Chuyện Phiếm đọc trong tuần 31 Thường niên năm B 04-11-2018
“Em đi giữa phố che mưa”
Mắt xanh nũng nịu, gió đùa áo bay ơ. ..ơ.. ...hờ.
(Nguyễn Quyết Thắng/Đoàn Văn Khánh – Suốt Đời Lang Thang)
Mắt xanh nũng nịu, gió đùa áo bay ơ. ..ơ.. ...hờ.
(Nguyễn Quyết Thắng/Đoàn Văn Khánh – Suốt Đời Lang Thang)
(Is
58: 8)
“Suốt đời lang thang” mà cũng được ca tụng thành nhạc bản
lan man bước nhiều bước ngắn bước dài thì làm sao biết được cảnh tượng “chim xanh vỗ cánh bay lên trời” vào “phố khuya” như người nghệ-sĩ cứ hát hoài hát mãi
những lời sau đây:
“Tôi
đi bước ngắn bước dài.
Bước cao bước thấp, bước hoài dưới mưa.
Coi như lần trở lại này.
Con chim xanh vỗ …
Con chim xanh vỗ cánh bay lên trời.
Bên hàng lá ngủ yên vui.
Treo nghiêng chiếc bóng bồi hồi phố khuya.”
Bước cao bước thấp, bước hoài dưới mưa.
Coi như lần trở lại này.
Con chim xanh vỗ …
Con chim xanh vỗ cánh bay lên trời.
Bên hàng lá ngủ yên vui.
Treo nghiêng chiếc bóng bồi hồi phố khuya.”
(Nguyễn Quyết Thắng/Đoàn
Văn Khánh – bđd)
Lang
thang một đời người, lại cũng giống như đời người đi Đạo, vẫn lan man thắc mắc
nhiều điều, nên cứ hỏi:
“Thưa Cha,
Con vẫn thích kinh Mân Côi rất dài lời,
nhưng con lại quen nhiều bổn đạo thường đặt vấn đề vềi kinh này. Các cụ bảo: “Kinh
này cứ lặp đi lặp lại nhiều câu, có vẻ như con trẻ mải xin xỏ, cũng lỗi thời rồi,
vv…” Vậy theo cha, con nên trả lời họ làm sao cho phải phép?”
Trả
lời ra làm sao, thì anh/chị cứ việc trả lời cho xong chuyện, chứ ai lại mỗi tí
mỗi hỏi “ông cha đạo” những câu nghe kỳ quá đi. Ngày nay, tín hữu Đạo Chúa có đọc
kinh, đi nhà thờ hoặc giữ đạo kiểu này cũng đều do mình hết chứ đâu do mấy ông
cha đạo khuyên răn mình đâu, mà hỏi! Thôi thì, đây có lẽ cũng chỉ là cớ sự để
cha/cố có lý do mà trả lời/trả vốn cho đầy báo, thế thôi.
Thôi
thì, cha/cố có trả lời thế nào đi nữa, hẳn là rồi ra ta cũng nên nghe xem các cụ
trả lời có xuôi tai không. Thế nghĩa là, cha/cố hễ đã trả lời rồi thì phải nghe
cho xuôi tai chứ? Vâng. Thì đây, mời bạn và mời tôi, ta cứ để tai mà nghe xem:
“Nhiều năm trước, tôi có đọc một bài viết
của Đức Hồng Y Albinô
Luciani, trước khi trở thành Giáo Hoàng
Gioan Phaolô Đệ Nhất, ngài có nói về một số phản-bác do nhiều người đưa ra.
Ngài bắt đầu mục này, bằng một nhận-xét khá thú vị bảo rằng: “Thật ra thì, sự
việc nổi trội trước tiên, không về nội-dung của câu kinh mà là chuyện đọc kinh
nói chung, cũng ê a ra phết.
Ngày nay, thiên hạ chỉ mỗi chú trọng đến
những lợi lộc vật-chất, chứ đâu ai để tâm đến chuyện linh-hồn. Và rồi, tiếng ồn
đã xâm-nhập cuộc sống thường-nhật của ta… xem thế thì, cuộc sống nội-tâm và
chuyện trò nho nhỏ cùng những thì thầm nhẹ với Chúa cũng đã biến dạng đến độ mọi
người không còn tìm ra một vài giây phút ngắn ngủi đã thấy mệt. Thật tội nghiệp!
Quá ư là tội nghiệp nữa đấy!”
Trong thư, anh/chị có nêu thắc mắc bảo
rằng Chuỗi Mân Côi là một chuỗi kinh kệ cứ lặp đi lặp lại nhiều câu đơn điệu.
Quả thật, khi đọc hàng chục kinh suy gẫm về nhiệm tích khác nhau, không ai chối-cãi
điều ấy hết. Thế nhưng, phải chăng các cặp tình-nhân yêu nhau da diết đâu nào ngần
ngại chuyện lặp đi lặp lại mãi một câu “Anh yêu Em” hoặc “Em yêu Anh” cả ngàn lần,
nào thấy chán!
Giả như ta yêu Đức Mẹ nhiều hơn thế, hẳn
ta sẽ chẳng bao giờ thấy mệt để rồi sẽ lặp đi lặp lại lời chào “Kính Mừng Maria
đầy ơn phúc”, chứ?
Thánh Jose-maria Escriva đã có lý khi
ngài viết lên lời kinh như sau: “Lạy Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội, con biết
rõ con chỉ là kẻ bất-hạnh khốn khổ, nên mọi sự con làm lại càng làm gia-tăng số
tội hằng ngày con vướng mắc thôi.” Và hôm ấy, Mẹ có nói với con về việc đọc
kinh Kính Mừng tuyệt vời biết bao… Và, con tin chắc rằng: với tất cả sự tự tin con
thường có để lần chuỗi Mân Côi không mỏi mệt. Ôi! Phúc biết chừng nào sự đơn giản
của Kinh Kính Mừng bởi vì kinh này tẩy sạch sự nhàm chán do các tội con từng phạm!”
(X. Furrow, câu 475)
Hơn nữa, lại cũng nên nhớ rằng: giả
như ta chiêm ngắm các mầu nhiệm khác nhau khi lần Chuỗi Mân Côi hẳn là đầu óc
ta sẽ tập-trung vào từng mầu nhiệm một, nên sẽ quên bẵng đi không còn nhận ra
là mình đã đọc xong biết bao nhiêu kinh Kính Mừng rồi…
Có người còn bảo: chuỗi Mân Côi là chuỗi
kinh cầu dành cho trẻ nhỏ. Vậy, tôi xin phép được vấn nạn các vị xem có nhớ lời
Chúa nói ở Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 18 câu 14, rằng: “Hãy để trẻ nhỏ đến với
Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng vậy."
Giống hệt thế, thánh Jose-maria
Escriva lại cũng viết đôi lời dẫn nhập cho cuốn “Holy Rosary” khi ông muốn nói
với các tín hữu tự coi mình là Kitô-hữu những lời sau đây: “Tôi buộc lòng phải cống-hiến
cho các vị một ‘bí kíp’ ngay khi khởi-đầu cuộc hành-trình mà Đức Kitô muốn cho
các vị thực-hiện, đó là lời nhắn bảo rằng: ‘Bạn à, giả như bạn muốn trở nên lớn
lao/cao đẹp, hãy trở nên như trẻ nhỏ.”
“Trở nên như trẻ nhỏ, các ngài đều phải
tin như bọn trẻ vẫn tin, thương yêu như bọn trẻ vẫn yêu thương, tự buông xả như
trẻ nhỏ vẫn thường xả và buông tất cả mọi sự,… và, cũng cầu nguyện như bọn trẻ thường
nguyện cầu.”
Và Đức Giáo Phaolô Đệ Nhất còn phán thêm:
“Hôm nay, mọi người thường bảo: khi ‘tín-hữu
trưởng-thành cầu-nguyện’, các ngài thường nói quá đáng, nghe qua đã thấy cường-điệu
rồi. Phần tôi, khi một mình chuyện-trò với Chúa và với Đức Mẹ tôi còn hơn bọn
trẻ đương sức lớn, tôi vẫn muốn có cảm-giác như đám trẻ nhỏ… Thế nghĩa là, tôi
tự buông xả theo cách hồn-nhiên dễ thương như đám trẻ thường thưa gửi ba má
chúng… Thế nên, Chuỗi Mân Côi là một chuỗi những lời nguyện cầu giản đơn, dễ đọc
đã giúp tôi trở thành ‘như con trẻ’, và tôi chẳng bao giờ thấy có vấn-đề gì để
xấu hổ hết.’
Còn chuyện có người phản-bác rằng:
‘chuỗi Mân Côi nay đã lỗi thời rồi, ta cũng nên thay bằng hình-thức cầu nguyện
nào đó mới mẻ hơn và không bao giờ bị thoái hóa’. Tôi, thì tôi nghĩ thế này: mỗi
tuổi đời, đều có khả-năng đưa ra hình-thức đạo đức theo kiểu mới mà thời đại ta
chắc chắn đã có được, tức là: điều đó không bao giờ lỗi thời hết.
Thành thử, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy
Cha, Kính Mừng, kinh Vinh Danh, Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vv… đã tạo nên Chuỗi Mân
Côi, sẽ không bao giờ trở thành lỗi thời hết. Việc suy gẫm cuộc đời Đức Giêsu
và chuyện đời của Mẫu thân Ngài đã trở thành Chuỗi Kinh này, cũng sẽ trở thành
một phần sự sống đích-thực của tín-hữu …
Trường hợp nào cũng thế, chính Đức Mẹ
từng nhắc ta nhiều lần tại Lộ Đức, La Vang hoặc ở Fatima, vv… rằng: ‘Các con
hãy ra sức mà lần chuỗi Mân Côi’. Vậy thì, ta hãy làm Mẹ vui lòng bằng cách tiếp
tục lần Chuỗi này với tất cả tình thương yêu mến mộ, cần thiết.” (X. Lm John Flader, Please her: Pray her prayer, The Catholic
Weekly 21/10/18 tr. 21)
Và
hôm nay, có người lại cũng quan niệm chuyện kinh-kệ nhà thờ/nhà thánh, theo hướng
khác. Khác, về cung-cách chứ không phải về ý-hướng căn bản của việc nguyện cầu
dài lâu. Thật ra thì, ý-hướng của việc nguyện cầu đại để vẫn như lời đấng bậc nọ
từng lên tiếng, như sau:
“Thế giới với vạn vật, như thế sẽ giúp
ta trở nên nhẹ nhàng, êm đềm nhiều nhân bản. Việc này chỉ xảy đến khi ta tìm được
những gì mình để mất, cũng rất lâu. Mất, con tim chân chính những biết yêu
thương, giùm giúp mọi người. Phải công nhận, là: ta từng phung phí thời gian kiếm
tìm thêm “thu nhập/lợi nhuận” cho riêng mình. Trái lại, cần khám phá ra mức độ
sự sống khả dĩ tạo cho ta thêm thời gian và nghị lực và tài nguyên cho “người
khác”. Tức, những người kiếm tìm mãi vẫn không có. Mỗi người và mọi người phải
nói được: “Tôi hiện hữu là vì mọi người đã hiện hữu cùng với tôi.” Nói thế có
nghĩa: hãy bớt tập trung vào mình. Mà, hiệp thông sâu sắc nhiều hơn nữa.
Đó là, sắc thái đặc trưng tư riêng của
người cùng chung ý nghĩa. Đó là, tin tưởng và cởi mở với mọi người. Bởi, triết
lý xưa cũng như quan niệm ngày nay đều nhấn mạnh chuyện này. Tất cả chúng ta đều
sống chung trong vũ trụ vạn vật khiến ta có thể tin tưởng lẫn nhau, vì ta cùng
xuất thân từ Chúa, có Chúa ở chung cùng trong đó. Là người, ta cũng thuộc cùng
một vũ trụ của những người có thể tin cậy nhau. Tin, vào nhân loại rất “của
chung”. Và, người-dưng-khác-họ lại không là mối đe doạ gửi đến với ta. Nhưng, họ
chính là cơ hội để ta có thể minh chứng rằng: hiện thời, vẫn có nhiều bản thể,
hơn là chỉ có “chúng ta” đang sống trong vũ trụ khá riêng rẽ.
Mọi truyền thống đều phải thực hiện
chuyện như thế, kể cả truyền thống tôn giáo và triết lý sống. Tin Mừng lâu nay
được coi là Truyền thống trong Đạo nói lên giá trị kinh điển của Đức Chúa. Điều
này thật rất đúng, kể từ khi thánh Máccô viết Tin Mừng đầu cho Tân Ước. Nhưng,
tự thân, Tin Mừng Chúa nói vẫn cần một diễn tả mới về ý nghĩa chủ lực để chuyên
chở.
Tin Mừng ta đọc, nay kể về người mù ngồi
đó xin ăn, bên vệ đường. Xin ăn hay mù loà ở trong truyện, có thể mang ý nghĩa
của một diễn giải chính trị, vào thời đó. Người ăn xin/mù loà lại những muốn
người nào đó, có thể là Chúa đang đi ngang, sẽ xót thương phận hèn “xin ăn” của
anh ta. Nhưng, Chúa lại đã gọi anh đến gần. Và, anh lại đã nhảy mừng vì sung sướng,
đã đến cùng Chúa.
Và, lời Chúa hỏi: ”Anh muốn tôi làm gì
cho anh?” Và, người “xin ăn” lại đã diễn giải sự việc nay thấy đúng. Sự việc rất
đúng, đó là: “Lạy Chúa, xin cho tôi thấy được!” Anh không “thấy” được điều đó,
nhưng qua yêu cầu Chúa tặng ban cho mình, anh đã “thấy”. Hành động “thấy” và
tin đã cứu anh. Việc “thấy” lại đã về với anh. Và, anh bước theo con đường Chúa
đi, mà chẳng cần đến con mắt dẫn đường của ai hết.
Phải chăng điều tuyệt vời, nếu hôm nay
ta lại cũng “thấy” được như thế? Phải chăng, điều ấy rất tuyệt, nếu lãnh đạo mọi
tổ chức cũng “thấy” được như thế? Cả ta nữa, ta cũng cần “thấy” được sự việc
Chúa muốn mọi người cũng “thấy” và cũng làm, như Ngài?” (X. Lm Kevin O’Shea DCCT, Suy tư Chúa
Nhật thứ 30 TN B 28/10/18)
“Chúa muốn mọi người cũng thấy và cũng
làm như Ngài”, như lời
kinh Cựu Ước nói về dân con Đức Chúa được Đức Công Chính của Ngài mở đường phía
trước và Vinh quang Ngài lại bao bọc ở phía sau, mà rằng:
“Bấy
giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông,
vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.”
vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.”
(Is
58: 8)
Cuối
cùng thì, tất cả đều từ một khẳng định như câu truyện kể ở bên dưới muốn nói
lên, như sau:
“Xưa kia,
có một vị vua rất thích săn bắn. Ngày nọ, nhà vua trong lúc đi săn có bắn trúng
một con báo hoa, liền hồ hởi đến nơi để thu về chiến lợi phẩm.
Không ngờ rằng khi nhà vua xuống
ngựa, con báo hoa đang nằm hấp hối bỗng vùng lên cắn mất ngón út của ngài. Ông
vô cùng buồn bực, liền triệu Tể tướng của mình tới uống rượu giải khuây. Nghe
nhà vua giãi bày với những lời oán trách số phận, Tể tướng chỉ mỉm cười và nói:
-Hoàng thượng nên nghĩ thoáng một
chút. Bởi tất cả những chuyện xảy ra trên đời này chắc chắn đều là sự sắp xếp
tốt đẹp nhất của trời xanh dành cho ta.
Nghe vậy, vua liền nổi giận quát
rằng:
-Nếu trẫm đem ngươi tống vào ngục
giam, ngươi cũng cho rằng đó là sự sắp xếp tốt đẹp nhất?
Tể tướng không sợ hãi, chỉ từ tốn
thưa lại:
-Nếu vậy, thần cũng nguyện tin
tưởng đó chính là sự an bài tốt đẹp và thỏa đáng nhất.
Nhà vua giận vô cùng, lập tức
phái người bắt Tể tướng nhốt vào đại lao. Một tháng sau, vết thương đã khỏi
hẳn, vua bèn bí mật xuất cung một mình đi vi hành. Khi đến vùng núi xa xôi,
bỗng có đám thổ dân từ trên núi lao xuống bắt trói lại rồi đem về bộ tộc.
Bộ-tộc nguyên-thủy sống trên núi
hàng tháng cứ vào ngày trăng tròn đều bắt nguồn mang về làm vật tế cho nữ thần
Mãn Nguyệt, nên nhà vua sẽ bị thiêu sống để dâng cúng thần linh.
Đang chìm đắm trong tuyệt vọng, vua
bỗng thấy thầy cúng hốt hoảng vì vừa phát hiện ra là ông bị thiếu mất ngón tay
út. Nếu nữ thần Mãn Nguyệt phát hiện vật tế không hoàn mỹ, nhất định thần sẽ vô
cùng tức giận.
Không còn cách nào khác, mọi người
trong bộ tộc chỉ còn cách thả nhà vua cho đi. Vua ta vô cùng vui thú vọ cùng,
khi về cung lập tức cho thả Tể tướng nọ, và vua còn mời ông đến uống rượu rồi nói:
-Những điều ái khanh nói quả
không sai. Tất cả đều là sự an bài tốt nhất của trời xanh. Nếu trước đây trẫm
không bị con báo kia cắn, thì có lẽ giờ này đã mất mạng rồi!
Nói đến đây, nhà vua như chợt nhớ
ra điều gì, liền hỏi Tể tướng:
-Thế nhưng ái khanh lại vô cớ bị
giam hơn một tháng, điều này cũng là sự an bài tốt đẹp hay sao?
Tể tướng ung dung nhấp môi chén
rượu rồi đáp lại:
-Nếu thần không bị giam trong
ngục, vậy người đi theo Hoàng thượng vi hành hẳn sẽ là thần. Thổ dân phát hiện
Hoàng thượng không thích hợp để làm vật tế, thì há chẳng phải sẽ đến phiên thần
hay sao?
Lúc này, nhà vua cười lớn mà nói
rằng:
-Quả không sai! Tất cả là sắp xếp
tốt đẹp nhất của trời cao! (Truyện
trích từ mạng do ST sưu tầm)
Từ truyện kể đây, người kể bèn rút ra một bài học,
bảo rằng:
“Khi gặp chuyện không vừa ý, thay vì mất thì giờ để uất
ức, buồn tủi, bạn chỉ cần nghĩ rằng: đó hẳn là một sắp xếp đẹp nhất ông trời
dành cho mình.
Hãy phóng mắt nhìn ra xa. Hãy mở
rộng tầm nhìn của mình vào cuộc đời này để rồi luôn vui vẻ, lạc quan và tin vào
tương lai. Bởi, chỉ cần ta sống lương-thiện và lạc-quan, rồi thì những điều
tuyệt-vời chẳng cần truy tìm, chúng cũng sẽ tự đến mà thôi. Thế còn bạn thì
sao? Bạn đã sẵn sàng đón nhận “những an bài từ trời xanh chưa?”
Sắp xếp
của Ơn Trên bao giờ cũng đẹp. Đó, là sự thật không ai có thể chỗi cãi được hết.
Chối thế nào, cãi làm sao, chuyện này xin để hạ hồi phân giải. Chỉ biết rằng,
Ơn Trên sắp xếp bao giờ cũng đẹp và cũng tốt, như mọi lần.
Lần này,
hôm nay, xin bạn và tôi ta cứ hân-hoan hướng về phía trước mà cảm tạ vì những
sắp xếp rất “từ Trên” là sắp và xếp thật tốt đẹp để ta và mọi người sống mạnh,
sống vững chãi suốt đời mình, mà thôi.
Trần Ngọc Mươi Hai
Hẳn khi nào cũng muốn là:
Mọi chuyện luôn được sắp xếp cho
đẹp
Suốt nhiều thời.
No comments:
Post a Comment