắc hơn cái xe rất nhiều. Mỗi người đều đi
theo con đường do xã hội vạch sẵn. Tất cả cũng chỉ là phương cách để khẳng định
sự hiện hữu của từng cá nhân trong xã hội mà thôi. Sở hữu tức là hiện hữu!
Tôi đã từng lê bước trên
những con đường đời đa dạng như thế trong nhiều năm ròng. Bây giờ có đối tượng
để mà đem ra so sánh giữa cuộc sống buồn vui ở khắp mọi nơi trên thế giới trong
lúc trà dư tửu hậu. Tôi lại đâm ra lúng túng không biết phải nên lựa chọn
phương cách nào thích hợp với mình nhất, để khẳng định sự hiện hữu của mình
trong xã hội mà tôi đang sống đây. Nhà lầu hai tầng, chuyến đi nghỉ mát, hay
chiếc xe đạp Ấn Độ hai bánh? Tôi cũng không
biết mình muốn gì nữa. Có lẽ vì ý niệm được tính cách tương đối của sự lựa chọn
trên, nên cho tới nay vẫn chần chừ, không muốn dứt khoát với một con đường nào
hết, không muốn dứt khoát với một hệ thống giá trị nào hết.
Cũng như anh kép cải
lương, lúc được đóng vai ông quan lớn tiền hô hậu ủng, lúc đội lốt anh thư sinh
đa tình, thậm chí có lúc khoác cả chiếc áo thầy tu sống đời ẩn dật. Kép có tài,
khi diễn xuất một vai nào thì quên hẳn các vai khác, quên đến cả bản tính đích
thực của chính mình, mà nhập vào vai diễn.
Khi khóc than thảm thiết, khi vui vẻ hả hê, rồi khi nổi trận lôi đình.
Nhưng lúc nào cũng biểu lộ niềm cảm xúc chân thành và nỗi đam mê cuồng nhiệt với
giây phút hiện tại, mà quên rằng mình chỉ tạm thời diễn tuồng mà thôi. Những ai lo mải đua theo bả lợi danh, chắc hẳn
họ là những anh kép đại tài. Còn riêng
tôi thì chỉ nhìn thấu khía cạnh tạm bợ sau mỗi xuất hát mà thôi. Và bởi không
thực tâm nhập cuộc vào cuộc chơi vô định, chẳng lẽ tôi sẽ mãi không tìm được
câu trả lời thỏa đáng cho riêng mình sao?
Có người khuyên tôi nên
làm một chuyến trở về thăm quê hương, có lẽ sẽ tìm được câu trả lời mà mình
đang muốn tìm từ bấy lâu nay. Mùa Xuân năm 2003, tôi đã một lần duy nhất trở về
Việt Nam. Trở về quê hương, để học một 'sàng khôn'. Ai mà chẳng mong có vậy.
Quê hương dù sao tôi cũng chỉ có một. Đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, gặp
cơn mưa phùn nên sắc trời thật ảm đạm. Cảnh vật buồn song lòng lại hoan hỉ bởi
niềm vui xen kẽ nỗi phập phồng của người khách tha hương trở về cố quận. Sinh tại
Việt Nam, song những năm tháng ròng rã sống tại hải ngoại, những ngày xa quê
hương đến nay tưởng đã vượt qua khoảng thời gian trưởng thành bên nhà. Từ Tân
Sơn Nhất tới trung tâm Sài Gòn đi xe mất khoảng một tiếng. Con đường không dài
nhưng hầu như bất tận. Vì đó là con đường của thời gian và không gian trở ngược:
chính con đường đã đưa gia đình tôi mỗi người mỗi ngả trong mấy năm trời, vượt
biên lìa xa tổ quốc của những ngày tháng u buồn sau năm 1975.
Tôi có tới thăm thân nhân
còn kẹt lại. Những người chỉ nghe tên nhưng chưa bao giờ biết mặt. Sau những lời
chào hỏi ngập ngừng, như tiếng bước chân đi trên nhịp cầu đứt đoạn vừa được hàn
gắn, tôi ngồi lại bên người thân để trao đổi những mẩu chuyện gia đình. Chuyện
của những người đã ra đi. Chuyện của những
người còn ở lại. Chuyện của một gia đình chia ly. Những mẩu chuyện bất tận,
nhưng đôi lúc đứt quãng bởi niềm cảm xúc tuôn tràn trên mí mắt. Tôi ngồi trên
ghế đẩu, cầm tách trà sứt mẻ trên tay, để mắt theo vết rạn nứt trên mảnh tường
loang lổ không người tu bổ. Tôi đo lường hố sâu chia cách những người cùng máu
mủ, mà thấy giận cho con tạo trớ trêu đã bày vẽ nên những vai tuồng thật khó diễn
trong xuất hát ngắn ngủi của kiếp người tạm bợ.
Chẳng những thế, trong những
ngày lưu lạc chu du tứ xứ, trong lòng vẫn hằng luôn ấp ủ một hình ảnh nhỏ, một
mùi vị nào đó của quê hương. Ngồi nhâm nhi ly rượu đỏ bên bờ sông Seine ở kinh
thành Ba Lê ánh sáng, để nhớ tới rượu dâu Đà Lạt ngọt hơn mía lùi. Muốn nuốt
trôi miếng 'hot dog' đỏ lòm ở Nữu Ước, trung tâm tài chính của nước Mỹ tiền
vàng bạc bể, cũng phải tưởng tượng đó là khoanh giò lụa Phú Hương thơm lừng mùi
thịt nạc nóng hổi mới vừa vớt lên. Đi giữa trưa nắng tại bãi biển ở Dubai mà thấy
mát vì tưởng nhớ đến màu áo lụa Hà Đông đi vào lòng người qua thi ca, âm nhạc. Sang Ấn Độ để rồi chỉ muốn trở ngược lại
giòng thời gian của thời thanh bình nào đó, nay đã quá xa xăm.
Tôi biết. Tôi đã lý tưởng
hóa quê hương. Có lẽ vì ý niệm được rằng hoàn cảnh sẽ không cho phép trở về tiếp
nối lại những ngày quá khứ đã mất. Đối với tôi, tựa hồ làn sương mỏng, vương vấn
bên nhánh cây khô héo của những nuối tiếc một thời đã qua. Những lúc như thế,
vườn địa đàng lại càng hấp dẫn hơn khi con đường trở về đã đứt đoạn. Nay, đường
vào địa đàng chẳng còn chướng ngại. Để chợt vỡ lẽ rằng chuỗi ngày quá khứ đã mất
sẽ vĩnh viễn không trở lại. Đối với nhiều người, có lẽ chuyến về chơi quê
hương, là lao vào những cuộc hành lạc, ăn chơi trụy lạc bất kể ngày đêm. Riêng
tôi, trở về quê hương, lại là dịp để âm
thầm cầu mong cho xứ sở mình, hoặc cho Ấn Độ mà tôi đã từng đặt chân tới, hay bất
cứ nước nhỏ nghèo khổ nào khác, sẽ vươn theo kịp đà tiến triển của thế giới.
Hải Triều ý Tâm - 2010
[1]
J. B. Metz, A Passion for God: The Mystical-Political Dimension of
Christianity. Trans. M. Ashley (NY:
Paulist Press, 1997), 55.
[2]
Irving Greenberg, “Cloud of Smoke, Pillar of Fire: Judaism, Christianity, and
Modernity after the Holocaust,” in Auschwitz: Beginning of a New Era? Ed.
Eva Fleischner (New York: KTAV, 1977), 23.
[3]
Arthur Cohen, The Tremendum: A Theological Interpretation of the Holocaust (NY:
Continuum, 1993), 1.
[4]
Richard Rubenstein, After Auschwitz: Radical Theology and Contemporary
Judaism (Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc., 1966).
[5]
Terrence Tilley, The Evils of Theodicy (Washington, D.C.: Georgetown
University Press, 1991), 1,5.
[6]
Johann Baptist Metz, “Facing the Jews,” The Holocaust as Interruption, (Concilium,
175), edited by David Tracy (Edinburgh: T. & T. Clark, 1984), 29.
[7]
Stephen T. Davis, “Free Will and Evil,” Encountering Evil: Live Options in
Theodicy. (Atlanta, Georgia: John Knox Press, 1981), 70.
[8]
Ibid., 70.
[9]
Ibid., 71.
[10]
Cohen, The Tremendum, 1.
[11]
Davis, “Free Will and Evil,” 75.
[12]
Ibid., 46.
[13]
Ibid., 51.
[14]
Ibid., 47.
[15]
Arthur Cohen, The Tremendum, 1.
[16]
Richard Rubenstein, After Auschwitz, 153.
[17]
Elie Wiesel, “A Plea for the Dead,” in A
Holocaust Reader: Responses to the Nazi Extermination, ed. Michael L.
Morgan, (New York: Oxford University Press, 2001), 71.
[18]
Theodor W. Adorno, “Meditations on Metaphysics,” in A Holocaust Reader:
Responses to the Nazi Extermination, ed. Michael L. Morgan, (New York:
Oxford University Press, 2001), 43.
[19]
Elie Wiesel, “A Plea for the Dead,” 70.
[20]
Theodor W. Adorno, “Meditations on
Metaphysics,” 43.
[21]
Gershom Scholem makes this critique particularly
strongly in, “Jews and Germans, On Jews and Judaism in Crisis, ed.
Werner J. Dannhauser (New York: Schocken Books, 1976), 71-92.
[22]
J. B. Metz, “Communicating a Dangerous Memory,” edited by Fred Lawrence (Atlanta:
Scholars Press, 1987), p. 39.
[23]
J.B. Metz, Theology of the World, trans. William Glen-Doepel (London:
Herder and Herder, 1969)
[24]
See Metz, J.B., “Appendix I: The World
as History,” in Theology of the World, trans. William Glen-Doepel (New
York: Herder and Herder, 1969), 51.
[25]
Metz, J. B., lecture in the General
Studies program, University of Mainz, 1971. Metz’s move to take up his new
position as professor of fundamental theology at the University of Munster in
1963 brought him to a broader academic conversation and found his interest in a
more anthropocentric approach to the world as history quickly fuelled by his
encounters with the revisionary Marxists. The critiques of idealism as
ahistorical, by Ernst Bloch and the members of the Frankfurt School, including
Max Horkheimer, Theodor Adorno, Herbert Marcuse, and Walter Benjamin were
compelling to Metz. (Ashley, J. Matthew. Interruptions: Mysticism, Politics
and Theology in the Work of Johann Baptist Metz, Indiana: Notre Dame Press,
1998, p97).
[26]
Metz, Theology of the World, trans. William Glen-Doepel (New York,
Herder and Herder, 1969), 18, 23.
[27]
Ibid., 16.
[28]
Ibid., 20.
[29]
Ibid., 22.
[30]
Ibid., 21.
[31]
Ibid., 37.
[32]
Ibid., 17, 41.
[33]
In his revisions of Theology of the World, Metz added a footnote
referring to Blumenberg’s book, however, Metz did not respond to Blumenberg’s
critique, 20, n9. See Blumenberg, Hans, The Legitimacy of the Modem Age,
trans. Robert Wallace (Cambridge: MIT Press, 1983).
[34]
West, Thomas H., Ultimate Hope Without
God: The Atheistic Eschatology of Ernst Bloch (New York: Peter Lang, 1991),
2.
[35]
Ashley, Interruptions, 104.
[36]
Metz, J. B., Glaube in Geschichte und
Gesellschaft. (Mainz: Matthias-Griinewald, 1977). Translated by David Smith
as Faith in History and Society: Toward a Practical Fundamental Theology.
(New York: Seabury, 1980), 90.
[37]
Ibid., 90.
[38]
Ibid., 25.
[39]
Ibid., 34.
[40]
Metz, Faith in History and Society, 40.
[41]
Ibid., 38, 128.
[42]
Ibid., 211.
[43]
Ibid., 61.
[44]
Ibid., 61.
[45]
Metz J. B., Zeit der Or den? Zur
Mystik und Politik. (Freiburg: Herder, 1977). Translated by Thomas Linton
as Followers of Christ: The Religious Life and the Church. (New York:
Paulist Press, 1978), 39-40.
[46]
Ibid., 34.
[47]
Ibid., 34.
[48]
Ibid., 51.
[49]
Metz, Faith in History and Society, 74.
[50]
Ibid., 90.
[51]
Bloch, Atheism in Christianity: The Religion of the Exodus and the Kingdom,
trans. J. T. Swann (New York: Herder and Herder, 1972), 118, 149.
[52]
Ibid., 117.
[53] Ibid.,
58. (Francisco Franco ruled
over Spain as a dictator from 1939, after the victory in the Spanish Civil
War 1936-1939 which had claimed almost half a million lives, until his death in
1975. Even after this war, his dictatorship was followed by a period of
oppression of his political opponents and dissenters, as the result, between
100,000 to 200,000 died through the use of forced labour and executions in
concentration camps.)
[54]
Ibid., 106-108.
[55]
Ibid., 108.
[56]
Ibid., 121.
[57]
Ibid., 264-265.
[58]
Metz, Hope Against Hope, 22.
[60]
Ibid., 131.
[61]
Metz, Faith in History and Society, 120.
[62]
Ibid., 129.
[63]
Metz was invited to draft a document described as a “confession of faith in our
time,” which thus responded the council’s call in Vatican II to address “the
signs of our times.”305 Metz worked on this document, “Our Hope” {Unsere
Hoffnung) from 1973-1975.
[64]
Ashley, for example, is particularly
sensitive to Metz’s spirituality and the importance of the theology Metz wrote
for the audience of the church (such as Followers of Christ). However,
although he makes more note of the link between Metz’s work for the synod and
Metz’s attention to Auschwitz than most of Metz’s interpreters, Ashley does not
discuss this document at length. Ashley, Interruptions, 123.
[65]
Two essays Metz wrote during the first decade after “Our Hope” are especially
important to his attention to the church and its theology after Auschwitz. The
first essay, “Christians and Jews after Auschwitz: Being a Meditation also on
the End of Bourgeois Religion,” was an address Metz gave in 1978 for the German
Coordination Council for Christian-Jewish Collaboration, later published as
chapter two of The Emergent Church. The second essay, “Facing the Jews:
Christian Theology after Auschwitz,” was Metz’s contribution to The Holocaust
as Interruption, a 1984 volume of Concilium, a volume organized around the
topic of the Shoah as an interruption for theology and the church.
[66]
Metz, “Facing the Jews,” 29.
[67]
Ibid., 30.
[69]
Ibid., 26-27.
[70]
Ibid., 30.
[72]
Metz, Faith in History and Society, 3.
[73]
Metz, The Emergent Church, 19.
[74]
Ibid., 19.
[75]
Metz, “Facing the Jews,” 26.
[76]
Gutierrez, On Job: God-talk and the Suffering of the Innocent, Matthew
J. O’Connell, trans. (Maryknoll, New York: Orbis Books, 1998), 101.
[77]
Ibid., 101, 131, n.26. Gutierrez refers to Metz’s essays “Facing the Jews” and
“Christians and Jews after Auschwitz.”
[78]
Ibid., 102.
[79]
Ibid., 102. On Job was first published in 1985, 40 years after the end
of WWII.
[80]
Gutierrez, A Theology of Liberation, 45.
[81]
Ibid., 53.
[82]
Metz, Theology of the World, 188.
[83]
Gutierrez, A Theology of Liberation,
65.
[84]
Ibid., 65.
[85]
Gutierrez notes that the situation in
Latin America is especially interesting because it is “the only continent among
the exploited and oppressed peoples where Christians are in the majority.”
Gutierrez, A theology of Liberation, xi.
[86]
Gutierrez, On Job, xvi-xvii.
[87]Gutierrez,
On Job, xvii.
[88]
Ibid., 27, 54.
[89]
Ibid., 27.
[90]
Ibid., 22, 30. Gutierrez is also critical of Elihu’s speech and its focus on
the pedagogical purpose of suffering. See On Job, 46.
[91]
Ibid., 22.
[92]
Ibid., 27.
[93]
Ibid., 97.
[94]
Metz, “The Church After Auschwitz,” A Passion for God, 127.
[95]
Metz, “Theology versus Polymythicism,” A Passion for God, 83.
[96]
Gustavo Gutierrez, The God of Life, Translated by Matthew J. O’Connell
(Maryknoll, New York: Orbis Books, 1991), 110.
[97]
Such a witness to hope in history was the call Metz made in “Our Hope.”
[98]
M. Shawn Copeland, “The New Anthropological Subject at the Heart of the
Mystical Body of Christ,” CTSA Proceedings 53 (1998), 30.
[99]
Ibid., 40.
[100] Ibid.,
42-43.
[101] M.
Shawn Copeland, “Toward a Critical Christian Feminist Theology of Solidarity,”
in Women and Theology, ed. Mary Ann Hinsdale and Phyllis H. Kaminski, The
Annual Publication of the College Theology Society, vol. 40, (Orbis Books,
1994), 24.
[102] Ibid.,
24.
[103] Ibid.,
25.
[104] M.
Shawn Copeland, ‘“Wading through Many Sorrows:’ Toward a Theology of Suffering
in Womanist Perspective, in A Troubling in My Soul: Womanist Perspectives on
Evil and Suffering, ed. Emilie M. Townes, (Maryknoll, NY: Orbis Books,
1993), 109-229.
[105] Ibid.,
111.
[106] Ibid.,
121.
[107] Ibid.,
41.
[108] Ibid.,
41, 43.
[109] Ibid.,
44.
[110] Ibid.,
44.
1 comment:
Excellent essay on Johann Baptist Metz and suffering. Thanks much.
Post a Comment