Wednesday, 22 September 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh & Mạc Khải Cứu Rỗi


Tôn giáo của các Tổ phụ

Dân Israel tin rằng có ít đền thờ đã được các tổ phụ xây dựng.

Mặt lịch sử: không thể minh xác cho chứng chỉ đó.

Nhưng 2 điều bảo đảm phần nào cho truyền thống đó:

Nơi chốn: các Đền thờ đó ở bên rìa vùng canh thổ, nghĩa là sát cận những nơi du mục dẫn chiên có ngang qua. Mọi điều phù hợp với hoàn cảnh xã hội của các tổ phụ.

Các đền thờ này không còn thịnh vượng bao nhiêu thời các Thẩm phán và thời vương quyền. Hơn nữa, từ thời vương quyền, các đền thớ đó đã bị tẩy chay phần nào bởi đạo Yavê chính thống. Đó là dấu tỏ rằng các đền thờ đó lên đến một thời khá xa xưa.

Các đền thờ đó: phù hợp với luật lệ xác định cách chọn chỗ thờ bái: nơi có một yếu tố thiên nhiên nào gợi ra sự hiện diện của Thần tổ tiên: cây, chỏm đồi, khe nước, nhất là nơi vị thần đã tỏ mình bằng hiện ra. Các đền thờ đó cắm chặng đường đi của các Tổ phụ.

Sikem Stt 12: 6-7 (Abraham) 33: 18+20 (Yakob) (Yoshua 24: 21-24)

Bethel Stt 12: 8 (Abraham, ngang qua thôi) 28: 10-22 (Yakob: chính trực: người sáng lập đền thờ).

Mambrê Stt 13: 18 (thường là chỗ Abraham ở 14: 13; 18: 1; 35: 27). Về tôn giáo: Stt 18, và có lẽ Stt 15 cũng lấy đó làm khung cảnh.

Bersêba: Tự nguyên Stt 21: 22-31 (26: 33). Nơi giữ ký ức về Isaac (Stt 26: 23-25); Stt 18: 1-4), nhưng người ta cho là Abraham đã là người sáng lập đền thờ đó (Stt 21: 33), và tước hiệu Thiên Chúa hiện ra là Yavê El-Olam.

Khi học kỹ di tích Sách thánh về các đền thờ đó, ta thấy được:

-Truyền thống cố tìm nhiều cách để liên lạc Sikem Bethel Mamrê Bersêba với các Tổ phụ.

-Nhưng các Đền thờ đã bị lên án thời sau do các tiên tri: cách rõ ràng về Bethel và Bersêba, cách mặc nhiên về Sikem, Mamrê.

Việc tẩy chay này: không phải do lý tưởng tập trung sùng bái (thí dụ Amos chưa nghĩ đến Đền thờ duy nhất). Như thế là họ lên án vì kiểu sùng bái diễn ra nơi các chỗ ấy. Vậy có lẽ là kiểu sùng bái đó trước tiên cứ tiếp tục kiểu sùng bái của các đền thờ Canaan mà người ta không lấy làm chướng gì cả. Thần của các Đền thờ đó cũng được nói đến: El-Bethel ở Bethel, El-Olam ở Berseba (có lẽ El Shaddai ở Mamrê).

Tại Sikem có lẽ El-Berit (Baal-Berit).

Nhưng El-Bethel, El-Olam, El-Shaddai, El-Berit không phải là những vị thần nhỏ địa phương, mà là những kiểu hiện hình của Thần tối thượng El (văn kiện Ras-Shamra cho thấy tính cách siêu việt và đại đồng của El).

Vậy giai đoạn tiên khởi mạc khải này: các tổ phụ Israel chỉ cần phải nhìn nhận ra, nơi các đền thờ Canaan xưa đó, chính El như Thần độc nhất của họ, nhưng chính đấng ban bố và bảo đảm những lời hứa Người đã làm cho họ, cho giòng diống họ. Stt 33, 20. Bàn thờ Yakob dựng tại Sikem được gọi là: El – thần của Israel – Còn tại Berseba thì có: El, thần của cha ngươi (Đấng hiện ra cho Yakob: Stt 46: 3), Xht 6: 3: Thiên Chúa hiện ra cho các tổ phụ (Abraham, Ysaac, Yakob) dưới danh hiệu El-Shaddai.

Nhưng thời sau, mạc khải đạo Yavê khắt khe hơn. Yavê thu lấy hết các thuộc tính của El- và những trung tâm sùng bái mới lấn át hết các đền thờ cựu trào kia (tuy kiểu sùng bái bình dân vẫn ưa thích lai vãng các nơi đó).

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

No comments: