Friday, 27 January 2012

Lm Richard Leonard sj: Cầu Vàng Diệp hay Cơn Sốt Sắng Của Dân Gian?


“Cơn sốt sắng xinh hơn cầu vàng diệp,”
Ngửa tay thôi, ơn trời đà xuống hiệp.
Trăng và trăng cho thấm hết mọi nơi .
Người thế gian, ôi miệng lưỡi đâu rồi ?
Và tán tạ và khong khen nức nở .
(Dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 1: 21-28
            Sốt sắng với ngửa tay, nhà thơ nay lãnh nhận “ơn trời đà xuống hiệp”. Tán tạ và khong khen, nhà Đạo sẽ nhận lãnh những “trăng và trăng, cho thấm hết mọi nơi”. Trăng hay sao, là tất cả những gì ta được biết. Biết, uy quyền của Đức Chúa đã tỏ dấu, đến với ta.
            Bài đọc 1, hôm nay dẫy đầy một lời hứa. Lời Chúa hứa, là như: “Thiên Chúa của anh em, Người sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Hãy nghe Người” (ĐNL 18: 15-20).  Theo lời hứa, Đức Giê-su đã xuất hiện như người Do Thái sống giữa muôn người, ở Palestin. Là tiên tri, Ngài không báo trước chuyện tương lai, như thày bói. Nhưng, như vị Ngôn Sứ chuyển đạt Lời của Chúa. Chính vì thế, mọi người hãy nghe Ngài. Nghe, như nghe một thông điệp. Từ Đức Chúa.
            Thông điệp hôm nay, xuất từ trình thuật thánh Máccô. Trình thuật này, báo hiệu một ngày bận rộn với Chúa. Bận rộn, vì hôm nay ta nhận diện đủ bá quan văn võ, trong cuộc đời. Đìều trưóc mắt, Ngài bận tham gia việc tế tự với dân chúng. Ngài giảng dạy, chữa lành, xua đuổi lũ ác quỷ. Và, Ngài cũng nguyện cầu ở chỗ riêng tư. Từ đó, có phản ứng bất chợt của đám đông chúng, rất thường dân.     
            Trình thuật hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra b loại dân chúng Chúa vẫn gặp. Tất cả những người này, đều phản ứng khác nhau. Phản ứng, là đối xử với Chúa, tuỳ hoàn cảnh. Trong ba loại người từng phản ứng, trước nhất là đồ đệ. Sau đó, đến lãnh tụ tôn giáo. Và cuối cùng, là đám dân đen bình thường. Dân bình thường, vẫn là những người luôn bước đi theo chân Chúa. Họ ra đi, mang theo niềm tin và nhận thức xác đáng, về chính Ngài.
            Sinh hoạt của Chúa trong ngày đầu, Ngài đã công khai dẫn dụ mọi người, cả vào ngày Sabát. Ngày ấy, mọi người thấy Chúa gần gũi đám người thành thị vẫn có mặt ở hội đuờng. Vì là người Do Thái chuyên chăm, nên Ngài vẫn tuân thủ mọi đòi hỏi của niềm tin, đặt ra cho người Do Thái. Đó, còn là thái độ của đồ đệ Chúa vẫn có, sau Phục Sinh. 
            Điều Ngài không làm, là chê trách niềm tin của người dân bình thường. Trách mắng chăng, Ngài chỉ chê trách thái độ bẻ quặt sự thật, sống giả hình và chuyên nhũng lạm với người dân. Điều Ngài xác định, như có ghi ở Tin Mừng thánh Matthêu, không là bãi bỏ niềm tin người Do Thái. Mà là, sống đích thực niềm tin ấy, cho đúng cách (Mt 5: 17).
            Hội đường người Do Thái, là nơi chuyên chăm nguyện cầu, và học hỏi Kinh thánh. Tuyệt nhiên, đây không là nơi để hiến tế, có các vị tư tế chủ trì. Đây, vẫn là nơi dân chúng bình thường rủ nhau đến, vào các ngày Sabát, cuối tuần. Ở đây nữa, không thấy xuất hiện các thày giảng hoặc trưởng tế chuyên lo việc Đền thờ. Đến hội đường, là để cầu khẩn và suy gẫm những điều được viết lại trong Kinh thánh. Bởi, nơi đây không là trung tâm của tế hiến phụng thờ, nên không có liên quan gì với nhóm Pharisêu, Luật sĩ hoặc kinh sư.
            Tại hội đường, ai cũng được mời lên để diễn giải. Nên, vào ngày Sabát hôm ấy, Đức Giê-su cũng đã được mời lên để Ngài diễn giảng. Chính vì thế, khi Ngài bắt đầu ngỏ lời giải thích, dân chúng đã hiểu ngay: Ngài là nhân vật khác thường. Trong khi cũng đứng bục, nhưng kinh sư/luật sĩ này khác chỉ giải thích ý nghĩa luật lệ Do thái, viết trong sách, mà thôi. Khi Đức Giê-su giảng, Ngài tỏ rõ “quyền uy” tối thượng, có căn cứ. Nghĩa là, Ngài không giải thích luật lệ, hoặc tư tưởng của riêng ai. Nhưng việc giảng dạy Ngài làm, là giảng và dạy những điều liên quan đến chính Ngài. Cũng thế, lối giảng giải của Ngài được thánh Mátthêu viết: “Anh em nghe người xưa nói… còn Tôi, nay Tôi nói”
            Ở đây, hôm nay, Chúa không chỉ nói về quyền uy tối thượng của Ngài, thôi. Nhưng, Ngài cũng đã hành động một cách đầy uy quyền. Tức là, ngay trong khi Ngài giảng, d9a4 tha61y có người bị ác quỷ hành hạ, hiện diện quanh quất đâu đó. Điều này có nghĩa gì? Muốn hiểu điều này, cũng nên biết rằng: vào thời của Chúa, thế gian tràn vốn tràn đầy thần linh các loại. Tốt có, xấu cũng có. Thần linh  có mặt ở khắp nơi. Đôi khi còn tấn công vào những người hiện diện, bằng đủ mọi cách. 
            Những chuyện về quỷ ám hoặc bị thần linh xấu quấy rầy, không chỉ xảy đến vào thời xưa cũ, thôi. Nhưng, nay thấy nhiều người vẫn tin như thế. Vẫn thấy xảy ra, ở nhiều nơi trên thế giới. Chí ít, ở một số khu vực thuộc vùng Nam Á, như: Mã lai, Nam Dương, Phi Luật tân, vv… Ở các nước tân tiến, cũng thấy nhiều người vẫn tà tà tản bộ qua nghĩa trang. Ở Hồng Kông, Singapore, có người còn chọn ngày tốt xấu, tìm thày địa lý, tính toán phong thuỷ để định hướng nhà, đặt đất, cất mồ mả.
            Thời của Chúa, những người ốm đau hoặc có hành vi ‘khác thường’, đều được coi như ‘bị quỷ ám’. Nhiều trường hợp, có người còn cho rằng: những ngưòi bị động kinh, lên cơn giựt, hoặc có vấn đề tâm thần, đều là nạn nhân của mãnh lực thần linh nào đó, từng xâm nhập. Người khác lại nghĩ, thần linh/ma quỷ đã khống chế người như thế. Nhưng vấn đề, là: Chuyện ấy, có thật như thế không?   
          
            Thật khó mà đoán biết, Rõ ràng là, ngày nay một số người chỉ đơn giản chẩn đoán y khoa, cũng đều biết. Nhưng có người gặp một số dân chúng số ở nơi nào đó, trên thế giới vẫn nhất quyết rằng, có hình thức nào đó, về trường hợp quỷ ám. Vấn đề ở đây, là: những người như thế đã được Chúa chữa lành, trở về với chính con người toàn bộ của mình. Tức, họ được giải thoát trở về, không còn bị như thế, nữa.
Thời của Chúa, nhiều người thực sự tin là có các quyền lực ma quái, đủ mọi kiểu. Các quyền lực ấy, bắt nguồn từ nỗi hãi sợ rất lớn lao làm cho họ bất lực. Điều Chúa làm, là giải thoát những người này khỏi cơn hãi sợ, mình vẫn có. Và, không phải chính sức mạnh ma quái ác ấy đã làm cho họ hãi sợ nhiều, như nạn nhân. Không phải thực thể khách quan đã giới hạn sự tự do và hiệu năng của chúng ta, nhưng là cách thức ta nhìn sự việc. Chẳng hạn như, nểu ta để con rắn bằng cao su vào giường của ai đó, khiến người có phản ứn. Vậy, cái gì làm người hét lên? Rắn bằng mủ, hay chính nỗi khiếp sợ, của chính họ? 
Giáp mặt thần linh quái ác xuất hiện nơi hội đường, Chúa không tỏ dấu sợ sệt, đã quát bảo: “Câm đí! Hãy xuất khỏi người này.”(Mc 1: 25) Nghe như thế, người bị ám đã quăng quật, lên cơn giựt, nhưng thoát nạn. Và điều quan trọng, là: người ấy đã thấy mình tự do. Đã thoát nạn.
Đối với ta, khiếp sợ ở đâu? Sợ thần linh? Hoặc, có điều gì, người nào, nơi nào đã cản ngăn không cho ta làm điều mình muốn? Không để ta trở nên người mình muốn trở thành? Điều quan trọng, là: ta cần định ra khiếp sợ nào đang trấn át. Và, thấy được nó ở trong mình. Từ đó, không còn trách người khác, vì nó. Và, khi nhận ra nó đang lẩn khuất bên trong, ta xin Chúa giúp, mà trừ khử. Hãy đặt mình dưới sức mạnh quyền uy của Ngài. Để được giải phóng.
Chứng kiện việc Cúa giải phóng, người bàng quan đã tỏ bày ngạc nhiên: “Giáo lý của Ông thật mới mẻ, điều Ông dạy có uy lực. Ông ra lệnh cả với thần ô uế, và chúng phải tuân lệnh! (Mc 1: 26). Chẳng thế mà, tiếng tăm Ngài đồn khắp mọi nơi. Ở cả vùng quê, nữa. Thật đúng, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa.
Đọc Tin Mừng, ta thấy mức độ giải thoát Chúa làm. Và ở đây, công trình cứu độ của Ngài, đã khởi đầu. Ngài làm thế, Vương Quốc của Chúa đã gần kề. Và có thế, dân chúng mới có kinh nghiệm về quyền uy sức mạnh, do tự Cha. 
Đó là sức mạnh quyền uy. Uy quyền, là cụm từ xuất tự tiếng Latinh (Augere), có nghĩa: làm điều gì đó để gia tăng. Nguyên ngữ cụm từ cho thấy: quyền uy đích thực, là khả năng gia tăng giùm giúp, tạo lực cho người nào. Giúp họ phát triển khả năng thăng hoá, chính mình. Giúp họ tăng trưởng như một bản vị. Giúp họ, trở nên hiệu quả hơn trong phát triển. Biết sử dụng đúng đắn quà tặng, Chúa đặt trong ta. 
Quyền uy Chúa vận dụng, không phải để nắm đầu kiểm soát con người. Chúa từng nói, Ngài đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ mọi người. Ngài đến, là để giải thoát hết mọi ngưòi. Để rồi, với tự do, người người sẽ gia tăng hiệu năng, phát triển năng lực bên trong mình. Và, cùng sống cuộc sống của Chúa, ở bên trong. Ngài giải thoát mọi người khỏi quyền lực quái ác của hãi sợ, co giựt, vị kỷ. Giải thoát, khỏi mọi giận hờn, oán thán, thù hằn, cùng bạo động khiến họ không thể sống vui tươi. 
Buồn thay, nhiều người hôm nay cứ nghĩ nếu mình trung tín với niềm tin nơi Chúa, là gánh nặng khó giải thoát mọi đè nén, giới hạn. Câu hỏi đặt ra cho ta, cho Hội thánh, là: mình đã làm những gì để con dân Chúa đã phải ưu tư suy nghĩ, tệ như thế? Trái với tinh thần Tin Mừng?
Trong cầu mong Chúa ban cho ta uy lực giải thoát, ta cứ hân hoan mà vui hát. Hát rằng:   
    
                        “Vì thương nhau không là những thiên thần (2)
                        Sống tuyệt vời trong niềm đau một phận
                        Nên từ đó, nhân loại kia vẫn vẹn toàn.”  

                        (Phạm Duy – Cung Chúc Việt Nam)
Không là thiên thần, vẫn thương nhau. Thương nhau, để “cơn sốt sắng xinh hơn cầu hoàng diệp”, mà “tán tạ và khong khen nức nở”. Khong khen, chúc tụng Chúa đến muôn thuở. Muôn đời.
            Lm Richard Leonard sj
            Mai Tá lược dịch

No comments: