Giáo hội công giáo và người công giáo việt nam
Trần Ngọc Tá
1. Giáo hội công giáo : chung mà riêng – riêng mà chung!
Anh chị thân mến ,
Trong thư trước, anh chị có đề nghị tôi viết cho Tin Nhà nói lên cãm nghĩ riêng tư của mình về Giáo hội công giáo hoàn vũ. Thú thật tôi hơi ái ngại lúc ban đầu. E rằng làm như thế sẽ có đụng cham hoặc hiểu lầm. Vì tính tôi hay nói thẳng, nói thật những điều mình nghĩ. Nhưng xét cho cùng, tôi thấy mình không nên có thái độ chùm chăn, tiêu cực. Trái lại, phải đóng góp đôi chút cho Giáo hội, dù chỉ vài ba ý kiến thô thiển. Thế là, trong tôi nảy ra cái ý định viết đôi ba hàng về điều mà tôi gọi là chung mà riêng/riêng mà chung, tức những điểm son của Giáo hội.
Từ lâu, tín hữu Công giáo vẫn quan niệm rằng Đạo của họ là đạo chung (công: chung, giáo: đạo), tôn giáo chung cho toàn thể nhân loại. Chữ chung trong cụm từ Công giáo xuất từ chữ catholicism bên tiếng Anh và catholicisme bên tiếng Pháp. Từ này, còn có lai lịch từ tiếng Hy Lạp gồm hai âm: kata có nghĩa là “chuyên chú về” và holos : toàn bộ hoặc chung cho tất cả. Ấy, là định nghĩa mà các nhà làm tự điển như The Australian Oxford Dictionary và The Macquarie Encylopedic Dictionary đưa ra. Nhà Oxford còn đưa thêm tính cách phổ cập của Đạo bằng một khẳng định: khi nói Công giáo người ta thường nói đến các tín đồ Thiên Chúa ở phương Tây. Sau đó, nhà
Xem thế, anh chị cũng như tôi thấy rằng, dù chỉ đề câp đến định nghĩa và danh xưng Công giáo thôi, đã có khác biệt về chính kiến cũng như cách thức điều hành của tổ chức tôn giáo lớn này. Bàn thêm, anh chị cho phép tôi liên tưởng đến lập trường của một linh mục chánh xứ họ đạo lẻ, thuộc miền Tây Sydney, Úc Châu nơi chúng tôi ở. Linh mục chánh xứ này, rất tự hào với tính cách “đại đồng” nơi Đạo của ông. Và, ông vẫn thường cầu nguyện chung với các tín hữu hiện diện trong thủ phủ nhỏ bé, nhưng có đến 159 sắc tộc khác nhau.
Là học giả rất khá nổi về Kinh thánh và Giáo hội học ở
Linh mục R. Gatt cũng như mọi tín hữu Công giáo, thường hay viện dẫn cảnh-tình của Giáo hội tiên khởi, làm bằng cho đặc tính chung của Đạo. Ấy, là lúc các tín đồ Công giáo, theo gương Đức Kitô, sống hòa hợp, yên vui .Vui, vì tất cả đều coi Giáo hội như gia đình rộng lớn có vị cha chung duy nhất làm đầu, gọi là Đức Giáo Hoàng. Tài sản của Giáo hội, là của cải chung, cho mọi người. Các tín hữu lao động theo sức lực mình bỏ ra, và hưởng thụ theo nhu cầu. Mọi thành viên trong Giáo hội, có bổn phận góp công góp sức xây dựng và bảo trì Giáo hội, như nhà chung của họ. Sự chung vui êm đềm ấy, nối tiếp từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, cho đến khi có tranh chấp về quyền lực, và cách quản trị. Và rồi, sau đó bất đồng về tín lý, thần học khó tránh khỏi. Mối nứt rạn và sự tách ly xảy đến với Giáo hội, từ ngày một số nhân vật chủ chốt trong Giáo hội phương Tây như Luther ở Đức, Calvin ở Thụy Sỹ, Vua Henrry VIII ở Anh, khởi xướng. Thế là, rạn nứt lan rộng sang nhiều nước trên thế giới.
Từ khi có rạn nứt, tính cách chung của Giáo hội đã mang một hình thức riêng biệt về tế tự, về quản trị tài sản cũng như quy cách điều hành hệ cấp trong Đạo. Tín hữu nào, đồng thuận với lối cai quản của Giáo hội nguyên thủy, sẽ ở lại với Giáo hội chung mà người ngoài cuộc gọi là Giáo hội Công giáo Lamã. Danh xưng ấy, vẫn lưu truyền cho đến ngày nay.
Thoạt nhìn, anh chị chắc thấy có khác biệt về quản trị cũng như sự hiểu biết về tín lý thần học, của mỗi Giáo hội. Nhưng xét cho cùng, ta vẫn thấy có cái gì chung trong tính cách riêng tư ấy. Ở đây, chung có nghĩa là cùng niềm tin, cùng chung một tâm tình, cùng hưởng một ân huệ, từ trên. Để giảm thiểu tính cách riêng tư kia, đồng thời nhân rộng đặc điểm chung ấy, giáo quyền đã tìm cách cho các Giáo hội xích lại gần nhau hơn nữa, hầu tạo dần mẫu số chung cho các tôn giáo, cùng thờ duy nhất một Đức Kitô. Và vị giáo chủ có công đẩy mạnh tiến trình này là Đức Gioan Phaolo Đệ Nhị. Anh chị chắc cũng thừa biết rằng: xưa nay chưa có vị Giáo chủ nào đi nhiều nơi, gặp nhiều người và bàn nhiều về việc hợp nhất Giáo hội bằng vị Giáo Hoàng xuất thân từ đất nước nằm ngoài Ý Đại Lợi này. Công khó gầy dựng tính cách chung của Đức Gioan Phaolo II, ít ai có thể chối cãi. Nhưng, dõi theo tin tức thời cuộc và báo/đài, chắc anh chị cũng nghe và biết, là: có nhiều bất đồng hoặc chỉ trích về cách thức cầm quyền mà người ta cho là độc đoán, thiếu uyển chuyển, của Giáo hội công giáo. Tỉ như, thể thức bầu Giáo Hoàng và nhiệm kỳ tại chức của ngài. Đây, cũng là đề tài mà nhiều người bàng quan thường hay bàn ra tán vào, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị mừng thọ 80 tuổi.
Nội, danh xưng Giáo Hoàng thôi cũng đủ nói lên phần nào thể chế pháp trị của Giáo hội Công giáo rồi. Hoàng, là vua. Giáo hoàng, là vua một đạo, một tôn giáo. Là, vua cai trị dân nước, thì thường không thể trị vì trong một thời gian nào đó hay một nhiệm kỳ ngắn ngủi thôi, mà là suốt đời. Nhưng, vua của Giáo hội Công giáo, từ lâu, vẫn là người được các thành viên trong Hồng Y Đoàn bầu lên, chứ không do lưu truyền dòng tộc; hoặc, do người cùng phe, cùng quốc tịch đưa lên. Nhìn từ góc cạnh nào đó, thì: khi được đề bạt làm đầu Giáo hội, vị Tổng Giám Mục Lamã đã thành người chung cho cả Giáo hội. Những gì là riêng và tư của Ngài trước đó (như tên cha mẹ đặt hoặc tài năng cá nhân chẳng hạn) tự khắc biến đi, nhường chỗ cho danh chung của một vị thánh nào đóm có kèm theo số thứ tự tỉ như: Gioan 21, 23; Phaolô Đệ Ngũ, Đệ Lc. Trường hợp Đức Giáo Hoàng của mình đây, Ngài lại được phép coi là cha chung thêm một lần nữa, để trở thành Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đấy, chung mà riêng, riêng mà chung là như thế.
Anh chị thân mến,
Tới đây, để chứng minh tính cách chung và riêng của Giáo hội Công giáo hoàn vũ một cách cụ thể, tôi nghĩ không gì bằng nêu ra đây, lối sống chung/tập thể của các tu hội hoặc dòng tu, làm thí dụ. Sự khác biệt về tính cách chung mà riêng/riêng mà chung giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội khác, là ở nơi đời sống tu trì. Nếu tôi không lầm, thì ngoại trừ Phật giáo Tây tạng và/hoặc tu hội Taizé của Tin lành Pháp quốc ra, trên thế giới ít thấy có ai tổ chức Giáo hội nào có cuộc sống chung mà riêng/riêng mà chung như các dòng/tuhội, bên Công giáo. Thành viên mỗi tu hội, trên thực tế, đều có đời sống chung, lao động chung, sử dụng tài sản chung của tu hội/hội dòng theo cách thức riêng rẽ của mỗi người. Về quyền hành, thoạt xem như có vẻ riêng tư, nhưng thật sự thì các tu hội/hội dòng không quan niệm quyền bính thuộc sỡ hữu riêng lẻ, nhưng lại như cơ cấu điều hành một nhóm người, để tiến tới mục đích chung cuộc, chỉ thế thôi. Chẳng thế mà, các vị Giáo Hoàng hoặc bề trên tu hội/dòng tu vẫn tự coi mình là bày tôi của các tôi tớ Chúa, chứ không như vua chúa ngoài đời.
Viết đến đây, tôi liên tưởng tới trường hợp riêng tư, có liên quan đến chung mà riêng/riêng mà chung của Giáo hội điạ phương, tôi cùng sống, trước đây. Năm ấy tuy mới chỉ 13, nhưng tôi và môt người bạn thân, tên Yuse Tiến Lộc, đã sinh hoạt chung với đoàn Hùng Tâm Dũng Chí, tại Nha Trang. Tiến Lộc và tôi, còn là hai chú giúp lễ thường nhật, tại nhà thờ chánh tòa Nha Trang. Mùa hè năm ấy, các cha thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế ra giảng Tuần Đại Phước, cho bổn đạo toàn tỉnh. Tôi nhớ bấy giờ, vì quá say mê với cái lý tưởng chung mà riêng/riêng mà chung của cuộc sống tu trì, như các cha Hoàng Yến, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Văn Cân, Nguyễn Thọ, mà cả hai chúng tôi đều tự nguyện gia nhập đệ tử viện, của Dòng. Tôi không rõ, hoàn cảnh của Tiến Lộc ra sao, nhưng lúc ấy gia đình tôi rất túng. Tôi mất cha năm lên 9, mẹ tôi già yếu, không đủ khả năng nuôi bảy anh chị em còn lại, bằng lợi tức quá nhỏ từ một sạp tạp hóa ở chợ Đầm, Nha Trang. Nên tôi cứ lo chức sắc Việt
Anh chị thân mến,
Qua hai mươi thế kỷ đối đầu với mọi đổi thay và thù địch ở cả trong lẫn ngoài, Giáo hội Công giáo vẫn cứ tồn tại và tiếp tục vươn mình, hướng về phía trước. Theo tôi, đây là ưu điểm lớn của Giáo hội. Đã đành, kẻ chống đối vẫn trưng ra đủ mọi điểm yếu của Giáo hội, nào là bảo thủ, cứng ngắc, nào là Giáo hội là đạo của người da trắng phương Tây, Giáo hội thiếu dân chủ, lỗi thời, không theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, vân vân và vân vân. Nhưng, theo tôi, Giáo hội chỉ có một nhược điểm duy nhất là quá thận trọng trước mọi đổi thay, của trần thế. Có vậy thôi.
Giáo hội, là xã hội của các tín hữu bằng xương bằng thịt, như tôi và anh chị, nghĩa là những người, bản chất rất yếu mềm và có giới hạn. Nên, vẫn còn mang nhiều khuyết điểm như thế. Đó là chuyện bình thường. Thành thử, cùng với anh chị và các tín hữu khác, tôi luôn tin tưởng vào Giáo hội của mình. Đồng thời hy vọng rằng: Giáo hội sẽ mãi mãi tồn tại. Mãi mãi giữ được nét vẻ riêng tư của mình, tức: tính cách chung, siêu việt kia. Lấy đó làm điểm tựa và mục tiêu nhắm tới cho mọi người trong cũng như ngoài Đạo, chắc chắn rồi Giáo hội sẽ thành công mai ngày với lý tưởng chung mà riêng/riêng mà chung ấy.
(với những suy tư của mùa chay năm 2000)
2. Công giáo việt nam: niềm tự hào dân tôi
Anh chị thân mến,
Đặc tính chung của Giáo hội Công giáo trên hoàn vũ đã được thể hiện nơi Giáo hội măng trẻ ở Việt
Việt
Bỏ qua một bên, các vấn đề về số lượng và thống kê, ở đây ta chỉ bàn đến bản chất và chất lượng của Đạo thôi. 6% hay 10% tuy là tỷ lệ nhỏ, nhưng đã có thời gian không lâu, Công giáo Việt nam không còn mang tính chung nữa. Và, đã là cớ vấp ngã cho nhiều người cả trong lẫn ngoài đạo. Dù, chỉ bao gồm số lượng nhỏ chừng dăm ba triệu người, sống trong môi trường mà chung quanh toàn những người theo đạo ông bà, hoặc thờ Phật. Vậy mà có người muốn biến đạo Công giáo nhỏ bé của mình, thành một thứ quốc giáo, hay đạo đảng. Vì thế, đã xảy ra tranh chấp giữa hai tôn giáo lớn ở miền
Anh chị thân mến,
Thời gian “không phải là mùa xuân của Giáo hội” ấy, nay đã qua. Ta hãy cho nó qua hẳn. Không nên để tính cách riêng tư gượng ép ấy, được phép quay trở về với quê hương bé nhỏ của mình, lần nào nữa. Trái lại, hãy cùng nhau hướng về tương lai, để cùng nhau gầy dựng mùa xuân mới, cho Cộng đoàn Công giáo Việt
Một lần nữa, để xác minh cho tính cách riêng mà chung của Giáo hội Công giáo, hôm 14/10/1999, giới chức thuộc Ủy ban Thư Ký, Tòa thánh, Đức ông Celestino Migliore đã phát biểu trước cử tọa gồm Giám đốc các Hiệp hội/Tổ chức Công giáo quốc gia họp tại Hoa Kỳ, rằng: bản chất của Tòa thánh luôn mang tính chất tôn giáo đại đồng và nhân đạo. Ông nhấn mạnh đến vai trò chính của Giáo hội Công giáo. Bằng cách thức nào đó, Giáo hội luôn tạo cho thế giới mình, một khuôn mặt nhân bản hơn. Giáo hội tìm cách bênh vực người công dân chân chính, nhất là trẻ em và những người đau yếu/bệnh tật hoặc những người không dính dự gì đến chiến tranh, hoặc đến các tranh chấp, ý thức hệ. Giáo hội không muốn can thiệp vào vấn đề chính trị. Chính trị ở đây, hiểu theo nghĩa dính dấp với những chuyện đảng phái hay công cụ của giới cầm quyền, nơi trần thế. Trái lại, Giáo hội xử sự theo cách thức gây ảnh hưởng hoặc hỗ trợ cho các thũ lãnh, các thể chế chính quyền, hầu giúp họ có được những lựa chọn thích hợp với lương tâm. Với chức năng con người, mỗi khi họ thực hiện vai trò chính trị.
Nói như trên, tôi không có ý ám chỉ đến các nhân vật trước đây lôi kéo Giáo hội dính dự quá nhiều vào các hoạt động riêng tư của mình, hoặc phe mình. Tuy nhiên, với tư cách là giáo dân Đạo Chúa, vẫn có quyền và có lý để tham gia mọi sinh hoạt chính trị. Với chủ đích làm cho chính quyền có thêm tính cách nhân bản và đại đồng.
Nói như thế, không có nghĩa bảo rằng: cộng đoàn Công giáo Việt
Anh chị thân mến,
Theo tôi, muốn dứt khoát hướng về tương lai, người Công giáo Việt
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi giáo dân đều có phận sự/trách nhiệm trong Hội đồng giáo xứ. Thành thử, người Công giáo Việt
Nói đến đây, có lẽ người Công giáo Việt bên qụê nhà, sẽ bỡ ngỡ lo âu về ngân sách gia đình cũng như các khoản tiền xuất túi v.v. Nhưng, nếu bảo rằng: toàn thể Giáo hội Công giáo đang nhằm mục tiêu hòa đồng tôn giáo trong những ngày sắp tới, thì thiết nghĩ, cũng nên bắt chước những điều hay thói tốt, của tôn giáo khác. Có một thói quen rất hay và đẹp, của một số Giáo phái Tin lành/Anh giáo, là tiếp tục và thường xuyên thực hiện điều mà Cựu Ước gọi là “đóng góp thập phân” (dime), tức gom góp10% lợi tức kiếm được, hoặc lãnh được (dù đó là tiền lương hay trợ cấp an sinh). Đóng góp cho quỹ tài chánh của Giáo hội, hay nhà xứ nơi mình ở. Đối với giáo dân Việt
Với các xứ đạo bên quê nhà, có lẽ đã và đang thực hiện phần nào mấy chuyện đóng góp như thế từ lâu; và, theo thể thức tùy hỷ rồi. Nếu đúng như thế, ta cứ tiếp tục. Nhưng, cố làm sao để khoản đóng góp của mỗi người, lên đến mức tối đa 10% mà thôi.
Đó là về tài chánh. Còn về cung cấp nhân sự cho công cuộc rao giảng Nước Trời, cũng nên đề nghị một vài hình thức đóng góp từ phía giáo dân. Tỉ như: vai trò thừa tác viên, giáo lý viên, giúp lễ/chầu Mình Thánh Chúa, hoặc như vai trò thầy sáu vĩnh viễn, vv. Có thế các xứ đạo hẻo lánh sẽ giải quyết được nạn thiếu vắng linh mục.
Nhìn qua Giáo hội bạn, tôi thấy một vài giáo phái Tin lành đang có chương trình huấn luyện thầy giảng hoặc phụ tá mục sư vv. Riêng giáo phái Mormon lại định ra thời kỳ tập huấn giảng thuyết cho các thanh niên hoàn tất bậc trung học. Hình ảnh cứ hai người một, mặc đồng phục quần đen, áo trắng rảo bộ khắp hang cùng/phố chợ chào đón, nói chuyện với người qua đường. Họ kêu gọi mọi người để tí chút thời giờ suy tư bàn bạc tại chỗ với các tín thư của Đức Chúa, qua Kinh thánh. Đây, có lẽ là hiện tượng đương đại. Có thể người Công giáo Việt không cần bắt chước các giáo phái ấy (vì nhiều lý do). Nhưng, đây cũng là trường hợp để anh em tín hữu Công giáo suy nghĩ. Đồng thời, có quyết tâm hành động cho công cuộc chung của Giáo hội..
Cuối cùng, theo hiển ý, nên có các suy tư và hành động thiết thực để xây dựng chung là Giáo hội. Đó cũng là điều mà các giáo dân Công giáo Việt nam nên thực hiện càng sớm càng tốt
(một chút suy tư nhân Phục sinh năm 2000)
3. Công giáo việt nam với nền dân chủ thật sự
Anh chị thân mến,
Tôi đã có dịp thưa chuyện cùng anh chị về tính cách chung và đại đồng của Giáo hội Công giáo, mà các tín đồ đã và đang vui hưởng. Người Công giáo Việt nam cũng nhận được hồng ân ấy, với tư cách là thành viên của Giáo hội. Nhưng khi về lại với tư cách là công dân đất nước mình, người Công giáo Việt lại biến thành thiểu số khác đạo. Từ đó, họ dễ có khuynh hướng tách riêng/cục bộ, trước các sinh hoạt của đất nước. Và thói quen không mấy tốt đẹp ấy, đã đưa đẩy người Công giáo đến các tình huống căng thẳng, mỗi khi họ cần có thái độ để đòi hỏi nền dân chủ, cho đất nước.
Đến đây, tôi đề nghị chúng ta bàn sơ về tính cách chung mà riêng/riêng mà chung của cụm từ đất nước dưới cái nhìn của người Công giáo Việt. Với người Công giáo Việt, ta không những phải dứt khoát với những gì là riêng tư/cục bộ mà còn phải chứng tỏ tính cách chung của Giáo hội, bằng các đóng góp thiết thực cho đất nước.
Ở trên, chúng ta đã thông qua phần nhận định về tính cách chung/phổ cập của Giáo hội, qua danh xưng “Công giáo” tức là Nhà chung. Đến đây, hãy nói về đất nước. Cụm từ này, tuy không có cùng một ý nghĩa rộng rãi như Công giáo, nhưng chắc chắn nó không thuộc đặc quyền, của riêng ai. Và người Công giáo Việt khi đã yêu và tôn trọng Nhà chung là Giáo hội rồi, đương nhiên cũng sẽ yêu tổ quốc, yêu đất nước của mình.
Vào thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ Cộng hòa sang độc đảng toàn trị, một số người Công giáo đã quá lo lắng sợ sệt, trước những đe dọa đủ loại, đến với họ. Nên, họ đành phải để tên trong nhóm mà người ta quen gọi là nhóm “Công giáo yêu nước”. Nay, thời kỳ ấy đã qua. Và người Công giáo Việt đã trưởng thành về nhiều mặt. Thiết tưởng, đã đến lúc nghĩ đến bổn phận phải tiếp tay với tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Đành rằng, với tư cách là công dân, tín đồ thuộc mọi tôn giáo đều có bổn phận hợp tác cho tiến trình này. Nhưng, là thành viên của Giáo hội chung toàn cầu, người Công giáo Việt có lý do và uy thế, để đẩy nhanh tiến trình ấy. Phải công nhận rằng: lâu nay, trong suốt hơn phần tư thế kỷ, đa số giáo dân Công giáo Việt Nam đã có thái độ “im lặng dễ sợ” trước sức mạnh bạo tàn của guồng máy độc tài, đảng trị. Thành thử, cả một dân tộc đều thiệt thòi. Nay, không còn thời gian để chần chừ nữa. Phải có quyết tâm tái tạo nền dân chủ khẩn thiết, cho đất nước đang vẫy gọi.
Có một điều cần xác minh ngay ở đây, là khi nói đến vai trò tái tạo dân chủ, chúng ta không có ý lập đi lập lại sáo ngữ mà người dân bị nhồi nhét quá nhiều, trong suốt chiều dài phần tư thế kỹ. Đại để như, những cụm từ lờn tai: “Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ!” Và, vì là sáo ngữ (tức là thứ ngôn ngữ của loài sáo), nên cụm từ ấy, đặc sệt những ý nghĩa khách sáo, thuộc lòng. Và, đặc tánh của loài chim sáo thường hay nhại lại các cụm từ được nhét nhồi, đến thuộc lòng. Để rồi, khi xuất khỏi cửa miệng, với lưỡi lòng đã bị lột, cụm từ sáo ngữ kia trở thành những câu nhại ngược ngạo như: “chủ làm dân nhăn, lý quản nước nhà, đạo lãnh đảng!”
Vâng, “đạo lãnh đảng” không phải chỉ là lãnh nhận mọi trọng trách mà đảng chừa lại, mà là lãnh đủ những gì thối tha, nát bét, mà đảng không hoàn tất nổi trong quá trình dân chủ hóa đất nước. Thành thử, muốn có một nền dân chủ thật sự, người Công giáo Việt nên rút kinh nghiệm của người đi trước. Né tránh mọi thái độ “chủ dân”, mà lâu nay người ta thường sơn phết bằng các cụm từ đao to búa lớn: cửa quyền, hà hiếp dân đen, tham ô, đảng trị… Thay vào đó, thực sự tái tục thứ tự do và quyền lợi căn bản mà Quyền Năng trên Trời đã ban cho mọi người dưới thế. Bởi, có đề cao dân chủ mà vẫn không phát huy được tự do, thì dân chủ ấy chỉ là dân chủ què, dân chủ quặt, mà thôi. Nói khác đi, dân chủ là chuyện cốt thiết, nhưng Tự do phải là ưu tiên hàng đầu.
Anh chị thân mến,
Nói đến tái tục tự do, tôi nhớ nhiều đến kinh nghiệm của một số đồng hương, người anh em tôi, ở Úc. Vốn thuộc cộng đồng người Việt tự do sống ở Úc, anh chị em đồng hương của tôi, đã ra sức vận động và vận động rất thành công, bằng những phương tiện cũng như cách thức riêng/chung của mình để bà con bị giam giữ lâu ngày trong trại cấm Hồng kông, Thái Lan, Phi Luật Tân được trả tự do và định cư tại nước thứ ba. Tình cảnh mất tự do tại một số trại thật oan ức, khiến một số đồng bào không chịu nổi đã nhịn đói, biểu tình chống đối. Thậm chí có người mổ bụng tự sát. Hy sinh mạng sống riêng mình, cho quyền lợi chung của người còn lại. Cho mọi người được hưởng thứ tự do mà họ mong muốn.
Trong số đồng bào chịu thân phận hẩm hiu ấy có 11 thuyền nhân người Việt từ Nam Dương dùng thuyền nhập cư đất Úc. Một lần nữa, nhóm người bị gọi là “thuyền nhân lang thang” đã để mất tự do và lại bị giam cầm trong trại cấm Hedland, miền Tây nước Úc suốt năm bẩy năm trường. Ít lâu sau đó, họ dược chuyển về trại đóng kín ở Villawood,
Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc, đặc biệt là Ủy ban Yểm trợ Tị nạn
Xem như thế, người Việt Công giáo khắp nơi đã có kinh nghiệm nâng đỡ đồng bào của mình. Nay, ta nên tiếp tục công cuộc tranh đấu ấy. Lần này, ta cũng đòi trả lại tự do nhưng không chỉ đòi cho các thuyền nhân bị nhồi nhét tại trại cấm, mà cho toàn thể đồng bào mình, đang bị nhét nhồi tại trại giam to lớn hơn. Thứ nhà tù vĩ đại hình chữ S, thân thương.
Tuy nhiên, cũng cần nhận định thêm, là: trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, không thể tái tục được tự do khi đất nước chưa đạt được thể chế chính trị căn bản: Thể chế đa nguyên, đa đảng. Thành thử, bổn phận trước mắt của người công giáo việt, theo tôi, là bằng mọi cách tái tạo cho bằng được một nền dân chủ pháp trị. Hầu nước mình có được hệ thống đa đảng như các nước tự do dân chủ thật sự khác.
Anh chị thân mến,
Muốn làm việc này cho có kết quả, tôi nghĩ, mình phải rời bỏ vỏ sò hoặc tháp ngà không tưởng. Lập tức ra tay ngay. Vận động bằng bất cứ hình thức nào thích hợp hơn cả để chuẩn bị cho một nước Việt không còn cái chế độ độc tài toàn trị kia nữa. Cho đến ngày tươi đẹp ấy, thân chúc anh chị và bạn bè những tháng ngày phấn khởi. Đừng để mất đi niềm hy vọng cần có.
(những ngày đẹp trời cuối tháng 5 năm 2000).
4. Người Công giáo Việt và câu chuyện hòa đồng:
Anh chị thân mến,
Tôi rất hân hạnh được tiếp tục bàn chuyện với anh chị về người Công giáo Việt trước hiện tình đất nước. Hẳn anh chị đã phần nào đồng ý với tôi ở trên, về tư thế của người Công giáo Việt, trong cộng đồng dân tộc hiện giờ.
Nay, có thêm một yếu tố khác nữa là: một mai khi chế độ độc tài đảng trị đã mai một đi rồi, người Công giáo Việt làm được những gì, để thực hiện tính cách chung cho đất nước của mình. Cho việc hòa đồng với mọi thành phần dân tộc. Thành phần ấy, có thể là người cùng một tôn giáo, nhưng khác giáo phái. Cũng có thể là người khác tín ngưỡng, khác chánh kiến; nhưng cùng sống trong cung lòng đất nước của mình, hiện nay.
Theo thiển ý, thái độ đầu tiên mà người Công giáo Việt phải có là: tính cởi mở. Cởi mở ở đây, có là nghĩa chấp nhận tính cá biệt của tôn giáo bạn. Chấp nhận ý kiến nghịch thường của đảng phái đối lập. Chấp nhận tư tưởng của những người đứng ở phía bên kia con đường chánh kiến. Anh chị chắc thừa biết rằng: có thời kỳ người Công giáo Việt
Mới đây, chúng ta rất vui mừng khi thấy bên nhà đang có những vận động chung kêu gọi trả lại tự do tôn giáo cho người dân hành đạo. Lời Kêu Gọi này, đã được đại diện của 4 tôn giáo lớn ở Việt
Kế đến, là những đức tính, mà theo tôi, ta cũng cần phải có, để tạo sự chung sống hòa bình với người khác đạo. Một trong các đức tính ấy, là: tôn trọng ý kiến của người khác phe phái. Dù nhiều lúc, mình chẳng đồng ý với lập trường cũng như cách cư xử, của người khác. Nhưng, vẫn cứ tôn trọng người ấy. Bỡi lẽ, ý kiến của người khác đạo, khác chánh kiến đôi khi lại khách quan và chính xác hơn ý kiến của mình.
Ở xứ tự do dân chủ, ý kiến của người khác phái, khác sắc tộc, mình còn phải tôn trọng, huống hồ là lập trường khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu tôi không lầm, thì người Pháp cũng có quan niệm: cuộc sống càng đa dạng bao nhiêu thì đời càng đẹp bấy nhiêu. Tôi thường tự bảo với mình rằng, nếu đất nước mình mà lại duy nhất chỉ có một đạo mà thôi, thì cuộc đời người dân chắc buồn tẻ lắm. Và khi ấy, sẽ có nhiều chuyện rối rắm xảy ra. Nhiều bức bách đàn áp hơn hồi thập niên 60, 70.
Thứ đến, khi đã biết cởi mở và kính trọng ý kiến của người khác rồi, chúng ta sẽ dễ dàng lắng nghe họ. Chúng ta sẽ chia sẻ trọng trách với họ. Bởi khi chia sẻ, chúng ta tỏ ra không định kiến. Không cãi vã. Không tranh tụng. Nhưng khoan dung và độ lượng. Khoan dung, để đi đến mục tiêu chung là hòa đồng, hòa hợp. Hòa hợp cho cuộc sống đạo giữa đời, thêm đa dạng. Thêm mầu sắc. Thêm tình thương.
Dĩ nhiên là các thái độ ấy đều mang tính tích cực. Nhưng, để biểu tỏ lòng hăng say tích cực hơn nữa, người Công giáo Việt phải nâng đỡ, và hỗ trợ nhau. Nâng đỡ, trong công tác. Hỗ trợ, khi dấy lên bất cứ phong trào nào, có lợi chung cho toàn thể cộng đồng dân tộc. Trên thực tế, có rất nhiều cơ hội để người Công giáo Việt
Đi từ những kinh nghiệm đẹp ấy, ta hãy cứ tiếp tục thực hiện các điều tích cực và tốt đẹp ấy. Chắc chắn rồi ra ánh sáng huy hoàng của việc hòa đồng dân tộc sẽ ló rạng nơi chân trời Biển Đông. Thứ ánh sáng, mà mọi người Việt ở trong cũng như ngoài nước, Công giáo hay không Công giáo, tất cả đều đang mong đợi. Và ánh sáng ấy đã ló rạng. Và ngày đẹp trời ấy, đã khởi đầu.
(những ngày chan hòa ánh sáng phục sinh 2000)
5. Công giáo việt nam và công việc ưu tiên
Anh chị thân mến,
Bước vào thế kỷ 21, người ta nói nhiều đến kế hoạch kinh tế thời hậu Cộng sản. Đã đành, các kế hoạch ấy đều được giới hữu trách nghĩ đến và chuẩn bị thực hiện. Nhưng có một vấn đề cần đặt là người Công giáo Việt hải ngoại cần làm gì để phục vụ Quê hương và Giáo hội mai ngày khi sắp đến thời kỳ ấy.
Vẫn biết rẳng, một số người việt bỏ nước ra đi không phải để chốn chạy Cộng sản. Cũng Chẳng phải để tu nghiệp hay hấp thụ kỹ thuật mới, từ các nước tiên tiến, để rồi hy vọng mai này trở về xây dựng đất nước. Có người ra đi chỉ để tìm lấy cho mình một cuộc sống thoải mái. Tránh né những gì là gò ép, ràng buộc. Tuy nhiên đã là người Việt thì dù sinh ở đâu, sống nơi nào, chúng ta vẫn không thể chối bỏ được thân phận da vàng mũi tẹt của mình. Nhất chứ, chúng mình lại là người công giáo. Những người để ý đến tính cách chung của mầu cờ sắc áo, đến đặc điểm chung của đạo giáo mình theo. Tốt hơn, ta hãy có hành động tích cực cho công việc chung của đất nước và Giáo hội. Cổ nhân có câu: nếu không hạ được địch thủ của mình thì tốt hơn hết hãy tham gia hợp tác với họ.
Thành thử theo thiển ý, người Công giáo Việt nam hải ngoại, trước tiên cần tham gia tích cực vào chuyện chung. Tham gia các sinh hoạt ở ngoài nước trước đã. Kế đến, tham gia các hoạt động thực tiễn bên nhà.
Về sinh hoạt của cộng đoàn Công giáo hải ngoại, tôi nghĩ mình nên đoàn kết để nâng đỡ nhau. Đoàn kết để tồn tại. Đoàn kết không phải bằng môi miệng hoặc chỉ bằng tinh thần thuần túy. Nhưng hiện thực sự đoàn kết ấy bằng hành động cụ thể. Hành dộng khi có yêu cầu. Hành động qua những công tác yểm trợ mỗi khi có dịp. Hành động trực tiếp hay gián tiếp, bất kể.
Sống ở nước ngoài, Người Việt Tự Do thường có các buổi sinh hoạt truyền thống văn hóa/xã hội bên trong cộng đổng các lễ hội dân tộc như: Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ, ngây truyền thống vv, Người Việt Tự Do vẫn tổ chức rầm rộ. Tổ chức với nhau, cho nhau. Tổ chức cho sắc tộc bạn chung vui với mình. Người công giáo việt thường yểm trợ các hoạt động ấy bằng công sức hoặc tiền bạc để các phong trào mãi mãi tồn tại. Ví dụ điển hình về sinh hoạt cộng đồng thì rất nhiều. Không thể kể ra hết ở đây. Nhưng, vừa qua có một hoạt động của giới trẻ/sinh viên người việt tại Sydney/Canberra nhân 25 năm kỷ niệm ngày mất nước. Một sinh hoạt đã được đồng hương hoan nghênh hết mình.
Đoàn kết không chỉ với người đồng đạo, đồng cảnh. Nhưng cả với anh chị em bên quê nhà bằng những tấm lòng đùm bọc. Bằng sự cảm thông thương xót của người xa quê, vắng nhà. Khi bày tỏ sự đoàn kết đùm bọc, người công giáo việt đã tạo cho cộng đoàn mình một hình ảnh đẹp và cần thiết. Hình ảnh ấy còn là đòi hỏi đích thực của Đạo. Và khi hình ảnh của cộng đồng người Việt hải ngoại đã trở nên tốt đẹp và mạnh đủ, thì tiếng nói cũng như vị thế của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn lên chính trị của đất nước. Và người bản xứ cũng bắt đầu kính nể. Có rất nhiều dịp trong đó các cơ quan chính quyền tiểu bang cũng như Liên bang đề cao và tán dương tinh thần đoàn kết và đùm bọc của đồng bào ta ở hải ngoại. Đăc biệt là những dịp cộng đồng sắc tộc chúng ta phát động chương trình lạc quyên gây quỹ giúp nạn nhân bão lụt tại quê nhà đã đành. Còn giúp cả nạn nhân thiên tai ở Thổ Nhĩ Kì. Giúp các bệnh viện nhi đồng như Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne, bệnh viện Nhi đồng Westmead, Sydney vv. Tất cả đều là sinh hoạt trọng điểm của đồng bào mình ở Úc đáng được đề cao nhân rộng.
Từ tinh thần đoàn kết đùm bọc ấy, người việt công giáo hải ngoại đã bước những bước tích cực nhằm phục vụ quê hương và Giáo hội. Cần bằng chứng cụ thể ư? Hãy xét các sinh hoạt của Hội Chuyên gia Việt
Đối với Giáo hội Việt
Riêng ở Úc, các phong trào và nhân vật nổi tiếng trong giới công giáo như The Overseas Aid Fun For The Education of Children in Vietnam Inc., The Asia Education Foundation, Sr Patrica là những gương mặt điển hình đáng khích lệ người Việt Tự do tại Úc. Những ai không thể hoạt động chính thức hoặc tích cực như các vị trên, vẫn có thề biểu lộ sự đoàn kết và đùm bọc bằng những hợp tác thiết thực. Hợp tác, qua đóng góp ý kiến, công sức, cũng như tiền bạc. Hoặc, ít nhất bằng lời cầu nguyện. Bằng việc góp chữ ký đạt để thỉnh nguyện thư vv…
Tóm lại, bẳng bất cứ hình thức nào thích hợp, người công giáo việt nam hải ngoại nên hợp tác tích cực và cụ thể với các chương trình thiện nguyện khác nhau. Để rồi, qua tinh thần hợp tác tích cực ấy, người ngoài cuộc sẽ nhận ra rằng: đặc điểm của Đạo mình, chính là riêng mà chung/chung mà riêng. Đúng như ý nghĩa của cụm từ Công giáo mà chúng ta vẫn tự hào.
Rất mong rằng, mấy ý kiến ghi trên sẽ không là những đòi hỏi quá đáng, khó thực hiện.
(những thỉnh ý nhân lễ Chúa về Trời năm 2000)
No comments:
Post a Comment