Tuesday, 29 October 2019

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 31 thường niên năm C 03/11/2019

Lc 19: 1 - 10 

Sau khi vào Giêrikhô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Dakêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!" Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!" Ông Dakêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." Đức Giêsu mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất."

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”
Tự an ủi mình khi cắn nỗi sầu đau.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)


Trình thuật thánh Luca, nay mô tả chuyện người thu thuế thấp bé lại có tâm hồn rất thanh cao, tốt lành chuyên giúp người khác có quyết tâm. Ông Dakêu nói: Ông quyết tâm tặng phân nửa tài sản mình có cho kẻ nghèo khổ, và nếu chẳng may ông có làm cho ai bị thiệt thòi cách nào đó, thì ông sẽ hoàn trả gấp bốn. Chuyện ông Dakêu, tác-giả không cho biết: ông hành đạo và giữ đạo cách nào; cũng chẳng kể về chuyện ông có đến đền thờ tham dự nghi thức phụng vụ đều đặn không, cũng đâu biết. 


Bởi, vào thời thánh Luca ghi chép Tin Mừng, thì đền thờ của người Do thái đã bị phá hủy, nhưng thánh Luca lại đã kể tình tiết câu chuyện xảy ra trước ngày đền thờ bị tàn phá. Ông không kể là nhân vật Dakêu thấp bé, lùn tịt có ăn chay giữ luật Torah Do thái không và cũng chẳng đề cập gì về chuyện ngày vui/lễ hội đình đám; và cũng chẳng dám bàn về tập tục trong Đạo mà người Do thái tuân giữ cũng như phổ biến cho công chúng, cách công khai. Mà là vì ông Dakêu muốn trở thành đạo-hữu bình thường và làm những điều thông thường phải Đạo với mọi người, thôi.     


Thời hôm nay, cũng đã thấy nhiều người hành-xử giống như thế. Họ có niềm tin của dân con Đạo Chúa khá mãnh liệt, nhưng không công khai xuất hiện trước mặt mọi người. Họ có quan-hệ tốt với nhiều người nhưng vẫn không được gọi là người tốt lành/hạnh đạo chuyên chăm đi nhà thờ/nhà thánh.


Chuyện ông Dakêu hôm nay, cũng lôi kéo người đọc và người nghe để biết thêm về các sinh-hoạt bác ái/từ thiện nơi Đạo Chúa vẫn âm thầm đến với người nghèo/khổ có nhu cầu thể chất cũng như tinh-thần để được giúp. Gọi các vị này là thừa-tác-viên, tức: các nhà hoạt-động hữu hiệu trong công-cuộc quảng bá/truyền rao niềm tin cho người không có cơ được biết Chúa. Các vị, làm nhiều việc hữu-hiệu nhưng không hợm hĩnh tự cho mình là người biết đọc kinh, siêng chăm đi nhà thờ/nhà thánh cách thường xuyên quá mức đòi hỏi.


Các vị là những người làm công việc giúp đỡ nhiều người khác. Xem thế thì, cả ông Dakêu lẫn những người hoạt-động hữu-hiệu đã và đang leo lên cây cao để có vị-thế thuận-lợi là thấy được Chúa, nơi người nghèo.


Chuyện ông Dakêu vời Chúa gợi cho ta ý tưởng là: hôm nay, Hội thánh Chúa ở trần thế, vẫn còn đó những con người lý tưởng, nhưng vẫn không ồn ào chuyện kinh kệ, rước sách hoặc sinh hoạt bề ngoài chuyện nhà thờ hay phụng vụ. Nhưng, họ vẫn sống thực thụ cuộc sống đích thực theo Lời Chúa khuyên; và, đã biến các lời khuyên dạy của Thầy Chí Thánh thành hành động bác ái/từ thiện.


Ở đây nữa, truyện ông Dakêu thực thi giúp người nghèo/khổ không hẳn chỉ là gợi ý của tác giả Tin Mừng thôi, nhưng là nhắc nhớ/khuyên nhủ người đọc Tin Mừng hãy khám phá ra lần nữa, ý-nghĩa và nhu-cầu thực-hiện trọng trách của Kitô-hữu, có bổn phận như ông Dakêu tìm “thấy” Chúa cho bằng được; ngõ hầu tỏ bày quyết tâm thực hiện công ích giúp người nghèo/khổ thiếu thốn. Nghèo/khổ vật chất và/hoặc kiến thức. Thiếu thốn, phương tiện sống cho ra người, đúng ý nghĩa.


Truyện ông Dakêu hôm nay, đã khẳng-định vai trò tạo sức hút thực thi bác ái/từ thiện. Bác ái/từ thiện, như thực tại hoà trộn nhiều thứ, trong đó có: lòng thương người, tính thực-dụng và phương-cách tổ chức. Lòng thương người, tự nó, không có nghĩa là mình sẽ làm được mọi thứ nếu không có được tính thực-dụng. Có tính thực-dụng, mà không có lòng thương người, thì thật ra, cũng chả “sờ chạm” hoặc tiếp cận được ai; hoặc đến được người nghèo/khổ nào thì cũng không thương yêu, chăm sóc họ. 


Biết tổ-chức, mà không có lòng thương người theo tính thực dụng/thực tiễn, thì sẽ có khuynh hướng tự vỗ béo, nuôi dưỡng chính mình, chứ người nghèo/khổ cũng chẳng hưởng được lợi lộc gì cho cam. Nghèo khổ/thiếu thốn là những ai? Nghèo khó/khốn khổ luôn biến đổi nhưng lúc nào cũng có đó, vào mọi thời và xã hội.      
  

Thời hôm nay, ví dụ về người nghèo/khổ thiếu thốn bao gồm cả di dân/tị nạn sống bấp-bênh, tạm bợ tại hầu hết các quốc gia. Với những người này, nghèo và khổ không là trường hợp của người thiếu ăn/thiếu mặc, dù loại hình nghèo và khổ nay vẫn đầy dẫy khắp nơi, trên thế giới. 


Nghèo và khổ, trước hết và trên hết, là ngôn-từ diễn tả tư tưởng, ước muốn của mình và của người. Nơi đất khách quê người, cảm nghiệm đầu tiên họ từng trải, là: cảm nhận/nghiệm sinh về khả-năng nắm bắt, hiểu biết ý nghĩa của ngôn-từ mà người khác đã nói. Phần đông những người nghèo về kiến thức/hiểu biết, về âm giọng và tiếng nói mà người khác từng phát âm hoặc diễn tả, nên không phát-biểu được điều mình muốn nói cho người khác hiểu. Kết cuộc dẫn đến kỳ thị, ngộ nhận, chỉ cười trừ.


Nghèo khổ/túng thiếu còn thấy ở nhiều địa hạt khác nữa. Địa hạt khoa học, vi tính, khiến lạc lõng mất mát mọi thông tin cần thiết cho cuộc sống khác với quê mình. Thế nên, đa số những người mới tới đất miền xa lạ -chí ít là nữ-phụ-  vẫn cần có người giúp đỡ. Di dân nào cũng cần người khác giúp đỡ dạy dỗ để hiểu tiếng “mẹ đẻ” mới theo ngôn ngữ phố chợ, chứ không phải ngôn từ ở sách vở. Nơi xứ lạ, người mới đến sinh sống có cảm giác như mình tuy là người sinh viên đại học lớn xác đấy, nhưng chưa từng kinh qua trường lớp tiểu học hoặc mẫu giáo, nào hết.  


Nếu người di dân/nghèo khổ hoặc túng thiếu lại không được ai giúp đỡ, hẳn là họ sẽ bó mình trong một thế giới của riêng mình; nên, ngay như dân địa phương nơi đó cũng không biết là có đám người di dân đang gần gũi. Di dân như thế, sẽ mất đi khả năng tự mình vượt ra khỏi mọi khó khăn; mất cả niềm tự trọng lẫn tự tin nên chẳng tin tưởng vào bất cứ ai, đấng bậc nào. Họ ra như con trẻ không được người nào chăm sóc. Điều họ cần hơn cả là: giúp họ khám phá ra gia đình mới, từ từ giúp họ hiểu/biết và trao đổi, hoặc đối thoại. Việc này còn là điều tiên quyết trước cả nhu cầu học pháp-cú, văn-phạm cùng tự vựng của bất cứ ngôn-ngữ nào cũ/mới. Di dân mới tới, vẫn cần các nhà sinh hoạt bác ái/từ thiện giúp đỡ họ giải toả những khó khăn, vấp váp bằng nụ cười đầy thiện cảm.


Giống như Dakêu người thu thuế hoặc thân thuộc vẫn vui bước ra khỏi nhà để giúp đỡ khi ông và họ có nhu cầu trèo lên cây để thấy được Chúa có mặt ở với người khèo hèn, cùng khổ. Di dân thời nào cũng cần làm quen với nền văn hoá sở tại khả dĩ giúp họ tái-tạo niềm tin-yêu đã để mất.


Các nhà hoạt-động bác ái/từ thiện là thành phần của nền văn-hoá, của thánh Hội có hiệp thông/liên kết giúp người có nhu cầu tối-thiểu. Bởi, nhà từ-thiện dù không là kẻ tin vào Đấng Thánh Hiền rất lành và rất thánh vẫn là người chân phương, hiền từ chuyên giùm giúp những người nghèo và khổ đang cần giúp đỡ. Tín-hữu Đức Kitô, theo định nghĩa, chính là nhà từ thiện chuyên giùm giúp hết mọi người, không phân biệt tôn giáo hoặc tín-ngưỡng.


Không văn hoá nào có thể tồn tại mà lại không có tín ngưỡng. Mỗi nền văn hoá đều có truyền thống, truyện kể, nghi thức tôn giáo, đạo đức chức năng và giáo lý riêng của mình. Trong mỗi văn hoá, đều có thông điệp nhắn nhủ mọi người nên giúp đỡ kẻ yếu hèn, nghèo khổ. Cùng với truyền thống đó, còn có tín ngưỡng và mọi sự mang tính chất xã hội.  
     

Niềm tin thì khác. Đó, không là loại hình tôn giáo. Nhưng niềm tin giúp con người thấy được Chúa nơi con người và thấy được chân trời rộng lớn hơn chính tôn giáo thấy. Khi niềm tin thấy được người có nhu cầu thì sẽ thấy nhiều người nghèo/khổ, nhiều nhu cầu hơn ai hết. Với nhiều người, tầm nhìn của niềm tin sẽ không kéo dài khi đạo giáo không hỗ trợ. Rủi thay, chuyện ngược đời lại trở thành sự thật, tức: tôn giáo thường sống dai hơn niềm tin. Tôn giáo sẽ khập khiễng khi con người mất niềm tin. Và lúc đó, tôn giáo sẽ trở thành chiến-hào tập trung vào mình, rồi đóng kín, dữ dằn và cố-chấp. Lúc đó, không còn nhớ gì người nghèo/khổ, là người cần nhiều nhu cầu hơn bao giờ hết.


Cũng là điều tốt nếu các Dakêu thời đại lại sẽ phát-hiện được tôn-giáo trong khi vẫn là Dakêu còn niềm tin. Cũng sẽ là điều tốt đẹp, giả như các nhà từ thiện lại đến được với các nhóm hội cầu nguyện dù thuộc tôn giáo nào đi nữa, quyết thu hút hết mọi người, cả những người đang tìm Chúa.  


Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

Monday, 28 October 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh , DCCT : HÃY ĐẶT LẠI ĐÚNG VỊ TRÍ


Hẳn anh chị em vẫn còn nhớ, Tin Mừng không phải là một lý tưởng huyền thoại mà chất chứa một sứ điệp chất vấn và đòi buộc chúng ta phải thay đổi. Nếu chưa được biến đổi thì Tin Mừng vẫn chỉ là những bản văn chết và không có ảnh hưởng gì trên cuộc sống của chúng ta.

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc biến đổi của ông Da-kêu, trưởng ban thu thuế. Câu chuyện này nối tiếp với bài Phúc âm tuần trước. Trong đó, thánh sử đã trình bầy về cử chỉ và hành động của hai người, Pharisiêu và thu thuế, trong đền thờ; còn hôm nay là cuộc gặp gỡ của Đức Giê-su và ông Da-kêu, trưởng ban thu thuế.

Trong xã hội Do Thái dưới thời Đức Giêsu thì những người thu thuế được coi như là những nhận vật nguy hiểm và bị dân chúng thù ghét. Họ là những người cộng tác với đế quốc Rôma, một thể chế đang thống trị và đàn áp dân Do Thái lúc bấy giờ. Họ có một đội ngũ tay sai, điềm chỉ viên, chuyên săn tin và báo cáo cho họ biết ai đã thu hoạch được một vụ mùa bội thu hay ai đã kiếm được một khoản lợi nhuận qua việc trao đổi và buôn bán trên thị trường. Sau đó, những người thu thuế sẽ xuất hiện để đòi chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ phần trăm.

Thậm chí, chính quyền Rô-ma còn cho phép họ đánh thuế bằng hiện vật từ những người nghèo, không có tiền đóng thuế. Có nghĩa là, họ có quyền bắt giữ con cái của các gia đình thiếu thuế làm nô lệ cho họ.

Với phương thức như thế, những người thu thuế dù liêm khiết và thành thật đến mức độ nào cũng trở nên giàu có và bị dân chúng thù ghét. Cụm từ địa chủ hay cường hào ác bá, sống trên xương máu của nhân dân cũng chưa đủ nghĩa để nói lên công việc của những người thu thuế. 

Những người Do Thái không chỉ thù ghét họ mà còn tránh né và không bao giờ tiếp xúc nói chi đến việc đưa ra lời mời gợi ý giúp họ thay đổi. Và cũng chỉ vì bị cô lập và bị đối xử tách biệt như thế cho nên những người thu thuế chỉ biết dùng đủ mọi cách thức để tiếp tục làm giầu và vui thích với ý nghĩ của những kẻ có quyền lực bằng sự giầu có mà họ đã tích lũy được.

Trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, chúng ta khám phá rằng không chỉ một lần mà rất nhiều lần các nhân viên thu thuế đã xuất hiện để nghe Thánh Gioan tiền hô và Đức Giê-su rao giảng. Và trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận ra bản chất và sức mạnh của Đức Giê-su mang đến. Người cảm nhận và kinh nghiệm rằng tình yêu của Thiên Chúa không loại trừ một ai và được thể hiện tại bất cứ nơi nào. 

Người lại một lần nữa hoán đổi ngôi vị, từ khách ra chủ. Da-kêu có thể vì tò mò nên ông đã chủ động trong việc tìm kiếm để xem Đức Giê-su mà người ta đang bàn tán là ai. Nhưng khi nhìn thấy ông đang ngồi ở trên cây thì Đức Giê-su đã đi bước trước, không bộc lộ một cử chỉ nào để đáp lại Da-kêu, mà Người đã chủ động tự mời mình đến lưu ngụ tại nhà Da-kêu và Da- kêu đã được biến đổi sau khi nhận lời mời của Người.

Cuộc biến đổi trước tiên đã được mô tả thật rõ ràng qua cử chỉ và việc làm của ông. Ông vội vàng tụt xuống, vui mừng đón tiếp Chúa đến nhà ông. Trong khi đó, đám đông lại bị sốc vì hành động của Đức Giêsu. Người không đứng về phía nhân dân nữa mà lại làm bạn với bọn hút máu mủ của dân chúng. Nhưng điều mà Đức Giêsu quan tâm hôm nay là Dakêu, một con người bị ruồng bỏ hơn là việc luật lệ hay truyền thống bị xúc phạm. Công việc thu thuế của Da-kêu tuy xấu thật; nhưng con người của Da-kêu, cũng như mọi người chưa hẳn là xấu. Sự thiện hảo và lòng tốt vẫn còn trong ông, nó chưa hẳn bị tê liệt hoàn toàn, cần được hâm nóng và làm cho chỗi dậy. 

Khi bước chân vào nhà Dakêu, Đức Giêsu đã trả lại cho ông phẩm giá của một con người có thể bị đánh mất vì chức nghiệp. Người phục hồi hình ảnh tốt trong ông, Người kéo ông ra khỏi môi trường đã giam cầm ông. Nguyên tắc căn bản mà Đức Giêsu thường xuyên áp dụng, đặc biệt cho hoàn cảnh của Dakêu hôm nay là giúp ông nhận ra sự quảng đại của Thiên Chúa, Đấng hòa hợp với lòng tốt đang tiềm ẩn trong ông. Da-kêu sẽ không thể thay đổi nếu ông không nhận ra bản tính lương thiện vẫn hiện diện trong ông. Ông đã được hâm nóng và đốt cháy bởi ngọn lửa yêu thương, lòng nhiệt thành và tâm hồn quảng đại của Đức Giêsu.

Có một điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu ý ở đây mà áp dụng, đó là phải chú ý đến cách mà Đức Giê-su đã làm. Người không đưa ra yêu cầu hay một việc đền tội nào cho Da-kêu cả. Người tạo cơ hội và không gian để Da-kêu tự do chọn lựa cách thức mà ông muốn chuyển hướng cuộc sống của ông. 

Thật không may, phản ứng của chúng ta thì giống như đám đông cùng thời với Đức Giêsu. Chúng ta có thói quen chôn và giam giữ người khác chung với những sai lầm trong quá khứ của họ. Chúng ta lại thường xuyên học theo lối lên án và kết tội người khác hơn là tạo cơ hội giúp cho họ khẳng định các mặt tích cực trong cuộc sống của họ. Tầm nhìn của Đức Giêsu thì rộng và xa hơn những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy. Người không nhìn Dakêu là kẻ tội lỗi, mà luôn coi ông là con cháu tổ phụ Ápraham, cũng được thừa hưởng một nguồn ơn cứu thoát.

            Như vậy, qua cuộc gặp gỡ của Đức Giê-su với ông Dakêu, Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta nhận ra một chân lý lạ lùng này, đó là Người đến để mời gọi con người đặt lại đúng chỗ những gì đã bị mất hay đã hư đi. Da-kêu đã được gặp Chúa và cuộc gặp gỡ này đã đổi mới cuộc đời ông. Trong hành trình đổi mới này, Da-kêu trước tiên đã công khai sửa chữa những việc làm sai trái của ông. Thay vì chay theo tiền bạc, danh vọng, chức vụ rồi chỉ lo đến mình… bây giờ ông theo Chúa và lo cho người khác, nhất là người nghèo rồi đền bù các thiệt hại do ông gây ra. 

Liệu chúng ta đã thực sự gặp Chúa để được đổi mới hay chưa?Dù cuộc đời chúng ta vẫn gắn liền với sự mỏng dòn, yếu đuối của thân phận làm người và thuờng xuyên phạm tội; nhưng đó cũng chỉ là điều để chúng ta biết rằng chúng ta vẫn là con người, vẫn đang đi trên đuờng, nhắm đích mà tiến buớc. Chúng ta chưa hoàn hảo. Nhưng đừng vội thất vọng. Chúa vẫn đang ngước mắt tìm và nhìn thấu ta. Còn ta thì hãy buớc ra khỏi chính mình (leo lên cây) để nhìn sự thiện hảo của Thiên Chúa nơi mình; hành động với lòng yêu mến chân thành mà Chúa đã đặt trong mình; rồi mở rộng vòng tay chào đón nhau trong Chúa.

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
28/10/2019

Tuesday, 22 October 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT : HÃY TẠ ƠN CHÚA VÌ CON LÀ KẺ CÓ TỘI.




Noi gương bà góa trong bài Tin Mừng tuần trước, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục, không được ngừng. Tuần này, bài Tin Mừng mô tả việc hai người Pha-ri-sêu và thu thuế lên đền thờ cầu nguyện. Qua đó, Đức Giê-su không chỉ dậy bảo chúng ta có tinh thần khiêm tốn khi cầu nguyện, mà còn mời gọi chúng ta hãy xem xét lại thái độ và lối sống của mình trước mặt Chúa nữa.

Người Pharisêu được mô tả thật sống động. Ông đứng thẳng người bộc lộ dáng vẻ tự tin, thì thầm với Thiên Chúa. Chúng ta phải thú nhận rằng những việc ông làm, nào là không trộm cắp, không có hành vi bất chính, không ngoại tình, còn tuân thủ việc đóng thuế thập phân cho đền thờ nữa là những việc tốt và rất đáng khích lệ và ông ta đã hành động theo đúng luật Chúa. Ông ta làm được nhiều việc hơn chúng ta. Thật cảm phục cho các tín hữu dám công khai nói như người Pha-ri-sêu hôm nay.

Ông đã tạ ơn Chúa; nhưng cách ông tạ ơn dường như để khoe khoang chứ không để tỏ bầy cử chỉ tôn thờ Thiên Chúa của ông. Sau đó, đã sai ông lại tiếp tục sai khi vịn vào thành tích rồi hợm mình để chê bai người khác. Ông làm như đã trở thành con người hoàn hảo bởi các việc ông làm.

Chúng ta tưởng rằng chỉ mấy ông Pharisêu thời Đức Giêsu mới hành xử như thế. Thật ra trong mọi thời đại và dù bất kỳ sống trong môi trường nào thì lối sống như ộng Pha-ri-sêu vẫn còn hiện diện và được khuyến khích trong các cơ cấu, ngay cả các tổ chức công giáo. Họ là những người tự cho mình là đạo đức, dựa vào công nghiệp và những đóng góp rồi coi kẻ khác không ra gì.

Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều biết rằng chúng ta có làm được các việc như thế cũng là hống ân của Chúa ban cho. Tất cả đều là hồng ân, là quà tặng của Chúa trao ban để chúng ta chia sẻ cho người khác. Đó là bổn phận, nếu không hành động thì chúng ta là người có lỗi, lấy gì mà vinh vang.
Nếu ai trong chúng ta có muốn so sánh thì hãy lấy tiêu chuẩn của Tin Mừng ra mà so sánh. Tất cả chúng ta, dù là ai hay dù đang nắm giữ tác vụ nào của Hội Thánh, tất cả đều là tội nhân, là những con người khuyết hẳn vinh quang và sự Thánh Thiện của Chúa nơi mình.

Vì thế, hãy học vẻ đẹp của người thu thuế. Ông biết các công việc của ông, như cộng tác với chính quyền, thu thuế và làm giàu trên xương máu của nhân dân khiến cho ông tuy giầu có nhưng lại bị dân chúng ghét bỏ. Ông nhận ra một sự thật là cho dù liêm khiết và thành thật đến đâu thì ông cũng là người có tội với dân tộc và với dân chúng. Chính vì thế, ông chẳng có gì để hãnh diện hay trình bầy thành tích trước mặt Chúa. Ông đứng tự đàng xa, không dám ngước mắt nhìn ai, nhìn vào cõi lòng, hẳn nhiên khi nhìn vào cõi lòng ông thấy sự uy nghiêm và thánh thiện của Chúa, nên ông đấm ngực mà thân thưa cùng Chúa rằng: “Lậy Thiên Chúa, xin thương xót, con là kẻ tội lỗi.”

Giống như anh con thứ trong dụ ngôn Tình Phụ Tử, người cha đã không cho phép anh kể hết các tội của mình, không cho phép anh đánh mất mối tương quan khi anh dự định nói rằng mình không xứng đáng là con của ông. Ông đã cắt đứt việc anh con thứ kể lể về tội của anh thế nào thì ở đây cũng thế. Chúng ta không thấy người thu thuế liệt kê các tội của anh. Với thái độ nhìn rõ sự thật và vị trí trong thân phận của một kẻ có tội, anh đã được Thiên Chúa thương và làm cho anh trở nên công chính. Nói khác đi, anh ra về và được khỏi tội.
Thưa anh chị em,
Nơi câu đầu của dụ ngôn, Thánh Luca đã nói mục đich của dụ ngôn này là bài học mà Đức Giêsu muốn trao ban cho một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác. Chúng ta có nằm trong đối tượng mà Đức Giêsu dậy bảo hôm nay hay không?

Tôi thấy cách hành xử của hai người: Pharisêu và thu thuế, đều được tôi lập lại trong cuộc sống hằng ngày. Sống trong một môi trường coi trọng thành tích, chúng ta nói cho nhau nghe các thành tựu, liệt kê một mớ bảng tạ ơn hay trọng thưởng. Chúng ta muốn nói cho người khác biết là chúng ta đang làm rất tốt; rồi từ đó chúng ta cũng nghĩ rằng Chúa đang mong đợi các điều tương tự từ nơi chúng ta, Chúa sẽ có ấn tượng tốt qua các thành công của chúng ta. Bị ảnh hưởng bới các yếu tố đó nên ông Pha-ri-sêu của mọi thời đại đã làm giống như người Pha-ri-sêu trong bài Tin Mừng. Cho dù ông mở đầu bằng lời tạ ơn, nhưng tâm tình tạ ơn của ông đâu chẳng thấy mà chỉ thấy ông khoe thành tích, kể lể công nghiệp hàm ý rằng những gì mà ông đang thụ hưởng là một sự đáp trả mà Chúa phải ban qua các việc ông đã làm. Ông không còn nhận ra những gì mà ông có được là hồng ân từ Chúa thì làm sao ông có thể tạ ơn được.

Chúng ta không cần tạo một ấn tượng tốt nơi Thiên Chúa. Chúa biết rõ chúng ta là ai, và Người còn biết tận tường chúng ta muốn gì. Vì thế, việc nhận ra vị trí và thân phận của chính mình là điều tiên quyết mà chúng ta cần có khi đến với Ngài. Thiên Chúa làm gì còn chỗ đứng nơi những kẻ chỉ biết đến mình. Sự thật giúp chúng ta nhận ra rằng mình là người có tội và chính vì thế chúng ta cần Chúa.

Muốn được như thế, chúng ta cùng nghĩ rằng:
• Bản thân và tất cả những gì chúng ta có được đều thuộc về Thiên Chúa. Đừng nghĩ rằng mình xứng đáng và chiếm hữu nó; trái lại hãy xử dụng mà chia sẻ cho nhau. Như vậy, những gì mà chúng ta có thể làm được cũng là hồng ân của Chúa; chúng ta đâu còn có gì để báo cáo thành tích mà vinh vang.

• Tất cả mọi người, dù già hay trẻ, cao hay thấp, sang hay hèn, cao trọng hay thứ dân, đều được mời gọi để trở nên công chính và thánh thiện. Mức độ thánh thiện không tùy thuộc vào công trạng của con người nhưng tùy thuộc vào mối tương quan giữa Chúa và ta. Khởi điểm của việc thiết lập mối tương quan đó là nhận ra sự thật than phận tội lỗi của mình mà bám víu vào lòng Thương xót của Thiên Chúa. Không vịn vào công trạng mà là một tâm tình phó thác trọn vẹn vào Đấng luôn yêu thương mình.

• Sau cùng, giống như người thu thuế, chúng ta hãy can đảm chấp nhận thân phận tội lỗi của mình, đến với Chúa để xin được tha thứ và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và muốn cho mọi người được cứu thoát. Đó chính là khởi điểm của cuộc sống mới. Cuộc sống không bị mặc cảm tội lỗi dầy vò; nhưng qua đó mà chúng ta nhận ra Tình Yêu của Chúa cao cả dường bao. Vì Ngài là tình yêu, và Tình yêu chính là bản chất và sức sống của Thiên Chúa.


Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
23/10/2019







Monday, 21 October 2019

Gm John Spong : (Bài 17) Chương 7: Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực (tiếp theo)



Khi cuộc tranh-luận nổi đình đám trong Giáo-hội về chuyện thay đổi mẫu-mực giới-tính để rồi trở-thành cuộc cãi-tranh về cung-cách thực-hiện, khiến ta phải sử-dụng Kinh thánh mỗi khi định-vị giới-tính. Tôi có cảm-giác cũng khá lạ khi nghĩ đến cuộc sống của tôi lâu nay diễn-tiến là để chuẩn-bị cho giờ phút này, mà thôi.

Thật ra, Kinh-thánh không từ trời rơi xuống mang trong mình trọn vẹn giòng chảy đương-điệu. Điều này chừng như quá rõ ràng, vì người sử-dụng Kinh-thánh lâu nay thường vẫn hiểu như thế. Thành thử, bước đầu cần có để đả-thông chuyện này, là: ta nên khai-thác tầm-kích lịch-sử xảy ra ngay trước đó, tức: nhìn sự việc tiến-triển trước khi nó thành-tựu ở thánh kinh, rồi từ đó tách-bạch nó ra và khai-thác tài-liệu trải-dài mãi ở phía sau.

Truyền-thống dẫn vào sách Torah, là: 5 đầu sách của Kinh thánh Do-thái, trong đó cuốn số 4 là sử-liệu ghi chép đầy-đủ mọi dữ-kiện. Mỗi cuốn đây, đều mang tính ‘độc-nhất vô nhị’ diễn-bày giá-trị thời-gian và nơi chốn khi xảy ra sự việc, đồng thời nó cũng phản-ánh thực-tại xã-hội, chính-trị và kinh-tế từng tạo ra những thứ như thế.

Trích sách Torah mà không tinh-thông mọi khác-biệt ở văn-bản đầu đời, tức là: ta chỉ đoán chừng những câu thơ, giòng chữ viết tháp-nhập vào trong đó trước/sau niên-biểu 1800 theo cách khách-quan, đồng điệu. Giả như sự việc chỉ đơn-điệu có thế thôi, hẳn ta cũng hơi ngây thơ, sơ-xuất cả sự thật ẩn- tàng trong đó.

Truyền thống Do-thái-giáo đi vào Đạo-giáo qua sự việc Đức Giavê yêu cầu ông Abraham bỏ thành Ur, Canđê ra đi mà thành-lập dân-tộc cá-biệt do Chúa chọn. (Khởi nguyên 12). Abraham đây, là cá-thể mờ-nhạt từng sống trong giai-đoạn lịch-sử của đất nước trước hoặc sau thiên-niên-kỷ 1800 trước Công nguyên không cổ xưa cho lắm, nhưng tương-đối cũng mới mẻ và hiện-đại.

Truyện kể về niềm tin ở đây đã diễn lại hai sự-kiện đáng kể, khiến ta định-vị mọi sự việc. Trước nhất, câu truyện ở đây rất mới mẻ đề-cập sự việc ông Abraham xử-trí Isaác, tức: câu truyện kể về niềm tin chưa dứt-đoạn mãi đến năm 920 trước Công nguyên, mới thành-toàn. Thứ hai là, truyện kể đây chỉ mới xuất-hiện vào niên-biểu khoảng 900 năm sau khi dân-gian mọi người cứ cho rằng tổ-phụ Abraham của ta từng sống ở thời đó, cũng rất lâu. Điều này, có nghĩa: truyện kể về ông Abraham được chúng-dân truyền miệng cho nhau nghe theo cung-cách dân-gian thời tiền-sử, thôi                   

Cũng có thể, câu chuyện truyền-khẩu đây được thể-hiện quanh lán/trại có lửa cháy bừng bừng lan từ đời cha ông đến đời con cháu, dọc suốt chiều dài hơn 25 thế-hệ. Truyện đây, còn được vẽ voi thêm đậm màu cổ-tích được dân-gian lưu-trữ trong bộ nhớ suốt quãng đời bộc-bạch. Chính ngang qua lề lối truyền-khẩu này, mà dân-con mọi người lại hiểu mọi việc theo nghĩa đen, rất từng chữ.

Đậm-đà hơn cả, là: câu truyện có tích tưồng đầy kịch-tính như việc tổ-phụ Abraham quyết rat ay hy-sinh người con duy-nhất của mình là chàng trai trẻ Isaác để làm đẹp lòng Chúa. Hoặc, câu truyện ghen-tương giữa hai vị nữ-lưu là SaraHaga, rồi đến mối tương-quan giữa Tổ-phụ Abraham và truyện ông Lot, cũng đều thế!

Điều thứ hai đáng ta quan-tâm hơn cả, là: năm tháng ngày giờ định-vị tích truyện Abraham coi như đã thực-sự xảy đến trong lịch-sử của Do-thái-giáo để rồi tác-giả định-vị niềm tin dân-gian qua tháng ngày kéo dài không hơn 4 ngàn năm văn-hóa, như mọi người vẫn hiểu.

Thoạt vào lúc dân-gian mọi người suy-định về thực-chất hành-tinh ta đang sống cũng kéo dài khoảng chừng 4 hoặc 5 tỷ năm, thôi. Và, hiện nay dân-gian mọi người vẫn minh-định sự sống con người xuất-hiện trên hành tinh nhỏ bé này có xảy ra cũng chừng một đến hai tỷ năm là cùng. Và, niềm tin con người bắt đầu từ 1800 năm trước Công nguyên, tức: cũng mới đây thôi.

Giả như chuyện niềm tin con người được hiểu theo nghĩa đen rất từng chữ, thêm một việc nữa là:  bỏ sang một bên ý-định và kế-hoạch đầy sai-quấy của Hóa Công, ắt hẳn dân-gian mọi người sẽ tự hỏi: sao Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân-hậu như thế, lại đang tâm để cho con người ở mãi trong tình-trạng ngu-muội/tồi-tệ đến 99.9% trong tổng số thời-gian họ sống trên hành-tinh này?

Cũng thế, dân-gian mọi người vẫn tìm-tòi lời đáp-trả cho câu hỏi: sao Giavê Thiên Chúa, Đấng  thấu suốt mọi việc lại cứ để những “sai lầm tệ hại” xảy ra như thế? Và, Ngài lại cho phép tôn-giáo “ngoài Đạo Chúa” thời xưa cổ cứ triển-nở trên hành-tinh nhỏ này?

Trong khi các tôn-giáo cổ khác, như: Phật-giáo và Ấn-giáo gồm nhiều thành-viên hơn Đạo Chúa vẫn không ngừng phát-triển trên địa cầu bé nhỏ này đến độ có người còn tự hào cho rằng: Đạo của mình mới là “Chính-giáo” nắm trọn chân-lý rất đành rành. Thành thử, từ những suy-tư ban đầu ra như thế, nên quyền-uy sức mạnh của Đạo-giáo độc-quyền sản-sinh ra mọi thể-loại an-ninh/an-toàn mà Sách thánh vẫn cứ bảo: Đạo-giáo của ta đang lao vào chốn thâm sâu cùng cốc của biển/hồ, thôi.

Cả khi ta tập-trung các tài-liệu đầu đời thành văn-bản chính-thức đan-xen với Thánh Kinh, thì mọi hiểu biết này/khác cần xét lại cho kỹ lưỡng. Nguồn mạch chính-qui ban đầu tạo chất-liệu cho nền-tảng Kinh thánh khi xưa lại cho rằng: trình-thuật đầu đời xuất tự Giavê Đức Chúa, bởi mọi trình-thuật khi ấy đều qui về Chúa qua danh-thánh Đức Giavê. Và, các bản văn này còn được chế-biến/xuất xưởng tại vương-quốc ở miền Nam Giuđa. Hơn nữa, thủ-đô Giêrusalem của Giuđa là kinh-thành thánh-thiêng trong đó thể-chế hoàng-tộc Đavít đã chế-ngự mọi sự và mọi việc đều tùy thuộc vào đó.

Trình-thuật xuất tự Giavê Thiên-Chúa, được coi là sử-liệu của hoàng-tộc được viết ra là để phục-vụ quyền-uy sức mạnh truyền-thống theo cấp độ riêng biệt. Hệ-thống quyền-uy/sức mạnh đây, diễn-tả Thiên-Chúa là Đấng duy nhất mặc-khải mọi sự qua việc liên-hệ với các lãnh-tụ do Ngài chọn đã xức-dầu. Tổ phụ Môsê, một công-cụ chính-trị của Thiên-Chúa và ông Aarôn, người em của ông, được định-vị theo cách thánh-thiêng chuyên việc lãnh-đạo hàng tư-tế chốn cao sang.

Đại-diện cho Thiên-Chúa, các lãnh-đạo có trọng-trách làm trung-gian hoá-giải mọi yêu-cầu và lời mời từ Chúa gửi đến dân-con mọi người để họ gia-nhập vào giao-ước này, chứ riêng Giavê Thiên Chúa không truyền-đạt hoặc giao-dịch trực-tiếp với dân thường ở bên dưới. Giavê chỉ chuyện trò với chúng-dân qua tổ-phụ Môsê và ông Aaron thôi, để rồi chỉ riêng Môsê mới được phép trực-tiếp liên-hệ với Ngài, thôi.

Lãnh-đạo tư-tế trong lịch-sử Do-thái-giáo thời bấy giờ, là đấng bậc xuất tự lãnh-tụ chính-trị và các nhà lãnh-đạo chính-trị lại xuất thẳng tự Thiên Chúa, mà thôi. Giả như ông Aarôn khai-phá ra thế-đứng của chính mình nơi hàng tư-tế là nhận-vật thứ yếu, đúng vào thời-điểm chúng dân rủ nhau tôn-thờ bò vàng quỉ quái (Khời Nguyên 32) thì ông sẽ lại kiếm tìm các lãnh-đạo khác hầu lập mưu chống lại tổ-phụ Môsê ngay thôi (Dân số 12).

Các sử-gia dưới triều vua Đavít là những người viết ra trình-thuật Giavê, đã nắm chắc rằng: không có quyền-bính đối địch nào dám chống lại quyền-uy sức mạnh do Chúa tuyển vị lãnh-đạo chính-trị theo phương-cách ấy. Lập nhóm phản-chống nhà vua hoặc ai khác trong hoàng-tộc, tức là: mưu-toan chống Chúa rồi.

Quả thật, chúng dân ai muốn gia-nhập tương-quan giao-ước với Chúa, thì họ chỉ có thể làm được việc này bằng cách trở-thành thành-phần dân nước, qua đó Chúa thiết-lập khế-ước với các lãnh-đạo thống-lĩnh dân nước ấy. Muốn gần cận Thiên-Chúa để sẻ-san mặc-khải đích-thực của Ngài, việc này đòi dân-gian mọi người kết-hợp với hệ-cấp thánh-thiêng đã thiết-lập, từ đó Thiên Chúa mới kéo họ gần với dân con của Ngài.

Quan-điểm này, được sử-dụng suốt nhiều thế-kỷ, sau này lại củng-cố lập-trường của ông Phaolô chống-báng các nhóm phản-loạn (Rôma 13), nhằm hỗ-trợ cho thể-chế quân-chủ và dựng xây các giáo-hội khác theo hệ-cấp tương-tự như Công giáo, xét tổng thể. Theo hệ thần-học này, thì Thiên Chúa chuyện trò với dân-gian mọi người, Ngài chỉ làm thế ngang qua đấng bậc được tấn phong, cách riêng Đức Giáo Hoàng của Công giáo La Mã, thôi.

Phe nhóm phản-loạn, các đoàn cách-mạng hoặc phong-trào cải-tân này/khác đều đơn giản là việc làm sai quấy nếu Chúa định-vị với giới cầm quyền. Đó là quan-điểm của Giêrusalem như đã diễn-tả ở tài-liệu xuất-hiện trước khi có Thánh kinh. Trình-thuật của nhóm/đoàn theo phò Đức Giavê, còn gọi là Thi Sử của Do-thái-giáo, là khuynh-hướng đầu đời tạo chất-liệu cho các thời-kỳ trước Thánh kinh.

Trình-thuật thứ hai, lại đã đẩy lùi năm tháng ngày giờ ở Kinh thánh khi xưa với danh-xưng là Tài-liệu của nhóm Êlôhít, bởi nó qui về Chúa dưới tên gọi là Êlôhim. Thông thường, thì thời-điểm định-vị ở đây xuất-hiện quanh thập-kỷ 750 trước Công-nguyên vốn được tác-tạo như lịch-sử thánh của Israel ở vương-quốc nằm về phía Bắc quanh thủ-phủ Samaria.

Vương-quốc phía Bắc tách khỏi Giuđa khi dân-gian vùng này thành-công trong việc nổi lên chống-báng hoàng-gia Đavít vào những tháng ngày cuối thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Giêrôbôam, tên tuổi chói-ngời của vị thủ-lãnh đám binh-bị lại đã yêu cầu vị vua trẻ Rêhôbôam là cháu nội của Đavit thành thân với Bátsêba là: hãy tra tay canh-cải đất nước (1Vua 12: 3-5). Chờ mãi đến khi biết được là cuộc cải-tân này không hề xảy đến, thì chính ông lại dẫn-dắt cuộc tổng nổi-loạn vốn kết-thúc bằng việc chia cắt vương-quốc này thành đất nước Israel ở phía Bắc và nước Giuđa ở mạn Nam.               

Giêrôbôam được tôn làm vua ở vương-quốc phía Bắc. Và, vào thời các vị khởi công xây dựng thủ-phủ Samaria, nơi này lại đã trở-thành thủ-phủ mới đối đầu với Giêrusalem (1Vua 16: 24).

Kế đến, vua Giêrôbôam được chúng-dân tạo thêm sức mạnh cho ông để thách-thức quyền-uy thế-lực được thẩm-quyền hoàng-gia tác tạo theo cách thánh-thiêng. Thế nên, ở mạn Bắc vương quốc này, hoàng-tộc cũng không được thiết-lập theo cách thánh thiêng; không một đền thờ nào được xây dựng cận kề khu cung-điện mà mọi người coi đó như biểu-trưng chứng tỏ sự hiện diện của Thiên-Chúa ở đó.

Bởi, chúng dân đã chọn lựa và tang-lực cho đức vua, nên ông đã trở-thành quốc-vương theo hiến-pháp, tức đấng bậc vừa lòng dân luôn có nguy-cơ bị lật đổ. Công tác của vua cha an-toàn ở mạn Bắc vương-quốc chẳng bao giờ mang tính cao cả và giòng dõi hoàng-tộc không mấy phát-triển cách an-toàn.

Giòng sử-liệu của vương quốc ở mạn Bắc đã trổi-bật từ kinh-nghiệm này; rồi từ đó mới đâm chồi triển-nở một số giá-trị mới về xã-hội và cũng thay đổi nhiều bản văn do các vị từng chủ-trương phục-tùng Đức Giavê kiến tạo mà thành. Dân con mọi người, nay nhớ lại các sự-kiện xảy ra trên núi Si-nai theo cách khác với những gì được dân-gian mọi người sống ở xứ miền Giuđa hồi-tưởng lại. Người chủ-trương tôn-sùng Đấng Êlôhim tin tưởng rằng Thiên-Chúa đã lập giao-ước với toàn-bộ đất nước chứ không chỉ với nhóm lãnh-đạo mà thôi.           

Khi ấy, dân con mọi người đã chọn ông Môsê và ông Aarôn làm đại diện cho họ trước mặt Thiên Chúa. Kể từ đó, các lãnh-tụ mới có được quyền-uy sức mạnh từ chúng dân, chứ không do Thiên Chúa phú ban. Còn, các đấng bậc được phú ban quyền-uy thế-lực lại cũng dễ dàng trở-thành những kẻ bị truất-phế mất đi mọi quyền-uy sức mạnh đã phú ban. Cuộc nổi-loạn chống lại các lãnh-tụ không được hiểu là hành-động chống lại Thiên Chúa. Truyền-thống Êlôhim không chỉ là nguồn mạch tạo tiến-trình dân-chủ vốn dĩ là quyền-uy/sức mạnh phú-ban cho người dân đi bầu nhưng còn là ý nghĩa của thuyết tập-đoàn Thệ-Phản.

Đây là khởi-đầu rất sớm của ngành “tư-tế với kẻ tin”, một truyền-thống vốn chối bỏ mọi quyết-định cũng như tuyên-bố chấp-nhận hệ-cấp bên trong Giáo-hội hoặc các thể-chế chính-trị qua việc vương quốc mạn Bắc vẫn coi tổ-phụ Giuse như tiên-tổ đầu đời của mình. Ông Giuse được tô-điểm chân-dung theo truyền-thống dân-gian như người con được mến chuộng, thế nên tổ-phụ Giacóp mới phú ban mọi quà tặng và quan-tâm đến cả lớp vỏ bọc đầy màu sắc. Thân-mẫu ông Giuse được mô-tả là người vợ hiền thương mến nhất của ông Giacóp.

Các tài-liệu của nhóm Êlôhim là trình-thuật chính-trị và xã-hội, mang chủ-đích tán-dương bậc tiên-tổ của những vị từng viết lên câu truyện kể và triển-khai ý-nghĩa lịch-sử khác-biệt; đôi lúc lại được coi là trường-thiên truyện thánh của chúng-dân thuộc vương-quốc ở mạn Bắc. Trình-thuật của nhóm Êlôhít lại được coi như một thứ thiên-hùng-ca của Do-thái-giáo, là như thế.

(tiếp theo)


Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn
Mai Tá lược dịch