Tuesday, 29 November 2016

Đức Tân Hồng y Tobin trò chuyện với Hãng thông tấn Register




Thứ Bảy, 26-11-2016 | 20:42:58
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt, một trong ba vị tân hồng y Hoa Kỳ đã trình bày các quan điểm của ngài về một số vấn đề then chốt của Giáo hội.

Đức Hồng y Joseph Tobin là một trong ba vị giám mục Mỹ nhận mũ đỏ vào ngày thứ Bảy tuần trước.
Vị Hồng y 64 tuổi vừa được tấn phong là một thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế và là người con lớn nhất trong gia đình có 13 anh chị em. Đức Tân Hồng y sinh ở Detroit, Michigan, được thụ phong linh mục vào năm 1978, và rồi trở thành Bề trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế vào năm 1997. Từ năm 2010 đến 2012, ngài đã phục vụ trong vai trò là Tổng Thư ký của Bộ về đời sống thánh hiến và các hiệp hội đời sống tông đồ, nơi ngài đã giúp hướng dẫn một cuộc điều tra nghiêm trọng 341 hội dòng nữ tông đồ ở Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt vào ngày 21 tháng 11 ở Roma với hãng thông tấn Register, Đức Hồng y Tobin nói rằng ngài không loại trừ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ, nhưng cũng có thể thấu hiểu những người muốn có “sự rõ ràng” hơn trong Amoris Laetitia, Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Đức Tân Hồng y, nguyên là Tổng Giám mục của Indianapolis mới được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Newark, cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ của ngài đối với vị phó tổng thống đắc cử Mike Pence, và sẽ khuyến khích tân chính quyền phò sự sống.
Edward Pentin: Kính thưa Đức Hồng Y, ngài đã nói rằng sự bổ nhiệm này đã khiến ngài bị sốc, bây giờ ngài đã đón nhận nó?
ĐHY. Tobin: Vâng đúng thế, đã có một sự rõ ràng cụ thể hơn vào cuối tuần này! Nhưng, như bạn biết, tôi thiết nghĩ rằng khi tôi có một vị thế rộng lớn hơn trong việc phục vụ, tương xứng với điều mà tôi đã được mời gọi, điều này có gây một chút lo âu. Một mặt thì cả Công Nghị Hồng Y lẫn các Thánh Lễ hôm qua thật là tuyệt diệu, mặt khác nó có chút gì đó mơ mộng – tôi tưởng thế.
Edward Pentin: Cũng có bổn phận to lớn.
ĐHY. Tobin: Có điều đó và tôi nghĩ một điều khác, đó là “hậu quả kép” (the double whammy) của việc được đưa vào Công Nghị Hồng Y, và rồi được yêu cầu chuyển đi nơi khác. Tôi có một số người ở đây, họ đến từ Indiana và đây quả thật là một thời khắc ngọt ngào lẫn đắng cay đối với chúng tôi.
Edward Pentin: Về việc bổ nhiệm đến Newark: Có phải ngài đã được báo cho biết trước khi ngài được thăng chức Hồng y?
ĐHY. Tobin: Không, việc bổ nhiệm này đến sau hai tuần. Một số người nói với tôi: “Cám ơn ngài đã nói lời xin vâng”. Tôi nói rằng tôi đã không có một sự lựa chọn nào khác. Tôi chỉ đơn giản đươc thông báo: “Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ngài đến Newark”.
Edward Pentin: Ngài có biết tại sao lại có sự bổ nhiệm này, khi mà Newark quá gần bên New York, nơi đã là một toà hồng y rồi?
ĐHY. Tobin: Không, tôi không biết. Tôi đã không vui lắm với việc bổ nhiệm này. Tôi đã nói rằng tôi là một thừa sai. Đó đã là điều tôi tự ý thức về mình, nó là ơn gọi của tôi, tôi đi đến nơi đâu mà tôi được sai đến. Nhưng tôi đã nói: đây dường như là một sự không công bằng khủng khiếp đối với dân chúng ở Indiana.
Edward Pentin: Đề cập đến Đức Thánh Cha, người ta nói rằng ngài có chung tầm nhìn mục vụ với Đức Thánh Cha.
ĐHY. Tobin: Tôi nghĩ điều này để Đức Thánh Cha đánh giá thì tốt hơn, nhưng quả thật là có một số yếu tố chung.
Edward Pentin: Ngài có thể nói gì về tầm nhìn đó?
ĐHY. Tobin: Tôi đề nghị, thí dụ, tầm nhìn về một Giáo hội có thể trở nên nhỏ bé hơn, nhưng là một Giáo hội dấn thân cao độ; tôi có tầm nhìn rộng hơn, tôi cho rằng tôi có thêm cái nhìn về bức tranh lớn hơn của một bệnh viện dã chiến, nếu bạn muốn; bệnh viện dã chiến này trước hết cố gắng đưa người ta vào trong một số loại tương quan nào đó với Thiên Chúa và rồi tiếp tục giải thích cho họ biết những điều mà mối tương quan đó yêu cầu theo Lời Chúa và Truyền Thống. Nếu bạn muốn, như một ẩn dụ, tôi đã từng luôn bị ấn tượng trong việc hành hương, cả những câu chuyện hành hương trong văn chương  giống như Chaucer[1], và tôi đã từng đam mê nó, bởi vì dường như ngay cả trong những xã hội tục hoá nhất thì ý niệm về hành hương vẫn còn mang một số giá trị.
Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi có một ngôi nhà thờ nhỏ ở về phía Nam của nước Hà Lan, và cứ mỗi cuối tuần hàng ngàn người vẫn cứ đến đó hành hương, trong một đất nước tục hoá vào bậc nhất thế giới. Tôi cũng đã thấy điều tương tự ở Pháp, ở Santiago di Campostela. Ở Santiago điều làm tôi thấy thú vị là Botafumeiro, cái lư hương khổng lồ có thể quét ngang qua trung tâm của Vương Cung Thánh Đường. Nó không hiện hữu ở đó chỉ đơn giản cho các mục đích khổ chế hay tôn giáo. Người ta nói rằng đặc biệt vào thời Trung Cổ, những đám dân đến đó có những … mùi hôi thối! Vì vậy, một Giáo hội vẫn cần cái lư hương khổng lồ (Botafumeiro) là một phần của tầm nhìn đó và tôi nghĩ Đức Phanxicô cũng có cái nhìn đó. Tôi không nghĩ Đức Thánh Cha muốn làm giảm thiểu, trong bất kỳ cách nào, sự cam kết rõ ràng mà một người môn đệ phải có. Tôi nghĩ rằng ngài muốn trước hết phải đưa người ta vào trong các căn lều để chúng ta có thể nói chuyện với họ.
 Edward Pentin: Ngài đánh giá điều gì quan trọng nhất trong tầm nhìn mục vụ của Đức Giáo hoàng? Phải chăng sự vươn ra ngoại biên của Đức Giáo hoàng để mang vào trong Giáo hội những người vì lý do nào đó đã chưa bao giờ lắng nghe Giáo hội?
ĐHY. Tobin: Tôi đã có lợi thế được làm việc với các giáo hoàng khác nhau, một chút ít với Đức Gioan Phaolô II khi tôi làm Tổng Quyền ở đây. Chúng tôi có những buổi họp bàn công việc và tôi nghĩ chúng tôi đã có một tương quan tốt với nhau. Mối tương quan của tôi với Đức Bênêđíchtô lại gần gũi hơn nhiều. Tôi lấy làm vui mừng được gặp ngài vào hôm thứ Bảy… và khi ngài nhìn thấy tôi ngài nhìn tôi và nói: “Cha Tobin!” (Padre Tobin!) Chúng ta biết nhau trong một thời gian dài.” Tôi nói: “Vâng ạ, chúng ta biết nhau đã lâu.” Trước hết mối tương quan đó của tôi với ngài khi ngài làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và sau đó là Giáo hoàng.
Tôi nghĩ mỗi vị trong các ngài đã mang đến những món quà không thể tin được đối với Sứ vụ Phêrô của các ngài. Tôi nghĩ điều mà Đức Phanxicô mang đến là một thứ ngôn ngữ vượt quá ngôn từ. Ngài có loại ân sủng tự nhiên này của việc kết hợp những từ ngữ mà người ta có thể hiểu với các cử chỉ mà họ cũng hiểu. Đối với tôi, đó là một tính cách nhân bản rất tự nhiên, và tôi tin là ngài biết mình. Tôi nhớ lại buổi sáng sau khi ngài viếng thăm Philadelphia, tôi đang gói ghém hành lý để trở về Indianapolis. Theo dõi tin tức, tôi nghe một nhà báo Mỹ hỏi ngài trong một cuộc họp báo không chuẩn bị trước trên máy bay rằng bây giờ Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào khi ngài gần như là một ngôi sao nhạc rock ở Mỹ. Ngài đã khá nghiệm nghị và nói đó là một “nơi chốn nguy hiểm”, như tôi nhớ lại, và ngài nói rằng “tôi phải khẳng định rằng tôi làm điều gì là tôi làm vì những lý do đúng đắn”. Đối với tôi, khi tôi nghĩ về nó sau đó, nó chuyển tải một sự tự nhận thức rằng ngài đã cảm thấy rằng có lẽ sự ngưỡng mộ thái quá có thể dẫn đến một sự mất kiểm soát. Tôi nghĩ ngài đã có một sự khổ chế rất cao của Thập Giá. Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, một trong những phê bình của ngài đối với hàng giáo sĩ, tu sĩ, đó là điều ngài gọi là “những dịch vụ mục vụ”, những người trốn chạy khỏi Thập Giá. Đối với ngài, Thập Giá là một phần của sự phục vụ.
Edward Pentin: Một số người lo ngại rằng Đức Giáo hoàng đang làm cho những sự cải cách của ngài đi quá xa, rằng ngài đang muốn cách mạng Giáo hội, lên khung nó trong hình ảnh của chính ngài, và không nhìn toàn thể Giáo hội cùng với ngài, không có sự trợ giúp đối với những ai phê bình. Ngài có tán đồng với bất kỳ điều nào trong các điều đó không?
ĐHY. Tobin: Kinh nghiệm của tôi về điều đó có thể khác. Tôi không thấy có bất cứ lý do gì để cho rằng, như điều bạn có thể gọi, đó là một sự thực hành quy ngã. Tôi nghĩ Đức Giáo hoàng chân thành, và tôi nghĩ ngài đặt vai trò của Chúa Thánh Thần vào một vị trí ưu tiên cao độ,  điều đó đặt ngài trong một truyền thống với Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và với Đức Bênêđíchtô XVI. Thật thú vị rằng trước Thượng Hội Đồng Giám Mục [về việc Tân Phúc Âm Hoá] vào năm 2012, khi tôi vẫn còn làm việc ở đây, tôi đang nghiên cứu các tài liệu, và tôi nhớ lại các tài liệu tiền Thượng Hội Đồng đề cập đến từ “biện phân” 24 lần. Tôi nghĩ Giáo hội đã nhận thức, ngay cả sau này dưới thời Đức Bênêđíctô, rằng không có những giải pháp hời hợt, qua loa. Vì thế tôi thiết nghĩ bất cứ một loại phong trào cải cách nào cũng có thể xuất hiện đối với một số người như thể một cuộc cách mạng. Tôi nghĩ nhiều người ở phía cánh tả, ta có thể nói như vậy, lại cảm thấy thấy lo âu rằng Đức Thánh Cha đã chưa đi xa đủ. Tôi có thể nói ngài thấy chính mình ở trung tâm của ngôi nhà thờ, chứ không phải ở trong các nhà nguyện lẫn khuất cạnh bên.
Edward Pentin: Đức Giáo hoàng được ngưỡng mô bởi ngài làm cho Giáo hội xuất hiện ra với thế giới rộng lớn hơn khi không quá kết án, và vì lôi cuốn họ vào trong Giáo hội. Có phải đây cũng là quan điểm của ngài?
ĐHY. Tobin: Tôi nghĩ bạn có một cơ hội tốt hơn để cho người ta lắng nghe bạn nếu bạn không khai mở bằng lưỡi câu trọn hảo nhất của bạn. Và một lần nữa, ở đây Đức Phanxicô đứng ở trong Truyền Thống, bởi vì bạn sẽ nhớ rằng Đức Bênêđíctô XVI đã nói và viết nhiều lần rằng nếu bạn giới thiệu Tin Mừng trước hết và quan yếu như một tập hợp luân lý, bạn gây nên sự hiểu sai Tin Mừng là gì. Bạn nhớ rằng Tin Mừng trước hết và cốt yếu là khả năng của sự gặp gỡ một ngôi vị, đó là Thiên Chúa hằng sống. Cuộc gặp gỡ sau đó, như dòng mở đầu của Niềm Vui Tin Mừng nói, sẽ làm tất cả đổi khác. Nhưng đó không phải là một sự thực hành trong viết lách sáng tạo đối với Đức Phanxicô. Tôi nghĩ ngài đang phác thảo dựa trên Truyền Thống, và một lộ trình được thiết lập đã được khai mở.
Edward Pentin: Tiếp tục với Tông huấn Amoris Laetitia, giống như Đức Thánh Cha, Đức Hồng y cũng đã nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng tài liệu này không thể bị giảm thiểu vào vào một vấn nạn “Có hay Không” trong một tình huống mục vụ cụ thể. Có phải ngài đang cho rằng những giáo huấn luân lý như những gì được Mười Điều Răn đưa ra, và một cách đặc biệt hơn trong trường hợp này là về Điều Răn Thứ Sáu, về tội ngoại tình, là màu xám, dựa theo hoàn cảnh? Bởi vì một số người tranh luận rằng Giáo hội đã dạy về điều này cách rõ ràng; đó là một sự lựa chọn rõ ràng “Có” và “Không.”
ĐHY. Tobin: Tôi nghĩ có một nổ lực nào đó ở một số thành phần của Giáo hội – mà tôi hiểu được – để có được một sự rõ ràng cụ thể, hoặc là một sự đúng thời đúng lúc, và tôi nghĩ để nắm bắt một tài liệu vốn mang tính thần học và mục vụ và cố gắng thử nghiệm và xem xét nó trong những lãnh vực khác nhau, điều mà chúng ta có thể gọi là việc làm có tính luật lệ. Tôi không tin rằng Đức Thánh Cha đang đề nghị những câu trả lời cụ thể, nhưng ngài đã nói rằng nếu bạn muốn có được câu trả lời trong cuộc sống, thì đây là con đường bạn đi. Đây là tiến trình bạn phải theo. Với tư cách là những giám mục, chúng tôi cần đóng một vai trò quan trọng hơn, và chúng tôi cần làm điều đó chung với nhau.
Đằng sau những sự thể này là một sự chuyển dịch có tính Giáo hội, vốn không phải là không được biết đến trong lịch sử của Giáo hội, nhưng tôi nghĩ sau một hoặc hai thế kỷ của một mối tương quan, vị thế của một giám mục trong một Giáo hội đặc thù và Đức Giáo hoàng Roma, có một nỗ lực làm cho trở nên rõ ràng, ít là tôi nghĩ điều đó nơi Đức Thánh Cha, trao ban cho Thượng Hội đồng giữa các giám mục với nhau một tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng Thượng Hội đồng này không có nghĩa một điều gì đó tương tự như chơi đàn piano – tay phải không biết tay trái đang làm gì. Nó có nghĩa rằng các giám mục, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, áp dụng Lời mặc khải của Chúa và những nguyên tắc của Truyền Thống của chúng ta vào những tình huống cụ thể. Điều này tôi nghĩ, khởi đi từ Công Đồng Giêrusalem vào Năm 50, đã hiện hữu nơi việc phục vụ của công ghị tông đồ.
Edward Pentin: Việc tranh luận liên quan đến vấn đề này, đó là khi nói đến luân lý, cần phải có một sự rõ ràng, bởi vì việc đi xuống con đường sai lạc có thể là rất nguy hiểm, đặt các linh hồn trong nguy cơ bị băng hoại. Liệu có phải sự rõ ràng này đã bị tài liệu này che mờ đi?
ĐHY. Tobin: Tôi nghĩ rằng mọi trường phái thần học mà tôi biết đã chưa bao giờ đưa ra một cái nhìn hoàn toàn khách quan khoa học cho một quyết định luân lý. Những hoàn cảnh của con người đó và tình huống cụ thể của anh hay chị ấy luôn luôn đóng một vai trò nhất định. Bạn có thể nghĩ đến điều chúng ta học trong giáo lý về ba điều kiện cấu thành một tội trọng: một là điều nghiêm trọng tự thân; điều kế đến là phải thực hiện với những hoàn cảnh riêng của người đó, sự tự do của ý chí và sự hiểu biết trước cách đầy đủ về hành động mình làm.
Edward Pentin: Vậy thì Đức Hồng y có tin rằng một cặp đã ly dị và tái hôn không sống trong tình trạng tiết dục có thể được rước Mình Thánh Chúa trong một số trường hợp không?
 ĐHY. Tobin: Tôi đã không đương đầu, hoặc áp dụng, vấn đề này theo cách đó, nhưng tôi không loại trừ nó. Tôi nghĩ có những khả thể, ví dụ, một người mẹ bị bỏ rơi với những đứa con. Vâng, vì thế tôi không tự mình loại trừ khả thể này.
Edward Pentin: Tranh luận đàng sau the Dubia (Bản câu hỏi cần được làm sáng tỏ) chính là nó đã được giải thích theo cách mà ngài và những vị khác đề nghị; và rồi, ví dụ, ngài có Đức Hồng y Raymond Burke và Tổng Giám mục Charles Chaput, những vị nói rằng việc cho rước lễ sẽ không bao giờ được phép trong các trường hợp như thế. Và kết quả là bốn vị hồng y, những vị đã ký vào thư Bản câu hỏi cần được làm sáng tỏ (the Dubia), cho rằng có sự lẫn lộn này, và sự lẫn lộn này đang dẫn đến sự bất đồng. Ngài nói gì về điều này?
ĐHY. Tobin: Đối với tôi, một trong những giải pháp cho Đức Tổng Giám mục Chaput, Đức Hồng y  Burke, Đức Hồng y Tobin  và cho những người khác là ngồi lại đối thoại với nhau, chứ không thực hiện nó qua phương tiện truyền thông. Chúng ta có thể khẩn cầu Chúa Thánh Thần, đôi khi nói ra một cách rõ ràng như cách Phaolô và Phêrô đã chia sẻ với nhau, và xác tín rằng Chúa Thánh Thần sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự áp dụng đúng đắn về giáo huấn của lời tuyên bố huấn quyền này.
Edward Pentin: Nhưng một trong những lý do xuất hiện the Dubia, và chắc chắn chúng được cho phổ biến công khai, là bởi vì Đức Giáo hoàng đã quyết định không đối thoại hoặc trả lời họ; và mặc dầu ngài nói về việc xây những chiếc cầu, ngài đã không làm như thế với những ai chỉ trích Tông huấn, những người đang đứng lên vì luật luân lý trong những trường hợp này. Liệu cần có thêm việc đối thoại về vấn đề này?
ĐHY. Tobin: Tôi không chấp nhận việc tường thuật cách máy móc đó, rằng Đức Giáo hoàng từ chối đối thoại với Đức Hồng y Burke hoặc với Đức Tổng Giám mục Chaput. Tôi không biết. Có thể ngài được cho là đang bỏ lỡ sự đối thoại đầu tiên, bởi vì trong trường hợp này bạn đang nói về người Mỹ, về Hội đồng Giám mục Công giáo Mỹ. Tôi nghĩ rằng nếu có một cuộc trao đổi giữa chúng tôi, và nếu có những chỉ dẫn cần thiết đến từ Hội đồng Giám mục, hơn là đến từ các giám mục riêng lẻ, thì rất có thể đưa đến sự trả lời hoàn toàn khác. Tôi không biết liệu Đức Giáo hoàng đang có dự định cho câu trả lời cho điều này hay không. Tất cả điều này đã khuyấy động tuần qua hoặc đại loại như thế, vì vậy ở đây tôi thật sự chưa nghiên cứu được diễn tiến của sự việc.
Edward Pentin: Đề cập đến thời gian Đức Hồng y ở trong Bộ về đời sống thánh hiến, ngài nghĩ gì về vấn đề liên quan đến Các Anh Em Phan Sinh Mẹ Vô Nhiễm? [Sau khi có những lời phàn nàn của một số anh em lớn tuổi với Bộ về Đời Sống Thánh Hiến, Đức Bênêđíctô XVI đã chấp thuận mở cuộc điều tra về một số thực hành của Luật truyền thống].
ĐHY. Tobin: Tôi có một cộng đoàn Anh Em Phan Sinh Mẹ Vô Nhiễm trong Tổng Giáo Phận tôi, và họ sống khá tốt. Hình thức can thiệp đó của Toà Thánh chỉ thật sự khởi động sau khi tôi rời Bộ, vì thế tôi sẽ không bình luận về toàn bộ sự kiện đó ở đây bởi vì tôi không biết rõ điều gì đã xẩy ra từ sau khi tôi rời Bộ. Tôi chỉ biết điều này: Vấn đề đã bắt đầu bởi chính các anh em trong Hội Dòng đó. Quyền bính Hội thánh thường rất hiếm khi can thiệp vào cho đến khi sự việc rõ ràng là có vấn đề mà không thể giải quyết được, việc sử dụng các cơ chế đặc thù của việc quản trị đối với một hội dòng thánh hiến, vốn thường có một tổng công hội theo sau bởi một sự quản trị tổng quyền.
Vì thế, không, nó không phải như thể là Bộ về đời sống thánh hiến đã nhúng tay vào các hội dòng và nói: “Nào, chúng ta hãy tìm một điều truyền thống để chúng ta có thể tấn công.” Không phải vậy. Đó là vấn đề giữa các anh em của Hội Dòng đó với nhau, chính họ yêu cầu có sự can thiệp đó.
Tổng Công Hội đã đưa ra những nghị quyết mà sự lãnh đạo tổng quyền đã không chập thuận và vấn đề đã đi sang một hướng khác. Tôi nghĩ có những chi tiết khác mà ít là có thể cho Toà Thánh có một sự can thiệp, bởi vì một Hội Dòng thuộc Quyền Giáo Hoàng đã được Toà Thánh chấp thuận, và vì thế Toà Thánh có trách nhiệm cách nào đó. Tôi cũng đã nói điều này với các nữ tu người Mỹ. Đây là điều tại sao Toà Thánh quan tâm đến vấn đề này, bởi vì Toà Thánh đã chuẩn nhận bạn, nên Toà Thánh có trách nhiệm để bảo đảm rằng bạn đang trung thành với đặc sủng và sứ vụ của bạn trong Hội Thánh. Bởi vậy, không, tôi không cho rằng sự lơ là với việc thực hành tu đức truyền thống là cội rễ của tất cả điều này. Nó thật sự là vấn đề về việc quản trị.
Edward Pentin: Trở sang vấn đề chính trị, Đức Hồng y đã từng có cuộc tranh luận với cựu Thống đốc bang Indiana, Mike Pence, mà bây giờ là phó tổng thống đắc cử, về vấn đề di dân. Ngài có quan điểm gì về khả thể tiếp cận đối với việc nhập cư bởi chính quyền Trump sắp tới, và ngài sẽ cố gắng thế nào để làm việc với họ?
ĐHY. Tobin: Tôi thật sự hy vọng chính quyền đó sẽ mời gọi chúng tôi đi vào cuộc đối thoại – chúng tôi ở đây là các giám mục Công giáo Mỹ, đó không phải là trường hợp của các chính quyền tiền nhiệm. Đã có một sự thiếu thiện cảm từ chính quyền của Obama.
Edward Pentin: Nhưng không phải là về vấn đề nhập cư chứ?
ĐHY. Tobin: Không, không phải là về vấn đề nhập cư, nhưng dĩ nhiên, Quốc Hội đã đung đưa bởi những phân hoá của chính nó để tham dự một cách hiệu quả với nhu cầu cải tổ luật nhập cư. Tôi nghĩ đã có rất nhiều sự hùng biện vô bổ trong chiến dịch tranh cử và có một sự coi khinh những người tị nạn và nhập cư.
Edward Pentin: Nhưng ngài cũng hiểu là quốc gia có quyền và bổn phận để bảo vệ các biên giới và sự an ninh quốc gia và những điều khác tương tự.
ĐHY. Tobin: Vâng, và tôi nghĩ bây giờ luật nhập cư bị phá vỡ trong nước Mỹ. Tôi nghĩ cần phải làm rõ nó, và dựa vào những nguyên tắc đạo đức. Tôi không chấp nhận sự kiện rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang bị tấn công bởi làn sóng nhập cư. Không phải như thế.
Edward Pentin: Dường như chính quyền của tổng thống Trump sẽ đấu tranh cho một số vấn đề mà Giáo hội rất mực quan tâm, đặc biệt là trong lãnh vực quyền được sống. Ngài sẽ khích lệ họ trong vấn đề đó không?
ĐHY. Tobin: Ồ, vâng, chắc chắn rồi. Như bạn đã đưa ra, rất khó khăn để có thể hiểu được. … Tôi nghĩ tôi biết vị thế của Thống đốc Pence là gì. Và tôi có thể nói rằng Thống Đốc Pence và tôi đã có, và đang có, một một mối tương quan tốt và đầy tôn trọng. Điều tôi ngưỡng mộ ông ấy nhiều là ở cách ông ấy giới thiệu về mình, và tôi đã bảo vệ cho ông ấy về điều này, bởi vì ông ấy nói: “Tôi là một Kitô hữu, một người Mỹ và một người bảo thủ.” Và ông ấy đã bị các phóng viên ở Indianapolis chì chiết vì đã không nói ông ta là một người Mỹ trước. Tôi đã lên tiếng bảo vệ ông ấy rằng: Đối với một tín hữu thì việc đặt căn tính quốc tịch của bạn trên căn tín của bạn như là một môn đệ của Chúa Giêsu dường như là một sự thờ ngẫu tượng vậy. Vì vậy tôi nghĩ ông ấy rất là chân thành về niềm tin tôn giáo của mình.
Edward Pentin: Có rất nhiều điểm chung ở đây.
ĐHY. Tobin: Vâng, đúng thế. Chúng tôi tiếp tục nói chuyện với nhau. Tôi nghĩ cho dù vấn đề gì đã xẩy ra giữa chúng tôi, tôi đã nói với ông ấy rằng: “Những lời công kích phải được nuôi dưỡng mới tồn tại được, và tôi đã không nuôi dưỡng chúng”, và ông ấy cũng không làm thế.
Thực hiện bởi Edward Pentin,
đặc phái viên của Hãng Thông tấn Register tại Roma.
Đình Trí  chuyển ngữ
[1] Chú thích người dịch: G. Chaucer (1342-1400) là một nhà thơ người Anh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “The Canterbury Tales”, là một chuỗi những câu chuyện được nối kết với nhau do những nhóm khác hành hương kể lại.

Saturday, 26 November 2016

Lm Vĩnh Sang DCCT : "LỠ MỘT CUNG ĐÀN…"




Quốc Hội nước Công Hòa XHCN Việt Nam trong phiên họp vừa qua có một số các đại biểu đề cập đến vấn đề môi trường, từ lâu nay vấn đề này được xem là nhạy cảm, đúng hơn là cấm kỵ. Có những người trăn trở về môi trường đất nước bị tàn phá nặng nề, cách này cách khác họ tỏ thái độ và lên tiếng với nhà cầm quyền, phần đông trong số họ đã phải gánh chịu sự đau khổ thiệt hại nặng nề vì những hành vi của mình.
Nhóm bạn hữu vừa kỷ niệm ngày qua đời của một người giáo viên có tên là Đinh Đăng Định. Ông xuất thân từ bộ đội và tốt nghiệp trường Sư Phạm khoa Hóa Học, ông phản ứng không đồng thuận với chương trình khai thác Bôxít ở Tây Nguyên Việt Nam, ông thu thập được rất nhiều chữ ký trong một bản kiến nghị gởi nhà cầm quyền để xin hủy bỏ dự án Bôxít. Ông bị bắt, xử án tù, trong tù ông bị ung thư bao tử, giai đoạn cuối người ta chuyển ông về Bệnh Viện 30/4 ( Bệnh Viện của Công An ) chịu phẫu thuật, vài ngày trước khi qua đời, ông được phóng thích về gia đình, ông ra đi trong đau đớn của căn bệnh ác nghiệt hành hạ. Ông bị xếp vào loại nguy hiểm đến độ sau phẫu thuật cắt hoàn toàn bao tử, phòng ông nằm luôn có 6 người CA bên cạnh, chưa kể nhiều nhân viên CA khác bố trí canh gác dọc hành lang dãy phòng của ông.
Những ai theo dõi mạng xã hội hẳn chưa quên được hình ảnh bà mẹ trẻ ôm đứa con nhỏ, mặt hai mẹ con đầy máu, hai mẹ con bị đánh tả tơi vì đi trong đoàn tuần hành phản đối Formosa ở giữa Sàigòn vào một Chúa Nhật lẽ ra phải là ngày bình yên tươi hồng. Bao hình ảnh khác nữa cho thấy, vấn đề môi trường là vấn đề cấm kỵ mọi người dân trên đất nước này. Gần đây nhất, nhà cầm quyền đã bố trí dày đặc CA để bảo vệ Formosa, dây thép gai đã được giăng cao hai tầng trên đỉnh tường rào dọc theo khu vực Formosa dài 4Km, chỉ vì cách đó một tuần, dân chúng vùng Hà Tĩnh đã tụ tập phản đối sự tàn phá môi trường do Formosa gây ra.
Các thông tin về hậu quả môi trường bị tàn phá dồn dập trong những năm vừa qua về Bôxít Tây nguyên, về rừng bị khai thác cạn kiệt, về ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, về ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện xử dụng than, về thực phẩm cây trái nhiễm thuốc độc hại, về hàng tiêu dùng chứa hóa chất cấm, về xả thải chất độc vào biển Đông, về chôn lấp chất thải nguy hiểm khắp nơi, nhất là các vị trí đầu nguồn nước, về mở xả các đập thủy điện gây ngập lụt nghiêm trọng, tàn phá nhà cửa hoa màu, về cá nuôi và cá thiên nhiên chết trên khắp các con sông, ao hồ trong cả nước… Nói chung, chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn bị hủy hoại nặng nề. Trong các hành trình dọc dài theo đất nước, ngồi trên máy bay rất dễ để nhìn ra những mảng đất lở loét đỏ hỏn đến ghê rợn. Những con sông đục ngầu chất xám, những cảnh đồi trọc xác xơ.
Thông Điệp Laudato Si ( Chăm sóc ngôi nhà chúng của chúng ta ) của Đức Thánh Cha Phanxico, ở Chương Một, phần III, Đức Thánh Cha nhận định:
"… Việc mất mát rừng rậm và thảo mộc đồng thời đưa đến việc đánh mất các giống loài, trong tương lai có thể là những nguồn quan trọng nhất, không những để nuôi dưỡng, nhưng còn để chữa lành bệnh tật và còn cho nhiều phục vụ đa dạng khác. Nhiều giống loài chứa các gen, là những nguồn tài nguyên cho các phận vụ chủ yếu, có thể giải quyết nhu cầu của nhân loại trong tương lai hay giúp giải quyết một vấn đế môi trường nào đó" ( Số 32 ).
"… Mỗi năm mất đi hàng nghìn loại cây cối và thú vật, mà chúng ta không còn khả năng nhận ra, cả con cái của chúng ta cũng chưa thấy được, hoàn toàn mất đi vĩnh viễn. Phần đông chúng chết là do hoạt động một cách nào đó của con người. Vì lỗi lầm của chúng ta, mà hàng ngàn giống loài không còn tôn vinh sự hiện hữu của Thiên Chúa, cũng không trao lại cho chúng ta sứ điệp của chúng. Chúng ta không có quyền làm như thế" ( Số 33 ).
"… Mức độ can thiệp của con người thường là để phục vụ cho tài chính và tiêu thụ, đã làm cho thế giới chúng ta đang sống bớt phong phú và mất đi vẻ đẹp, luôn bị hạn hẹp lại và xáo trộn..." ( Số 34 ).
Résultat de recherche d'images pour "ô nhiễm formosa"Chúng ta nhận thấy Đức Thánh Cha chỉ ra rằng: vũ trụ, thiên nhiên muôn loài muôn vật cùng với chúng ta cất lời ca tụng tình thương và quyền năng của Thiên Chúa, con người và muôn loài được tạo dựng để thờ phượng Thiên Chúa, đánh mất sự cân bằng sinh học không chỉ là làm mất một giống loài trong việc duy trì nòi giống, phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn vô cùng cần thiết, hay đánh mất nguồn dự trữ các lợi ích cho con người vốn là tài sản vô giá, nhưng quan trọng nhất là làm lỗi nhịp bản hợp ca tán tụng Thiên Chúa, bôi bẩn bức tranh toàn mỹ Thiên Chúa muốn phô diễn. Sống mà không để thờ phượng ngợi ca Thiên Chúa, sống mà lạc điệu nham nhở rối loạn, thì không phải là sống, không phải là sự sống Thiên Chúa thông ban.
Vấn đề môi trường tại Việt Nam không chỉ là vấn đề nhạy cảm chính trị như có những lý luận thường đưa ra để biện hộ cho thói vô cảm, cá nhân, hưởng thụ và nhát đảm, nhưng rõ ràng là vấn đề của lòng tin, của luân lý Kitô giáo. Sự sống đời sau bắt đầu từ sự sống hôm nay, sẽ là sự chết nếu hôm nay chúng ta chấp nhận hoặc thỏa hiệp với sự chết đang len lỏi vào bàn ăn và căn nhà của chúng ta.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 23.11.2016
Ghi chú:
Tựa đề bài viết trích từ một câu trong vở cải lương Chuyện tình Lan và Điệp:
"Lỡ một cung đàn, phải chăng tình đời là vòng dây oan trái..."

Thursday, 24 November 2016

Nhật Ký Tổng Công Hội Dòng Chúa Cứu Thế : Ngày 21/11/2016




Thứ Ba, 22-11-2016 | 21:46:14
Cả ngày hôm nay, Tổng Công Hội dành thời gian để bàn về tái cấu trúc Trung Ương Dòng, Ban Quản trị Trung Ương và Trường Thần học Luân lý Anphongsô tại Rôma. Sau khi thảo luận theo nhóm và họp khoáng đại, các nghị viên cuối cùng tiến hành bỏ phiếu biểu quyết các đề xuất và dự thảo.
2016-22-11 TCH 25 (1)
Chủ đề chính của phiên họp buổi sáng lẫn buổi chiều là vấn đề về trường Thần học Luân lý Anphongsô. Trường này được mở từ đầu thập niên 1950, là trường dạy thần học luân lý cấp cao học trở lên. Hiện nay, trường có 250 sinh viên và 19 giáo sư. Kinh phí để duy trì trường này trong 10 năm qua khá cao.
Tuy nhiên, Tổng Công Hội đã suy xét kỹ càng và thấy rằng việc tiếp tục duy trì trường là điều vô cùng quan trọng; việc dấn thân vào lãnh vực thần học luân lý là điều hệ trọng đối với anh em Dòng Chúa Cứu Thế.
Buổi tối, các nghị viên tham dự buổi thuyết trình về sứ vụ Lào của anh em tỉnh Thái Lan và tỉnh Việt Nam, và bài thuyết trình của anh em Ukraina về tình hình bất ổn chính trị ở phía Đông của đất nước này và sứ vụ của anh em Dòng Chúa Cứu Thế trên đất nước Ukraina.
Thông tín viên, Mark Miller, C.Ss.R.
Chuyển ngữ Antoni Văn Dũng