“Quyến
rũ, cám dỗ, sa ngã, bất trung rồi bội phản” là những khẩu hiệu quảng cáo cho một
cuốn phim sắp trình chiếu trong tuần này? Thưa không. Đó là một cách quảng cáo
và thu hút sự chú ý của người khác về nội dung của các bài đọc được trích dẫn
vào Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay năm 2020 này.
Bài
đọc 1 được trích trong sách Sáng thế Ký, mô tả việc sa vào cạm bẫy của A-dong
và E-và. Cạm bẫy không được được giăng ra bởi Thiên Chúa hay một loại thụ tạo
nào ngang hàng với con người; nhưng lại do bởi con rắn, tượng trưng cho quyền lực
của sự dữ.
Nhật
xét đầu tiên là Adong và Evà không nhất thiết phải là những nhân vật
có thật trong lịch sử. Chúng ta cần phân biệt các sự kiện có thật và sự thật
hay tính chất đích thực của nó. Sự kiện thì diễn tả một sự việc đã xẩy ra, hoặc
nói về nhân vật nào đó trong lịch sử. Nhưng ‘sự thật trọn vẹn’ chưa hẳn được diễn
tả trong ‘sự kiện’ đó. Còn ‘sự thật’, nhất là sự thật về tôn giáo và bản chất
con người vốn được ẩn dấu dưới lớp ‘sự kiện’, và được diễn tả qua các hình ảnh
và biểu tượng để nói lên sự thật của vấn đề. Điều thú vị mà chúng ta cần phám
phá là ý nghĩa của sự thật được ẩn dấu trong cách trình bày bằng ngôn ngữ biểu
tượng hay các hình ảnh mà các tác giả đưa ra.
Trở lại truyện
tích sáng tạo, nhất là trích đoạn nói về việc sa ngã của Adong và Evà, các tác
giả chuyển cho chúng ta một ‘sự thật’ hơn là trình bày một ‘sự kiện’. Thật vậy,
cách hành sử, thái độ sống và hoàn cảnh của Adong và Evà thật đến độ, nếu cần
phải so sánh thì chúng ta có thể nói rằng: chúng ta là những Adong và Evà trong
mọi thời đại, sẵn sàng sa vào cạm bẫy bằng cách tự làm chủ cuộc sống mình và tự
tách mình ra khỏi mối dây quan hệ với Thiên Chúa.
Giả như con rắn
nói dối thì chúng ta dễ nhận ra cạm bẫy và sa lánh chúng; nhưng ở đây con rắn
đã nói thật nên bà Evà và con người qua mọi thời đại mới tự động chui vào lưới
vì chất ngọt của tên cám dỗ giăng ra. Bằng cách thức này, con rắn gieo vào lòng
ông bà nguyên tổ sự ngờ vực, khiêu khích và mời gọi ông bà tham gia vào một cuộc
phiêu lưu do họ làm chủ, mà không cần đến Thiên Chúa. Mọi sự sẽ khá hơn nếu ông
bà hái và ăn trái cây giữa vườn này. Quả là hấp dẫn và giản đơn.
Thật thú vị, họ
không chết sau khi ăn trái cấm. Họ nhận ra sự thật đã xẩy ra đúng theo lời dụ dỗ
của con rắn là họ trở nên khôn ngoan, biết rõ trắng đen, biết mình trần truồng
và trơ trụi. Tự mình sắp xếp, tự mình xây dựng chân tướng và vị trí là những thử
thách mà không chỉ có ông bà nguyên tổ đã trải qua, mà con người qua mọi thời đại
vẫn còn đang phải chống trả với các thử thách này.
Thật vậy, nếu
nhờ biện phân mà nhận ra cơn cám dỗ thì chúng ta có thể dễ chống đỡ hơn; nhưng
các thử thách lại quá thật với con người, rồi nhiều lúc chúng ta lại bị lầm tưởng
đó là ý Chúa nữa cho đến lúc nhận ra sự thật trơ trụi mời biết là đã sa vào bẫy
được giăng ra bởi quyền lực của sự ác.
Đến
bài đọc hai, Thánh Phaolô chia sẻ suy tư của ngài về sứ vụ của Đức Giê-su như một
“Adong mới,” một Adong chiến thắng và vượt qua mọi cạm bẫy để làm gương cho
chúng ta; đó là những gì chúng ta sẽ thấy trong bài Tin Mừng.
Thánh
Mátthêu thuật lại các cơn cám dỗ mà Đức Giêsu phải trải qua trong hoang địa.
Tuy Đức Giêsu đã vượt qua và chiến thắng các thử thách để bước vào giai đoạn
công khai rao giảng và loan truyền sứ vụ của Người; nhưng không phải vì thế mà
các cám dỗ đó biến mất; tất cả vẫn hiện diện như lời Thánh Luca nói ma quỷ chờ
cơ hội để tiếp tục cám dỗ Người. Cuối cùng và cũng là đích điểm các cám dỗ mà Đức
Giêsu phải đối diện và vượt qua là Satan, quyền lực chống đối Thiên Chúa.
Dưới
cái nhìn bao quát thì các thử thách mà Đức Giêsu phải đương đầu đều qui về căn
tính của Đức Chúa, về mối quan hệ giữa Người với Thiên Chúa bằng lối đặt câu hỏi
có tính khiêu khích: “Nếu ông là Con Thiên Chúa.” Có nghĩa là làm sao ông biết
mình là Con Thiên Chúa. Biến đá thành của ăn và làm theo lời đề nghị của ‘tên
cám dỗ’ thì sự thật sẽ được phơi bầy và không ai còn nghi ngờ về chân tướng của
Người nữa. Và một điều chắc chắn là qua đó Đức Chúa sẽ biết rõ mình là ai!
Thật
vậy, Đức Giê-su biết rõ chân tướng làm Con Thiên Chúa của mình; đó là điều mà
Chúa Cha đã công bố trong ngày Đức Giêsu đón nhận phép rửa bên bờ song Gióc-đan.
Khi vừa ở dưới nước bước lên thì tiếng Chúa Cha đã phán “Này là Con yêu dấu của Ta.” Thế mà, hôm nay ‘tên cám dỗ’ lại muốn
gieo vào trong lòng Chúa tính nghi ngờ và lối nói khích bác: Nếu ông là Con
Thiên Chúa thì hãy chứng minh bằng cách làm theo đề nghị của chúng đưa ra.
Adong
và Evà sa vào cạm bẫy làm theo ý chúng. Còn Đức Giêsu đã không làm như thế. Người
đi tìm ý của Cha Người để tỏ bầy cho nhân loại biết về mối quan hệ Cha Con của
Thiên Chúa và Người. Đức Giêsu là người con yêu dấu và chỉ thực hiện ý muốn của
Cha, không tìm và làm theo ý riêng; vì thế Người đã quay lưng lại với lời cám dỗ.
Và bằng các cách thức khác nhau, Đức Giê-su đã bộc lộ niềm tin tưởng tuyệt đối
của Người vào Thiên Chúa, Cha Ngài.
Là Con Thiên
Chúa, Đức Giêsu chấp nhận tất cả mọi sự từ Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ từ
Cha mà thôi. Cuộc sống của Ngài bao gồm cả sứ vụ mà Người thi hành. Tất cả đều
xuất phát từ Cha, nên Người phải lệ thuộc vào Ngài; không tự động biến đá thành
bánh theo ý mình.
Vẫn biết bánh là
của ăn thì cần thiết cho việc nuôi dưỡng cơ thể; nhưng sự sống của con người
hoàn toàn không chỉ lệ thuộc vào của ăn mà thôi. Nói như thế, có nghĩa là cho
dù phải đói khát, Người vẫn tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lo cho Ngài, Cha Ngài
sẽ cung cấp lương thực nuôi dưỡng Người. Phần Ngài hãy lo tìm kiếm và thực hiện
ý Cha trước.
Anh
chị em đừng quên rằng Đức Giêsu đã thể hiện quyền năng của Thiên Chúa trong
phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi dưỡng cho những kẻ đi theo Ngài. Đó là việc làm
bộc lộ lòng yêu thương và sự quan tâm của Chúa dành cho những ai thuộc về Ngài.
Đức Giêsu không tự động làm phép lạ theo lời khích bác của kẻ khác để bộc lộ
“cái tôi –ta đây” cho người khác khen tặng.
Hôm
nay, khi suy niệm về các cuộc cám dỗ mà Đức Giê-su đã trải qua, chúng ta nên
can đảm nhìn nhận rằng Đức Chúa con bị thử thách phương chi là chúng ta. Thử
thách là điều không thể thiếu vắng trong đời sống của các kẻ tin nói riêng và đời
sống cộng thể nói chung. Và, bằng vào sức mình, không một ai trong chúng ta có
thể tránh thoát được các cạm bẫy của ma quỷ hay các quyền lực của sự dữ ẩn núp
duới các chiêu bài khác nhau để lôi kéo chúng ta đi ngược lại Ý Chúa. Cạm bẫy
đó xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh của cuộc sống.
Có
một điều mà chúng ta nên nhìn nhận rằng không ai là người hoàn hảo. Chúng ta có
thể giỏi mặt này nhưng lại yếu kém mặt khác. Phàm ai đã có sở trường thì sẽ có
sở đoản. Những điều này giúp chúng ta nhận ra sự hèn yếu của thân phận làm người
mà cần sự trợ giúp.
Trong
thời gian gần đây, nhờ sống chung với các cha giáo, nay đã về hưu, tôi mới khám
phá ra điều này. Khi còn trẻ các ngài là những con người khôn ngoan, nhiều vị
đã nắm giữ các nhiệm vụ thật quan trọng trong việc hướng dẫn và lãnh đạo người
khác, bao nhiêu phương án đã được đưa ra và thi hành bởi sự lãnh đạo khôn ngoan
và tài ba của các ngài; thế mà những việc cơ bản để chăm sóc bản thân như cột
dây giầy hay mang đôi vớ thì các ngài lại mù tịt.
Không
ai là người hoàn hảo. Có một khoảng trống trong cuộc sống mà chúng ta phải nỗ lực
để lấp đầy. Adong và Evà đã lầm tưởng họ có thể lấp đầy khoảng trống, lỗ hổng
trong cuộc sống bằng trái cây ở giữa vườn. Vậy mà sau khi ăn thì cuộc sống của
họ lại càng trống rỗng hơn; điều mà họ nhìn ra cũng chỉ là nỗi cơ đơn, tránh né
nhau và tránh né Thiên Chúa. Điều này vẫn còn hiện diện trong cuộc sống của
chúng ta. Đã nhiều người lầm tưởng và tìm cách lấp đầy khoảng trống bằng nỗ lực
đánh bóng chân tướng của mình bằng các phương tiện như ráng tậu cho được một chiếc
xe mới, một ngôi nhà đẹp khang trang xứng hợp với vị trí ông kia bà nọ của họ.
Nhưng
sau những lầm than, hy sinh và vất vả để có được những điều này, sự trống vắng
và nỗi cô đơn vẫn còn. Không ai có thể lấp đầy nỗi cô đơn và khoảng vắng đó
trong cuộc đời mình ngoại trừ Chúa, như tâm tình mà Thánh Augustinô đã chia sẻ:
“Tâm hồn chúng con luôn khăc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.”
Để
cho mình đủ sức đối diện với muôn ngàn thử thách trong cuộc sống, chúng ta nên
nhận ra sự giới hạn của chính bản thân. Nhận ra không phải để cầu xin Chúa cất
đi các giới hạn; cho bằng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong các ước muốn
và nhu cầu của chính mình; giúp cho chúng ta can đảm đối diện với các thử thách
trong niềm xác tín vào sức mạnh cần thiết của ơn Chúa như lời Thánh Phaolô đã cảm
nhận khi xưa “Ơn Ta thì đủ cho con.”
Với
ơn Chúa, chúng ta sẽ vượt qua các thử thách như Chúa đã trải qua hôm nay. Trong
tâm tình đó chúng ta hiên ngang bước vào Mùa Chay năm 2020 để đối diện và vượt
qua các thử thách trong cuộc sống.
Lm Giuse Mai Văn Thịnh,
DCCT
27/02/20
No comments:
Post a Comment