Saturday 5 November 2016

Gs Geza Vermes : Diện Mạo Đức Giêsu : Bên dưới Tin Mừng là Đức Giêsu thực (Bài60)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 60)


Điểm nhấn nơi Chân-dung Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm qua danh-xưng: Đấng Chữa lành/Trừ tà hoặc Bậc Thày Vô-địch Vương Quốc Nước Trời, đều là mấu chốt lịch-sử mà các tác-giả Tân-Ước cứ dần-dà che-đậy, làm mờ khuất.

Có nhiều sự-kiện cho thấy Đức Giêsu có được công-nhận là Đấng Thiên-Sai hay không, Ngài vẫn khởi-sự tiến-trình phức-tạp lập nên nền thần-học dài ba thế kỷ tập-trung vào việc nâng-cấp Bác Thợ Mộc làng Nadarét lên hàng quan-trọng bậc nhì nơi cung lòng Ba Ngôi rất thánh.

Nói khác đi, hiện có lo-ngại bảo rằng: việc xử-lý các chứng-cứ có sẵn ở Tân-Ước đã hỗ-trợ các sử-gia tài-ba xoay sở, tái định-vị Đức Kitô của Tin Mừng.

Cả Đức Giêsu của ông Máccô cũng bị giấu kín đến cùng tột, để rồi họ biến Ngài thành con người phàm-trần cứ rảo bộ suốt trên con đường sỏi đá đầy bụi bặm ở Galilê hồi thế-kỷ thứ nhất.

Phải chăng lúc ấy, mới thấy các tác-giả phục-hồi toàn-bộ bản-vị Đức Giêsu Nadarét vượt “tầm tay với” của mọi người? Tựa như thế-hệ học-giả đây, tôi cũng từng tỏ-bày nỗi âu-sầu về việc Tin Mừng đã thiếu mất chứng-cứ trực-diện khi các tác-giả viết về Đức Giêsu ra như thể chính Ngài đã bày tỏ mọi sự để họ viết lên hoặc tóm-tắt các lập-trường tư-tưởng do Ngài đề-xướng hoặc thực-hiện.

Rủi thay, các bản văn thiếu nội-dung mang tính học-thuyết này/khác lại có một số vị bảo rằng mọi sự đã được Đức Giêsu chuyển cho vua Abgar của Edessa ở Lưỡng Hà Địa vào thế-kỷ đầu rồi. Rõ ràng là, điều đó từng nguỵ-tạo hoặc giả-mạo cũng rất dễ. Và, chẳng tài-liệu nào lại có thể tồn-tại để rồi, qua đó, những người như tôi lại có hy-vọng tìm được chứng-cứ ấy.

Cách hay nhất để ta có thể biến-cải Đức Giêsu thành nhân-vật sống-động, khả dĩ lôi cuốn được mọi người ở thế-giới Do-thái-giáo thời nay, bằng việc tái-tạo môi-trường sống giống thời Ngài, thì may ra, ta mới bắt chụp được lằn sáng cũng như tầm nhìn nào đó thấy rõ bản-vị thực của Ngài.

Thành thử, ở đây, tưởng cũng nên tìm cách tái tạo bầu không-khí Ngài hít thở, cùng các ý-tưởng và lý-tưởng từng khiến cho thế-giới những người sống ở Palestine hồi thế-kỷ đầu, sao cho linh-hoạt được mới phải. Đặc-biệt, ở vùng nước lặng của Galilê, mọi ước-mộng về đạo-giáo cũng như các ganh-tương vặt-vãnh của người thời xưa và cả những người Galilê nữa, là: lòng mến của bà con đối với sự an-nhiên/tự-tại lại vẫn co-dãn/đàn-hồi từ lòng tự-do thoát khỏi thể-chế thống-trị của người La Mã đến ảnh-hưởng trực-tiếp của hàng tư-tế ở Giuđêa và sự co-dãn do bởi sự thống-trị của giai-cấp trí-thức rất thị-thành có đại-diện là đám người Pharisêu, rất nòng-cốt.


Galilê
thời Đức Giêsu sống

Galilê thời Đức Giêsu khác với Giuđêa của mọi thời. Bởi, nơi đây lại cũng khác với Galilê sau năm 70 khi có những đổi thay to lớn vào cuối thế-kỷ đầu và cả các thế-kỷ sau đó nữa. Nơi đây, ngày càng tuỳ-thuộc tầm ảnh-hưởng của hàng tư-tế ở Giuđêa.

Thật ra, hàng tư-tế đã chọn lấy cho họ cái tư-thế buộc họ ở vào cảnh tình ít ngột-ngạt hơn tình-cảnh của người sống ở mạn Bắc, sau hai lần bị người La Mã buộc phải chấm-dứt sự biệt-lập ở Giuđêa. Nói thế có nghĩa, là: năm 135, thành-đô nước này lại được tái-thiết để rồi biến thành đô-thị ngoại-giáo kiểu Aelia Capitolina.

Khi Hêrôđê Đại Đế băng-hà, sau nhiều tháng ngày trị vì đất nước từ năm 37 đến năm thứ 4 trước Công-nguyên, toàn-cõi Palestine do ông cai-quản đã phải chia bớt quyền-hành cho ba người con lúc ấy có cái may là người cha của họ vẫn còn sống. Ba người con khác, một của ông với người vợ chính-thất và hai người kia là do đã loạn-luân với mẹ vợ, bị chính vua cha bày mưu giết-hại. Vua cha đây, lại được Tin Mừng chỉnh-sửa lý-lịch ở phần dẫn-nhập truyện huyền-thoại đáng tởm vào Kinh/Sách trong đó có đoạn viết về việc tàn-sát dân con vô-tội, nữa.

10 năm sau, người con đầu của Hêrôđê, là Archêlaus đã kế-thừa vua cha cai-trị toàn cõi Giuđêa và Samaria, sau đó ông bị hạ bệ và lưu-đày sang Pháp. Từ năm thứ 6 trở về sau, Giuđêa và Samaria thuộc quyền cai-trị trực-tiếp của người La Mã. Và, Phôngxiô Philatô trị-vì xứ sở này từ năm 26-36 sau Công nguyên. Philatô là người được biết nhiều qua vai-trò tổng-trấn phục-vụ đế quốc. Lãnh-đạo thời này, không là người thống-trị Giêrusalem, mà chỉ vùng Cêsarê dọc Địa Trung Hải. Tại Giuđêa, binh-đội La Mã và chức-sắc phục-vụ đế-quốc đã xuất hiện ở mọi nơi; thế nên, cả đến quan-viên thu-thuế làm việc cho đế-quốc cũng trở-thành chuyện quen thuộc với mọi người.

Tuy thế, phần đất ở phía Bắc vẫn nằm trong tay hai người con của Hêrôđê lúc đó vẫn còn sống. Phillípphê, trị vì từ năm thứ 4 trước Công nguyên đến năm 33-34, đã coi-sóc toàn-bộ quận/huyện Batanêa gồm cả Đồi Gôlan và vùng Iturêa nữa. Người em là Antipas làm thống-đốc Galilê từ năm thứ 4 trước Công nguyên đến năm 39 mãi về sau; tức: thời Đức Giêsu còn sống. Bao lâu mọi người còn khen-ngợi giới-chức này, thì vua quan/lãnh chúa ở đời mới không can-thiệp vào chuyện cai-trị đất nước, tức: vẫn được tự-do và tự-trị thật xứng-hợp.

Từ thế-kỷ đầu cho đến mãi về sau, Galilê có đám cư-dân thực-sự không theo Do-thái-giáo, nhưng phần lớn những người này lại hồi hướng về với Đạo-giáo sau chiến-thắng của Macabê vào thế-kỷ thứ hai trước Công nguyên. Những người này, lại thôi-thúc người dân ngoại nào từng sống ở vùng lân cận, hãy hồi hướng trở về với Do-thái-giáo, vì đó là việc rất tốt.

Thời Đức Giêsu sống, toàn-bộ đất nước đây bị người ngoài Do-thái-giáo vây quanh tạo ảnh-hưởng. Phía Tây, là: vùng cận duyên Địa Trung Hải từng bị Hy-Lạp-hoá cũng rất nhiều. Cả Phênixia (tức Libăng ngày nay) nằm ở mạn Bắc. Phía Đông, là: miền Nam SyriaTransjorđania lệ-thuộc liên-bang gồm 10 thành-phố Hy-Lạp, mà người xưa gọi là Thập-tỉnh tức “Decapolis”. Một trong các thành này, là: Scythopolitis (Kinh thánh cổ gọi là Beth Shean) nằm ở phần đất thấp của Biển Hồ Galilê, nên đã ngăn chặn mọi sinh-lộ dẫn về hướng Nam.    

Ngoài khu này ra, còn có thành-luỹ không mấy thân-thiện như chốn thị-thành mang tên Samaria, mà đa số người Do-thái-giáo ở Galilê vẫn dùng nơi này làm “lộ tẻ” để đi tắt. Họ sử-dụng cả thung-lũng Giođan làm tuyến đường an-toàn cho những ai muốn hành-hương trực chỉ Giêrusalem. Vốn chiếm-cứ ốc đảo Do-thái-giáo nằm ở giữa biển thuộc dân ngoại, người Galilê lại nổi-danh về tinh-thần chiến-đấu, lòng dũng-cảm cùng chủ-thuyết “Sôvanh nước lớn” những muốn khống-chế các nước nhỏ ở chung quanh.

Ngành nông-nghiệp phát-triển ở các tỉnh, đặc-biệt là nửa vùng đất phía Nam của nơi này hoặc của Galilê là vùng đất thấp. Đặc-biệt hơn, sử-gia Josephus đã viết lên giai-thoại tạo quá-trình/lai-lịch làm nền cho dụ-ngôn cho Đức Giêsu sử-dụng khi Ngài kể về đất trồng và hoa dại trong rừng, cũng như cây cối và vườn nho làm đoạn trích-dẫn nói về cuộc chiến Do-thái-giáo như sau:

“Đất đai ở các nơi đều xanh tươi/màu-mỡ đến đó sản-xuất rất nhiều loại cây ăn trái, cả đến một số người lười biếng cũng muốn có các tiện-nghi này để bỏ cả đời mình vào chuyện trồng-trọt, nông-nghiệp. Thật vậy, mỗi tấc đất được người trong vùng cày cấy/vun sới hết, chẳng có chỗ nào là đất bỏ hoang cả.“ (X. Jewish War, 3: 42-43)

Sử-gia Josephus, sau cũng nói về “nguồn lợi dồi dào đến thừa mứa” bảo rằng: Galilê là nơi sản-xuất dầu Ôliu theo số lượng lớn, một số trong đó được xuất-cảng ra bên ngoài như cuốn “Jewish War” mô-tả ở đoạn 2 câu 592. Nông-nghiệp ở đây, được bổ-sung bằng nghề đánh cá trên Biển/Hồ Gênêsarét, một lần nữa, là nơi xảy ra nhiều giai-thoại của Tin Mừng. Chẳng hạn như, chiếc bè nôi thời cổ/xưa trông giống hệt như thuyền đánh cá được ông Phêrô và đồng-nghiệp sử-dụng để sinh sống; hoặc để giúp Đức Giêsu có phương tiện đi lại trong vùng hoặc làm bục để Ngài rao truyền lời răn-dạy, được tìm thấy ở đáy hồ vào năm 1985. Có thể, thuyền này đã bị lật chìm trong bão tố như đã tả ở Tin Mừng thời trước.

Toàn-bộ biển/hồ trải rộng khoảng hai trăm mét thấp hơn mực nước biển, là nơi Đức Giêsu qua lại thực-thi công-cuộc mục-vụ giảng rao. Theo sử-gia Josephus, vùng này thật màu mỡ và cũng rất đẹp.

Ngoài ra, vùng này có đủ loại cỏ cây/hoa trái vẫn nở rộ nơi phần đất màu mỡ này. Làn khí hít thở ở đây, lại rất tốt và thích hợp cho mọi loài thọ-tạo. Riêng giống hồ-đào ở đây, là loại cây thích-nghi với khí-hậu lạnh-lẽo, ảm-đạm nên vẫn tăng-trưởng đều đặn bên cạnh các loại cây dừa/cây cọ thuộc vùng nóng cháy và các cây vả, cây ôliu đòi hỏi một bầu khí-quyển ôn-hoà, dịu dàng hơn.

Có người còn nói: thiên-nhiên ở đây, đã tập-hợp mọi loài cỏ cây như thế, tức: xuất-sắc thành-tựu để mọi loại cây được sinh-sống tốt trong cùng một vùng đất. Thế nên, mỗi vùng đều biết thích-nghi với thời-tiết từng mùa, được coi là chốn sống thích-hợp cho các loại cây riêng rẽ ở trong vùng.

Hơn nữa, nơi đây được coi như đất/miền sản-sinh đủ mọi cây trái khác nhau nhưng lại cũng thích-hợp với các loại cây tương-tự. Bởi, suốt mười tháng dài trong năm không gián-đoạn, trong số cây cối ở đây còn có loài “cây vua” của mọi hoa trái như cây nho, cây vả vẫn sống hùng, sống mạnh quanh năm suốt tháng. Thêm vào đó, khí-hậu ở đây lại chiều-chuộng đủ mọi cây ăn trái như thế. Toàn-bộ đất nước được tưới/tiêu tốt đẹp nhờ mùa xuân đem lại đủ loại phân bón cùng hoa màu, như người dân Caphanaum vẫn gọi thế (sđd 3:516-19).

Làng chài này, được đặt tên theo mùa xuân rộn-rã, là thôn làng của chính Đức Giêsu, tức nơi Ngài cảm thấy như “ở nhà”, hệt như Tin Mừng Mátthêu và Máccô từng diễn tả, bằng các chương/đoạn sau đây:

“Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ,
trở về thành của mình.” (Mt 9: 1)

Và, tác-giả Máccô lại cũng nói:

“Vài ngày sau,
Đức Giêsu trở lại thành Caphácnaum.
Hay tin Ngài ở nhà,
dân chúng tụ tập lại,
đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết.”
(Mc 2: 1-2) 

Galilê có làng mạc/thị-trấn đặc-biệt của riêng mình. Nhưng, nơi đây lại không đóng vai-trò nào trong cuộc sống của Đức Giêsu. Thủ-phủ chính ở đây là Sêphoris chẳng bao giờ thấy tên của mình xuất-hiện ở Tin Mừng nào hết. Cũng thế, tên các làng quan-trọng như: Gabara, Tarichê hoặc Gischala chẳng để lại dấu vết gì để mọi người nể trọng.

Không như tác-giả Gioan Tin Mừng khi viết các đoạn 6 câu 1, câu 23; hoặc đoạn 21 câu 1 bàn nhiều về chuyện này, thì: Tin Mừng Nhất Lãm lại chẳng đả động đến danh tánh các thủ-phủ do Hêrôđê xây mới vào những tháng/ngày từ năm 17 đến 20 sau Công nguyên để vinh-danh hoàng-đế Tibêrius. Và, tên của ông này còn được dùng để định-danh cho biển hồ đây là Hồ Tibêriát. Nói tóm lại, đời sống thị-thành không lôi cuốn bước chân mềm của Đức Giêsu hầu hấp-dẫn Ngài đặt chân đến nơi ấy.

Một đằng, nếu thiên-nhiên có thể đặt-định sẵn để dân thành Galilê vui-hưởng cuộc sống êm-đềm hài-hoà, thì ở đằng kia, nội chuyện xa-xôi cách-trở khỏi khu-vực thị-tứ, đã là chốn đồi cao lởm chởm của miền cao Galilê xem ra đã khiến cho vùng này thành nơi chốn lý-tưởng cho đám phản-loạn rồi.

Sử-gia Josephus, thoạt đầu cuộc chiến chống La Mã, từng là người chỉ-huy đội quân cách-mạng ở cả hai phía Galilê, cũng đã ca-ngợi lòng dũng-cảm của dân-cư nơi đây rằng ngay từ thuở nhỏ, họ cũng được huấn-luyện cho cuộc chiến này (X. War 3: 42).

Tỉnh/thành này, từng là nơi tạo nhiều bất-ổn từ giữa thế-kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến khi đại-loạn nổi lên vào năm 63 và 73-74 đã cùng miền kế-cận là đồi Gôlan sản-xuất nhiều lãnh-tụ nổi tiếng trong cuộc chiến chống La Mã.

Danh-tánh các vị này gồm có Êzêkias, thủ-lĩnh loạn-quân nổi dậy từ vùng phía Bắc Galilê ông là người bị bắt giữ và cuối cùng bị Hêrôđê trẻ xử trảm vào năm 47 trước Công-nguyên (X. War, 1: 204).

Gương quả-cảm của ông, đã tạo phấn-chấn/ganh đua cho người con là Giuđa, sau cái chết của Hêrôđê, cũng đã bố-ráp kho vũ-khí ở Sêphoris nói hai thứ tiếng Hy-Lạp và Do-thái, là xứ miền kề-cận với Nadarét. Từ đó tạo nhiều chao-đảo trong vùng có động-lực thúc-đẩy tương-tự như “tham-vọng được xếp cùng hàng với vua quan lãnh chúa” (X. Jewish Antiquities 17: 271-72).

Nói chung, thì: bất-ổn này lan xuống tận vùng Giuđêa khi ấy bị Publius Quinctilius Varius khống-chế. Ông được chỉ-định làm tổng-trấn xứ Syria từ năm thứ 7 đến năm thứ 4 trước Công nguyên và đã ra tay giết chết hai ngàn quân binh ô-hợp này. Nỗi kinh-hoàng thập-giá, không là chuyện bất-thường xẩy ra ở Palestine.                 

Vào lúc có việc kiểm-kê thuế má theo lệnh của Publius Sulpicius Quirinius, tổng-trấn Syria trị vì từ năm thứ 6 sau Công nguyên, là việc mà tác-giả Luca đã ngộ-nhận trong kết-nối với câu truyện thời thơ-ấu của Đức Giêsu. Bởi, Giuđa “người Galilê”, chắc cũng trùng tên với Giuđa con ông Êzêkias, là người được đề ra cùng với Biệt-phái mang tên Saddok, hoặc Zadok, tay phản-loạn kết nối với bè Zealot là những người quyết ngăn người Do-thái-giáo khỏi phải đóng thuế cho Xêda là người không công-nhận vị Chúa nào khác ngoài Thiên-Chúa (X War 2: 118; Ant. 17: 4-10).

Hai người con ông này, là các tay tạo phản sống đồng thời với Đức GIêsu, sau đó cả hai đều bị án chết trên thập-giá theo lệnh Tiberius Julius Alexander, một người cháu của triết-gia Philo ở Alexandria từng làm thống-đốc của Giuđêa từ năm 46 đến 48 sau Công-nguyên. Ông này cũng phò La Mã (X. Ant. 20: 102).

Tuy thế, có điều dễ hiểu là: nguồn-gốc Giuđêa và đặc-trưng Thiên Sai của Đức Giêsu và sự việc một tông-đồ của Ngài có tên là “Zealot” (tức “Nhiệt Thành”) ám-chỉ người có mục-tiêu duy-trì ý tốt của người La Mã đối với người theo Do-thái-giáo ở Palestine.

Văn-hoá Galilê vào thế kỷ đầu, dù có mua bán với các vùng lân cận, rõ ràng là đã nhập-cảng các sản-phẩm Hy-Lạp. Qua việc này, ta nên nhấn mạnh vào chủ-trương Hy-Lạp-hoá mọi sự bằng cách bắt buộc các xã-hội quê mùa như Galilê và các vùng quê này/khác mọi người buộc phải nói tiếng Hy-Lạp, như thế cũng khó mà hội-nhập. Có ý-kiến cho rằng: người Galilê nói được hai thứ tiếng, cả tiếng Hy Lạp lẫn tiếng Aram cổ, là những điều không dựa trên nền-tảng nào vững-chắc, để nói thế.

Ngoài ra, cũng nên biết: theo sử-gia Eusêbiô của Giáo-hội thì: ngay vào thế-kỷ thứ 3, cả người ngoài hay trong Đạo Chúa sống quanh quất thủ-phủ Scythopolis là những người vẫn đòi có thông-dịch-viên sang tiếng Aram khi nghe giảng tiếng Hy Lạp ở hội-đường.

Vào thế-kỷ đầu ở Đạo Chúa, các từ-vựng vay mượn từ tiếng Hy-Lạp, đặc biệt là các chữ liên-quan đến vấn-đề hành-chánh cũng như văn-minh vật-chất, đã từ từ trộn lẫn với thổ-ngữ Aram của Galilê. Thế nhưng, đây không phải là thuyết song-ngữ do một số học-giả từng tưởng-tượng. Bởi, nếu bảo rằng Đức Giêsu biết nói cả tiếng Hy-Lạp nữa, thì e rằng đây là xác-định đầy tưởng-tượng nói cho vui mà thôi.

Một số chứng-cứ rút từ nền văn-chương tư-tế đã cho thấy: nhiều khía-cạnh văn-hoá Galilê liên-quan/ảnh-hưởng lên văn-hoá Giuđêa. Sách Mishnah và các văn-tự thời sau đó của hàng tư-tế, lại ghi năm-tháng-ngày-giờ thời Đức Giêsu còn sống. Thế nhưng, chứng-cứ do các vị này đưa ra không mạnh đủ để ta cứ thế mà áp-dụng tình-cảnh nở rộ vào thế-kỷ đầu đời.

Hơn nữa, điểm-nhấn về hoàn-cảnh lịch-sử theo hướng rập-khuôn văn-hoá cũng khó tin nhưng vẫn được lặp đi lặp lại cách liên-tục. Từ ngày đền Giêrusalem bị đánh sụp vào năm 70 và ngay cả thời về sau, khi có cuộc quật-khởi của Simeon bar Kosibar hoặc Kokhba vào năm 135 sau Công nguyên, đám người được tuyển-lựa từ nền văn-hoá Giuđêa cũng đã di-cư về vùng Galilê, và họ đã mau chóng giành quyền kiểm-soát tỉnh/thành này.

Ngay sau đó, bất cứ sự khác-biệt nào có giữa người Giuđêa và Galilê đều nên mờ nhạt nếu không muốn mói là chẳng có nghĩa gì, trừ phi ta đem so với thời xảy đến trước sự-kiện đền-thờ-sụp-đổ năm 70 ấy. May thay, còn khá nhiều giai-thoại tạo khuôn-mẫu cho sự khác-biệt về văn-hoá giữa hai miền này bao-hàm sự hiện-hữu của Đền thờ Giêrusalem. Rồi từ đó, coi như họ đã tạo lại lai-lịch cho thế-kỷ đầu đời đến như thế. Sự việc này, lại có liên-quan đến thứ ngôn-ngữ được mọi người sử-dụng ở miền Bắc, rồi cho rằng người Galilê không quen hiểu và thực-thi cách tinh-vi/đúng đắn bộ luật Torah của Do-thái-giáo. Hai việc này, thực sự tạo ảnh-hưởng đánh động lên Đức Giêsu thực và các giới-chức gần cận Ngài.

Thổ-ngữ Aram mọi người dùng ở Galilê xem ra cũng là đề-tài thường xuyên để người thị-thành Giêrusalem đưa ra để mai-mỉa hoặc châm-chọc. Như tôi có lần nói sơ chuyện này, khi sử-dụng ngôn-từ của Nancy Mitford, rằng: người Galilê đã không nói thứ tiếng Aram u-uẩn, tức: ngôn-từ của giai-cấp cao ở Giêrusalem được. Mỉa-mai hơn, việc phát-âm khá ư là cẩu-thả các từ-vựng khiến người phát-âm cứ phải tạo những âm-giọng gằn thành tiếng thoát từ cuống họng mà ra.

Có trường-hợp cốt để châm-chọc người Galilê nào từng sống ở thị-thành Giêrusalem vốn dĩ tìm cách mua/bán đôi ba thứ ở ngoài chợ, làm mọi người cười rộ. Thương-gia ở chợ, không tài nào hiểu nổi là người mua hôm ấy muốn gì khi họ yêu-cầu bán cho họ món gì đó gọi là “amar, khiến người bán cứ đùa cợt với anh ta bằng những câu hỏi như: “Chàng ngốc Galilê ơi, có phải là anh đang muốn có cái gì để cưỡi, phải không? (bởi “hamâr” là con lừa”). Hoặc anh muốn thứ gì để uống đó chăng? (bởi “hamar´ lại là “rượu”). Hoặc: “Anh muốn có cái gì để may áo chứ?” (bởi ‘amar lại cũng là “vải sợi”). Hay là “Anh muốn có cái gì đó để đem lên đền thờ mà tế, chứ gì?” (bởi “immar” lại cũng là “chiên con” mua về để cúng tế(X. bErubin 53b)
      
Nói như truyện kể đây, thì: đoạn Tin Mừng từng kể về việc ông Phêrô chối Chúa mang một viễn-ảnh thật mới lạ. Khi ông Phêrô nói đi nói lại mãi rằng: ông không biết “Người ấy là ai!” thì một số người bàng-quan ở Giêrusalem đứng ở trong Dinh Thượng tế cứ vặn vẹo bảo:

“Đúng là bác thuộc bọn chúng rồi,
vì bác cũng là người Galilê!”
(Mt 26: 73; Mc 14: 70; Lc 22: 59)

Việc thực-thi qui-định có ghi ở sách Torah, đặc-biệt là chuyện liên-quan đến việc dâng-tiến lễ tế trong Đền Thờ, người Galilê luôn bị các người khác nghĩ rằng họ là người đần-độn, chẳng biết gì. Thế nên, có nhiều lý-do đặc-biệt khiến mọi người cứ bày-đặt mọi chuyện rồi chêm thêm vào lời lẽ họ từng thề-nguyền.

Vì thế mới có chuyện bảo rằng: luật Mishnah từng qui-định là: giả như lời thề liên-can đến của lễ dâng lên bậc trên, nghĩa là: một phần của vụ gặt được để ra một bên, dành cho các tư-tế; hoặc các lễ-vật dành riêng hàng tư-tế, không được định-nghĩa rõ ràng, tức vẫn không buộc người Giuđêa, là những người không quen chuyện Đền Thờ, coi như không thành tội đối với người Galilê nào không biết gì về những chuyện như thế ấy (mNedarim 2: 4). Ở Giuđêa, mọi người phải kết-thúc công-việc vào buổi trưa trước lễ Vượt Qua. Thế nhưng, phần đông người Galilê không biết rõ chi-tiết này nên đã nghỉ, không làm việc trọn ngày vào trước lễ Vượt Qua (mPesahim 4: 5)

Có bản-văn ở đâu đó đề-cập chuyện: có nhiều tư-tế người Galilê được tả là người chẳng biết gì hoặc lơ-là/lờ hẳn qui-tắc ứng-xử dành cho những người nghiêm-trang/già dặn. Có hai vị tư-tế thời thế-kỷ đầu đời là Hanina ben Dosa (người được đề-cập nhiều) và Yose người Galilê từng bị chê là đã dám lêu-bêu ngoài đường/phố về đêm hoặc dám nói chuyện công-khai với phụ-nữ không thuộc nhóm người mình (bPesahim 112b; bErubin 53b). Dù Đức Giêsu đã thoát khỏi cáo-trạng từng kết tội Ngài lơ-là chuyện tương-tự, thì Ngài lại không bị coi là người chẳng lý gì đến qui-ước lập ra trong Đạo.

Có điều cũng ngộ, là: Tin Mừng tác-giả Gioan đã nhiều lần kể về chuyện người Giuđêa coi thường/miệt-thị người Galilê vốn không quen thuộc văn-chương tư-tế. Chẳng hạn như câu trích từ Tin Mừng từng hỏi: “Phải chăng Đức Kitô là người Galilê sao?”  Thêm vào đó, ông Nicôđêmô là người từng khen-ngợi Đức Giêsu cũng đã thấy mình là kẻ đáng bị trách-cứ, như Tin Mừng Gioan Gioan đoạn 7 câu 41, 52 vẫn kể rằng:

“Kẻ khác rằng:
"Ông này là Đấng Kitô."
Nhưng có kẻ lại nói:
"Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao?”    

Và:

“Họ đáp:
"Cả ông nữa,
ông cũng là người Galilê sao?
Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy:
không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả."  

Một vị “chân quê” lành-thánh xuất tự bên bờ Biển-hồ Galilê chỉ làm được rất ít việc chống lại giai-cấp ở trên lại chuyên mù-quáng không chấp-nhận quan-điểm của người khác, lại càng khó hơn nữa.

“Sự việc người Galilê thiếu hiểu/biết là do bởi ở các tỉnh/thành này thiếu trường/lớp do hàng tư-tế thiết-lập vào tiền bán thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Chính đó là vấn-đề. Vấn-đề không có nghĩa là không có bậc kinh-sư, hay ký-sự nào ở huyện lại có thể thiết-lập hợp-đồng, việc lập gia-đình hoặc tài-liệu ly-dị mà sử-gia Josephus đã mai mỉa nói về họ như thư-ký xã/ấp còn gọi là “komogrammateis” (X. Ant. 6: 203, War, 1: 479)

Ngoại-trừ câu truyện sách Talmud liên quan đến Yohanan ben Zakkai, trong đó có chứng-cứ nói rằng: vào thời Đức Giêsu, đã có nhiều danh-nhân sáng-chói định-cư ở Galilê từ lâu rồi. Ta được bảo: Yohanan ben Zakkai đã lãng phí đến 18 năm tại thôn làng Araba (hoặc Gabara) ở Galilê, trong thời-gian đó, khó khăn lắm ông mới tạo ảnh-hưởng lên người dân trong làng. Bằng một hình vẽ kiểu hí-hoạ theo lối Đông phương, ông bị cho là người đã kết tội họ chán ngán luật Torah Do-thái-giáo (X. yShabat 15d).

Thực tế, Tin Mừng Máccô cũng bảo rằng: một ít người trong nhóm Biệt Phái/Kinh-sư mà Đức Giêsu từng chạm mặt ở Galilê, đã không hoạt-động ở trong vùng, nhưng lại là “khách viếng đến từ Giêrusalem” như các đoạn bên dưới có nói rõ:

“Có những người Pharisêu và một số kinh sư
tụ họp quanh Đức Giêsu.
Họ là những người từ Giêrusalem đến.”
(Mc 7: 1)

Và, đoạn khác cũng viết:

“Còn các kinh-sư từ Giêrusalem xuống
thì lại nói rằng:
Ngài bị quỷ vương Bêendêbun ám
và Ngài dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”
(Mc 3: 22-23)

Cũng hệt thế, sử gia Josephus chỉ nói sơ về các người Pharisêu/Biệt-Phái ở Galilê, khi ông làm chỉ-huy trưởng quân cách-mạng ở tỉnh/thành vào năm 66, tức: thành-viên đội-ngũ do Simôn con ông Gamaliel làm thủ-lãnh nhóm được chỉ định từ Giêrusalem đến, mang theo lệnh-truyền cách chức ông Josephus (X. Life 189-98).

Thành thử, chắc chắn là: không hề có chuyện bảo rằng: Đức Giêsu đã tranh-cãi với đám Pharisêu ở Galilê trong thời gian Ngài hoạt-động ở vùng tỉnh/lỵ này. Cả đến nhân vật có tên là Hanina ben Dosa, nếu anh ta thực sự là người Pharisêu/Biệt Phái, cũng quá trẻ để ta tin đó là sự thật. Và, Yose người Galilê là người từng nổi danh vào cuối thế kỷ thứ nhất lại chỉ sống sau thời Đức Giêsu nhiều thế hệ.

Nếu ta chỉ dựa vào biệt-hiệu “Người Galilê” thôi, cũng không đủ để định-danh nhân-vật mang tên là Yose nổi tiếng vào cuối thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên, bởi đây là tên tục rất quen thuộc được  nhiều người Do thái sử-dụng.

Thành thử ra, có thể bảo là: cũng không có nhiều người Pharisêu/tư-tế hoạt-động ở Galilê vào các tháng ngày sau lần đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ. Cả khi có người thừa-nhận là: có thể, cũng chỉ lác đác vài ba người như thế xuất-hiện ở vùng này thôi, thì sự việc như thế cũng chỉ ảnh-hưởng lên các thành-thị hơn là các vùng quê mùa cận kề nơi Đức Giêsu sinh-hoạt. Bởi, theo sử-gia Josephus thì người Pharisêu nói chung thường hoạt-động ở các vùng thị-tứ và ảnh-hưởng của họ cũng chỉ liên-quan đến đám thị-dân mà thôi (X.  Ant. 18: 15)

Thành thử ra, các hoàn-cảnh lịch-sử lại đã xác-quyết kết-luận ta có từ lúc sớm vẫn nhận rằng: sự việc Đức Giêsu có bị suy-sụp thì cũng không liên quan đến chuyện tôn-giáo cho bằng các sự việc do động-lực chính-trị thúc đẩy mà thôi. Đức Giêsu không bị ảnh-hưởng gì từ phía những người Pharisêu ở cấp cao, và các xung-đột nhỏ xảy ra một đôi lúc, chỉ với nhóm ký-lục trong vùng là những người ít có đầu óc và sự việc đây lại không có gì quan-trọng hết.

Thật sự thì, chỉ ít ngày chao-đảo xảy đến vào thời kỳ Đức Giêsu xuất hiện ở Giêrusalem trước ngày Ngài dự lễ Vượt Qua. Hoặc, chỉ trong giai-đoạn rất ít ngày và cũng chẳng phải là lúc cho phép có một số xung-đột nghiêm-trọng xảy đến với các bậc thày cao cấp của nhóm Pharisêu nói chung thôi.

                                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
   

                

            

No comments: