“Ngoảnh lại: Nàng Thơ đã ở bên
Mỉm cười - Ồ! Khóe miệng trăm duyên
Lời nào tả được tình lưu luyến
Buổi mới ân cần với bạn tiên”
(thơ Thế Lữ)
Với nhân gian thi giới, Người là Nàng Thơ. Và, khi thi nhân ngoảnh lại, Nàng Thơ đã ở gần. Với dân con nhà Đạo, Người là Bạn Tiên Đấng Thánh. Và, khi Đấng Thánh hiện đến, Người ân cần vẫn mỉm cười. Vẫn mỉm cười, Người có khóe miệng trăm duyên, Chúa thổi hơi. Làn hơi Chúa thổi, thân thương đầy tình lưu luyến. Rất Thánh Thần Bạn Tiên. Và, cũng ân cần vào buổi mới, như trình thuật diễn tả, rất hôm nay.
Trình thuật miêu tả buổi mới rất sớm lúc Chúa Phục Sinh. Chính vào ngày Phục Sinh lúc ấy, Thánh Thần Chúa hiện đến với môn đệ bằng hơi của Thầy Chí Thánh (Yn
Bình an và nỗi vui đến từ “hơi thở”, một thực thể rất chân thật. Không phải thắc mắc hoặc. ngỡ ngàng. Bởi, theo ngôn ngữ người Hy Lạp, “hơi thở” và “thần khí”, chỉ là một. “Hơi thở” gợi nhớ làn hơi
Rõ hơn, đây chính là hình ảnh, thánh Luca sử dụng để đưa vào sách Công vụ, với các yếu tố nổi bật, làm nền. Ở thánh Luca, “hơi thở” hay “thần khí” là làn gió vẫn thổi đi (Cv 2: 2). Và, để miêu tả rõ hơn về gió vẫn thổi, thánh nhân còn sử dụng hình ảnh “lưỡi lửa” để gợi nhớ những tháng ngày dân con Đức Chúa lưu lạc nơi quê người. Tại xứ sở đầy sa mạc. Lửa, đối với Môsê và cuộc xuất hành qua sa mạc, là hình ảnh về sức mạnh và sự hiện diện của Chúa luôn bên cạnh con dân.
Trên thực tế, khi nói “gió” và “lửa” là nói về trạng huống dân Ngài chọn đã có Chúa ở cùng. Cũng vậy, khi nói nhân gian thi giới có “Nàng Thơ đã ở bên” với thi sĩ, thì với con dân nhà đạo Người là Đấng bạn tiên. Đấng ân cần vào buổi mới. Vào buổi, Thần Khí Chúa lưu lại ở mãi với các kẻ tin vào Ngài. Ngài lưu lại không lúc nào nghỉ ngơi. Lưu lại như thế, Ngài đã sáng tạo chất sống mới cho con người, mà ta luôn gọi là Trời mới, đất mới.
Và, mỗi khi có Thần Khí Bạn Tiên “hà hơi” – “lưu lại”, là có bình an và hiệp nhất. Một bình an, Đức chúa từng khẳng định: “Anh em tha lỗi cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Yn 20: 23). Thành thử, khi Thần Khí đến với ai, hiển nhiên là có hòa giải với người ấy. Những hòa hoãn và bình an đã giải thóat mọi kẻ lâu nay bị cầm giữ.
Hòa giải ở đây, còn là sự hài hòa kết hợp con dân thế trần với Đức Chúa. Kết nối và hòa hợp mọi người với nhau như người anh, người chị một nhà. Hòa và giải, còn là động tác chữa lành mọi lầm lỗi và thương tật. Hòa và giải, là kết nối trở lại những gì đã phân rẽ.
Vấn đề hôm nay, là: việc Thần Khí Chúa hiện đến, đã ảnh hưởng gì trên cuộc sống của mỗi người, và mọi người? Trả lời vấn nạn rất căng này, thánh Phaolô kịp can thiệp để xác minh, như sau: “Không ai có thể nói Đức Giê-su là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí.” (1Cr 12: 3b).
Nói rộng hơn, gọi Đức Giê-su là “Chúa”, và là “Thầy”, ta không chỉ “mỉm cười - Ồ! Khóe miệng với trăm duyên”, như môn đệ thuở trước. Nhưng, ta đặt trọn vẹn niềm tin nơi Người là Bạn Tiên, rất ân cần. Và, để chứng tỏ niềm tin-yêu rất riêng với Người, ta chỉ có thể làm được như thế bằng vào cuộc sống thực tế, ở đời. Sống thực ở đời, là sống Đạo giữa người đời, với người đời.
Mặt khác, với Thần Khí Chúa hiện đến, Bạn Tiên rất Nhân Hiền còn là đặc sủng Chúa gửi để hòa giải những ai tiếp nhận tha nhân - anh em vào chung sống với ta trong cùng cộng đoàn. Tuy nhiên, ân sủng đặc biệt mà Thần Khí Chúa tặng ban nay mang sắc mầu rất khác biệt. Khác biệt chứ không riêng biệt. Bởi, đặc sủng Chúa ban, là ban cho hết mọi người. Không trừ một ai. Không dành cho riêng ai. Cũng chẳng gửi về địa chỉ của cá nhân nào, riêng lẻ.
Do đó, bổn phận người nhận đặc sủng là sử dụng quà đặc biệt ấy để dựng xây cộng đoàn, mình đang sống. Như thế, dù với số đông, ta vẫn trở nên cùng một thân mình. Thần Mình Đức Kitô. Như thánh Phaolô, một lần nữa, quả quyết: “Dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể.” (1Cr
Cuối cùng, Thần Khí Chúa hiện đến, còn để giải thóat mỗi người chúng ta. Ngài giải thoát con người phàm khỏi vòng cương tỏa của tôi mọi o ép, của cơn nghiện ngập nơi một số người, hà tiện bủn xỉn, chẳng cho ai thứ gì, nơi nhiều người. Và, cả đến hãi sợ cũng được Ngài giải thoát, cho nữa.
Có Thần Khí Chúa hiện đến, chắc chắn ta có được tương quan nồng thắm. Được gần gũi tin tưởng nơi Chúa. Có thế, ta dám gọi Ngài là “Cha”. Có Thần Khí Chúa tràn đầy, ta mới đương nhiên trở thành con cái Chúa, theo nghĩa trọn vẹn và đích thật.
Và, khi đã là con cái Chúa theo nghĩa thật, Thần Khí sẽ giúp chúng ta kế thừa Đức Kitô để rồi, ta sẽ cùng đau khổ với Ngài. Cũng vùng dậy, từ các hạn chế cản ngăn không cho ta hành xử theo tư thế tự do con cái Chúa. Và, khi đã quyết tâm với sự thật, với tin-yêu, tự do đích thật và có phẩm giá cao quý của con người, ta sẵn sàng trả bất cứ giá nào, nếu cần, để có thể dâng trọn chính cuộc đời ta đang sống, rất vinh quang.
Có Thần Khí Bạn Tiên ở với ta, nay là lúc ta san sẻ “Nàng Thơ” ấy với mọi người, bạn và thù. San sẻ, để mọi người sẽ có kinh nghiệm sống như ta. Kinh nghiệm dẫn ta cũng như bạn bè người thân về với Nuớc trời đầy yêu thương, đang giải thóat.
Trong san sẻ Thần Khí Chúa với vui tươi hòa đồng, ta cùng với người nghệ sĩ hôm trước cất tiếng líu lo, hát rằng:
Hỡi nắng, hãy sáng lên để ngàn hoa tươi thắm hơn
Hỡi gió, hãy cuốn lên để đồng xanh tươi mát hơn
Người người hò vang, đàn hòa tình tang
Nhịp nhàng vẳng xa…”
(Văn Phụng – Bức họa đồng quê)
Đúng thế. Hỡi nắng, hỡi gió, hỡi Nàng Thơ, Bạn Tiên hãy sáng lên. Hãy cuốn lên để người người hân hoan mừng ngày thần Khí Chúa hiện đến. Chúa hiện đến, đem Tin An Bình Hòa Hoãn đến với đồng xanh, với thôn quê với thị thành. Để rồi người người tung hô lời hò ca ngợi Thần Khí Chúa. Thần Khí của Tình Yêu trọn vẹn. Tình hân hoan. Rất hạnh Phúc.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá diễn dịch
(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin vao:
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment