Monday, 21 October 2019

Gm John Spong : (Bài 17) Chương 7: Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực (tiếp theo)



Khi cuộc tranh-luận nổi đình đám trong Giáo-hội về chuyện thay đổi mẫu-mực giới-tính để rồi trở-thành cuộc cãi-tranh về cung-cách thực-hiện, khiến ta phải sử-dụng Kinh thánh mỗi khi định-vị giới-tính. Tôi có cảm-giác cũng khá lạ khi nghĩ đến cuộc sống của tôi lâu nay diễn-tiến là để chuẩn-bị cho giờ phút này, mà thôi.

Thật ra, Kinh-thánh không từ trời rơi xuống mang trong mình trọn vẹn giòng chảy đương-điệu. Điều này chừng như quá rõ ràng, vì người sử-dụng Kinh-thánh lâu nay thường vẫn hiểu như thế. Thành thử, bước đầu cần có để đả-thông chuyện này, là: ta nên khai-thác tầm-kích lịch-sử xảy ra ngay trước đó, tức: nhìn sự việc tiến-triển trước khi nó thành-tựu ở thánh kinh, rồi từ đó tách-bạch nó ra và khai-thác tài-liệu trải-dài mãi ở phía sau.

Truyền-thống dẫn vào sách Torah, là: 5 đầu sách của Kinh thánh Do-thái, trong đó cuốn số 4 là sử-liệu ghi chép đầy-đủ mọi dữ-kiện. Mỗi cuốn đây, đều mang tính ‘độc-nhất vô nhị’ diễn-bày giá-trị thời-gian và nơi chốn khi xảy ra sự việc, đồng thời nó cũng phản-ánh thực-tại xã-hội, chính-trị và kinh-tế từng tạo ra những thứ như thế.

Trích sách Torah mà không tinh-thông mọi khác-biệt ở văn-bản đầu đời, tức là: ta chỉ đoán chừng những câu thơ, giòng chữ viết tháp-nhập vào trong đó trước/sau niên-biểu 1800 theo cách khách-quan, đồng điệu. Giả như sự việc chỉ đơn-điệu có thế thôi, hẳn ta cũng hơi ngây thơ, sơ-xuất cả sự thật ẩn- tàng trong đó.

Truyền thống Do-thái-giáo đi vào Đạo-giáo qua sự việc Đức Giavê yêu cầu ông Abraham bỏ thành Ur, Canđê ra đi mà thành-lập dân-tộc cá-biệt do Chúa chọn. (Khởi nguyên 12). Abraham đây, là cá-thể mờ-nhạt từng sống trong giai-đoạn lịch-sử của đất nước trước hoặc sau thiên-niên-kỷ 1800 trước Công nguyên không cổ xưa cho lắm, nhưng tương-đối cũng mới mẻ và hiện-đại.

Truyện kể về niềm tin ở đây đã diễn lại hai sự-kiện đáng kể, khiến ta định-vị mọi sự việc. Trước nhất, câu truyện ở đây rất mới mẻ đề-cập sự việc ông Abraham xử-trí Isaác, tức: câu truyện kể về niềm tin chưa dứt-đoạn mãi đến năm 920 trước Công nguyên, mới thành-toàn. Thứ hai là, truyện kể đây chỉ mới xuất-hiện vào niên-biểu khoảng 900 năm sau khi dân-gian mọi người cứ cho rằng tổ-phụ Abraham của ta từng sống ở thời đó, cũng rất lâu. Điều này, có nghĩa: truyện kể về ông Abraham được chúng-dân truyền miệng cho nhau nghe theo cung-cách dân-gian thời tiền-sử, thôi                   

Cũng có thể, câu chuyện truyền-khẩu đây được thể-hiện quanh lán/trại có lửa cháy bừng bừng lan từ đời cha ông đến đời con cháu, dọc suốt chiều dài hơn 25 thế-hệ. Truyện đây, còn được vẽ voi thêm đậm màu cổ-tích được dân-gian lưu-trữ trong bộ nhớ suốt quãng đời bộc-bạch. Chính ngang qua lề lối truyền-khẩu này, mà dân-con mọi người lại hiểu mọi việc theo nghĩa đen, rất từng chữ.

Đậm-đà hơn cả, là: câu truyện có tích tưồng đầy kịch-tính như việc tổ-phụ Abraham quyết rat ay hy-sinh người con duy-nhất của mình là chàng trai trẻ Isaác để làm đẹp lòng Chúa. Hoặc, câu truyện ghen-tương giữa hai vị nữ-lưu là SaraHaga, rồi đến mối tương-quan giữa Tổ-phụ Abraham và truyện ông Lot, cũng đều thế!

Điều thứ hai đáng ta quan-tâm hơn cả, là: năm tháng ngày giờ định-vị tích truyện Abraham coi như đã thực-sự xảy đến trong lịch-sử của Do-thái-giáo để rồi tác-giả định-vị niềm tin dân-gian qua tháng ngày kéo dài không hơn 4 ngàn năm văn-hóa, như mọi người vẫn hiểu.

Thoạt vào lúc dân-gian mọi người suy-định về thực-chất hành-tinh ta đang sống cũng kéo dài khoảng chừng 4 hoặc 5 tỷ năm, thôi. Và, hiện nay dân-gian mọi người vẫn minh-định sự sống con người xuất-hiện trên hành tinh nhỏ bé này có xảy ra cũng chừng một đến hai tỷ năm là cùng. Và, niềm tin con người bắt đầu từ 1800 năm trước Công nguyên, tức: cũng mới đây thôi.

Giả như chuyện niềm tin con người được hiểu theo nghĩa đen rất từng chữ, thêm một việc nữa là:  bỏ sang một bên ý-định và kế-hoạch đầy sai-quấy của Hóa Công, ắt hẳn dân-gian mọi người sẽ tự hỏi: sao Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân-hậu như thế, lại đang tâm để cho con người ở mãi trong tình-trạng ngu-muội/tồi-tệ đến 99.9% trong tổng số thời-gian họ sống trên hành-tinh này?

Cũng thế, dân-gian mọi người vẫn tìm-tòi lời đáp-trả cho câu hỏi: sao Giavê Thiên Chúa, Đấng  thấu suốt mọi việc lại cứ để những “sai lầm tệ hại” xảy ra như thế? Và, Ngài lại cho phép tôn-giáo “ngoài Đạo Chúa” thời xưa cổ cứ triển-nở trên hành-tinh nhỏ này?

Trong khi các tôn-giáo cổ khác, như: Phật-giáo và Ấn-giáo gồm nhiều thành-viên hơn Đạo Chúa vẫn không ngừng phát-triển trên địa cầu bé nhỏ này đến độ có người còn tự hào cho rằng: Đạo của mình mới là “Chính-giáo” nắm trọn chân-lý rất đành rành. Thành thử, từ những suy-tư ban đầu ra như thế, nên quyền-uy sức mạnh của Đạo-giáo độc-quyền sản-sinh ra mọi thể-loại an-ninh/an-toàn mà Sách thánh vẫn cứ bảo: Đạo-giáo của ta đang lao vào chốn thâm sâu cùng cốc của biển/hồ, thôi.

Cả khi ta tập-trung các tài-liệu đầu đời thành văn-bản chính-thức đan-xen với Thánh Kinh, thì mọi hiểu biết này/khác cần xét lại cho kỹ lưỡng. Nguồn mạch chính-qui ban đầu tạo chất-liệu cho nền-tảng Kinh thánh khi xưa lại cho rằng: trình-thuật đầu đời xuất tự Giavê Đức Chúa, bởi mọi trình-thuật khi ấy đều qui về Chúa qua danh-thánh Đức Giavê. Và, các bản văn này còn được chế-biến/xuất xưởng tại vương-quốc ở miền Nam Giuđa. Hơn nữa, thủ-đô Giêrusalem của Giuđa là kinh-thành thánh-thiêng trong đó thể-chế hoàng-tộc Đavít đã chế-ngự mọi sự và mọi việc đều tùy thuộc vào đó.

Trình-thuật xuất tự Giavê Thiên-Chúa, được coi là sử-liệu của hoàng-tộc được viết ra là để phục-vụ quyền-uy sức mạnh truyền-thống theo cấp độ riêng biệt. Hệ-thống quyền-uy/sức mạnh đây, diễn-tả Thiên-Chúa là Đấng duy nhất mặc-khải mọi sự qua việc liên-hệ với các lãnh-tụ do Ngài chọn đã xức-dầu. Tổ phụ Môsê, một công-cụ chính-trị của Thiên-Chúa và ông Aarôn, người em của ông, được định-vị theo cách thánh-thiêng chuyên việc lãnh-đạo hàng tư-tế chốn cao sang.

Đại-diện cho Thiên-Chúa, các lãnh-đạo có trọng-trách làm trung-gian hoá-giải mọi yêu-cầu và lời mời từ Chúa gửi đến dân-con mọi người để họ gia-nhập vào giao-ước này, chứ riêng Giavê Thiên Chúa không truyền-đạt hoặc giao-dịch trực-tiếp với dân thường ở bên dưới. Giavê chỉ chuyện trò với chúng-dân qua tổ-phụ Môsê và ông Aaron thôi, để rồi chỉ riêng Môsê mới được phép trực-tiếp liên-hệ với Ngài, thôi.

Lãnh-đạo tư-tế trong lịch-sử Do-thái-giáo thời bấy giờ, là đấng bậc xuất tự lãnh-tụ chính-trị và các nhà lãnh-đạo chính-trị lại xuất thẳng tự Thiên Chúa, mà thôi. Giả như ông Aarôn khai-phá ra thế-đứng của chính mình nơi hàng tư-tế là nhận-vật thứ yếu, đúng vào thời-điểm chúng dân rủ nhau tôn-thờ bò vàng quỉ quái (Khời Nguyên 32) thì ông sẽ lại kiếm tìm các lãnh-đạo khác hầu lập mưu chống lại tổ-phụ Môsê ngay thôi (Dân số 12).

Các sử-gia dưới triều vua Đavít là những người viết ra trình-thuật Giavê, đã nắm chắc rằng: không có quyền-bính đối địch nào dám chống lại quyền-uy sức mạnh do Chúa tuyển vị lãnh-đạo chính-trị theo phương-cách ấy. Lập nhóm phản-chống nhà vua hoặc ai khác trong hoàng-tộc, tức là: mưu-toan chống Chúa rồi.

Quả thật, chúng dân ai muốn gia-nhập tương-quan giao-ước với Chúa, thì họ chỉ có thể làm được việc này bằng cách trở-thành thành-phần dân nước, qua đó Chúa thiết-lập khế-ước với các lãnh-đạo thống-lĩnh dân nước ấy. Muốn gần cận Thiên-Chúa để sẻ-san mặc-khải đích-thực của Ngài, việc này đòi dân-gian mọi người kết-hợp với hệ-cấp thánh-thiêng đã thiết-lập, từ đó Thiên Chúa mới kéo họ gần với dân con của Ngài.

Quan-điểm này, được sử-dụng suốt nhiều thế-kỷ, sau này lại củng-cố lập-trường của ông Phaolô chống-báng các nhóm phản-loạn (Rôma 13), nhằm hỗ-trợ cho thể-chế quân-chủ và dựng xây các giáo-hội khác theo hệ-cấp tương-tự như Công giáo, xét tổng thể. Theo hệ thần-học này, thì Thiên Chúa chuyện trò với dân-gian mọi người, Ngài chỉ làm thế ngang qua đấng bậc được tấn phong, cách riêng Đức Giáo Hoàng của Công giáo La Mã, thôi.

Phe nhóm phản-loạn, các đoàn cách-mạng hoặc phong-trào cải-tân này/khác đều đơn giản là việc làm sai quấy nếu Chúa định-vị với giới cầm quyền. Đó là quan-điểm của Giêrusalem như đã diễn-tả ở tài-liệu xuất-hiện trước khi có Thánh kinh. Trình-thuật của nhóm/đoàn theo phò Đức Giavê, còn gọi là Thi Sử của Do-thái-giáo, là khuynh-hướng đầu đời tạo chất-liệu cho các thời-kỳ trước Thánh kinh.

Trình-thuật thứ hai, lại đã đẩy lùi năm tháng ngày giờ ở Kinh thánh khi xưa với danh-xưng là Tài-liệu của nhóm Êlôhít, bởi nó qui về Chúa dưới tên gọi là Êlôhim. Thông thường, thì thời-điểm định-vị ở đây xuất-hiện quanh thập-kỷ 750 trước Công-nguyên vốn được tác-tạo như lịch-sử thánh của Israel ở vương-quốc nằm về phía Bắc quanh thủ-phủ Samaria.

Vương-quốc phía Bắc tách khỏi Giuđa khi dân-gian vùng này thành-công trong việc nổi lên chống-báng hoàng-gia Đavít vào những tháng ngày cuối thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Giêrôbôam, tên tuổi chói-ngời của vị thủ-lãnh đám binh-bị lại đã yêu cầu vị vua trẻ Rêhôbôam là cháu nội của Đavit thành thân với Bátsêba là: hãy tra tay canh-cải đất nước (1Vua 12: 3-5). Chờ mãi đến khi biết được là cuộc cải-tân này không hề xảy đến, thì chính ông lại dẫn-dắt cuộc tổng nổi-loạn vốn kết-thúc bằng việc chia cắt vương-quốc này thành đất nước Israel ở phía Bắc và nước Giuđa ở mạn Nam.               

Giêrôbôam được tôn làm vua ở vương-quốc phía Bắc. Và, vào thời các vị khởi công xây dựng thủ-phủ Samaria, nơi này lại đã trở-thành thủ-phủ mới đối đầu với Giêrusalem (1Vua 16: 24).

Kế đến, vua Giêrôbôam được chúng-dân tạo thêm sức mạnh cho ông để thách-thức quyền-uy thế-lực được thẩm-quyền hoàng-gia tác tạo theo cách thánh-thiêng. Thế nên, ở mạn Bắc vương quốc này, hoàng-tộc cũng không được thiết-lập theo cách thánh thiêng; không một đền thờ nào được xây dựng cận kề khu cung-điện mà mọi người coi đó như biểu-trưng chứng tỏ sự hiện diện của Thiên-Chúa ở đó.

Bởi, chúng dân đã chọn lựa và tang-lực cho đức vua, nên ông đã trở-thành quốc-vương theo hiến-pháp, tức đấng bậc vừa lòng dân luôn có nguy-cơ bị lật đổ. Công tác của vua cha an-toàn ở mạn Bắc vương-quốc chẳng bao giờ mang tính cao cả và giòng dõi hoàng-tộc không mấy phát-triển cách an-toàn.

Giòng sử-liệu của vương quốc ở mạn Bắc đã trổi-bật từ kinh-nghiệm này; rồi từ đó mới đâm chồi triển-nở một số giá-trị mới về xã-hội và cũng thay đổi nhiều bản văn do các vị từng chủ-trương phục-tùng Đức Giavê kiến tạo mà thành. Dân con mọi người, nay nhớ lại các sự-kiện xảy ra trên núi Si-nai theo cách khác với những gì được dân-gian mọi người sống ở xứ miền Giuđa hồi-tưởng lại. Người chủ-trương tôn-sùng Đấng Êlôhim tin tưởng rằng Thiên-Chúa đã lập giao-ước với toàn-bộ đất nước chứ không chỉ với nhóm lãnh-đạo mà thôi.           

Khi ấy, dân con mọi người đã chọn ông Môsê và ông Aarôn làm đại diện cho họ trước mặt Thiên Chúa. Kể từ đó, các lãnh-tụ mới có được quyền-uy sức mạnh từ chúng dân, chứ không do Thiên Chúa phú ban. Còn, các đấng bậc được phú ban quyền-uy thế-lực lại cũng dễ dàng trở-thành những kẻ bị truất-phế mất đi mọi quyền-uy sức mạnh đã phú ban. Cuộc nổi-loạn chống lại các lãnh-tụ không được hiểu là hành-động chống lại Thiên Chúa. Truyền-thống Êlôhim không chỉ là nguồn mạch tạo tiến-trình dân-chủ vốn dĩ là quyền-uy/sức mạnh phú-ban cho người dân đi bầu nhưng còn là ý nghĩa của thuyết tập-đoàn Thệ-Phản.

Đây là khởi-đầu rất sớm của ngành “tư-tế với kẻ tin”, một truyền-thống vốn chối bỏ mọi quyết-định cũng như tuyên-bố chấp-nhận hệ-cấp bên trong Giáo-hội hoặc các thể-chế chính-trị qua việc vương quốc mạn Bắc vẫn coi tổ-phụ Giuse như tiên-tổ đầu đời của mình. Ông Giuse được tô-điểm chân-dung theo truyền-thống dân-gian như người con được mến chuộng, thế nên tổ-phụ Giacóp mới phú ban mọi quà tặng và quan-tâm đến cả lớp vỏ bọc đầy màu sắc. Thân-mẫu ông Giuse được mô-tả là người vợ hiền thương mến nhất của ông Giacóp.

Các tài-liệu của nhóm Êlôhim là trình-thuật chính-trị và xã-hội, mang chủ-đích tán-dương bậc tiên-tổ của những vị từng viết lên câu truyện kể và triển-khai ý-nghĩa lịch-sử khác-biệt; đôi lúc lại được coi là trường-thiên truyện thánh của chúng-dân thuộc vương-quốc ở mạn Bắc. Trình-thuật của nhóm Êlôhít lại được coi như một thứ thiên-hùng-ca của Do-thái-giáo, là như thế.

(tiếp theo)


Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: