Sunday, 19 April 2009

Hãy mở ra ! Cảm nghĩ về phép lạ Bài chia xẻ của Mễ Duy

Đức Yêsu cứu thế cứu một người vừa điếc vừa câm

Ghi chú: Bài này so với với khi phát biểu bằng miệng đã thay đổi khá nhiều về bốc cục và đôi chút về hành văn. Xin quý bạn đọc thông cảm.

Thưa quý ông, bà

Các bạn thân mến,

Chúng ta vừa nghe, trong bài Tin mừng thánh Marcô thuật lại phép lạ Đức Yêsu cứu thế đã chữa lành một người vừa điếc. Vừa câm. Thánh Marcô hành văn ngắn gọn, gần như cộc lốc, nhưng thật đầy đủ chi tiết chính xác. CHỉ trong mấy câu mà nếu chúng ta nghe kỹ thì như thấy được trước mắt từ đầu chí cuối sự việc diễn ra, mọi động tác, cử chỉ, dáng điệu của Đức Yêsu, sự phấn khởi của người được khỏi tật (“...và người ấy nói được rành rọt”), cái niềm vui không chút e dè của đám đông bu quanh (“... Ngài càng căn dặn thì họ càng cao rao hơn nữa.”). Chỉ mấy nét đậm đà nhưng cũng như đã vẽ lại được cả ngay đến mọi mầu sắc tâm lý của các nhân vật. Nhưng câu hỏi tôi muốn đặt ra cùng quý vị là cái cảnh tượng đó –hoặc những cảnh tượng tương tự hay lạ lùng hơn mỗi khi Đức Yêsu làm phép lạ-, có còn đánh động chúng ta nữa không, hay chúng ta, sau biết bao nhiêu lần nghe đọc về phép lạ, đã trở nên chai lì, dửng dưng, khác chi một người chạy xe thấy có chuyện khác thường trên đường, tuy tò mò chút đỉnh nhưng rồi cũng bỏ qua, có khi về nhà cũng không có hứng kể cho thân thuộc nghe. Sau đây, tôi xin nêu lên một vài trạng thái “chai lì” .. trước khi đề cập đến ý nghĩa của phép lạ.

Trạng thái chai lì đầu tiên tôi xin đề cập đến là trạng thái mà tôi tạm gọi là “mua vui”, đó là những trường hợp tương tự như thái độ của Hêrôđê đối với những phép lạ Đức Yêsu làm mà ông ta được nghe kể lại. Ông ta chờ đợi được gặp Ngài chỉ vì hiếu kỳ mong được xem phép lạ. Sau khi vô phương điều khiển được Ngài, ông nỏi giận lôi đìnhvà hành nhục Ngài bằng cách là hoán Ngài là đồ điên khùng và cho lệnh mặc cho Ngài một cái áo bóng loáng mà nhạo cười. Thái độ của Chúa Yêsu trong khi giáp mặt với Hêrôđê ra sao? Kinh thánh chép lại rằng Ngài không nói gì, không trả lời một câu nào hết của ông ta, không thèm nhìn đến ông ta dù thừa biết hậu quả ra sao: “ông huyên thuyên hỏi Ngài, nhưng Ngài không đáp lại lời.” (Luca 25:9). Đối với Philatô, Đức Cứu Thế đã không khắt khe như vậy, Ngài đã đối da91p và còn như muốn giảng dạy cho ông này nữa. Tội của Hêrôđê nặng quá vì ông ta không có lấy một chút kính nể những sự cao cả vượt tầm hiểu biết của con người phàm tục.

Thái độ “chai lì” thứ hai tôi muốn nêu lên đó là thái độ “trục lợi”, như trường hợp mười người phung hủi được chữa lành, nhưng chỉ có một người ngoại đạo trở lại tạ ơn Chúa, còn chín người kia, “con cháu Abraham” như họ thường tự xưng mình, thì biến mất. Cũng mô75t thái độ trục lợi như thế khi Chúa làm phép lạ cho bánh nên nhiều nuôi dân ăn no nê. Mấy ngày sau họ đã rủ rê nhau đi tìm Chúa chẳng phải vì đã hiểu được ý nghĩa việc Chúa làm mà tin Ngài là Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ nghĩ đến cái lợi được ăn bánh mà chẳng phải lao công khó nhọc, cho nên chi bằng “gài” Ngài vào chức vua.

Thái độ “chai lì” thứ ba tôi muốn nói đến là thái độ của giới lãnh đạo tôn giáo thời đó, chống đối và phủ nhận tất cả mọi phép lạ Đức Yêsu làm, phủ nhận đến mức độ vu oan Chúa dùng sức quỷ mà làm phép lạ. Thái độ thứ ba này thật là khó hiểu và không khỏi làm chúng ta lạnh xương sống mà đặt câu hỏi: liệu những người giữ đạo cách nề nếp tuân giữ các tập tục đang là những người chống đối Chúa. Nhưng trước khi bàn tiếp điểm này, chúng ta thử tìm hiểu đâu là ý nghĩa của phép lạ.

Tại các phi trường quốc tế, một trong những cảnh tượng vui mắt thường thấy là đám đông những người ra đón thân nhân bạn bè sắp xuống khỏi phi cơ. Giữa đám người đó, có khi mọc lên một hai biểu ngữ nhằm để giúp người mới đến nhận ra người đón vì chưng hai bên hoặc chưa quen biết nhau hoặc đã xa nhau cả mấy chục năm nay. Nghe nói có những người Việt xa xứ cả hàng mấy chục năm lần đầu tiên về thăm lại quê nhà cũng phải thoả thuận trước với thân nhân về những dấu hiệu để bên ra đón cũng như bên về thăm nhận ra nhau, cho chắc ăn, để phòng cái màn bắt tay hay ôm chào... lộn người. Chuyện này không biết có thật hay không, nhưng không hệ gì, điều quan trọng là quý vị đồng ý với tôi rằng, trong cuộc sống với đồng loại, con người cần nhiều dấu hiệu, mới có thể nhận biết ra nhau. Giả như ai ai cũng nước da một mầu, mặt mũi giống nhau, tóc tai cùng một “mốt”, ăn vận đồng phục... thì chắc chắn là loài người chúng ta sẽ thành điên hết, vì chẳng ai còn biết ai là ai.

Thiên Chúa cũng thế, trong công trình Cứu Rỗi hệ trọng, Người đã dùng đến dấu hiệu, bao nhiêu là dấu hiệu để giúp nhân trần nhận ra Đấng Cứ Thế. Như trong bài đọc một, chúng ta nghe tiên tri Ysaya, t,8 thế kỷ trước Chúa Cứu Thế, đã loan báo các dấu hiệu về Ngài như sau:

“Bấy giờ mắt kẻ mù sẽ mở, tai người điếc sẽ thông.

Bấy giờ què quặt sẽ nhảy nhót tợ hươu nai,

Lưỡi người câm sẽ reo hò niềm vui.

Nước sẽ phun lên trong sa mạc, khe suối tuôn chảy giữa vùng đất hoang vu.

Miền nóng bỏng biến thành ao hồ, đất khô cằn có mạch nước trào ra.”

Vậy phép lạ chẳng phải là để gây sự thán phục, hoan hô theo kiều trần đời, Thiên Chúa nào cần đến mấy chuyện đó, nhưng là phương thức để Người tỏ mình ra hoặc đúng hơn để con người nhận ra Người mà tin thờ, ngợi khen, phục vụ.

Trở lại thái độ của các tư tế, ký lục, biệt phái... phủ nhận các phép lạ của Đức Cứu Thế, chúng ta bây giờ khám phá ra một chuyện như sau là sở dĩ họ phủ nhận những phép lạ của Ngài vì trong lòng họ nhất quyết một mực không đón nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Chúng ta hẳn còn nhớ có lấn Đức Cứu Thế đã phải rời bỏ một thành nọ không thể làm phép lạ nơi đó vì nơi đ1o dân không có lòng tin. Nơi các tư tế ký lục biệt phái, chúng ta lại thấy thêmmột chuyện là chính vì họ không tin nơi Đức Cứu Thế nên họ cũng đã không thể chấp nhận các phép lạ của Ngài. Như thế, lòng tin là điều kiện căn bản để Thiên Chúa tỏ mình ra và cũng là điều kiện để một tâm hồn thấy được việc làm của Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi hay trong đời mình.

Thưa quý ông bà,

Các bạn thân mến,

Phép lạ, như Giáo hội định nghĩa, là một sự việc xảy ra một cách phi thường, không theo các định luật tự nhiên, xảy ra một cách mà khoa học không giải thích nổi. Nếu theo định nghĩa này thì tôi nghĩ ngay đến Đức Mẹ cũng không được hưởng nhờ phép lạ, hoặc rất ít. Mẹ chỉ được báo là bào thai nơi mình là Đấng Thánh, ngoài ra còn lại là lòng tin. Một phụ nữ trong hoàn cảnh Đức Mẹ nếu không itn thì chắc chắn đã thành điên rồ mất trí vô cùng tưởng. Thánh Giuse cũng thế, suốt đời có bao giờ được thấy hay hưởng nhờ phép lạ, Ngài phải làm lụng vất vả để nuôi gia đình. Cuộc đời các Ngài vắng bóng phép lạ, nhưng lại đầy tràn sự hiện diện của THiên Chúa. Và có biết bao người không đòi hỏi phép lạ mà cũng đã gặp được Thiên Chúa.

Thưa quý ông bà,

Các bạn thân mến,

Xin đừng nghĩ là tôi muốn chống đối lòng tin với phép lạ. Chẳng phải thế, trái lại tôi cầm chắc rằng nếu chúng ta càng gần Thiên Chúa bằng lòng tin sống động thì Ngài càng tỏ mình ra với chúng ta bằng muôn vàn cách, trong đó da91ng kể là những dấu lạ tuy nho nhỏ nhưng khiến lòng chúng ta vui rộn ràng, vui khôn ta. Trong khuôn khổ đảm trách nhj74ng buổi chầu Mình Thánh Chúa mỗi tối thứ sáu nơi họ đạochúng tôi ở, một lần kia, bữa đó là thứ sáu đầu tiên sau tuần thánh, tôi mở cửa nhà tạm ra nhưng không thấy Mình Thánh Chúa đâu cả, tôi đi “lục lọi” trong phòng áo và cuối cùng tìm ra nhưng vì không có đèn chầu được thắp lên (theo đòi hỏi của Giáo hội) làm dấu hiệu cho sự hiện diện của Mình Thánh, tôi không khỏi phân vân tự đặt câu hỏi đây là Mình Thánh Chúa hay chỉ là bánh thánh chưa được dâng hiến. Trong giờ chầu (thinh lặng), tôi có nói với Chúa: “Nếu không phải là Mình Chúa thì xin cho con được biết”. Hôm đó dũng là ngày chúng tôi để ra cái hộp xin tiền (để đóng góp vào phí tổn về điện trong họ đạo). Sau phiên chầu, khi đếm tiền thì ôi lạ thaycó một ai đó đã để vào một tờ giấy bạc kếch xù so vớ thông lệ, suốt mấy năm trời kể từ ngày khởi xướng giờ chầu và sau này cũng không hề thấy có xảy ra như vậy. Đối với tôi, tờ giấy bạc kếch xù mới toanhđó chính là dấu lạ Ngài đã dùng để vừa trấn an vừa thêm cho tôi lòng tin vào Mình Thánh Chúa.

Thưa quý ông bà

Các bạn thân mến,

Trong phép lạ chúng ta nghe chiều hôm nay, chúng ta thấy Đức Yêsu chữa người điếc-câm chẳng những cách kỳ tài mà còn cách kín đáo và rất mực thân mật. Tôi nghĩ nếu chúng ta mở lòng ra đón nhận Ngài cách chân tình thì Ngài cũng đối xử với chúng ta như thế, trong kín đáo và thân mật, để chữa trị chúng ta và biến hoá cuộc đời chúng ta thành một phép lạ, tức là một nơi Thiên Chúa tỏ mình ra. Amen

Mễ Duy

No comments: