Tuesday, 24 January 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)




Người quản lý lưu manh (Lc 16: 1-8)

Câu 8:
Trong câu 8, nói đến nhân vật khen có thể hiểu là ông chủ, hay là “Chúa” (chính Chúa Yêsu): vì lời này  không còn phải là lời của chính ví dụ Chúa nói, nhưng là lời ủa soạn giả hay người khác thuật lại ví dụ.

Hiểu về ông chủ: có lý vì câu 9 có đổi chủ từ. Vậy nếu thế, thì câu 8 hiểu về ông chủ là dễ hơn cả. Và như thế, thì hướng đích của ví dụ là câu 9. Về văn thì thế. Về ý thì khó: làm sao ông chủ lại khen tên quản lý . Đằng khác, kiểu dùng tiếng thì tiếng Kyrios dùng ở đây đã được Luca dùng để nói về Chúa Yêsu (coi 18: 6-8). Người ta ái ngại không muốn hiểu về “Chúa” khen: vì không lẽ Ngài lại khen một tên lưu manh. Nhưng khi cân nhắc tất cả ví dụ thì không thể nào hiểu Chúa khen một người lưu manh.

Vậy chúng ta hiểu rằng:

Câu 8a: lời áp dụng ví dụ: Chúa Yêsu đã khen người quản lý, tuy vẫn biết rõ ràng nói là “bất lương”. Lý do: nó đã xử khôn! Cái khôn đó là điều Chúa Yêsu muốn thính giả chú ý: cái khôn của người biết quyết định, biết tháo vát. Nước đến chân mà lại tỉnh táo đủ để lo phòng cho hậu vận mình.

Câu 8b: nhưng phải nhận rằng cái khôn đó là cái khôn của con cái thế gian với nhau. Chứ không khôn gì đối với Thiên Chúa. Chớ có lầm lẫn hai giới.

Câu 9: một áp dụng khác nữa, nối với ví dụ nhờ ý tưởng đón tiếp về nhà. Một logion tự lập trước tiên nói đến cách sử dụng tiền của. Khôn trong việc dùng của cải là bố thí. Bạn hữu nói đây có thể là ám hiểu đến các thiên thần (nhưng kiểu chỉ  hành động thiên thần như thế cũng là một cách nói bóng để tránh nói đích danh Thiên Chúa) nhưng cũng có thể là chính các việc phúc đức, theo quan niệm các rabbi. Khi nói người ta đón, thì phải hiểu “chính Thiên Chúa đón” (đừng hiểu quen lệ: những người nghèo vào thiên đàng trước và ra đón các ân nhân của mình).

Câu 1-0-12: Lại một đợt suy nghĩ thêm nữa về ví dụ: người quản lý là gương phải tránh, chứ không phải để noi theo: Mamôn thật là một thứ quỉ ám, một người sa vòng tiền bạc như người quản lý bất lương sẽ dần dần bán khoán linh hồn cho Mamôn.

Câu 13: bởi đó câu 13 này lấy lại một logion (như trong Mt 6: 24): cái quyết định cần thiết trong đời người ta: Không thể làm tôi hai chủ.

Vậy những ái ngại về ví dụ này (dường như thể Chúa không lấy làm điều những việc lưu manh có lợi) phải gạt bỏ đi, một khi nhìn ra được Chúa muốn nói gì. Ví dụ có thể dựa trên một việc thực sự đã xảy ra. Nhờ tính cách truyện như thế mách lẻo đó mà người ta phải chú ý. Người nghe nổi phẫn uất mà hậm hực “tên lưu manh”, nhưng Chúa Yêsu nhắn nhủ: hãy lo học cái khôn của hắn xem! Các ngươi còn lâm tình trạng nguy ngập hơn hắn nữa: hoạ tiêu diệt đến nơi nếu không biết quyết định gấp rút! Ơn Thiên Chúa qua đi không còn tái diễn như trước được nữa. Người ấy đã biết lo đến hậu vận! Còn các ngươi thì sao? Bao giờ mới sẽ quyết định khi mà Nước Trời đã đến bên các ngươi!

Trong văn mạch của Luca: một thái độ khác được diễn bày ra: cái nguy khốn của con người dưới quyền lực của Quỉ Mamôn. So với ví dụ 12: 16-20 (cảnh giàu có mong manh chừng nào), 16: 19-31 (hậu vận của người giàu sẽ khốn đốn chừng nào) thì ví dụ hiện tại cho thấy Quỉ Mamôn ám ảnh người ta đến bực nào, đến đỗi trước sự kinh hãi về tội mình bị bại lộ, cũng không làm người ta hối cải, ngược lại người ta còn lăn vào tội khốn đốn hơn nữa.
                                                                                                                                    (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


No comments: