Friday, 16 October 2009

THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU


Tôi lang thang đến khu du lịch Bình Quới, ghé nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn. Trịnh để lại đây một bức thư pháp: ”Giữa đời này, chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”.

Trịnh đã đi những con đường, qua những trải nghiệm nào để nhập vào một nhận thức rất “Phúc Âm” như thế ? Không chỉ “Phúc Âm” do nội dung, mà đến tận ngôn từ: “Tình yêu, cứu chuộc, thập giá”. Chúa Giê-su dạy: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, anh nghe tiếng gió, mà không biết gió từ đâu tới và gió đi đâu” (Ga 3, 6).

Bên bức thư pháp ở Bình Quới hôm ấy, tôi cũng nghe thấy tiếng gió.

NGƯỜI HOÀ BÌNH 2006

Nước láng giềng Nam Á, 141 triệu dân, cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Giải Nobel Hòa Bình năm nay được trao cho một người vì những cống hiến của ông để thăng tiến dân nghèo bằng những phương tiện nghèo, là một tín hiệu rất đáng phấn khởi.

Sự nghiệp của Muhammad Yunus cũng giống như một hạt giống nhỏ li ti mà mọc lên thành cây lớn. Năm 2004, Yunus nói với Hãng Thông Tấn An Phong rằng “giây phút eureka”, tức là giây phút giác ngộ, giây phút vỡ lẽ xảy đến khi ông nói chuyện với một người phụ nữ rụt rè, những ngón tay chị chai sần vì luôn phải đan các vật dụng bằng tre. Năm ấy, 1974, ông gặp chị Sufia Begum, 21 tuổi mà đã một nách ba con. Ông hỏi chị kiếm được bao nhiêu tiền, chị nói mỗi sản phẩm chị phải đi vay 5 taka ( khoảng 2.500 đồng Việt Nam ) của một tay trung gian để mua tre, trả nợ xong thì chị còn được khoảng 1 taka ( 500 đồng Việt Nam ). Yunus nói: “Tôi thầm nghĩ, Chúa ơi, vì 5 đồng taka mà cô ấy sống thân nô lệ. Khéo tay thế mà sao lại nghèo thế !”

Ngày hôm sau, Yunus dẫn các sinh viên của mình (ông ấy là giáo sư kinh tế học) về làng của chị Sufia để khảo sát, nghiên cứu. Thầy trò phát hiện rằng vốn liếng của 43 người lao động trong làng được khoảng 856 taka, tương đương với 27 USD. “Tôi chịu hết nổi. Tôi đưa ra 27 USD và bảo họ rằng họ có thể tự giải thoát lấy mình, đừng qua trung gian nữa, khi nào có tiền thì trả lại tôi”.

Sau hơn một năm, dân làng dành dụm trả lại cho Yunus đủ số 27 USD, từ đó Yunus có sáng kiến mở ngân hàng cho dân nghèo; nhưng ngân hàng cho dân nghèo thì không giống như các ngân hàng khác. Yunus tin rằng người nghèo là những khách hàng đáng tin cậy và họ cũng là những người làm việc hăng say. Vì thế, các ngân hàng khác cho vay những món tiền lớn, thì ngân hàng Grameen của Yunus cho vay những món tiền lẻ. Các ngân hàng khác đòi phải có nhiều giấy tờ, thì Frameen lại chuyên phục vụ những dân mù chữ. Ông toàn làm ngược lại các ngân hàng khác. “Thậm chí Yunus có cả một chương trình để giúp đỡ 55.000 người hành khất.

Nhưng chiến lược của Yunus là tập trung vào phụ nữ, vì phụ nữ thường là những người lo toan cho các nhu cầu của gia đình nhiều nhất. Đây là một bước phá khẩu với một xã hội Hồi Giáo truyền thống như Yunus phải mất sáu năm mới đạt được hoài bão của ông: 50 phần trăm khách hàng của Frameen là phụ nữ. Theo Grameen, lãi suất để vay tiền ngân hàng là 0% đối với hành khất, 5% với sinh viên, 8% đối với các gia đình và 20% nếu vay vốn để làm ăn quy mô. Người ta vay tiền để mua bò sữa, nuôi gà lấy trứng, hay khi làm ăn khá hơn thì mua điện thoại di động. Khách hàng được chia thành tổ 5 người, khi nào hai đã được vay thì ba người kia chờ đợi cho những người đã vay trả xong nợ thì đến lượt mới.

Sáng kiến của Yunus làm cho phong trài “tín dụng nhỏ” lan tràn khắp và khắp Nam Á, lan đến các nước nghèo đang phát triển khác. Phương pháp của Yunus du nhập vàp cả Quỹ Phát Triển của Liên Hiệp Quốc, nhiều công ty lớn của Phương Tây cũng muốn cộng tác với Grameen để đóng góp vào công cuộc phát triển.

Ngày nay, ngân hàng Grameen ở Bangladesh do Yunus điều khiển đã cho 5.3 triệu người vay hơn 5 tỷ USD. Còn trên khắp thế giới thì theo thống kê năm 2005, có chừng 3.200 tổ chức tín dụng nhỏ phục vụ hơn 2 triệu khách hàng. 75% những người này khi vay tiền lần đầu tiên đang nghèo mạt rệp.

Uûy ban Nobel khi tuyên bố tặng giải Hoà Bình cho Yunus: “Mỗi người trên trái đất này đều vừa có tiềm năng vừa có quyền sống một cuộc đời hợp với nhân phẩm. Xuyên qua các nền văn minh, văn hoá, Yunus và Ngân Hàng Grameen đã chứng minh rằng cả những người nghèo nhất cũng có khả năng tự phát triển”.

Yunus năm nay 65 tuổi. Ông rạng rỡ khi biết tin mình được giải: “Là người Bangladesh, tôi hãnh diện vì chúng tôi đã cống hiến được một điều gì đó cho thế giới. Ông nói sẽ dùng số tiền thưởng 10 triệu Knonors Thuỵ Điển (khoảng 1,30 triệu USD) để “tìm những phương cách mới” giúp người nghèo. Ông muốn tạo lập một công ty chuyên sản xuất thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng giá rẻ. Đối với ông “Hoà bình và nghèo đói dây dưa với nhau”.

Một người Nam Á vừa được giải Nobel Hoà Bình, thì một người Đông Á lại được phó thác nhiệm vụ chăm lo hoà bình cho thế giới từ năm 2007 – 2012. Nhà ngoại giao Hàn Quốc, ông Ban Ki Moon vừa được bầu làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc một cách dễ dàng và sẽ nhận chức vào đầu năm tới.

Người ta đang thắc mắc không biết vị Tổng Thư Ký sẽ đối phó ra sao, khi mà Liên Hiệp Quốc đang phải giáp mặt với một số mâu thuẫn và xung đột cực kỳ hóc búa: võ khí hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, cuộc xung đột Israel – Palestine, sứ mạng ggìn giữ hoà bình ở Liban, khủng hoảng nhân đạo ở Darfur. Chưa kể những xung đột Liên Hiệp Quốc không trực tiếp can dự nhưng rất có thể một lúc nào đấy cũng phải can thiệp như Iraq và Afganistan. Ngoài những chảo nóng trên đây, còn những vấn đề gian khó toàn cầu: nguy cơ thay đổi khí hậu, dịch HIV/AIDS, nạn nghèo đói và nhu cầu cải tổ Liên Hiệp Quốc. đến độ vị Tổng Thư Ký sắp mãn nhiệm, có lúc đã gọi sứ mạng của Liên Hiệp Quốc là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Về phần mình, ông Ban Ki Moon không phải là không có kinh nghiệm. Oâng từng phục trách vụ Liên Hiệp Quốc ở bộ Ngoại Giao Hàn Quốc, Đại sứ ở Washington, hai nhiệm kỳ, cố vấn an ninh và đối ngoại cho tổng thống Hàn Quốc. khi làm đại sứ ở Aùo, ông làm chủ tịch Uûy ban chuẩn bị Tổ chức Hiệp Ước cấm thử võ khí hạt nhân. Ông cũng tích cực tham gia các hoạt động về quan hệ Liên – Triều, làm phó chủ tịch Uûy Ban Liên Hợp Kiểm Soát Năng Lượng Hạt Nhân. Năm 2005, làm ngoại trưởng Hàn Quốc, ông có vai trò hàng đầu trong cuộc thương lượng sáu bên về vấn đề võ khí hạt nhân của Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Việc Bắc Triều Tiên thử bom hạt nhân mới đây cho thấy các hoạt động của ông trong vụ việc nóng bỏng này đã thất bại. Trong nhiệm vụ mới, không biết ông có chiêu gì hiệu nghiệm hơn không ?

Sau khi Hội Đồng Bảo An, coi như đầu não của Liên Hiệp Quốc, hầu như nhất trí đề cử (trừ Nhật Bản, là nước xưa nay vẫn thường mâu thuẫn với Hàn Quốc), Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc nhất trí vỗ tay bầu ông Moon vào chức vụ Tổng Thư Ký cho nhiệm kỳ tới. Như vậy là ông đắc cử vẻ vang, và dễ dàng hơn nhiều so với các vị tiền nhiệm.

Nhưng đây đó vẫn có những ý kiến ái ngại. Người ta cho rằng Ban Ki Moon “hiền” quá, “mềm” quá, “tẻ” quá, làm việc thì cần mẫn, tỉ mỉ đấy, nhưng thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược bao quát, làm sao lèo lái được con thuyền Liên Hiệp Quốc trong thời đại sóng gió này. Ban Ki Moon trả lời: “Nhiều người ăn to nói lớn và khoa chân múa tay một cách hoành tráng. Nhưng tôi nghĩ mình cũng có sự quyến rũ riêng” (Theo cách dịch của Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 8.10.2006, mục “Theo dòng sự kiện).

Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc cũng tiến lên bênh vực ứng viên chính thức của nước mình: “Theo văn hoá Phương Đông thì tài lãnh đạo được xác lập một cách khác. Ông ấy có thể rất nhã nhặn, mềm mỏng, nhưng trong lòng thì cương quyết... Phong thái là một nhẽ, nhưng kiên định và quyết đoán là một việc khác... Ông ấy biết cách bất đồng ý kiến mà vẫn hoà nhã”.

Người ta lại nói vị Tổng Thư Ký sắp mãn nhiệm, ông Kofi Annan, đã nhiều phen làm nước Mỹ nóng mặt, vì đã dám cản mũi Mỹ trong những vụ như Iraq chẳng hạn, vậy mà nay nước Mỹ đề cử Ban Ki Moon một cách dễ dàng, vậy Moon là người để cho Mỹ giật dây chăng. Nhưng nếu thế tại sao một thành viên lớn khác của Hội Đồng Bảo An, hay cạnh tranh hay mâu thuẫn với Mỹ, là Trung Quốc, lại cũng ủng hộ Ban Ki Moon ngay, dù trước đây họ đã nhiều lần thương thuyết gay go với Moon?

Vậy phải chăng Trung Quốc đã nhận ra ở Moon một cái gì có thể làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc ? Giáo sư Kennedy, dạy lịch sử quốc tế ở Đại Học Yale và cũng là một chuyên gia về Liên Hiệp Quốc. Tin rằng ông Moon đắc cử vì ông được cả Mỹ, là nước có khuynh hướng can thiệp vào các nước khác, lẫn Trung Quốc, là nước rất kỵ sự can thiệp đó, đồng thanh ủng hộ: “Nếu có ai đó bắc cầu nối hai bên với nhau, thì phải là một người như ông này được cả hai bên ủng hộ vì ông không thích kiểu làm lớn chuyện”. Trong thực tế, trong năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội Đồng Bảo An, thì những nước có quyền lợi chiến lược mâu thuẫn với nhau nhất là Mỹ, Nga, và Trung Quốc lại nhất trí ủng hộ ông Moon nhiều nhất, khiến cho hai nước Châu Aâu còn do dự muốn tìm một ứng viên “ấn tượng” hơn, cũng quay ra ủng hộ ông Moon hơn.
Về phần mình, ông Moon nói: “Tôi sẽ cố gắng giảm thiểu sự bất đồng giữa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, nhất là giữa những nước đang phát triển và những nước phát triển. Tôi sẽ đóng vai một nhà phối hợp”.

Ngày ông Moon đắc cử cũng là ngày Bắc Triều Tiên cho nổ bom nguyên tử, làm xôn xao cả thế giới. Dù chưa chính thức nhận chức, ông Moon quyết định đi Bắc Hàn ngay để tìm cách tháo gỡ căng thẳng. Âu cũng là cách khẳng định ý muốn làm cầu nối của ông, mặc dù cho tới nay chưa có ai, kể cả ông, thành công với Bình Nhưỡng. Ít ra thì cũng cho thấy ông không ngại gian khó, không tránh trút vấn đề, không né nguy cơ.

Về đời sống tư, Moon có vợ và ba con, một trai hai gái. Về tôn giáo, ông xưng mình là một Ki-tô hữu không thuộc Giáo Hội nào. Ông là thành viên của “Phong trào vô Giáo Hội” ( "Nonchurch Movement” – Mugyohoe ). Phong trào này do một người Nhật là Uchimora Kanzo sáng lập và đã lan đến Triều Tiên trong những năm 1920. Các thành viên của phong trào này phần lớn là các trí thức muốn lấy Tin Mừng làm nguồn cảm hứng cho mình trong đời sống tư cũng như trong công vụ.

Vậy là một người Á Đông, một Ki-tô hữu “vô Giáo Hội” đang muốn mang chất Á Đông và chất Tin Mừng ở nơi mình đi vào những xâu xé âm u của thế giới đau thương hiện đại. Với hành trang tinh thần ấy, ông sẽ làm được gì ? Thế giới đang chờ xem...

Vũ Khởi Phụng, CssR

No comments: