Mai sáng mai, trời cao rộng quá,
Gió căng hơi, và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay.
(thơ Hàn Mặc Tử)
Xuân, nhạc và gió, mai sáng mai, toàn những biểu tượng diễn tả biến cố Chúa về trời. Chúa về trời, đâu giống như nhạc lên mây. Chúa về trời, là Ngài về với Cha, với
Mặt khác, điều thánh Luca miêu tả trong sách Công Vụ, là: Đức Yêsu tỏ cho thấy Ngài vẫn hoạt động như người Thầy đang ở giữa các tông đồ, sau cuộc khổ nạn. Theo sách thánh, suốt 40 ngày ròng, Đức Chúa tiếp tục hiện diện giữa các tông đồ để rao giảng Vương quốc Nước Trời. Và, cũng theo Sách, sáu tuần sau ngày Chúa Phục Sinh, Đức Giê-su mới về trời. Như vậy, trình thuật nào chính xác?
Ở đây, có lẽ nên qui chiếu mầu nhiệm về trời của Chúa với sự kiện đã diễn ra vào ngày Thứ Sáu Chúa chịu Nạn. Tin Mừng hôm ấy, Chúa nói: ”Thầy sẽ được cất nhắc lên cao, và Thầy sẽ đem theo mọi thứ với Thầy.” Cụm từ “cất lên” ở đây, có thể hiểu cùng một kiểu như “đưa lên” thập tự; hoặc, “nâng nhấc” về với cuộc sống mới. Về với vinh quang của Cha. Bởi lẽ, cũng từ trên cao, nơi thập tự vào lúc Ngài bỏ mình, Chúa đã quay về phía kẻ trộm “nay tử tế” và nói: “Hôm nay, anh sẽ cùng Tôi về chốn
Có lẽ, cũng chẳng nên thắc mắc bận tâm làm gì, về sự khác biệt giữa hai trình thuật, của Tân Ước. Bởi, thông điệp quan trọng mà thánh sử Luca muốn gửi người đọc, là: hãy cẩn thận khi đọc và chú giải các truyện kể trong sách thánh, nhất thứ là sau ngày Chúa sống lại. Đọc sách thánh, ta không nên hiểu từng chữ, theo nghĩa đen. Đừng giống các vị cao niên không bỏ được tâm trạng cổ xưa khi dạy “sách phần”, hay mắc phải. Điều quan trọng, không là những gì được viết trong Sách; mà: tìm ra ý nghĩa thâm sâu trong đặc trưng mặc khải Chúa muốn ta hiểu và biết.
Ở đây, có thể áp dụng vào ý niệm của sự kiện “Về trời”. Chúa về trời, không nên hiểu theo nghĩa đen, như một bay bổng lâng lâng trên không gian cao vút ấy. Nếu không, người người sẽ hỏi: cao những mấy tầng mây? Thăng thiên, có phải là thăng lên chốn thiên đình, ở đâu đó? Bên trên vùng thủ phủ Yêrusalem? Và, thiên đường chỗ nào, sao các phi hành gia đi mãi, mà không thấy?
Nói chung, toàn bộ Mầu nhiệm Vượt Qua, Thương Khó, Cái chết của Đức Kitô và Phục sinh quang vinh cũng như Thăng
Nếu vào Thứ Sáu Chịu Nạn, ta nói Đức Giê-su thực sự đã chết; và, vào Lễ Phục Sinh ta bảo: Ngài vẫn còn sống đó. Thì, ngày Lễ Thăng
Nơi nhà Đạo hôm nay, người người đều hiểu: Đức Giê-su khi giã từ đồ đệ khắp nơi bằng hình hài thể xác, Ngài kỳ vọng mọi người sẽ thực hiện công tác Ngài giao. Công tác Ngài giao chẳng nặng gì ngoài chuyện làm những việc Ngài đã làm. Và, ta sẽ làm nhiều “điều cao trọng” hơn.
Tuy nhiên, điều trước nhất Ngài dạy đồ đệ làm, là: hãy trở về Yêrusalem. Lưu lại ở đó; chờ ngày Thánh Thần Chúa hiện đến với mọi người. Ngày đó, là Lễ Thánh Thần Hiện Đến. Ngày mọi người được thanh tẩy bằng Thần Khí. Ngày, đồ đệ Đức Kitô được giao trọng trách thực thi sứ vụ nối tiếp việc Chúa làm.
Như Đức Kitô khẳng định: cả vào những ngày như thế này, đồ đệ Chúa hiểu biết rất ít về sứ vụ của Ngài. Và đây, là biểu tượng chứng tỏ niềm tin-yêu nơi mỗi người chúng ta. Có lẽ vì thế, các tông đồ vẫn cứ hỏi: “Thưa Thầy, có phải đây là lúc Thầy khôi phục vương quốc
Bởi lẽ, sau khi lĩnh nhận Thần Khí Chúa, tất cả đều trở nên những kẻ rất “người”. Khởi đầu triển khai triều đại Nước Trời, không chỉ Do Thái hoặc tại Yêrusalem, Yuđêa, mà vào thời kỳ trái đất đạt điểm mút cùng, của hiện hữu. Còn gì đẹp bằng, nếu dân gian đồ đệ của Chúa nay đã thấy “ao xuân Nước Trời, trắng trẻo thay”!
Đây, cũng là sứ vụ của mọi người chúng ta. Mọi người mang tên Kitô. Các Kitô hữu. Hoặc, Kitô-khác. Sứ vụ “có ao xuân trắng trẻo” ấy, tức xây dựng Nước Trời ngay ở trần gian bằng việc yêu thương có hy sinh như Thầy yêu thương mình là việc đáng làm và cần làm, mà thôi. Việc nên làm, cho thế giới, rất hôm nay.
Thế nhưng, “mai sang mai, trời cao rộng quá”, Chúa đâu rồi? Có phải, “gió căng hơi, và nhạc lên mây”, Ngài tiến bước? Không! Mây trắng hoặc mây xanh rất “căng phồng” giòng nhạc, vẫn còn đó. Hệt như Lời sách Công vụ, sau đây: “Và, đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn về phía người ra đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng cạnh, và nói: Hỡi các bạn người Galilê, sao còn đứng trân trân đó mà nhìn trời? Đức Giê-su đây, Đấng vừa rời các bạn và được cất về với
Ngài ra đi, việc còn lại chẳng là “sao cứ đứng đó ngước nhìn trời, chiêm ngắm Ngài ra đi”, mà hãy nên trở về với thực tế cuộc đời, nơi có “ao xuân trắng trẻo thay”, để thực hiện Lời Ngài dặn. Và, một khi đã thực hiện Lời rồi, chắc chắn “ao xuân Nước Trời” sẽ xảy đến với mọi người. Những người con dân nhà Đạo. Tất cả, sẽ cùng với nhà thơ họ Hàn, ta ngâm tiếp:
“Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời
Mùi thơm ngây dại sóng con người
Hãy hoan hô, lời cao như sấm
-Vạn tuế, bay ơi! Nắng rợp trời.”
(Hàn Mặc Tử - Xuân như ý)
Vạn tuế đi, bạn ơi, mình hỡi! Vạn tuế nhiều lên, ới bạn mình! Chẳng cần chờ đến “mai sáng mai”. Hãy cứ vui lên, vì “trời cao rộng quá Chúa Nhạc đã lên mây”. Ngài lên mây, để Thần Khí sẽ lại về. Thần Khí Chúa về với dân con “có đôi lòng ấm như Xuân”. Xuân rất ấm. Và, cũng miên trường. Hạnh phúc.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá diễn ý
(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment