Mới đây, có lần tôi đã phải giật mình khi nghe một nữ lưu đạo dòng tuyên bố là chị chẳng còn thấy có bổn phận phải phục lụy vị giám mục của chị nữa. Chị hết nói về những lỗi phạm mà vị chủ chăn của chị sai phạm, rồi đến những sơ xuất dẫy đầy trong giáo phận chị ở. Theo chị, có những con rận bê bết do vị chủ chiên tạo ra. Thế nhưng, với Đức Gioan Phaolô II của chúng ta, thì chị lại hết lòng ca ngợi. Thật sự, chúng ta cũng chẳng nên tranh cãi với chị về những chuyện có liên quan đến Đức Giáo chủ làm gì. Chỉ nên biết một điều là: tất cả những gì chị bày tỏ cũng đã từng xảy ra với cộng đồng dân Chúa lúc ban sơ ở Côrinthô. Các ngài cũng là những con mồi rơi vào cạm bẫy của một xào sáo, rẽ chia. Vấn đề chị đặt tuy biểu tỏ một lập trường riêng tư, nhưng cũng là nhận định của những người đang ưu tư bức xúc về sự phân rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo xưa kia hoặc hiện giờ dù không mang mầu sắc Công giáo chính trực.
Cùng với Hội thánh, chúng ta được mời gọi để cầu nguyện cho Đức Giáo Chủ, luôn hỗ trợ và nghe theo sự chỉ đạo của ngài. Tuy nhiên, bản chất lòng đạo của những người tin theo Đức Chúa chính là nền tảng xuất phát từ việc chúng ta có biết hiệp thông với Hội thánh sở tại hay không, qua vị giám mục địa phận? Để rồi chính ngài, trong cương vị một chủ chăn, cũng sẽ hiệp nhất với Giám mục thành La Mã, tức Đức Giáo chủ của chúng ta làm thành Giáo hội duy nhất, thánh thiện.
Chẳng bao lâu sau ngày Chúa mời gọi các ngư phủ địa phương theo Ngài làm đồ đệ, đã thấy có tranh chấp lớn trong nội bộ của các vị rồi. Theo dõi toàn bộ sách Tân Ước, chúng ta nhận ra là đã có sự bất đồng trầm trọng giữa các vị lãnh đạo của Giáo Hội tiên khởi. Đại để thì thế này: do có khác biệt về tâm tính cũng như phần hành/công vụ, nên đã có những hiểu lầm trong nhiều trường hợp. Hiện tượng mà thánh Phaolô thấy nảy sinh trong cộng đồng dân Chúa ở Côrinthô là sự rạn nứt trong Hội thánh. Sở dĩ có rạn nứt như thế là vì có một số vị vẫn có thói quen tranh giành quyền lực. Có điều trớ trêu là: dù cho sai quấy, vị nào cũng tự hào cho rằng mình thuộc về Giêsu Đức Chúa. Duy nhất chỉ một mình mình mới thuộc hệ chính mạch, mới nên lãnh đạo mà thôi. Thậm chí, có vị còn mang tư tưởng đối kháng lại cả Đức Chúa nữa. Sự việc xảy ra nghiêm trọng đến độ Phaolô đã phải ban huấn từ gửi đến giáo đoàn Côrinthô, dạy cho họ về chức năng/trọng trách của mỗi thành viên trong Hội thánh Chúa. Rõ ràng là: chúng ta phải đoàn kết dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Giêsu Đức Chúa. Đấng làm đầu Hội thánh.
Dù có giới hạn trong khuôn thước cổ xưa và rõ nét như thế, Hội thánh vẫn mang tính đa năng đa dạng đến độ tuyệt vời. Cộng đồng dân Chúa vẫn mang tính đa nguyên trong mọi phát biểu, mọi tập trung tư tưởng và mỗi văn hoá riêng tư/đặc thù nữa. Ở mọi nơi, vào mọi khoảnh khắc, chúng ta luôn tỏ ra đa dạng nhưng vẫn hiệp nhất nên một. Có nghĩa là: Hội thánh luôn có trọng trách kiếm tìm Giêsu Đức Chúa ở khắp nơi. Cả với các cộng đoàn riêng lẻ nữa. Nếu chúng ta cứ đào sâu chăm chú vào các tranh chấp giữa giáo hội địa phương mình với giáo hội khác, thì lúc đó chúng ta để mất đi sự hiệp thông thuần nhất gắn chặt chúng ta vào với nhau như các chi thể của cùng một thân mình, có Giêsu Đức Chúa là Đầu.
Qua bài đọc hôm nay, Phaolô khẳng định rằng Thập giá của Đức Chúa chính là sứ vụ của Hội thánh. Thêm vào đó, qua bài Tin Mừng, Chúa cho thấy việc Ngài giáo huấn, rao giảng và chữa lành cho dân chúng là sứ vụ trọng điểm Ngài phải chu toàn. Đó cũng là sứ vụ chung của toàn thể Hội thánh Đức Kitô. Dù các giáo hội địa phương có khác nhau thế nào đi nữa, thì Vị Giám mục thành La Mã luôn xác định với tất cả sự tin tưởng phú ban rằng các Giám mục sở tại đang tiếp tục công cuộc rao giảng về Đức Kitô. Ngài vui lòng chấp nhận đóng đinh vào thập giá/khổ hình. Các giám mục vẫn đã và đang giáo huấn các kẻ tin nhân danh Đức Kitô. Các ngài đang chữa lành mọi người đau yếu và hoà giải những người bị xa cách chia lìa.
Chính do sự việc này mà chúng ta trở thành người Công giáo. Hôm nay, thêm một lần nữa, chúng ta cần nghe lại --và lắng nghe rất kỹ, bằng tất cả sự chăm chú sẵn ban-- nghe Phaolô thánh nhân, vị lãnh đạo Giáo Hội tiên khởi, từng cảnh giác mọi kẻ tin vào Đức Chúa như sau: “Nhân danh Đức Kitô, Chúa chúng ta, tôi khẩn nài các anh các chị, chúng ta hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, đừng để có sự chia rẽ giữa các anh các chị, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau.” Xem như thế, tuỳ mức độ thực hiện, chúng ta hãy sống lời nhủ khuyên ở trên trong hiệp thông với người kế vị các Tông đồ của Đức Chúa. Được như thế, là thành viên của Hội thánh Chúa, chúng ta mới có cơ hội sử dụng nghị lực và quà tặng Đức Chúa đã ban lúc ta chịu thanh tẩy, ngõ hầu thực thi những gì Đức Chúa muốn cho Hội thánh Ngài rat ay thực hiện, đó là: thay đổi toàn bộ thế giới này một lần là mãi mãi; để rồi từ đó trở thành tín hiệu bằng lửa ngọn loan báo quà tặng cứu độ từ Đức Chúa. Nơi đó bao gồm đầy đủ một tin tưởng tuyệt đối, một hy vọng tràn trề và một bác ái quảng đại với hết mọi người. Ở trong cũng như ngoài Đạo Chúa.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment