Tuesday 27 December 2016

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu qua sự việc chữa lành nhiều trổi bật (bài 63)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 63)

Có hai sự việc chữa lành trổi-bật ai cũng biết, đã được nối kết một cách chân-phương đầy ý-nghĩa nổ lên cùng với hoạt-động của nhóm Pharisêu thực-hiện vào thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên. Lúc ấy, có Gamaliel là người mà danh-tánh của ông được nhắc nhiều ở sách Công-vụ đoạn 5 câu 34 ghi như sau:

“Bấy giờ có một người Pharisêu tên là Gamaliên
đứng lên giữa Thượng Hội Đồng;
ông là một kinh sư
được toàn dân kính trọng.
Ông truyền đưa các đương sự
ra ngoài một lát.”

Theo ông Phaolô thì, Gamaliel là vị thày dạy của Do-thái-giáo; và, Yônahan ben Zakkai cũng được coi là bậc thày chính-đáng dạy cho Hanina, cũng là thủ-lãnh Do-thái-giáo vào những ngày sau khi Đền thờ Giêrusalem bị phá-huỷ. Ông được tìm đến nhiều ở nơi cao chốn thánh; và theo truyện của Yônahan, thì: tất cả mọi nhân-vật kể trong truyện đều được định-vị ở thị-trấn Araba hầu hết là như thế.

Nhưng, ở trường-hợp của Gamalia, thì ngoài vị thủ-lãnh cộng-đoàn người Pharisêu tại Giêrusalem, còn có các vị nổi tiếng khiêm-hạ vẫn sinh-sống ở chốn miền Galilê xa xôi. Cả hai truyện, đều xuất tự truyền-thống rất sớm vào thế-kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau Công nguyên, được đưa vào sách Talmud của Do-thái-giáo. Lề-lối chữa lành theo kiểu sau, đã khiến người đọc hồi-tưởng việc Đức Giêsu chữa lành cho người tớ gái của viên bách-quản ở Caphanaum, cũng hệt thế.

Kết-hợp với đấng bậc chữa lành là con của Yôhanan, người đọc chắc cũng nhận ra tâm-trạng căng/trùng nơi uy-lực chuyên tạo chuyện lạ kỳ, là do lời cầu hướng lên trời cao tít do tâm-trạng sủng-mộ/đạo-đức đến lạ-kỳ khiến ta lại hồi-tưởng trường-hợp của ngôn-sứ Êlya từng hành-xử trên núi Carmel đến mức ông phải phủ phục xuống tận đất và còn gục mặt giữa hai đầu gối như sách Các Vua quyển 1 đoạn 18 câu 42, từng ghi như sau:

“Vua Akháp liền lên ăn uống;
còn ông Êlya thì lên đỉnh Cácmen,
ông cúi xuống đất,
gục mặt vào hai đầu gối.”   

Ở đây nữa, giống hệt trường-hợp Đức Giêsu làm “phép lạ”, ngôn-sứ Êlya lại đã trở-thành kiểu-mẫu ban đầu làm đề-tài truyện kể ở Kinh Sách. Sự việc các nhà lãnh-đạo Pharisêu công-khai thừa-nhận tính ưu-việt của người trẻ, xưa nay thu hút người nghe, cũng là điều đáng ghi nhớ.

Sự việc xảy ra là: khi Rabban Hanina ben Dosa đến với Rabban Yôhanan ben Zakkai lúc ông lên cơn đau yếu. Ngài có nói với ông như sau:

“Hỡi con trai của tôi! Con hãy nguyện-cầu cho ông để ông được sống.” Ông để đầu mình giữa hai bắp đùi rồi cầu nguyện một hồi, và anh ta sống sót.

Rabban Yôhanan ben Zakkai lại cũng nói:

“Cả khi ben Zakkai kẹp đầu hắn vào giữa hai đầu gối ông suốt ngày, ông cũng chẳng để ý gì đến hắn.” (bBerakhot 34b)

Về truyện Gamaliel, có lẽ ta phải tỏ ra một điều, là: vào trước lúc đoàn tuỳ-tùng của ông chợt đến và trước khi họ cho biết mục-đích của việc thăm-viếng, ông Hanina đã nhận ra được chủ ý của những người này, rồi. Ông cam-kết với họ về chuyện các người trẻ đã phục-hồi lại sức, trước khi họ có cơ-hội mở miệng để nói, dù có nói gì thì cũng thế, mà thôi.

Chuyện xảy ra, là: khi con trai của Rabban Gamaliel trở bệnh, ông sai phái hai học-trò đi đến gặp Rabban Hanina ben Dosa để ông có thể nguyện cầu cho cháu. Thoạt vừa thấy họ, ông bèn chạy vụt lên nhà trên mà nguyện-cầu. Khi trở xuống, ông bèn bảo: “Hãy đi đi, bởi cơn sốt đã ra khỏi cháu.” Rồi khi, mấy người này ngồi xuống, ông bèn viết lên và ghi chú giờ giấc xảy ra sự việc.

Và, khi họ đến với Rabban Gamaliel, ông lại bảo:

“Trời có mắt, ông đã không rời mắt lo-toan ra cũng chẳng có gì thêm vào, nhưng đây là để xác-định rằng: điều xảy đến là sẽ đến. Cũng vào giờ phút khi  cơn sốt rời bỏ anh cháu và ông lại đã yêu cầu chúng tôi mang nước uống đến.” (bBerakhot 34b; yBerakhot 9d)

Kết-hợp với chuyện của ngôn-sứ Êlya cũng giống chuyện ngôn-sứ thời Cựu-Ước là Hanina Hônias, mọi người sẽ tin rằng cả hai người nói ở đây đều đã mang mưa đến với dân con mỗi khi cần và các ông cũng có khả-năng chấm dứt cơn mưa ngay vào lúc mọi sự đang diến tiến tốt đẹp.

Truyện kể rút tự văn-chương của hàng tư-tế sẽ tô thêm đôi ý-tưởng khá mỉa mai, cốt bảo rằng trước đó đã xảy ra thời hạn-hán trong lúc họ chính-thức đưa ra lời cầu trời cho mưa xuống có vị thượng-tế cũng đọc những kinh-kệ tựa hồ như thế, ở Đền thờ.       

Rabban Hanina ben Dosa có lần từng rong-ruổi trên đường, thì trời mưa. Ông bèn thưa:

“Lạy Đức Chúa của muôn loài hoàn-vũ, toàn-thể thế-giới đang chờ cơn mưa nguồn trời đổ xuống thì được mãn-nguyện, còn Hanina đây lại cứ thế buồn phiền mãi.”

Thế là, cơn mưa tự-nhiên dứt. Khi về gần đến nhà, ông lại thưa: “Thân lạy Đức Chúa của muôn loài hoàn-vũ, toàn-thể vũ-trụ đang buồn phiền, còn Hanina đây lại thơ thới mãn nguyện.” Và cơn mưa nguồn cứ thế bắt đầu rơi xuống (bTaanit 24b).

Về sau, có thày tư tế tên là Rav Joseph lại cũng đưa ra lời bình-phẩm những bảo rằng: điều đó cốt nhấn mạnh đến quyền-uy sức mạnh rất thu-hút của bậc thượng-tế, với những lời như sau:

“Lời cầu của bậc thương-tế xin cho mưa xuống được sử-dụng để kình-chống lời của Rabban Hanina ben Dosa chăng?” (bTaanit 24b)

Còn nhiều truyện kể nho nhỏ khác, cũng nên đề-cập hầu tạo cho sinh-hoạt mục-vụ đầy thu hút của Đức Giêsu có bối-cảnh rút từ bên ngoài Tân Ước. Điểm thứ nhất và có lẽ là điểm quan-trọng/đáng kể nhất trong các truyện kể là truyện của Hanina và “chú rắn độc”, hoặc nói rõ hơn, tức câu truyện qui về loài bò sát có nọc độc, tức loài lai giống (nói theo sinh-vật-học dân-gian) giữa loài rắn và thằn lằn.

Câu truyện được truyền-tải cho dân-gian nghe biết theo nhiều hình-thức rát khác-biệt. Nhưng tất cả đều phối-kết vào với truyện kể, qui chiếu điều nói đến ở trên cho thấy uy-lực tối cao của Hanina tập-trung vào việc nguyện-cầu không đứt-đoạn ngay cả khi con rắn làm chấn thương bắp chân người cầu nguyện.

Về Hanina ben Dosa, có truyền-thuyết bảo rằng khi ông ta đứng mà cầu-nguyện, chợt có con rắn chạy đến cắn vào chân, nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện. Đồ-đệ ông chạy tản-mác đi tứ phía và tìm thấy con rắn chết ngay miệng lỗ. Và họ kêu thất thanh lên rằng:

“Khổ thân cho người nào bị rắn cắn, nhưng cũng tội cho con rắng đã từng cắn ben Dosa, nên mới thế.” (tBerakhot 3: 20)

Có hai truyện kể khác, một truyện liên quan đến việc siêu-nhiên biến dấm thành dầu đốt, cũng tựa như câu chuyện Đức Giêsu biến nước thành rượu. Khi ấy, con gái ông Hanina đã đổ lầm dấm ăn thay vì dầu cho vào đèn đốt ngày Sabát; mãi về sau mới biết thì quá trễ. Người cha của cô mới nói cho cô biết chuyện ấy và chiếc đèn vẫn cháy suốt một ngày dài (bTaanit 25a).

Câu truyện thứ hai kể về phép lạ sản-xuất bánh mì là có ý minh-hoạ sự nghèo-khổ của Hasid và sự tin tưởng nói chung; tin rằng các phép lạ xảy đến chung quanh ông vẫn là chuyện thường ngày, vào thời đó.

Vợ của Hanin có thói quen nổi lửa lò nấu nướng vào mỗi thứ Sáu và ném các cành củi nhỏ vào đó, bởi chị thấy xấu hổ vì mọi người biết chắc là nhà chị không còn gì để nướng thành bánh. Chị có bà hàng xóm thường vẫn nói:

“Tôi biết chị ta chẳng có gì. Vì thế, để tôi xem những thứ này gồm những gì.”

Bà ta đi ra và thấy lò nướng chứa đầy bánh mì và nồi chứa cũng đầy bột, bèn bảo:

“Mấy người kia hãy mang xẻng đến mà vần vì bánh mì sắp cháy đen lên rồi kìa.” Mọi người được bảo là chị vợ của Hanina đi ra lấy xẻng để xúc bánh mì vì chị đã quen thấy phép lạ xảy ra.” (bTaanit 24b-25a)
    
Cuối cùng ra, bất cứ khi nào ta không thấy xảy ra phép-lạ thực-sự gán cho Hanina là bậc chữa lành ở các bài viết của tư-tế, thì ông vẫn được tuyên-dương ca-ngợi ở nơi đó như bậc thày ở trên mọi uy-lực của ác-thần/sự dữ.

Câu truyện bên dưới đây, mang khuôn-khổ một truyền-thuyết dân-gian, nhưng được nhìn dưới ánh-sáng soi-dọi ở các truyện kể song hành từng làm cho ông trở thành ân-nhân được mọi người và cả nhân-loại đều chiêm-ngưỡng.

Giai-thoại kể ở đây, lại nối-kết với qui-định lập ra cho nhóm Pharisêu và tư-tế là phải hành-xử cho đúng cách, theo đó không có người Do-thái-giáo đáng kính nào gặp thấy ở một mình giữa đường/giữa chợ vào ban đêm hết. Trước hết và trên hết, làm như thế là để phòng ngừa bất cứ sự nghi-ngờ nào về mục đích vô-luân, nhưng tận nơi thâm căn, cũng vì mối nguy hiểm sẽ phải đâm sầm vào với lũ quỉ trong bóng tối tăm. Hanina vốn ngây-thơ nên không để ý gì đến qui-định hơi trưởng-giả của các tư-tế thuận theo qui-ước.

“Đừng để bất cứ ai ở ngoài một mình, vào đêm tối.” Không làm thế vào tối Thứ Tư, cũng không làm thế vào tối Thứ Bảy, bởi lẽ Agrata là con gái Mahlat là nữ thần loài quỉ dữva2 18 vạn thiên-sứ chuyên tàn-phá đều đang lang thang rình mồi, và mỗi vị có đủ uy-lực để đánh phá. Vào thuở trước, mọi người đều thấy cô ta mỗi đêm dài.

Tuy thế, một khi gặp gỡ Rabban Hanina ben Dosa bèn nói:

“Dù trời cao không chấp thuận ban lời khen ngợi bằng cung giọng từ trời, hãy lưu-tâm đến Hanina ben Dosa và các giáo-huấn của ông. Nếu không tôi cũng đánh các ngươi.”

Và ông nói với cô ta rằng:

Giả như tôi được đề cao ở trên trời, tôi ra lệnh cho cô đừng bao giờ vượt ngang qua nơi không có người ở!” Cô van nài ông mà bảo rằng: Hãy để tôi ở đó trong một thời gian ngắn thôi.” Và rồi, ông rời bỏ cô ta vào các đêm Sabát và các buổi tối thứ Tư.” (bPesahim 112b)

Dù ông có rộng-lượng với lũ nữ-hoàng quỉ dữ đi nữa, Hanina được chứng tỏ là ông hoàn toàn khống-chế uy-lực của hoả-ngục và là đấng cứu vớt loài người không bị chúng đe-doạ.

So với ông, có hai vị tư-tế rất cao-cả đã “chân trong chân ngoài” vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên, là ông Meir và Akiba, mặc dù cuối cùng cũng thoát được tổn-hại sau khi đối đầu với Satan vào Thứ Tư hoặc đêm Sabát khi ông có tự-do đến thị-trấn và liều mạng làm thử, cho thấy sự yếu ớt rất nhân-bản của họ và từ đó nổi lên câu truyện cắt bỏ mọi tầm cỡ như thế.

Cả hai trường-hợp, đều có Satan xuất-hiện mang dáng dấp một phụ nữ rất khêu gợi; và khi các thày tư-tế gần như sa ngã trước cơn cám dỗ của mụ, Satan đã cho họ biết rằng sở dĩ họ thoát được là nhờ vào lời ca ngợi mà giáo-huấn của họ nhận từ trời cao mà thôi. (bKiddushin 81a)

Hanina được biết nhiều nơi truyền-thống tư-tế về những hành-xử đầy lòng nhân-hậu hơn là qua các giáo-huấn trong đó chỉ một số ít là còn tồn-tại.

Ngoại trừ câu châm-ngôn vẫn nói cho mọi người biết rằng: “Không phải loài rắn độc mà là tội lỗi mới giết chết con người” chỉ có ba câu ngạn-ngữ khác lại đính-kết vào tên tuổi của ông.

Tất cả đều nhấn mạnh vào thứ-tự ưu-tiên đúng đắn về linh-đạo: do có hành xử biết sợ tội và động-thái tốt lành mới đến trước sự khôn ngoan, và không ai có thể làm Thiên-Chúa hài lòng phi trừ các người lân cận được vui là vì ông hành-xử tốt đối với họ (mAbot 3: 9-10).

Hanina không để lại dấu vết nào tồn tại ở truyền-thống của hàng tư-tế có ghi trong giáo-lý, luật-lệ hoặc địa-hạt chú giải.

Thật sự, chỉ những dịp riêng tư và chắc chắn là giả-tạo khi ông thủ đóng vai-trò của bậc thày dạy, là đưa con rắn đã chết đến trường học, ông được tô vẽ như người thày dạy dỗ bậc tiểu-học chỉ giáo-dục cho đám thiếu-nhi, mà thôi.

                                                                                    (Còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch.

No comments: