Khi nghĩ về Paul Seitz, bố của tôi, tức Đức Cha Kim – một người ngoại quốc đã sống chết tại Việt Nam và chọn Việt Nam làm quê hương, mà vẫn bị trục xuất tại mảnh đất thân yêu này – thì, với bản thân tôi, một đứa con của Người từ những ngày chim mẹ còn ủ ấp chim non, tôi cứ mường tượng như “bố” còn ẩn hiện đâu đây, bàng bạc trong cái nhộn nhịp của kinh thành Hà Nội, của đô thành Sài-gòn, của hồn sông gió núi, khi chúng tôi đốt lửa trại trên đỉnh núi Ba Vì quây quần bên “bố” mỗi đêm thứ bảy hàng tuần, để hát những bài hát đầy chất liệu “con Rồng cháu Tiên” như “Đây Bạch Đằng Giang”, như “Nước Non Lam Sơn”; và của những con đường đất đỏ cao nguyên miền thượng trải dài từ Kontum đến Buôn Ma Thuột, từ Pleiku xuôi Phú Bổn, trên chiếc Land Rover dã chiến bụi mù để “ta leo đèo vượt suối”…
Vâng bố vẫn ẩn hiện đâu đây, trong khuôn mặt, trong ánh mắt, qua đôi môi, luôn mãi hoa cười oanh hót, một sự ám ảnh khiến tôi cứ nổi da gà.
Bàn tay ấy chư đang xoa đầu tôi, quàng cổ tôi, ôm ghì tôi vào ngực, rồi lên tiếng mà như thủ thỉ qua hơi thở: “Eh oui, ben… mon p’tit, j’suis content de te voir, nous allons parler un peu, bon… viens ici !”… ( “Cha mừng vì được gặp con, nào đến đây ta nói chuyện…” ) Và rồi con mắt đăm chiêu không rõ đang nhìn nơi nào xa lắc, cái xa lắc đó có khi – theo tôi cảm nghĩ – là một ký ức nội tâm của “bố”, hay một thoáng hé mở về tương lai của đứa con yêu !
Tôi còn nhớ như in cái ngày mùa thu năm ấy, đỗ xịch trước Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội, là cái xe Caroline cà tang mà chúng tôi đặt tên cho là “xe đít vịt”, bởi đuôi nó giống con vịt quá.
Hồi ấy, 1945, khoảng 13 tuổi, tôi còn là đứa trẻ bụi đời lang thang trên 36 phố phường các vỉa hè Hà Nội, sau khi bỏ nhà đi hoang, vào thời kỳ đen tối nhất của đất nước, chứng kiến hai triệu con người chết đói tại miền Bắc, đang khi ở miền Nam, vì thiếu mỏ than và thừa ruộng lúa, người ta đã lấy lúa làm than đốt để chuyên chở.
Bước chân phiêu lạc của một đứa trẻ bị bỏ rơi, ngày nào mà không thấy tận mắt chứng kiến cảnh xác người quẳng ra các vỉa hè thành phố… Lợm giọng và xao xuyến thương cho những phận người ! Tôi nghĩ ngay tới cha mẹ, anh chị em dưới quê
Sáng hôm ấy, bước chân tôi phiêu lạc tới ấp
Và sáng hôm sau thức dậy để khởi đầu ngày mới, tôi ngang nhiên trở thành... thư ký văn phòng cho “bố” tại phòng tiếp khách của cha Phó Nhà Thờ Chính Toà Paul Seitz, vừa đọc sách, vừa thăm nom dọn dẹp, đón và tiễn khách đến thăm “bố”. Bố tiết kiệm và sống nghèo nên có đôi giầy “dôn” ( da màu vàng ) người ta biếu, bố mua thỏi mực tàu bảo tôi mài, rồi bôi đen đôi giầy cho nó ra giầy Giáo Sĩ. Và thỉnh thoảng bố lại đến vuốt đầu tôi, nói với tôi một vài câu tiếng Pháp, bố có vẻ thích thú thấy tôi đã đậu Primaire. Một tuần sau, bố trực tiếp chở tôi lên Ba Vì, gia nhập “Cô Nhi Viện Thánh Nữ Tê-rê-xa”, tên ghi ở cổng vào, với phụ đề “Centre d’ Accueil de l’ enfance abandonnée”...
Tôi xin tạm ngưng câu chuyện Cô Nhi Viện ở đây để bắt sang một khuôn mặt khác cuộc đời của “bố Paul Seitz”.
Như đã thuật ở trên, DCCT cùng với Cô Nhi Viện Thánh Nữ Tê-rê-xa, đã là “địa chỉ đỏ” tiền định cho tôi ngay từ đầu đời. Rửa tội áp lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1945, hè 1946 tôi xin bố cho phép thử nghiệm ơn gọi DCCT. Bố đồng ý, và trực tiếp chở tôi đến Tu Viện “trao lại” cho Bề Trên Dòng; một cuộc hoán đổi nhiệm mầu và kỳ diệu. Vì chỉ hơn tháng sau tôi đã nghiễm nhiên gia nhập Đệ Tử Viện DCCT ở cố đô Huế ! Tôi được xếp vào lớp “đệ lục”, bắt đầu học tiếng La-tinh, nhưng cũng một tháng sau, được đặc cách, cùng một bạn trùng tên ở Hà Nội, chuyển lên “đệ ngũ”. Và cứ thế hai anh em thẳng ro con đường ơn gọi Tu Sĩ Khấn Dòng và Chức Thánh.
Năm 1953, bố được Toà Thánh chọn làm Giám Mục cai quản Giáo Phận Kontum. Thầy DCCT từ Đà Lạt về dự lễ hôm ấy là tôi. Trong Thánh Lễ có mặt đầy đủ các con cái của bố, cộng thêm hai cha và một thầy Salésien ( Don Bosco ), chân ướt chân ráo đến từ hải ngoại. Chúa Quan Phòng thật kỳ diệu: các con sông và dòng suối đều đổ về một biển. Giấc mộng của bố và gia đình Tê-rê-xa ước mơ sự hiện diện tại Việt Nam của Don Bosco, quan thầy giới trẻ sống bên lề xã hội, đã được Toà Thánh đáp ứng đúng giờ đúng lúc. Bố đã có thể thanh thản ra đi… cho một nhiệm vụ mới còn khó khăn gấp bội.
Năm 1957, theo yêu cầu của Bề Trên DCCT, bố về trao chức Phó Tế, rồi sau đó là chức Linh Mục cho lớp anh em chúng tôi, tại Tu Viện DCCT Đà Lạt và tại Nhà Thờ Lớn Đà Lạt. Coi như, qua Paul
Trước đó từ lâu, tức 1955, tôi đến Kontum thăm bố. Bố Paul Seitz lái xe “Land Pover” chở tôi đi thí điểm truyền giáo Cheoreo, Phú Bổn. Ở đây, chúng tôi gặp cha Jacques Dournes, MEP, Thừa Sai Paris. Tiếp bố con tôi trên căn “nhà sàn thượng” của ngài, cha Dournes vẫn cứ mình trần, đóng khố, miệng ngậm tẩu thượng.
Phải công nhận, nhờ tính phóng khoáng khó tưởng của bố, tôi mới chiêm ngưỡng được cảnh tưởng lạ lẫm này. Cha Dournes vốn là bậc thầy, một học giả tự học ngành nhân chủng và dân tộc. Chả thế mà sau này, khi về phép trình luận án tiến sĩ tại Sorbonne, ngài được mời ở lại viện đại học hàng đầu thế giới này, trên bục thỉnh giảng… Ngài đã để lại ở Phú Bổn một phong cách truyền giáo vô cùng hấp dẫn mà ngày nay, các Thừa Sai miền Thượng DCCT vẫn đang vận dụng. Mỗi năm chỉ với ba bốn Linh Mục, các ngài có thể rửa tội bảy tám trăm Dự Tòng Jrai.
Tôi phải nói thêm, đang khi cha Dournes khởi sự đưa Thánh Thần lên Phú Bổn, nhất là các cha MEP, thì rút cuộc, chỉ dựa vào lá chắn độc nhất của Đức Cha Kim, mà công cuộc truyền giáo tại Phú Bổn thành công. Và hôm nay, không nơi nào có một buôn làng Jrai lại không có người Công Giáo.
Phần tôi, sau chuyến đi thăm thú, tôi bén duyên ngay với việc truyền giáo miền Thượng. Bố rất tâm lý… tôi cứ nghĩ lại tủm tỉm cười thầm. Cho nên, một tháng trước khi lãnh chức Linh Mục, tôi lên thăm bố để hỏi chuyện về công việc truyền giáo miền Thượng … Các biến cố thời sự xảy ra, tôi được Nhà Dòng điều động đi dạy học cho Đệ Tử ở Huế, rồi tại Vũng Tàu; bắt đầu từ 1963, tôi đi truyền giáo cho đồng bào miền núi miền sâu ở Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1967, với sự chấp thuận của các Bề Trên Dòng, tôi được gia nhập Giáo Phận Kontum. Bố Paul Seitz ôm lấy tôi, mừng quá sức. Đứa con đã về lại dưới mái nhà.
Bố hỏi: “Bây giờ, cha cho con tự ý chọn giữa hai công tác: một là đi giúp Giáo Dân người Kinh tại các Giáo Xứ, hoặc đi truyền giáo cho người Thượng. Bố để con tự do, chọn cái nào cũng được”. Tôi thưa: ”Xin bố cho con đi Thượng !’ Bố ngồi ngửa mình trên ghế fauteuil, gật gù với tẩu thuốc: ”Được, tốt lắm. Nhưng bây giờ, đi Thượng cũng có hai lựa chọn. Một là làm việc với đồng bào Bahnar. Bahnar đã theo Chúa cả một thế kỷ rưỡi rồi, người có đạo đông lắm, và tập trung chủ yếu ở Kontum; cũng có người Sơđăng phía trên Kontum nữa, và họ cũng có đạo kha khá. Còn ở Pleiku, Phú Bổn, đại đa số la Jrai, chưa biết Tin Mừng. Hiện chỉ có một cha Dournes đang làm việc ở Phú Bổn, như con đã biết đó…” Tôi nói ngay, không cần suy nghĩ: “Con muốn đi giảng đạo với cha Dournes nếu Đức Cha cho phép…”
Hình như “bố” đoán biết trước, miếng mồi nhử năm nào, nay cái bẫy đã sập. Và bố nói ngay: “Con ở đây nghỉ chơi vài hôm nữa, bố sẽ đi Phú Bổn… Hai bố con cùng đi… Nếu đến đó, con ở tạm bên xứ Kinh với cha Vượng, giúp cha Vượng, rồi lần lần tiếp xúc với Dournes để xem ý anh ta ra sao, bố con mình sẽ tính...”
Tính tình cha Dournes không giống ai. Khi tôi sang thăm ngài, ngài nói chuyện vui vẻ… và như muốn dò biết ý định của tôi… Tôi xin ngài dạy tiếng Jrai cho tôi. Ngài trả lời cộc lốc: “Cứ làm như tôi, nhào xuống nước, ắt biết bơi !” và cố Dournes lấy cớ mắc việc, không tiếp chuyện tôi nữa. Tôi hiều tại sao các Linh Mục Pháp đều không mấy mặn mà với vị Thừa Sai cấp tiến này. Tục ngữ có câu “có tật có tài” đúng quá!
Và chỉ hai tháng sau, ngài dọn đồ đạc, mua vé máy bay về Pháp, đem tất cả đi theo. Ngài đã tìm ra người kế thừa sứ mạng mà ngài mong đợi…Con mắt ấy, qua tiếp xúc, đã đoán được cái gì ngài mong đợi ở tôi… Và thế là, một mặt trận mới được mở ra tại Giáo Phận Kontum: cuộc đổ bộ vào miền đất đến nay còn trinh nguyên, trước ánh sáng Tin Mừng. Vì tất cả đều bắt đầu từ con số không, trừ những gì cha Dournes để lại.
Bố Paul Seitz đã trao cho tôi toàn quyền hành xử trên miền đất mới. Dịch Phụng Vụ tiếng Jrai, tiếp tục việc dịch Kinh Thánh như cố Dournes đã làm… giảng dạy bằng tiếng Jrai cho Tân Tòng, đi làng, thu thập các bài hát truyền thống của Jrai, ghi âm các truyện cổ tích… làm quen với các buôn ở gần, ở xa, có khi xa cả 40 cây số…nhất là làm thế nào để đồng bào Thượng coi mình như ruột thịt. Đến với họ bằng tình anh em, và sẵn sàng để họ làm thầy dạy mình trước…
Anh em Thượng trực tiếp dạy tôi tiếng Jrai qua các tiếp xúc bè bạn, khi ở nhà, khi ở các buôn làng chung quanh. Ba tháng, tôi đã có thể nói chuyện, giảng dạy và cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Thượng. Sáu tháng, tôi ra tập sách nhỏ “Tiếng Jrai huynh đệ”, gồm 40 bài học dạy cách nói tiếng Jrai, mục đích giúp các Thừa Sai nam nữ làm việc tại Pleiku Phú Bổn. Hiện nay cuốn sách vẫn còn giúp ích cho việc truyền giáo tại đây.
Ở Cheoreo, nằm chèo queo một mình trên ngôi nhà sàn rộng thênh thang, cứ độ hai ba tháng, tôi được bố Paul Seitz tìm đến viếng thăm. Mỗi lần thăm viếng, hai cha con cứ nằm bên nhau trên sàn, thủ thỉ với nhau dưới ngọn đèn mờ. Bố hỏi han đủ chuyện về đời sống, về công việc, về tình trạng đồng bào Thượng, về phong cách truyền giáo… và cuối cùng vẫn là những tâm sự hoàn cảnh cuộc đời, tương lai đất nước.
Một điều tôi luôn ghi nhận: bố luôn nói với tôi về xác tín Cộng Sản sẽ thắng cuộc tại Việt
Ôi ! “bố” Seiz, Đức Cha Kim của chúng tôi ! Con người cứ lặp đi lặp lại cái điệp khúc Tin Mừng này mỗi khi gặp gỡ con cái: “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy yêu mến các con”.
Lm Vũ Văn Thiện CSsR
24.2.2006,
nhân lễ giỗ thứ 22 của Đức Cha Paul Seitz
No comments:
Post a Comment