Chương 2
Kinh thánh yêu cầu
gom gộp nhiều sự kiện
(Bài 5)
Hồi
đó, thời tổ-tiên/ông
bà mình còn sống, có nhiều năm tháng ngày giờ được gỡ bỏ khỏi niên-lịch thường
dùng; và khi ấy, lại đã thấy xuất hiện một ngôn-sứ mang tên là Giôna.
Ngôn-sứ
Giôna luôn đoan quyết một chuyện, đó là: tình thương của Chúa rất có giới hạn. Sở
dĩ ông nói thế, là vì ông dựa vào tình yêu của chính mình, nên mới giả-định rằng:
Chúa ghét bỏ và giáng hạ hết mọi người. Bởi thế nên chính ông, tức: Giôna, cũng
chối bỏ và hạ giáng khá nhiều người mà ông ghét ghen, kình địch. Vì thành-kiến cứng
ngắc, ông Giôna đã định-vị cuộc sống chỉ dành riêng cho người Do-thái-giáo
công-minh/chính trực, thôi.
Một
hôm, Chúa tỏ bày với ông Giôna bằng những lời thân-thương thường vẫn nhủ:
“Hỡi
Giôna,
Ta muốn
ngươi
ra đi đến
với dân Ninivê
để rao
giảng.”
Bỗng
thấy hồn vía thoát lên mây do ý-tưởng này, ông Giôna bèn thưa cùng Chúa những
điều mà chính ông cũng chẳng tin tưởng, nhưng vẫn nói:
“Lạy Giavê Thiên-Chúa,
Ngài có đùa với con không đấy? Ngài thừa biết, Ninivê là chốn
thành-đô của người Assyri, tức đất miền đầy tại-họa của thế-giới chứ? Ngài dư biết
mọi chuyện, nhưng sao Ngài lại cứ muốn bầy tôi rao giảng cho đám dân Ninivê đến
độ như thế?
Nghe
Giôna đáp, Chúa không sờn lòng, vì lý-luận và lời từ chối của ông thật hời hợt.
Ngài cất tiếng đánh bạt mọi thành-kiến nằm sẵn trong đầu ông. Bằng tính kiên-trì
rất thánh, Chúa lập lại đòi hỏi khá cứng-cỏi khiến ông có chạy đằng trời cũng không
thoát khỏi những điều Ngài truyền dạy. Lệnh truyền xuất tự Đấng có thẩm-quyền, luôn
nhấn mạnh rằng: ông phải thực-thi mệnh-lệnh, dù không thích. Và sự thể còn tồi
tệ hơn, khi ông nghĩ mình không nên làm thế; bởi lẽ, ông cứ chống đối các lệnh
truyền gửi đến với ông.
Bởi
thế nên, ông Giôna bèn ứng-xử theo cách cổ-điển, mà người ngày nay gọi là “câu giờ”
hệt như dân con bất tài, thụ-động vẫn làm thế đối với đấng bậc nắm quyền-hành.
Ông nói “Vâng”, nhưng lại hàm-ngụ một quyết-định tiêu-cực, cứ để đó rồi không
làm gì cả. Ông giả dạng hài-lòng trong chốc-lát với hy-vọng là: Chúa sẽ quên lãng
cái thói dại-dột của ông, rồi Ngài lại cũng quay sang chuyện khác như vẫn xảy
ra ở vài nơi, vào thời trước ở thế-giới bên kia.
Để
chứng-tỏ thiện-chí, ông Giôna quay về để chuẩn-bị lên đường. Ông gói ghém đồ-đạc
thật cẩn thận, rồi đi thẳng xuống cảng, dự tính lên thuyền thoát khỏi tình huống
“chẳng đặng đừng” khi ấy, tức: thay vì quay về Ninivê tuân-hành lệnh-truyền của
Đức Chúa, ông lại hướng ngược lên vùng Tarshish
xa tít mù. Ông nghĩ đây là lỗi lầm khả dĩ còn châm chước được, giả như Chúa biết
mưu-đồ của ông ngấm ngầm ở bên dưới. Ông Giôna tới trạm kiểm soát rồi lẳng lặng
bước vào phòng chờ, mở bao bị lấy áo quần đơn sơ/gọn lỏn ra mặc rồi xoa lên đầu
chút kem dám nắng. Xong xuôi đâu đấy, ông bèn ngả người lên ghế bố, khoác cặp
kính mát lên mặt rồi đọc vội vài giòng ghi trên báo lá cải giống hệt tờ Times ngày hôm nay. Ông giả dạng thường dân du lịch đây đó cũng khá đạt. Khi thuyền lướt
sóng hướng về miền Địa Trung Hải, ông Giôna thở phào nhẹ nhõm. Ông vừa thoát nạn
không còn vướng bận với khỏi lệnh truyền của Đức-Chúa; và như thế, có nghĩa:
ông đã giữ an-toàn mớ thành-kiến khó phai. Hơn nữa, ông lại đã cứu được Chúa khỏi
bị vướng-mắc lỗi lầm nghiêm-trọng khá đáng tiếc. Mọi sự diễn tiến tốt đẹp ngay
từ đầu.
Nhưng
sau đó, bỗng có làn mây đen kịt xuất-hiện trên bầu trời tăm tối bao trùm nóc thuyền
như cố ý đưa thuyền ông đến những nơi ông chưa hề biết tới dù ông có thành-thạo
cách mấy cũng không thoát được cảnh-tượng xô đổ, đương xảy đến. Từ đám mây đen bao
phủ bầu trời, nay thấy xuất-hiện nhiều tia chớp loé sáng, rồi đến tiếng sấm nổ bùng
và cơn mưa như trút đã đổ tràn những nước lên con thuyền mỏng manh của ông,
trong nháy mắt.
Vị
thuyền-trưởng vốn là người kính sợ Chúa, chợt thấy hiện-tượng thất-thường này,
bèn nhận ra rằng: chắc có điều gì không ổn xảy đến, ông ta bèn lớn tiếng kêu: “Chắc hẳn Thiên-Chúa vừa trút cơn giận nảy lửa
của Ngài lên đầu ai đó đang hiện diện trên thuyền này”. Nhất quyết tìm cho ra
ai là thủ-phạm, thuyền trưởng nhà ta bèn sử-dụng thủ-thuật mình từng kinh-nghiệm,
ông lấy ra một số cọng rơm khô xếp thành hàng dọc quanh mạn thuyền, cuối cùng cũng
kịp thấy nhiều cọng rơm đen rớt trên đầu ông Giôna.
Thuyền-trưởng
bèn lên tiếng hỏi:
-Này Giôna, có phải anh vừa làm điều gì phạm
tệ đến nỗi Chúa trừng-phạt ta thế này không?
-Chẳng giấu gì ngài, Đức
Chúa có gọi và sai tôi ra đi rao giảng cho người dân thành Ninivê, nhưng tôi không
nghĩ là Chúa có ý làm thế. Cuối cùng thì, người Ninivê dân ngoại, khó lòng được
Chúa đoái thương hầu thụ-hưởng chút lộc thánh từ Ngài.”
Vị
thuyền trưởng, xem ra cũng hài lòng với lời kể lể của Giôna, coi đó như một giải-thích
thỏa-đáng, khá mãn nguyện. Thành thử, thành-kiến là động-thái rất có lý đối với
những người chuyên mang nặng chuyện tương tự. Bởi thế nên, thuyền-trưởng nhà ta
bèn quyết-định lướt vượt trên bão tiến về phía trước mà đi. Tuy nhiên, ngay lúc
đó đã có tia chớp sáng loáng cộng thêm vào là tiếng sấm dữ dội như thể trời đất
đang đón chào quyết-định sáng suốt của ông Giôna.
Thoạt
có đợt sóng vỗ mạnh lên mạn thuyền, khiến chiếc ghế ông Giôna đang ngồi đã trôi
về cuối mạn thuyền khiến ông phải nắm vội thành tay vịn cho khỏi trôi chìm vào giòng
nước. Rồi sau đó, ông bèn xét lại quyết-định hơi vội của mình.
Thuyền
trưởng bèn nói với ông Giôna:
-Suy nghĩ lại đi, này
hỡi anh Giôna. Nếu có phải hy-sinh điều gì để thi-hành lệnh ngay tức khắc, thì
tôi chọn ông trước đấy.
Nói
xong, thuyền trưởng tìm chọn ba thủy thủ thật khỏe mạnh mỗi người nắm bắt tay/chân
ông Giôna đồng thời đếm “một, hai, ba” ném ông lên mạn thuyền ở trên cao.
Cũng
may, Đức Chúa đã chuẩn-bị trước cho trường-hợp này, nên Ngài đã gửi đến một chú
cá lớn tướng bơi song song mạn thuyền, chờ đến lúc thuyền ra giữa giòng sẽ hất ngược
ông Giôna lên cao đồng thời ngay lúc đó chú cá nọ bèn mở miệng cho thật lớn hứng
chịu toàn thân ông Giôna rơi tọt vào bụng cá, mà cả người ông đều không dính một
nước nào hết. Ông Giôna lại rơi vào khoảng không-gian khó nhận ra là thứ gì, rồi
ông thấy mình nằm yên vị trên mảnh đất mới tuy hơi nhỏ thuộc biển Địa Trung Hải.
Ông
Giôna lại có khả năng thích-nghi với hoàn-cảnh mới. Ông bắt đầu tạo cảnh sống
cho dễ chịu. Ông treo màn cửa lên cho mát mắt rồi sắp xếp mọi sự cho ổn-định và
thấy rằng đây là đoạn đường mới, trong cuộc sống của chính ông. Ba ngày đêm trong
bụng cá lớn mãi đến khi chú cá không còn sức chịu đựng ông được nữa, bất chợt nó
bèn ợ một tiếng thật to rồi phun toàn thân thể ông ra khỏi miệng.
Ra
khỏi miệng cá, ông Giôna lại đã rơi xuống giải cát lạ, thật êm ắng. Kịp lúc
giòng nước mặn cùng các tơ nhện trôi tuột khỏi lỗ tai lúng búng của mình, ông
Giôna bèn xem xét tình-huống vừa xảy đến nghe như có giọng nói quen thuộc hò
hét từ đâu đó, cứ bảo rằng:
“Này hỡi Giôna,
ngươi muốn đi rao giảng theo kiểu nào
cho dân thành Ninivê đây?”
Thấy
mình không thể làm gì khác, ông bèn thưa:
“Thưa
Ngài,
công-nhận
là Ngài đã thắng.
Tôi sẽ tuân-lệnh
Ngài
mà ra
đi.”
Cuối
cùng, ông Giôna không làm sao tranh-luận nổi với Đức Chúa. Tuy nhiên, thành-kiến
nói ở đây không nhanh chóng rời bỏ ông hoặc dễ cạn kiệt. Lúc đầu, ông chỉ có ý điều-khiển
nhân-vật có quyền sinh quyền sát để xem sao; nhưng thấy mình hoàn-toàn thất-bại.
Bởi lẽ, Đức Chúa không suy-xuyển hoặc nao-núng chút nào hết. Tiếp theo đó, ông
lại tìm cách chống-trả theo lối quen thuộc hầu đối đầu với thứ quyền-bính khó lòng
mà thuyết-phục bằng cách thưa cùng Ngài, rằng:
“Vâng thưa Chúa,
tôi sẽ làm những gì Ngài dạy. Nhưng, tôi sẽ làm theo kiểu
riêng mình. Tôi sẽ tuân-thủ từng nét chữ nơi mệnh-lệnh của Ngài, chứ không theo
tinh-thần lệnh. Ngài truyền cho tôi đi rao giảng cho người dân thành Ninivê,
nhưng Ngài lại không cho tôi biết làm cách nào để rao giảng hoặc đến nơi nào ở Ninivê
để giảng rao. Thế nên, tôi sẽ thực-hiện việc rao giảng ấy hoặc đến nơi được chỉ-định
ở Ninivê để rao giảng và sẽ làm như thế trên từng lối đi cũng như ngay sau các
con đường ở phố chợ. Và tôi cũng sẽ chỉ ầm ừ, ứ hự đôi ba tiếng giữa hai hàm răng
thôi. Một mặt, tôi nguyện nghe theo lời Ngài chỉ dạy; còn mặt kia, tôi lại sẽ hoàn
thành mục-tiêu theo ý riêng tôi.”
Cứ
thế, ông Giôna lên đường đạt từng lối đi và ngay sau các con lộ tẻ, rồi tìm
cách gây tai tiếng bằng động-tác ú ớ qua hơi thở, thôi. Khi ấy, Đức Chúa bèn phán
dạy:
‘Hãy hối
cải!
Hãy ra tay
tạ lỗi
và canh
cải mà quay về với Chúa’.
Ông
Giôna hy-vọng là: không ai nghe được tiếng Chúa. Và từ đó, chắc chắn không một ai
buồn trả lời tiếng/giọng của Ngài. Nhưng rõ ràng, ông không thể tin được, là: người
dân thành Ninivê đều nghe được tiếng/giọng và trả lời Ngài. Hàng ngàn người cứ
thế tháo chạy khỏi nhà và ra đường xé áo, đấm ngực khẩn nài Chúa thứ tha tội lỗi
và cầu khấn Ngài dủ lòng xót thương. Cả thành được cứu vớt.
Ông
Giôna khi ấy đã trở-thành nhà giảng-thuyết lẫy lừng nhất mọi thời. Tuy nhiên,
ông lại cũng tỏ ra bực bõ, rồi nói:
“Lạy
Đức Chúa,
Tôi cũng
biết là sự việc này rồi cũng xảy đến thôi.
Nhưng,
nay Ngài phải thứ tha đám dân khốn khổ này
Ngài vốn
xót thương mọi loài,
Thì cũng
đừng ra tay hủy hoại đám dân đen nay biết lỗi
Để rồi
cứu vớt họ.
Sao
Ngài lại làm thế, lạy Đức Chúa?
Làm sao
tình thương xót của Ngài không dừng lại ở lằn ranh
giữa tình
thương yêu và lòng thương xót hết mọi người?
Sao
Ngài lại không ghét bỏ mọi con người như tôi từng làm thế?
Đám dân
đen này nào đáng để Ngài xót thương đâu, chứ.”
Lòng
đầy giận dữ, ông Giôna dậm chân rới khỏi chốn thị-thành xuống đồi đi về hướng
khác, trong lúc đám dân đen vừa hồi hướng trở thành người Ninivê mới mẻ dơ tay cao
nguyện cầu chúc tụng bằng câu hát: “Ôi huệ-lộc
nhiệm mầu đáng kính” và lời kinh cứ
thế vang vọng mãi tận quê miền hẻo lánh. Cuối cùng, vốn dĩ quá chán ngán với
tình-huống bất-ưng, ông Giôna rơi vào giấc ngủ triền miên với mộng mị.
Ông
cứ trằn trọc quay qua quay lại mãi đến lúc mặt trời hừng sáng. Tỉnh dậy, ông mới
biết là Đức Chúa vừa biến mất cách lạ lùng. Tuy nhiên, suốt đêm, Đức Chúa đã
cho cây lớn mọc lên trên sườn đồi. Thoạt khi nắng hè nóng bỏng đổ xuống lên toàn
thân, ông Giôna bèn tìm nơi có bóng rợp dưới lùm cây xanh mát kịp đến lúc làn
gió sa mạc bắt đầu thổi, ông Giôna thấy mình được che chở phía sau lưng thân
cây to lớn. Xem chừng ông cũng phải chịu đựng cuộc sống và khí thế của chính
mình.
Màn
đêm xuống, ông Giôna ngủ vùi dưới mấy cành cây lớn tướng như được cây to che chở.
Tuy nhiên, đêm ấy Đức Chúa mới cho côn trùng đục khoét cây to xuyên suốt thân/cành
trụi hết lá cho tới lúc cây to bị mục nát, chết khô, thành cát bụi. Khi Giôna tỉnh
giấc nồng, ông đã thấy cây to quí kia nay chết mục, ông khóc sướt mướt mãi
không dứt. Nước mắt ông lắng đọng niềm cay đắng đến sầu buồn. Cuối cùng thì,
vào cuối hôm sau, Đức Chúa phá vỡ bầu im lặng và nói:
“Này hỡi
Giôna,
Phải
chăng điều lạ khi ngươi than khóc
và tiếc
nuối loài cây cối
cả đến loài
cây vô cảm là thế
bởi
chúng là loài sớm mọc tối tàn ư?
Ngươi còn
chịu được cơn đau nhói của loài cây vô giác
huống hồ
lòng dạ vô cảm đối với 120 ngàn dân
đang sống
trong thì-thành Ninivê kia
đến độ
chẳng nhắc nhở gì đàn bò của họ nữa.”
Nói
đến đó, sách Giôna đã đóng lại, đi vào đoạn kết thật khó biết.
(còn
tiếp)
Gm John Shelby Spong
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment