“Tôi tưởng như mình vừa sống lại
Tự nghìn kiếp trước nối oan khiên
Oằn lưng gánh lấy hồn sông núi
Hiu hắt trong lòng đóm lửa thiêng.”
(thơ Song Nhị)
Với thơ Song Nhị đọc hôm nay, loài người như đà đổi lốt. Đổi lốt, sống lại tự nghìn kiếp, rất oan khiên. Với nhà Đạo vẫn xưa rày, thì con người từ cõi chết đã sống lại, rất yêu thương. Sống lại hay đổi lốt. Oan khiên hay yêu thương. Tất cả, đều đáp ứng lời dạy của Chúa.
Trình thuật hôm nay, ghi rõ cuộc sống với Đức Kitô sau khi chết, là sự sống khác. Vẫn đang sống, nhưng theo một trạng thái khác, như Ngài từng quả quyết:
“Người không là
(Lc 20: 38)
Đã từ lâu, thi văn đạo giáo bỏ nhiều công sức và nỗ lực ra để diễn tả về sự sống xảy đến ngay sau cái chết. Trong Tân Ước, thánh Gio-an cũng ra sức ghi lại nguồn mặc khải, giải thích cho Hội thánh biết thế nào là “chốn ấy” đầy sinh động đáng sống, bằng ngôn ngữ rất Khải Huyền.
Trình thuật hôm nay, cho thấy bè nhóm Xađốc đã thách thức Chúa bằng những vấn nạn xem ra khôi hài, khó mường tượng. Dù tiến bộ hơn nhóm Pharisêu về luật pháp, bè Xađốc vẫn cứng ngắc – bảo thủ, về niềm tin nơi Đạo.
Lập trường bảo thủ của bè này, là chỉ công nhận có sách Ngũ Thư ở Cựu Ước. Họ bác bỏ hoàn toàn luận thuyết về việc thân xác sống lại sau khi chết. Chính vì thế, họ quyết gài bẫy Chúa bằng những câu lắt léo về giả thuyết “chị dâu lấy những bẩy em chồng”, tưởng rằng Chúa không tài nào giải mã nổi.
Với Đức Kitô, bẫy cạm mà họ gài chẳng có gì là khó giải. Bởi, sau khi chết, con người đâu giữ lại thể trạng của xác phàm rất cũ xưa, để có “nghìn kiếp, nỗi oan khiên”, như tưởng tượng. Trái lại, sau khi chết, người người sẽ có tương quan rất mới. Tương quan với Chúa. Với mọi người, ở mọi nơi.
Ngay đời này, Chúa vẫn thường nhắc nhở: cuộc sống Nước Trời là sống có tương quan mới với mọi người. Về với cuộc sống Nước Trời, là về với gia đình mới. Ở nơi đó, mọi người trở thành huynh đệ. Ở nơi đó, mọi người chẳng lý gì nguồn gốc, sắc tộc, hoặc những khác biệt, từ đâu tới.
Chính Đấng Nhân Hiền đã xác nhận việc này, khi có người bảo: Kìa, Mẹ và anh em Thầy đang tìm Thầy ở ngoài. Ngay lập tức, cử tọa lúc ấy được Ngài khẳng định:
“Ai là mẹ Ta và là anh em Ta?, Rồi nhìn quanh mình, các người ngồi vòng quanh Ngài, Ngài nói: Này là mẹ Ta và anh em Ta. Ai làm theo thánh ý
(Mc 3: 33-35)
Ở sự sống đời sau, gia đình Nước Trời là thực thể gồm tất cả mọi nguời. Sự sống ấy, sẽ không còn phân biệt ai ruột thịt, ai người dưng. Không còn rẽ phân sắc tộc. Nguồn gốc. Ở nơi ấy, cũng chẳng còn rẽ phân về thể lý. Sự sống mới, mà người thường vẫn gọi là nghìn kiếp sau, trên thực tế, đã và đang xẩy đến với Hội thánh, cả vào thời tiên khởi lẫn ở đây. Bây giờ.
Hội thánh, là người làm chứng tá cho Đức Kitô,
Đối lại bẫy cạm mà bè nhóm Xađốc đặt ra, Chúa cũng sử dụng ngôn từ của lề luật ở Cựu Ước. Luật Lêvi được dùng, để chứng minh:
“Thiên Chúa của cha ông các người đã sai tôi đến với các người! Và nếu họ sẽ nói với tôi: ‘Tên Người là gì? Thì tôi sẽ nói làm sao với họ?’
Như lời nhà thơ viết: “Ở đây trời đất vừa thu lại, còn một vòm đen chứa thế gian” (Song Nhị), cốt lõi của trình thuật là: các giá trị của cuộc đời còn quý hơn cuộc sống dưới thế trần. Giá trị ấy, đáng cho ta chết vì nó. Sự hy sinh của các thánh tử đạo, được coi như một trong các giá trị xứng đáng để trả lẽ. Hy sinh ấy, được trọng thưởng bằng vào việc bước vào cuộc sống mới, tốt đẹp hơn.
Xem như thế, cuộc sống người tín hữu Đức Kitô, trước nhất, đặt căn bản trên niềm hy vọng vững chắc, là: một ngày kia ta hợp nhất với Đấng, ta được sinh ra do tự Ngài. Và rồi, tất cả mọi sự/mọi loài cũng sẽ quay về lại với Đấng ấy.
Về hy vọng, thánh Phao-lô từng xác định với giáo dân Rôma, rằng:
“Ơn cứu thoát đến với ta như hy vọng. Hy vọng mà thấy được, thì hết còn hy vọng. Bởi đã thấy rồi, ai nào còn hy vọng nữa! Nhưng nếu quả thực ta hy vọng vào điều ta không thấy, thì hãy cứ kiên nhẫn đợi trông.” (Rm 8: 22-25).
Và, hy vọng của ta đặt nền tảng vào lòng tin yêu và cậy trông nơi Chúa. Ngài là Cội Nguồn và Đích Điểm của sự sống. Hy vọng, là tin rằng: ngày nào đó ta sẽ có kinh nghiệm về điều mà hiện nay còn ở ngoài tầm tay với vọng, của mọi người.
Trình thuật, nay đi dần vào những ngày cuối năm phụng vụ. Đây là lúc, mọi người đi dần vào với suy tư chiêm niệm về phút cuối cùng, của mọi sự. Đặc biệt hơn, đây là phút cuối cùng của đời sống cá nhân, riêng lẻ. Đây, là ý nghĩa được diễn tả nơi kinh Tiền Tụng của thánh lễ an táng người quá vãng, qua lời ca:
“Lạy Chúa, cuộc sống của các kẻ tin vào Chúa nay đổi thay, chứ không chấm dứt. Lúc mà thân xác của các cư dân trần thế là thân bằng quyến thuộc chúng con đi vào sự chết, là lúc các vị được Chúa tặng ban nơi ngụ cư cùng Ngài ở chống đời đời, nơi
Vào Tiệc Thánh hôm nay, ta ghi lại những giọt vắn giọt dài nơi giòng chảy mà người nghệ sĩ hôm xưa từng hát:
“Giọt mưa trên lá tiếng khóc chơi vơi
Thế giới lạc loài chưa thoát ra phận người
Giọt mưa trên lá cố gắng nguôi ngoai
Nói với loài người: xin cứ nuôi mộng dài.
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bơ vơ
Khép nép, đợi chờ, xa cách ngau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bùi ngùi, xa cách nhau một đời.”
(Phạm Duy – Giọt Mưa Trên Lá)
Sớm tối bùi ngùi, xa cách nhau một đời. Nhưng, cứ hy vọng và mãi nuôi mộng dài. Vì, mộng dài là hy vọng. Hy vọng, dài ngàn năm. Hy vọng, sống lại để rồi sẽ cùng sống với Ngài. Với nhau. Nơi miên trường. Vĩnh cửu. Là,
Lm Richard Leonard sj
MaiTá diễn dịch
No comments:
Post a Comment