Tháng Đức Mẹ đã về, những đoàn con cái của Mẹ Maria lại thi nhau đến trước bàn thờ Mẹ để thổ lộ niềm mến yêu, sùng kính Mẹ. Những lời kinh cầu khẩn, cảm tạ vang lên sốt sắng hơn thường.
Nhưng trong những giây phút thân mật bên cạnh Mẹ, chúng ta không khỏi cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, khi chợt nghĩ đến một sự thật phũ phàng: Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đầy Ơn phúc, Đấng đã cưu mang, sinh hạ và đem Chúa Kitô vào lịch sử để hợp nhất nhân loại trong gia đình Thiên Chúa Ba ngôi, chính Mẹ lại trở nên cớ cho bao nhiêu chống đối, tranh luận, chia rẽ, không những nơi anh em cách biệt, mà cả giữa anh em Công giáo.
Ở Việt
Đúng một năm sau, tờ tuần san Sống Đạo đã đăng một loạt bài của nhiều bạn đọc Công giáo cũng như không Công giáo phần nhiều chỉ trích lối sùng kính Đức Mẹ ở Việt Nam có vẻ “thờ Đức Mẹ”. Để trả lời những thắc mắc của Sống Đạo, ông Đỗ Sinh Tứ đã viết một loạt bài khác trên tờ tuần báo Thẳng Tiến, để tỏ nỗi thắc mắc của con người thấy Mẹ mình bị giảm giá. Nỗi băn khoăn này, cách đây vài tháng, lại được ông Đức Dục nêu lên cách bi đát hơn trên tờ tuần báo Người Mới trong số ra mắt, với hàng tít lớn: “Tiếng kêu trên bờ vực thẳm: Đức Mẹ bị giảm giá!...” Ông Đức Dục đã dựa vào một bài rất “Giựt gân” của tờ báo hoàn toàn đời là Le Monde et la Vie với nhan đề: “Đức Mẹ La Salette và
Những cuộc tranh luận sơ sơ trên đây chỉ là phản ảnh nho nhỏ của cuộc khủng hoảng về học thuyết Maria cũng như về việc sùng kính Mẹ trong Giáo hội ngày nay.
Trong Giáo hội Công giáo, phong trào tôn sùng Đức Mẹ đã được đẩy mạnh ở mấy thế kỷ gần đây. Cho tới thời Trung cổ tín hữu hay đi kính viếng thánh địa, hoặc các nơi thánh Phêrô và Phaolô tử đạo, ngày nay những cuộc hành hương lớn đều hướng về các đền dâng kính Đức Mẹ: tại Lourdes, mỗi năm có đến 2,500,000 người khắp thế giới đến kính viếng. Ở
Trước những dấu thịnh hành bên ngoài của phong trào thánh mẫu, nhiều người rất phấn khởi. Họ coi đó như buổi rạng đông đầy hứa hẹn của thế kỷ Đức Mẹ. Nhưng nếu đi sâu vào vấn đề, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm đáng lo ngại. Lo ngại, vì trong học thuyết Maria, cũng như trong việc tôn kính Đức Mẹ, có sự bất cập cũng như sự thái quá. Sách vở báo chí nói về Đức Mẹ thì nhiều, nhưng thiếu phương pháp, thiếu chiều hướng, chiều duy nhất, thiếu cái nhìn tổng quá trong nhiệm cục cứu chuộc, nên đã đặt sai địa vi Đức Mẹ. Chính vì thiếu cái nhìn tổng quát và cái thang các giá trị đó, mà có nhiều người vì lòng nhiệt thành đối với Đức Mẹ cứ muốn đem lại cho Người nhiều “chiến thắng”, nhiều tước hiệu, nhiều tín điều có thể làm sai lạc địa vị thụ tạo đã được cứu chuộc và đã ảnh hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu cách dồi dào hơn ai hết.
Trước tình trạng thiếu thăng bằng đó, có người lại đi ngược hẳn lại: họ tỏ vẻ khó chịu trước những việc đạo đức dâng kính Đức Mẹ. Đâu đâu, họ cũng thấy “thờ Đức Mẹ”. Họ không muốn có bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Họ chỉ thấy tư cách “nữ tì Thiên Chúa” của Đức Trinh Nữ. Hướng chiều ấy có thể lạm dụng phong trào đại kết giữa Công giáo và anh em cách biệt.
Chúng ta không phải lựa chọn một trong hai thái độ đó, nhưng là dung hoà. Dung hoà đây không có nghĩa là nhượng bộ cả đôi bên, để thỏa mãn mọi người, nhưng là tôn trọng những nguyên tắc căn bản, mà chúng tôi đã nêu trong bài: “Chúa Kitô hay Mẹ Maria” vừa nhắc lại ở trên. Lập trường chúng tôi vẫn không thay đổi và xin miễn trình bày lại. Ở đây chúng tôi chỉ xin lưu ý bạn đọc sùng kính Đức Mẹ đừng vượt những giới hạn sau đây: Khác với Chúa Giêsu, Mẹ Maria không phải là Thiên Chúa. Mẹ chỉ là một thụ tạo. Mẹ không phải là một Ngôi Thiên Chúa, nhưng là một con người. Vì thế, sự hiện diện của Mẹ ở trong Giáo hội khác hẳn sự hiện diện của Chúa Giêsu. Mẹ Maria còn là một người được cứu rỗi và được cứu rỗi hơn bao nhiêu người khác. Vì thế, Mẹ hoàn toàn lệ thuộc Chúa Kitô. Những đặc ân của Mẹ như: sự cộng tác vào ơn cứu rỗi, vào sự trung gian của Chúa Kitô, là nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Còn Chúa Kitô thì hành động hoàn toàn tự lập bằng quyền năng tuyệt đối của Người. Cũng như ai, Đức Mẹ phải được cứu rỗi. Chúa Kitô luôn luôn hiển thị Thiên Chúa. Còn Trinh Nữ Maria phải sống trong Đức Tin trót cả đời Mẹ: “Phúc cho người vì đã tin” (Lc
Khoá
Lm Chân Tín, CSsR
1964
(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời đọc:
No comments:
Post a Comment