Wednesday 23 November 2016

Gs Geza Vermes : Diện Mạo Đức Giêsu (Bài 61): Đạo-giáo dân-gian đã có đó



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 61)



Đạo-giáo dân-gian đã có đó
trước cả thời Đức Giêsu xuất-hiện

Các cung-điện thánh-thiêng của người Do-thái-giáo đã xuất-hiện từ thời có Kinh Sách, tức: từ thế-kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Vào dạo ấy, mọi người đã thấy nhiều đền-đài đứng trụ ở các thị-trấn khác nhau. Riêng tại Giêrusalem, mọi người chỉ thấy duy-nhất một ngôi đền gọi là Đền Thánh để mọi người đến đó, mà thờ Chúa. Và, từ khi vua Josiah ban hành chính-sách cải-tổ việc thờ-phụng vào cuối thế-kỷ thứ 7 trước Công nguyên, Do-thái-giáo đã nên phồn-thịnh trên hai lãnh-vực. Nghi-lễ chính-thức ở đây, nằm trong tay các thày tư-tế là những người từng thêm vào đó cả việc tế-hiến hy-sinh, hầu giúp các ngài hành-xử qua/lại theo tư-cách của vị thẩm-phán và bậc thày dạy, rày như thế.

Thế nhưng, ngoài sự việc này ra, các vị lại vẫn xa rời các trung-tâm nguyện-cầu, nên khi ấy, lại thấy xuất-hiện loại-hình Do-thái-giáo mang tính dân-dã hơn. Nói thế, tức bảo rằng: Do-thái-giáo không do giai-cấp lãnh-đạo có uy-tín chủ-trương làm thế, nhưng do các đấng chân-truyền mà mọi người tin rằng các ngài được “trời cao” tuyển-chọn.

Danh-xưng “Người của Chúa” (tức “ish ha-elohim”) ở Kinh Sách, là Đấng trung-gian đất trời, qua đó dân con Do-thái-giáo bình-thường bậc trung vẫn có thể tiếp-cận được với Chúa.

Tác-giả J.B. Segal người từng viết nhiều xã-luận về các đề-tài khá đáng kể, trong đó có bài được viết dưới tựa-đề: “Những người của Chúa” tức: các vị coi như được “trời cao” phú ban cho khả-năng mà tiếng Ả-Rập gọi là “barakah” tức: quà-tặng thánh-thiêng/huyền-bí có kỹ-năng nói và hành-xử thay cho Đức Chúa.

Khi xưa các ngôn-sứ được gọi là tiên-tri/”Người của Chúa” , đều thuộc giai-tầng này. Nhưng, địa-bàn hoạt-động của “Người của Chúa”  nói ở đây, lại trải rộng vượt quá khả-năng trao-đổi bằng lời. Các vị này, đều được tôn-dương cách đặc-biệt. Chỉ riêng ngôn-sứ Êliya và Êlisha, là đấng bậc chuyên tạo “sự lạ” khó hiểu, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 1 câu 9-10 từng nói đến:

“Vua sai một sĩ-quan chỉ-huy năm mươi quân đem theo quân của mình đến với ông Êlia. Viên sĩ-quan này đi lên chỗ ông Êlia ngồi trên đỉnh núi. Sĩ-quan này thưa với ông Êlia rằng: "Hỡi người của Thiên-Chúa, vua bảo: “Xin mời ông xuống!" Ông Êlia trả lời sĩ-quan chỉ huy năm mươi quân: "Nếu ta là người của Thiên-Chúa, thì chớ gì một ngọn lửa từ trời hãy rơi xuống thiêu-đốt ngươi và năm mươi quân của ngươi!" Tức thì, có ngọn lửa từ trời xuống thiêu-đốt viên sĩ-quan và năm mươi quân của ông.” 

Ngôn-sứ nói ở đây, làm được cả chuyện khiến cho sắt/thép dẻo/mềm chảy lênh-láng nơi sông nước, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 6 câu 6 lại cũng viết:

“Người của Thiên-Chúa hỏi:
"Nó văng đi đâu?"
Người ấy chỉ chỗ cho ông.
Ông chặt một khúc gỗ,
ném xuống đó và làm cho lưỡi rìu bằng sắt nổi lên.”   

Thời đói kém xảy đến, ông lại khiến cho thực-phẩm nên dồi dào, dư ăn, rất thừa mứa. Có người vợ của hội-viên nọ thuộc nhóm ngôn-sứ, đã thoát khỏi vòng tay người chủ nợ không bị xiết, nhờ nghe lời ngôn-sứ cứ đổ dầu vào bình chảy mãi đến không ngừng, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 4 câu 1-7 lại ghi thêm:

“Người vợ của một trong số anh em ngôn-sứ đã kêu cứu ông Êlisa: "Tôi-tớ ngài là chồng tôi đã chết. Và ngài biết là tôi-tớ ngài kính-sợ Đức Chúa. Nhưng chủ nợ đã đến bắt hai đứa con tôi làm nô-lệ." Ông Êlisa bèn nói với bà: "Tôi làm được gì cho chị, hãy cho tôi biết: nhà chị còn gì không?" Bà thưa: "Nhà nữ-tỳ của ngài chẳng còn gì, ngoại trừ một lọ dầu." Ông nói: "Chị hãy ra ngoài mượn bà con láng giềng các bình rỗng, nhiều nhiều vào! Nghe rồi chị trở về nhà cùng các con chị đóng cửa lại. Chị đổ dầu vào tất cả các bình đó, bình nào đầy thì chị hãy để riêng ra." Nghe xong, bà goá nọ bền từ giã ông mà đi. Bà và các con của bà bèn vào nhà, đóng cửa lại. Họ đem bình đến cho bà, còn bà thì rót dầu vào đó. Khi mọi bình đều đã đầy dầu rồi, bà goá nọ bèn nói với con bà: "Hãy đem thêm bình nữa cho mẹ đi." Nhưng đứa con thưa: "Hết bình rồi mẹ ạ!" Ngay khi đó, dầu liền ngưng chảy. Bà goá đến trình cho người của Thiên-Chúa biết. Ông nói: "Chị đem bán dầu ấy đi mà trả nợ; phần còn lại thì mẹ con chị dùng để sinh-sống."            

Chỉ một dung-lượng đậu/hạt nhỏ thôi cũng đủ nuôi sống cả trăm người, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 4 câu 42-44 lại vẫn ghi:

“Có người từ Baan Salisa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên-Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Êlisa bèn nói: "Phát cho người ta ăn đi." Nhưng tiểu-đồng hỏi ông: "Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?" Ông bảo: "Cứ phát cho người ta ăn! Vì Đức Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư." Tiểu-đồng bèn phát cho mọi người ăn. Họ ăn thoả thuê mà vẫn dư, như lời Đức Chúa phán.”

Người của Chúa” lại bỏ thứ gì đó vào thực-phẩm để mọi người dễ ăn, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 4 câu 38-41, từng chép như sau:

“Ông Êlisa trở về Ghingan, vào lúc nạn đói xảy ra ở trong xứ. Lúc anh em ngôn-sứ đang ngồi trước mặt ông, ông nói với tiểu-đồng: "Bắc nồi lớn lên bếp và nấu cháo cho anh em ngôn sứ ăn." Một người trong nhóm ra đồng hái rau, tìm thấy một thứ cây giống như nho dại, thì hái trái dưa đắng ấy, đầy một vạt áo, rồi về nhà, thái nhỏ ra, bỏ vào nồi nấu cháo, vì họ không biết đó là thứ gì. Sau đó, họ múc ra cho mọi người ăn. Vừa ăn chút cháo, họ kêu lên: "Người của Chúa ơi, thần chết ở trong nồi!" Và họ không thể ăn được nữa. Ông Êlisa bảo: "Đem bột ra đây!" Ông bỏ bột vào và bảo: "Múc ra cho người ta ăn đi." Trong nồi liền hết chất độc.

Cũng thế, ngôn-sứ Êlisha không chỉ chữa lành cho ông Naaman khỏi bệnh phung cùi ngặt nghèo thôi, nhưng ông còn khiến cho nhiều trẻ nhỏ khác trỗi-dậy khỏi chết, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 5 câu 8-14 và đoạn 4 câu 32-37, ghi như sau:

“Vậy, khi ông Êlisa, người của Thiên-Chúa nghe biết là vua Israel đã xé áo mình ra, thì sai người đến nói với vua: "Sao vua lại xé áo mình ra thế? Người cứ đến với tôi, thì sẽ biết là có ngôn-sứ ở Israel." Ông Naaman đi đến có cả xe và ngựa. Ông đứng trước cửa nhà ông Êlisa. Ông Êlisa sai sứ-giả ra nói với ông: "Ông hãy đi tắm bảy lần trong sông Giođan. Da thịt ông sẽ trở lại như trước, và ông sẽ được sạch." Ông Naaman nổi giận bỏ đi và nói: "Ta cứ nghĩ bụng là thế nào ông ấy cũng đích-thân đi ra khỏi lều, rồi đứng dậy mà cầu-khẩn Danh Đức Chúa, Thiên-Chúa của ông ta. Ông ta sẽ quơ tay lên đúng chỗ bị phung hủi mà chữa cho khỏi.

Nước các sông Avana và Pácpa ở Đamát chẳng tốt hơn tất cả nước sông ở Israel sao? Ta lại không thể tắm ở các sông ấy để được sạch sao?" Ông quay lưng lại và bực tức ra đi. Bấy giờ, các tôi tớ của ông đến gần và nói: "Cha ơi, giả như ngôn-sứ bảo cha làm điều gì khó, chẳng lẽ cha lại không làm sao? Phương chi ngôn-sứ chỉ nói: Ông hãy đi tắm, thì sẽ được sạch!" Vậy nên, ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Giođan, theo lời người của Thiên-Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt trẻ nhỏ. Và, ông đã được sạch.”

Và, thêm một đoạn khác:

“Khi ông Êlisa tới nhà, thì cậu bé đã chết nằm trên giường của ông. Ông đi vào chỗ cậu bé, đóng cửa lại, chỉ có hai người trong đó, rồi cầu nguyện với Đức Chúa. Ông lên giường nằm lên trên đứa trẻ, kề miệng ông trên miệng nó, kề mắt ông trên mắt nó, đặt bàn tay ông trên bàn tay nó. Ông cứ nằm trên đứa trẻ, da thịt nó nóng lên. Ông đi đi lại lại trong nhà, rồi lại lên nằm trên nó; cậu bé hắt hơi đến bảy lần, và mở mắt ra. Ông Êlisa gọi Giêkhadi và bảo: "Đi gọi bà Sunêm lại đây." Nó đi gọi bà; và bà đến với ông, ông nói: "Bà hãy đem con đi!" Bà đi vào, quỳ dưới chân ông, rồi sụp xuống đất lạy ông. Sau đó, bà đem con đi và ra khỏi phòng.”

Khi ngôn-sứ Êlya khiến cho con bà được phục-hồi sinh-lực, thì bà goá thành Zarêphát cũng biết rằng ông là “Người của Chúa” (X. J.B. Segal, Popular Religion in Ancient Israel”, Journal of Jewish Studies 27, 1976, 8-9). Tác-giả J.B. Segal, khi viết sách, ông cũng gộp Đức Giêsu vào cùng một hệ-cấp rõ như sau:

“Cũng nên biết, giống như ngôn-sứ Êlia và Êlisha, “Người của Chúa” rất vượt-trội tức Đức Giêsu là Đấng từ miền Bắc Palestine đến… Ta có được nhiều phép lạ -là thực-phẩm không hề cạn-kiệt, và đặc-biệt là việc chữa lành người bệnh… Đức Giêsu, giống như “Người của Chúa” đã không nhụt-chí/kinh-sợ vì nghi-thức đầy uế-tạp phải tiếp-cận với người đã chết hoặc tật bệnh… Cũng giống “Người của Chúa” ở Cựu Ước, Đức Giêsu đứng ngoài mọi trật-tự đã thiết-lập.” (x. Sách đã dẫn tr. 20-21)

Như ta biết, Đức Giêsu đã chữa lành cho nhiều người tật/bệnh và trừ thần-linh ô-uế choáng ngợp cả hiện-trường vào thời ấy. Muốn nắm bắt sự việc này hiện rõ trên thực-tế, ta phải xem xét kỹ có ba ý-niệm nối kết với nhau của Do-thái-giáo vào buổi giao-thời giữa Cựu-Ước và Tân-Ước, đó là: tật bệnh, tà ma, tội lỗi.

Các bà mẹ Do-thái-giáo từng hãnh-diện khoe: “Con tôi là Y-sĩ”, có lẽ cũng từng sững-sờ không ít khi được bảo: nghề y-sĩ ít được đề-cập đến ở Israel vào thời có Kinh Sách. Dĩ nhiên, y-học đã có mặt từ thời xưa ở tận vùng Cận Đông, không xa. Đây là nghề kiếm được lợi/lộc cũng khá nhiều nhưng vẫn là nghề nguy-hiểm hơn mọi người tưởng.

Theo các điều-khoản luật Hammurabi của Babylon, hồi thế kỷ thứ 18 trước Công nguyên, thì phẫu-thuật-gia nào bắt tay vào việc mổ xẻ bệnh-nhân quí-phái với “dao mổ bằng đồng” và nếu ông cứu mạng được người bệnh, ông được cấp cho mười đồng shekel bằng bạc. Ngược lại, nếu ông mổ không thành-công khiến người bệnh phải chết, chắc chắn ông không bị kiện/cáo về chuyện thiếu khả-năng hành-nghề hoặc không “mát tay” hoặc cho lầm thuốc, nhưng thay vào đó, ông sẽ bị chặt mất bàn tay từng giải-phẫu làm chết người bệnh.

Duy chỉ một lần nói theo kiểu hàm-ngụ đầy bí-ẩn điều gì ở bên dưới, Luật Môsê chỉ bàn về các vị y-sĩ theo Do-thái-giáo, thôi. Đây là trường-hợp một người nào đó làm hại xác-thể người khác, và giả như đương-sự có tội, vị chánh-án sẽ tuyên-án là ông phải bồi thường “thiệt-hại về thời gian cho người kia” và buộc ông thanh-toán trọn phí tổn cho vị y-sĩ không biết tên, mọi chi-phí mổ xẻ cũng như điều-trị, như sách Xuất Hành có đề-cập ở đoạn 21 câu 19, sau đây:

“Nếu người kia trỗi-dậy, còn chống gậy ra ngoài đi lại được, thì kẻ đã đánh đập người kia sẽ được tha bổng, chỉ bồi-thường người kia thời-gian anh ta phải nghỉ việc để lo chữa trị người bệnh cho lành.”

Việc tự ý đi tìm sự giúp đỡ của y-sĩ chữa lành, coi như hành-động chống lại việc thuê ông làm theo lệnh của toà, như thế không được, bới có thể là y-học thời đó còn mang nhiều hình-thức tà-ma/yêu-thuật. Vua Giuđêa là Asa cứ bị trách là: khi lâm bệnh, ông lại tìm đến vị y-sĩ vô tài nào đó hầu tái-tạo sức khoẻ ông vốn có vào lúc trước. Thay vào đó, lẽ đáng ra ông phải chạy đến cầu-cứu Thiên-Chúa, như ta thấy tác-giả sách Ký Sự quyển 2 đoạn 16 câu 12, từng ghi như sau:

“Năm ba mươi chín thuộc triều-đại mình, vua Aaa bị đau chân, bệnh-tình rất trầm-trọng; thế nhưng trong cơn lâm bệnh, thay vì tìm-kiếm Đức Chúa, vua lại tìm đến các thầy lang vườn.”       

Trong đầu các tác-giả Cựu-Ước, chỉ mình Thiên-Chúa mới là Bậc Thày Chữa lành mọi đớn đau/bệnh tật, như sách Đệ Nhị Luật đoạn 32 câu 39 lại cũng viết:

“Bây giờ hãy coi đây: Ta chính là Ta,
bên cạnh Ta, chẳng có thần nào khác,
Ta cầm quyền sinh tử,
Ta đánh phạt, rồi Ta lại chữa lành,
không ai cứu khỏi tay Ta được.”

Nói tích-cực hơn, sách Xuất Hành đoạn 15 câu 26 lại đã ghi:

“Ngài phán: "Nếu ngươi thực sự nghe tiếng Đức Chúa, Thiên-Chúa của ngươi, nếu ngươi làm điều ngay chính trước mắt Ngài, nếu ngươi lắng tai nghe các mệnh-lệnh của Ngài, và giữ mọi thánh-chỉ Ngài ban, thì Ta sẽ không giáng xuống ngươi một bệnh nào như Ta đã làm với Ai-cập. Vì Ta là Đức Chúa, Đấng chữa lành ngươi."

Thật ra, trong hầu hết các trường-hợp, động-từ “Chữa lành” được dùng ở Kinh Sách thường có chủ-từ là: “Thiên-Chúa”. Cũng có một số ngoại lệ trong đó không nói đến các vị chữa-lành mọi tật bệnh có là chuyên-gia y-tế hay không, nhưng thường thì chỉ các vị đại-diện cho Thiên-Chúa, mà thôi. Trong số các vị được đề-cập ở đây, nhiều người là thày tư-tế có trọng trách chẩn-đoán xem đương-sự có bị phung cùi/lở ghẻ gì hay không; và người bệnh đã lành-lặn hẳn chưa, mà thôi.

Ai có tư-cách để tìm-tòi/lục-lọi tài-liệu Đamát xuất tự Qumran hầu có thông-tin chỉ-dẫn chính-xác, chắc chắn sẽ thấy rằng: tư-tế thời đó, thường có kiến-thức rất chi-tiết, nên mới có khả-năng xem xét bệnh tình nào có triệu chứng tiến-triển trầm-trọng để còn ly-cách/tách rời người bệnh khiến họ tiến tới mà đón nhận việc chữa-trị cho triệt nọc, mới thôi. (X. 4Q266, 272).

Ngoài các thày tư-tế như thế, chỉ mỗi đấng bậc chữa lành tật/bệnh có phép/tắc hẳn hòi mới được coi là ngôn-sứ, tức: đấng bậc đại-diện cho Chúa, mà thôi. Và vị lãnh-đạo ngôn-sứ khi ấy, như ta biết, gồm có cả tiên-tri Êlya và Êlisha. Riêng, ông Ysaya lại cũng được phép cho toa cấp thuốc là bánh trái vả để chữa ung-bướu/mụn nhọt sưng vù trên làn da của Vua Hêzêkiah, như sách Các Vua quyển 2 đoạn 20 câu 7, kể như sau:

“Ông Ysaya nói:
"Hãy lấy một bánh trái vả."
Người ta đi lấy, đặt trên ung nhọt
và vua sống được.”

Và, sách Ysaya đoạn 38 câu 21-22 lại cũng viết:

“Ông Ysaya nói:
"Hãy lấy một cái bánh vả cà vào chỗ ung nhọt
thì vua sẽ sống."
Vua Khítkigia nói:
"Cứ dấu nào mà biết tôi sẽ lên được nhà Đức Chúa Trời?"
Ông Ysaya trả lời:
"Đây là dấu-hiệu Đức Chúa ban cho ngài,
chứng tỏ rằng Đức Chúa sẽ thực hiện điều Ngài đã phán:
Này, bóng mặt trời ngả trên bậc thang vua Akhát đã xây,
Ta sẽ cho lui lại mười bậc."
Quả vậy, bóng mặt trời đã lui lại mười bậc
trong số các bậc thang nó chiếu rọi.”

Muốn đạt được điều này, có lẽ ta cũng phải chờ Jesus ben Sira, là tác-giả sách Huấn Ca ở Nguỵ-Thư vào đầu thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, mới có được ý-niệm này. Nhưng, bằng tầm nhìn của nghệ-thuật chữa-chạy cách khôn-ngoan/khéo-léo, không dính gì chuyện tà-ma/yêu-thuật đầy phù-thuỷ, là quà tặng Chúa ban cho mình, thôi. Bởi, chính Thiên-Chúa là Đấng tạo-dựng nên các y-sĩ chữa-trị, Ngài cũng phú ban cho họ mọi khả-năng để chữa lành người bệnh; và Ngài còn tạo cả dược-chất để chữa bệnh khiến các thày lang tìm đến mà sử-dụng.

Người bệnh khi ấy được đấng chữa lành đề-nghị: hãy nguyện cầu, sám hối và sửa đổi cách sống của mình. Là tư-tế, Jesus ben Sira cũng tự khích-lệ mình hãy dâng-tiến của lễ cho quen. Sau các khởi-đầu tương-tự, người bệnh được phép vời vị y-sĩ đến chữa. Đôi khi, ông Jesus ben Sira còn đưa ra lời khuyên-răn bệnh-nhân nào muốn phục-hồi sức khoẻ, hãy để tay mình đặt lên tay bậc thày y-sĩ, khi ông nguyện cầu Thần thánh trên trời đến cứu người bệnh, như sách Huấn Ca đoạn 38 câu 1-14 còn ghi chép:

“Hãy tôn trọng thầy thuốc vì mọi người đều cần đến ông,
và vì thiên chức lương y là do Chúa thiết lập.
Quả vậy, tài chữa bệnh là do Đấng Tối Cao,
là ân-tứ Vua Trời ban tặng.
Thầy thuốc hiên ngang vì giàu kinh nghiệm,
khiến người có địa vị cũng phải nể nang.
Thiên Chúa làm cho đất trổ sinh dược liệu;
những thứ đó, người khôn chẳng dám coi thường.
Chẳng phải nhờ khúc gỗ mà xưa nước ra ngọt
khiến cho người thấy được hiệu-năng của khúc gỗ sao?
Cũng chính Thiên Chúa cho con người được hiểu biết
để tôn vinh Ngài vì những việc lạ Ngài làm.
Nhờ đó, Ngài chữa lành và chấm dứt cơn đau,
còn dược sĩ chỉ làm việc pha chế.
Như thế công việc của Ngài vẫn tiếp tục
cho đến khi thiên hạ được an lành.
Con ơi, khi đau ốm, con chớ coi thường,
nhưng hãy nguyện-cầu Chúa, Ngài sẽ chữa lành cho.
Hãy từ bỏ lỗi lầm, hành động cho đúng đắn,
thanh tẩy tâm hồn cho sạch mọi tội khiên.
Hãy dâng hương thơm và tinh bột làm kỷ vật,
rưới mỡ lên lễ phẩm ít nhiều tuỳ năng-khiếu.
Bấy giờ con sẽ mời thầy thuốc đến,
vì cả ông nữa cũng được Đức Chúa dựng nên.
Đừng để ông đi, phải có ông mới được.
Có lúc sức khoẻ con ở trong tay thầy thuốc,
vì chính họ cũng nguyện-cầu Đức Chúa
ban cho họ tìm được phương dược
giúp giảm đau, chữa lành nhằm cứu sống con người.”

Bậc thày y-sĩ ấy giống như Jesus ben Sira chỉ phục-hồi sinh-lực những người có khả-năng trang-trải huệ/lộc cho ông, như vua quan/lãnh chúa được trích-thuật ở trên đã nói và cả những người khá giả nhiệt-tình yểm trợ. Thế-giới của ông khi ấy, không có dịch-vụ y-tế chữa-trị cho người phung cùi/nghèo khổ và cả những kẻ ăn xin mù loà ở bên đường. Giả như người như thế muốn được giúp đỡ/chữa-trị, họ phải quay về với “Người của Chúa”, thôi.

Thêm nữa, khi xưa chẳng ai biết: bệnh-tình các loại có bị gán cho tà ma yêu-thuật có bị khuất-phục dưới quyền-lực của thày thuốc hay không. Bởi, theo niềm tin thông thường người Do-thái-giáo sống cùng thời với Đức Giêsu, thì quỉ ma/tà-vạy được công-nhận là nguyên-cớ gây mọi xấu xa về tinh-thần lẫn xác-thể. Ý-niệm này, nằm đầy trong các bài viết cũng như tài-liệu xuất-hiệnvào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước và cả trong văn-chương của hàng tư-tế nữa.        

Trong cuốn Tobia viết bằng tiếng Hy-Lạp ở Nguỵ Thư có những mảng Aram và tiếng Do-thái cổ tồn-đọng ở Qumran, qua đó ta biết thêm được việc thần-sứ Raphael đã cứu sống người trẻ Tobit khỏi tay ác-thần Asmodeus. Ác-thần đây, đã phải lòng Sarah là người vợ của Tobia đã quyết-định ăn đời ở kiếp với cô, nên đã ra tay giết chết bảy người trong số phù dâu trước đó của Sarah vào đêm tân-hôn trước khi những người này quay về ăn nằm với cô.

Theo lời khuyên của thần-sứ Raphael, người trẻ Tobia đã đem hương/nhang tươi mới vào phòng của cô dâu rồi nướng sống tim gan loài cá đặt trên đó, làm bốc mùi ghê-rợn khiến Asmodeus là người cũng giống như loài quỷ vẫn nhạy cảm với mùi uế-tạp, bay từ xứ Mêđia nơi tổ-chức đám cưới bay mãi tận vùng sâu xứ Ai Cập. Ở nơi đó, thần-sứ Raphael lại đã cột ông cho chặt bằng sợi xích như có ghi ở sách Tôbia đoạn 3 câu 7-8, sau đây:

“Cũng trong ngày hôm ấy, ở Écbatan xứ Mêđi, cô Sara, con gái ông Raguên, đã nghe một trong những người tớ gái của cha cô nói lời nhục mạ. Số là cô đã được gả cho bảy người chồng, nhưng họ bị ác quỷ Átmôđaiô giết chết trước khi ăn nằm với cô theo tục/lệ vợ chồng. Người tớ gái nói: "Chính cô là kẻ sát phu! Coi đó, cô đã có bảy đời chồng mà chẳng được đội tên một ông nào hết!”        

Và, đoạn 6 câu 13-17 lại cũng chép:

“Thần sứ Raphael còn nói: "Em hẳn có quyền lấy cô ấy. Này em, hãy nghe tôi đây! Tối nay, tôi sẽ nói về cô với cha cô để xin ông chịu cho cô làm vị hôn-thê của em. Khi từ Raghê trở về, chúng ta sẽ làm lễ cưới cô ấy. Tôi nghĩ ông Raguên không thể từ-chối gả cô ấy cho em mà đi gả cho người khác được, vì ông biết rõ là trong tất cả mọi người, quyền ưu-tiên cưới con gái ông là của em; chẳng vậy, ông sẽ phải chết, theo phán-quyết ở sách Môsê. Giờ đây, này em, hãy nghe tôi! Tối nay chúng ta sẽ nói về cô bé và sẽ xin cho em cưới cô; rồi khi từ Raghê trở về, ta sẽ đem cô theo và đưa cô cùng đi với chúng ta về nhà em."

Bấy giờ, cậu Tôbia trả lời thần-sứ Raphaen rằng: "Anh Adaria, em nghe nói cô ấy đã được gả cho bảy người rồi, và họ đã chết trong đêm động phòng: lúc đến bên nàng thì họ chết. Em còn nghe có người nói: chính quỷ đã giết họ. Hiện giờ em sợ lắm vì, nàng, thì nó không làm hại, nhưng ai muốn gần nàng thì nó giết. Em là con một của cha em, sợ rằng nếu em chết, em sẽ làm cho cuộc đời của cha và
mẹ em phải đau khổ vì em mà xuống mồ. Và các ngài không có người con nào khác để chôn cất." Thần-sứ nói: "Em không nhớ các mệnh-lệnh cha ông của em truyền phải lấy vợ trong những người thuộc gia-tộc của em đó sao? Và giờ đây, này em, hãy nghe tôi! Đừng lo lắng về con quỷ đó nữa và hãy cưới cô ấy đi! Tôi đây biết rằng đêm nay cô ấy sẽ được gả cho em. Nhưng khi động-phòng, em hãy lấy một chút tim gan loài cá đặt lên than trong lư-hương; mùi hương sẽ lan toả ra, và quỷ sẽ ngửi thấy và chạy trốn hết; nó sẽ không bao giờ xuất-hiện quanh cô nữa.”

Và, đoạn 8 câu 1-3, lại cũng ghi những giòng sau đây:

“Ăn uống xong, họ toan đi nằm. Họ đưa người thanh niên đi và dẫn vào phòng. Tôbia nhớ lại lời thần-sứ Raphaen nói: cậu bèn lấy trong túi ra tim gan loài cá đặt trên lớp than ở lư-hương. Mùi cá đẩy lui ma quỷ, khiến nó chạy trốn về miền Thượng-du xứ Ai-cập. Thần-sứ Raphaen đến đó buộc chân và trói nó lại ngay lập tức.”

Sách Ênốch quyển thứ nhất đã mô-tả cũng một thần-sứ Raphael là sứ-giả do Chúa gửi tới để trói chân/tay quỷ-sứ Azazel và chữa lành trái đất khỏi cảnh mục/nát đầy lỗi/tội (Ênốch 10:1-6).

Trong khi đó, các nam-nhân được thần-sứ chỉ cho cách đánh bại ác-thần/sự dữ mà con người học được từ quỷ vương. Truyền-thống Do-thái-giáo qui về hai đấng chính lại cũng tiết-lộ bí-kíp tẩy-trừ loài quỷ đỏ, đó là tổ-phụ Noê và Vua Salômôn của Do-thái-giáo. Theo sách Hậu Sáng Thế xuất hiện vào thế kỷ thứ 2 trước Công-nguyên, có thần-sứ được Chúa sai đến dạy ông Nôê nghệ-thuật chữa-lành tật/bệnh; và đổi lại, ông Nôê sẽ phổ-biến khoa-học thần-bí cho con cháu ông, những điều rằng:   

“Và chúng tôi giải-thích cho ông Nôê biết các dược-phẩm chống lại bệnh tật, cùng với sức thu hút của chúng và cách-thức chữa lành họ bằng cây cỏ. Ông Nôê bèn viết tất cả mọi thứ vào cuốn sách, những gì chúng tôi dạy cho ông về đủ loại dược-phẩm; theo cách đó, ma-vương loài quỷ không còn làm hại con cháu ông Nôê nữa. Và, ông lại cũng đem tất cả những gì ông viết xuống cho anh Shem là trai trưởng của ông.” (Hậu Sáng Thế 10: 10-14)

Sử-gia Josephus sẽ là nguồn cung-cấp tiếp sau đây về thuốc bí-truyền ấy. Ông lại có thẩm-quyền của Vị vua khôn ngoan là Salômôn của Kinh Sách, cả hai được mô-tả là nhà hiền-triết viết cho người đọc thuộc thế-giới La-Hy, qua tư-cách là anh-hùng của nghệ-thuật chữa lành đầy thần-bí, viết cho cử toạ Do-thái-giáo của ông.

Cộng thêm vào việc viết lên “một nghìn lẻ năm tập thơ tụng-ca và bài hát cùng ba nghìn cuốn dụ-ngôn và các tài-liệu tương-tự” (1Các Vua 4: 32; Ant. 8: 44), ông còn góp ý đưa ra tất cả mọi khía-cạnh tự-nhiên cùng nghiên-cứu triết-học rất xuyên-suốt, chứng-tỏ đặc-tính tinh-thông vẹn-toàn về những gì mình sở-hữu. Hơn nữa, sách Tụng-ca đoạn 8 câu 45 lại cũng viết:

“Thiên-Chúa phú-ban cho ông kiến-thức nghệ-thuật được sử-dụng để chống quỉ-thần quái ác hầu làm lợi và chữa lành các nam-nhân. Ông cũng đã sáng-tác ra các câu thần-chú/tụng-niệm cứ đọc lên là mọi tật bệnh đều bớt nhiều. Đồng thời, ông còn để lại các loại-hình trừ tà ma/quái- ác theo đó người bị quỉ ám sẽ tống-xuất chúng ra ngoài, không còn quay trở lại với họ nữa.”

Câu cuối cùng đây làm ta nhớ đến hiệu lệnh của Đức Giêsu truyền cho tà ma/quỉ-quái ra khỏi người đàn ông bị ám-hại, để rồi chúng không còn quay lại ham hại ông ta nữa.            

Chúng ta còn biết được từ sử-gia Josephus về quyền phép chữa bệnh của nhóm Essênê, vẫn bảo rằng:

“Họ chứng-tỏ sự thích-thú cách đặc-biệt về bài viết của người xưa, bằng cách chọn ra những người chuyên về phúc-lợi thể-xác cũng như linh-hồn; và nhờ sự giúp đỡ của những người này cộng với lập-trường chữa-trị tật bệnh, những người trong họ đều đã nghiên-cứu các rễ thuốc và đá tảng để xây nhà. “(X. War. 2: 136)

Cũng nên nhớ, nhờ sự hướng-dẫn của hai thần-linh ghi ở Qui Định Cộng-đoàn người Essênê tại Qumran, việc chữa lành là để hướng tới phần thưởng dành cho con cái sự sáng (1QS 4: 6), và văn-chương tinh-anh của nhóm này lại cũng bao gồm các bài thơ trừ tà nữa (4QS510-11)

Sách Ênốch, Hậu Sáng Thế, cũng như tài-liệu lịch-sử của Josephus và nhóm Qumran đã chứng-tỏ có sự nối-kết chặt-chẽ về tâm-tưởng của Do-thái-giáo vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước về chữa lành có dính đến trừ tà, là những chi-tiết ta cần lưu-tâm khi xem xét truyện kể có liên-quan đến Đức Giêsu.

Mô-tả rõ việc tống-xuất lũ tàma quỉ quái ra khỏi con người còn cho thấy có bất cứ sự tương-đồng hoặc khác-biệt nào cũng đều đáng kể.  Có lẽ, tài-liệu chi-tiết nhất về sự việc này, là truyện kể từ sử-gia Josephus ghi rõ trường-hợp trừ-tà do một người Do-thái-giáo chuyên chữa lành có tên là Êlêazar Vespasian là chỉ-huy-trưởng đội binh La Mã ở Palestin từng chứng-kiến. Cả đến hoàng-đế tương-lai cùng con cái ông cũng như dân-con và binh sĩ ở đây đều đã biết.

Theo Josephus, thì Êlêazar đã “đặt vòng khoen kim loại vào mũi người bị quỉ ám, ở trên vòng khoen ấy có dấu-vết các rễ cây do vua cha Salômôn diễn-tả”, có thể đây là rễ “baaras”  mọc trong vùng Makêrô bên TransJordan được coi là có khả năng tống-xuất loài quỉ tha ma bắt ra bên ngoài (X. War, 7: 185). Và khi ấy, thoạt lúc người bệnh vừa ngửi thấy, thì người chữa lành đã lôi được lũ ma ra khỏi người bệnh qua ngã rốn. Và khi người bệnh ngã vật xuống, y ta đã khẩn nài loài quỉ quái kia đừng bao giờ trở lại với người ấy nữa. Và thoạt khi nêu tên vua cha Salômôn ra cùng đọc các câu thần-chú/tụng niệm do ông lập ra, là xong.” (Ant. 8: 46-47)   

Có biết đến các đặc-trưng riêng của mỗi loài quỉ ma, ta mới tạo lời ích của việc trừ tà này. Ta hẳn đã biết, là: vào thế-kỷ thứ 2 sau Công nguyên, có hai vị tư-tế, một là Simêôn ben Yohai và vị kia là Êlêzar ben Yosê đã giải-thoát người con gái của hoàng-đế nọ khỏi loài quỉ quái hãm-hại, nhờ đã kêu đích-danh tà ma quái đản kia ra mà bảo: “Hỡi Ben Temalion, ngươi hãy xuất khỏi người này! Hỡi Ben Temalion hãy cút xéo ngay lập tức!” (bMeilah 178)

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Đức Giêsu được hiểu là Ngài cũng đã có được điều lợi như thế khi tra hỏi tên tuổi loài quí đang ám-hại ở Gergêsênê rằng: “Tên ngươi là gì?” Và khi ấy, có tiếng đáp từ loài quỉ: “Tên tôi là Lữ Đoàn! Bởi, chúng tôi rất đông!” hệt như Tin Mừng Mác cô đoạn 5 câu 9 có ghi rõ, như sau:

“Ngài hỏi nó:
"Tên ngươi là gì?"
Nó thưa: "Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm."          

Và, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 30 cũng đã bảo:

“Đức Giêsu hỏi anh:
"Tên anh là gì?"
Anh thưa: "Đạo Binh", vì rất nhiều quỷ nhập vào anh.”

Đức GIêsu đã coi việc đồ đệ Ngài thất bại không xua được loài quỉ ra khỏi người bệnh là do các vị đây không biết được bản-chất của địch-thù, như Tin Mừng Mác cô đoạn 9 câu 29, lại cũng viết:

“Ngài đáp:
"Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."

Thông thường, thì: những việc tống-xuất quỉ ma ra khỏi người bệnh được Đức GIêsu thực-hiện đều được đánh dấu bằng sự-kiện làm giảm nhẹ tình-trạng của người bệnh trước đó bị quẫn-trí và thường là độc-tác co giật, động-kinh khẩn-thiết là thế, nhưng đấng chữa lành khi ấy lại quá nhiệt-tình đến độ ông cứ muốn chứng-tỏ là mình có thẩm-quyền chữa-trị rất đặc-trưng.

Sử-gia Josephus còn cho biết trường-hợp cùng một thày tư-tế chuyên chữa-trị bệnh tật là Êlêzar lại đã thực-hiện việc chữa lành đầy kịch tính trước mặt Vespasian  cốt chứng-tỏ là tà ma/quỉ quái đã ra khỏi bệnh-nhân. Trong cuốn Antique đoạn 8 câu 48, ông có trình-thuật rằng: Y ta đặt một cái chén hoặc chiếc ủng đầy nước ở nơi hơi xa và rồi truyền lệnh cho ác-thần là, kịp lúc nó ra khỏi người bệnh, phải quay mặt lại để những người chứng-kiến thấy rõ là chính nó đã ra khỏi thân-thể người bệnh.”

Các tác giả Tin Mừng lại ám-chỉ một bằng chứng trừ tà có hiệu-quả còn giật gân hơn nữa bằng việc di-chuyển loài quỉ ma nhập vào đàn heo lúc nhúc ở Gerghêsa.

Cuối cùng thì, trước khi quay về với chân-dung Đấng Thánh-hiền ngoài sách Tân Ước, tưởng cũng nên giáp mặt mà xem phản-ứng của những người không tin vào hiện-tượng trừ tà ma quỉ quái, để xem sao. Phải chăng họ đang chứng-kiến các trò bịp-bợm của ảo-thuật-gia? 

Ở Tin Mừng, các kẻ đối-nghịch với Đức Giêsu lại đã gán ghép quyền-lực trừ tà cho ma-vương của Ngài là Bêelzêbul hoặc bảo rằng Ngài sử-dụng quyền phép của vua loài quỉ  như đã đề-cập ở Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 22, và Mát-thêu đoạn 12 câu 24, cũng như Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 15, như sau:

“Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống
thì lại nói rằng Ngài bị quỷ vương Bêendêbun ám
và Ngài dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”

Và, Tin Mừng Mát-thêu 12: 24 lại cũng viết:

“Nghe vậy, những người Pharisêu nói rằng:
"Ông này trừ được quỷ
chỉ là nhờ dựa thế quỷ vương Bêendêbun."

Cuối cùng thì, Tin Mừng Luca 11:5 cũng đã viết:

“Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo:
"Ông ấy dựa thế quỷ vương Bêendêbun
mà trừ quỷ." 

Thật ra, như ta đã thấy: những người dè bỉu Đức Giêsu vào thời hậu Tân-Ước, cả người ngoài Đạo lẫn Do-thái-giáo đều nhất mực qui cho Ngài là nhà phù-thuỷ. Theo cách chạy lòng-vòng, thày tư tế nổi danh là Rabban Yohanan ben Zakkai (xuất-hiện vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên) đã so sánh nghi-thức tẩy-uế của Lêvi trong việc trừ tà ma/quỉ quái và tin rằng hiệu-năng của cả hai sự việc đều xuất-xứ không phải từ động-tác cử-hành nghi-thức những là từ Thiên-Chúa. Yohanan từng tìm cách chứng-minh cho giới trí-thức ngoài Đạo biết, nhờ vào việc thực-hành động-tác trừ tà, bản-chất không mang tính chất phù-thuỷ của nghi-thức giết bò cái, tức quyền-năng tẩy sạch bằng nước có trộn tro cốt loài bò cái được tế-lễ như có kể ở sách Dân-số đoạn 19 câu 1-10, sau đây:

“Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon: "Đây là quy tắc trong luật mà ĐỨC CHÚA đã truyền: Ngươi hãy bảo con cái Ít-ra-en đưa tới cho ngươi một con bò cái màu hung đỏ, nguyên tuyền, toàn vẹn và chưa bao giờ mang ách. Các ngươi sẽ trao nó cho tư tế Elada. Người ta sẽ đưa nó ra ngoài trại và sát tế nó trước mặt ông. Tư tế Elada sẽ lấy ngón tay nhúng vào máu nó mà rảy bảy lần về phía mặt tiền Lều Hội Ngộ. Người ta sẽ thiêu con bò trước mắt ông; da, thịt, máu và phân nó đều đốt hết. Và tư tế sẽ lấy gỗ bá hương, hương thảo và chỉ màu đỏ thẫm mà quăng vào giữa con bò đang cháy. Sau đó tư tế phải giặt áo, và lấy nước rửa mình cho sạch, rồi trở về trại, tư tế sẽ bị nhiễm uế cho tới chiều. Người thiêu con bò ấy cũng phải lấy nước giặt áo và rửa mình cho sạch, và cũng bị nhiễm uế cho tới chiều. Một người nào thanh sạch sẽ hốt tro con bò ấy, để ở một nơi thanh sạch, bên ngoài trại. Đối với cộng đồng con cái Israel, thì tro đó được dự trữ dùng làm nước tẩy uế. Đó là nghi thức tạ tội. Người đã hốt tro con bò cũng phải giặt áo, và cũng bị nhiễm uế cho tới chiều. Đối với con cái Ít-ra-en cũng như với ngoại kiều trú ngụ giữa chúng, thì đó là một quy tắc vĩnh viễn.”

Có người dân ngoại nó nói với Rabban Yohanan ben Zakkai những lời như sau:

“Có những điều mà người Do-thái-giáo các ông hành-động y như nhà phù-thuỷ. Bò cái giết đi đem đốt, hốt tro tàn để một chỗ. Rồi sau đó, giả như người nào trong các ông diễu-hành sờ vào thi-thể của ai đó nó được xịt rửa hai ba lần, rồi bảo: ngươi đã được tẩy sạch rồi.”

Tư-tế Rabban Yohanan ben Zakkai khi đó mới trả lời: “Có khi nào thần ô-uế/xấu xa xâm-nhập vào người không?” Người ngoài Đạo trả lời: “Không.” Yohanan lại hỏi: “Vậy. Có khi nào ngươi thấy thần ô-uế hỗn-tạp xâm-nhập vào ai khác không?” Y ta trả lời: “Có chứ.” Yohanan lại hỏi: “Thế, người ta làm gì với chúng?” Người ngoài Đạo thưa: “Chúng đem rễ cây đến đốt thành khói ở dưới con người rồi xịt nước lên hắn và rồi thần ô-uế biến mất.”

Và như thế, Yohanan thấy lối biện-luận này không xứng-hợp và nhận ra là : sau khi người ngoài Đạo ra đi rồi, anh ta bị “hạ-bệ chỉ bằng một cọng rơm” thôi. Các vị này cũng nghĩ rằng không có nền-tảng lý-luận qua đó cho thấy uy-lực đầy quyền-thế của nghi-thức tế-tự giết bò cái lại được xác-minh là đúng thực.

Thật sự, thì nhìn vào nó giống như trò phù thuỷ mà thôi. Nhưng, Yohana ben Zakkai giải-thích là: sự việc hoạt-động theo niềm tin của người thờ-phụng đã được thuyết-phục bảo rằng ông đang thực-hiện ý của Chúa. “Không có xác chết nào diễu-hành qua đó và cũng chẳng có nước nào tẩy sạch được ô-uế, nhưng đó chỉ là một ý-niệm không hơn không kém của vị Vua các vua.” (X. sđd)  

Điểm nhấn ở bên dưới gợi nhớ lời Đức Giêsu từng nói về việc đi ngang qua, là do sức mạnh từ bên trong chứ không phải bên ngoài thân-xác mà ra.                                                                                  
   
                                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch

No comments: