Monday, 27 September 2010

Lm Chân Tín, CSsR: Một biến cố đầy ý nghĩa


Trong mấy tháng vừa qua, báo chí thế giới đã bàn tán sôi nổi về thoả ước đã được ký kết giữa Toà thánh và nước Nam Tư. Đây là thoả ước đầu tiên Toà thánh đã ký kết với một Quốc gia Cộng sản, sau Công đồng và trong tinh thần đối thoại của Công đồng.

Thỏa ước này đã được sửa soạn kín đáo từ hai năm nay. Ngày 25.06.1966, tại thủ đô Belgrade, Đức cha Casaroli, chính thức đại diện Toà thánh, cùng với ông Maratcha, đại diện chính phú Nam Tư, đã ký vào bản thoả ước, làm căn bản cho những cuộc ký kết sâu rộng hơn trong tương lai. Bản thoả ước này ghi rõ rằng:

Đây là quyết định của đôi bên, tuy chưa tiến tới sự giải quyết mọi vấn đề, ít ra là tiến tới công cuộc giàn xếp thoả đáng những mối quan hệ giữa Giáo hội Công Giáo và Cộng hoà Xã hội Liên bang Nam Tư”.

Chính phủ Nam Tư ghi nhận căn bản pháp lý của các tôn giáo dựa theo hiến pháp và luật lệ của Nam Tư. Hơn nữa, chính phủ thừa nhận thẩm quyền của Toà thánh Vatican trên Giáo hội Nam Tư và cam đoan để cho các giám mục Nam Tư được tự do liên lạc với Toà thánh.

Nguyên tắc phân biệt Đạo và đời đã được đôi bên chấp thuận: Các giáo sĩ sẽ chỉ ở trong phạm vi tôn giáo và được tự do truyền bá giáo lý, công khai tổ chức các nghi lễ tôn giáo và ban các phép bí tích. Chính phủ Nam Tư cam kết sẽ luôn tôn trọng những hoạt động tôn giáo của hàng giáo sĩ.

Trên thực tế, nếu có một vụ tranh chấp hoặc vi phạm nào, đôi bên sẽ giải quyết những khó khăn trong tinh thân thông cảm. Trong những môi trường hoạt động có lợi cho đôi bên, chính phủ Nam Tư và Toà thánh sẽ cùng nhau tham khảo ý kiến. Và để thực hiện ý định này, Cộng Hoà Xã Hội Liên Bang Nam Tư và Toà thánh đồng ý gửi đại diện cạnh Vatican và Belgrade, với cấp bậc đại sứ, được hưởng quyền lợi ngoại giao theo các hiệp định quốc tế hiện hành.

Nhìn qua nội dung của bản thoả ước trên, chúng ta nhận thấy rằng đây là một thành công của Công đồng Vatican II và một thành quả của tinh thần đối thoại. Kinh nghiệm của quá khứ cho ta hay sự cứng rắn của Giáo hội trong hai thế kỷ qua không muốn đối thoại với một cách mạng 1789 của Pháp hay với một chính quyền Ý xâm lăng đất đai Toà thánh, đã gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho tín hữu Pháp và Ý. Trong một thời gian khá lâu, Giáo hội tẩy chay chế độ cách mạng Pháp và Ý, tín hữu không được tham gia vào đời sống chính trị. Thái độ cứng rắn đó lại gây thêm nhiều căm phẫn nơi chính quyền khả dĩ làm cho tình thế càng thêm căng thẳng. Nhận thấy sự bất lợi đó, Giáo hội đã dần dần trở nên mềm dẻo và đã chấp nhận chế độ hiện hữu. Nhờ mối bang giao được nối lại giữa Toà thánh và hai chính phủ Pháp, Ý, mà ngày nay các tín hữu Pháp, Ý mạnh mẽ hoạt động trong mọi lãnh vực chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia. Và họ đã trở thành men trong bột, khử trừ những gì là bất hảo của những chế độ đó.

Đối với các chế độ Cộng sản, dưới đời Piô XII, thái độ của Giáo hội rất cứng rắn. Nhưng với Gioan 23 và Phaolô VI của Công đồng Vatican II, tinh thần đối thoại này ngày một bành trướng mạnh mẽ. Giáo hội muốn đối thoại với hết mọi người, kể cả những người vô thần. Đã hẳn, dưới triều đại Piô XI, Piô XII cũng như triều đại Gioan 23 và Phaolô VI, Giáo hội vẫn luôn luôn lên án lý thuyết vô thần duy vật của Cộng sản. Trên phương diện đó, Giáo hội vẫn luôn luôn trung thành với chân lý và coi chủ nghĩa Mác là phản nghịch với giáo lý Kitô giáo. Nhưng đối với những phong trào, những chế độ Cộng sản, Giáo hội của Vatican II đã có một thái độ mới: Giáo hội muốn đối thoại với những con người Cộng sản vô thần, Giáo hội muốn chung sống hoà bình với những chế độ Cộng sản vô thần, vì dù muốn dù không Giáo hội vẫn phải ở trong những chế độ ấy. Với thái độ mới đó, hàng trăm triệu tín hữu sống bên kia bức màn sắt, sẽ có liên lạc với Toà thánh, không còn sống chìm đắm trong lẻ loi, thầm lặng. Bản thoả ước với chế độ Cộng sản Nam Tư là bằng chứng cho thấy Giáo hội sau Vatican II muốn chung sống hoà bình với chế độ Cộng sản, nếu chế độ đó đã được thiết lập.

Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia Cộng sản sẽ theo gương nước Nam Tư nhận định lòng chân thành của Giáo hội, để cùng Giáo hội đi đến những thoả ước tương tự khả dĩ đem lại nền thông cảm giữa Toà thánh và các quốc gia Cộng sản.

Một kỷ nguyên đối thoại mới, rất mạo hiểm, nhưng đồng thời cũng rất đầy hứa hẹn, đã khơi mào. Giáo hội của Vatican II sẵn sàng đối thoại với mọi chế độ, kể cả những chế độ Cộng sản vô thần, vì Giáo hội có sứ mạng đem Tin Mừng cứu rỗi cho mọi người của mọi chế độ và thu họp tất cả về với Chúa Kitô.

Lm Chân Tín CSsR

1966

Friday, 24 September 2010

Gs Nguyễn Ngọc Lan: Về một Lưu-Quang-Vũ

Thứ Năm 8.9.1988


Cái chết đột ngột của Lưu-Quang-Vũ và đứa con duy nhất để lại một niềm thương tiếc lờn lao trong dư luận.


Trên tr. 2 báo SGGP hôm nay, Minh-Trang, nữ diễn viên đã đóng vai Ngà trong vở kịch Tôi và chúng ta, viết những dòng thật chân tình và dễ thương:


“Người ta ít biết một Lưu-Quang-Vũ đã trải qua những tháng năm tuổi 20 nhọc nhằn, chật vật đi kiếm việc làm mà không nơi nào muốn nhận, một Lưu-Quang-Vũ đã đi qua bao nhiêu buổi chiều chán nản, thất vọng, vật vờ trong những quán bia ‘chuồng cọp’, ngồi chồm hổm ở Hà Nội. Đời anh như thế đó. Lý tưởng và thất vọng gắn quyện vào nhau như bóng với hình (…) không phải bỗng nhiên anh lại viết được kịch với một tiết tấu tình cảm khủng khiếp đến chóng mặt. Cũng không phải bỗng nhiên mà anh hiểu được nỗi xót xa, vinh nhục, của biết bao số phận con người (…)


Anh Vũ ơi! Liệu ước mơ bay bổng của anh về những điều tốt đẹp trong cuộc đời có làm cho con người ta tốt lên hơn không? Liệu nỗi giận dữ của anh trước cái xấu, cái ác, trước những kẻ tiêu cực mà anh đưa lên sân khấu có gột rửa được phần nào cái nhơ nhuốc tàn ác đang còn bám lấy xã hội chúng ta không?...


Thứ Bẩy vừa rồi, màn ảnh truyền hình đã cho xem Khoảnh khắc và vô tận, kịch của Lưu-Quang-Vũ. Xót xa nhất hẳn là câu nói vang lên ở một chỗ nào đó trong vở kịch :


“Tại sao chỉ khi không còn là đồng chí của nhau nữa,
người ta mới gọi nhau là đồng chí?”


Không có sự phá sản nào thê thảm bằng. Cứ thử tưởng tượng ngày nào đó, trong Hội thánh, người ta chỉ gọi nhau là anh em khi không còn là anh em nữa. Thậm chí nhân loại bốn bể một nhà…


Gs nguyễn ngọc Lan
(Nhật ký 1988, Tin Paris 1993, tr. 159-160)

Wednesday, 22 September 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh & Mạc Khải Cứu Rỗi


Tôn giáo của các Tổ phụ

Dân Israel tin rằng có ít đền thờ đã được các tổ phụ xây dựng.

Mặt lịch sử: không thể minh xác cho chứng chỉ đó.

Nhưng 2 điều bảo đảm phần nào cho truyền thống đó:

Nơi chốn: các Đền thờ đó ở bên rìa vùng canh thổ, nghĩa là sát cận những nơi du mục dẫn chiên có ngang qua. Mọi điều phù hợp với hoàn cảnh xã hội của các tổ phụ.

Các đền thờ này không còn thịnh vượng bao nhiêu thời các Thẩm phán và thời vương quyền. Hơn nữa, từ thời vương quyền, các đền thớ đó đã bị tẩy chay phần nào bởi đạo Yavê chính thống. Đó là dấu tỏ rằng các đền thờ đó lên đến một thời khá xa xưa.

Các đền thờ đó: phù hợp với luật lệ xác định cách chọn chỗ thờ bái: nơi có một yếu tố thiên nhiên nào gợi ra sự hiện diện của Thần tổ tiên: cây, chỏm đồi, khe nước, nhất là nơi vị thần đã tỏ mình bằng hiện ra. Các đền thờ đó cắm chặng đường đi của các Tổ phụ.

Sikem Stt 12: 6-7 (Abraham) 33: 18+20 (Yakob) (Yoshua 24: 21-24)

Bethel Stt 12: 8 (Abraham, ngang qua thôi) 28: 10-22 (Yakob: chính trực: người sáng lập đền thờ).

Mambrê Stt 13: 18 (thường là chỗ Abraham ở 14: 13; 18: 1; 35: 27). Về tôn giáo: Stt 18, và có lẽ Stt 15 cũng lấy đó làm khung cảnh.

Bersêba: Tự nguyên Stt 21: 22-31 (26: 33). Nơi giữ ký ức về Isaac (Stt 26: 23-25); Stt 18: 1-4), nhưng người ta cho là Abraham đã là người sáng lập đền thờ đó (Stt 21: 33), và tước hiệu Thiên Chúa hiện ra là Yavê El-Olam.

Khi học kỹ di tích Sách thánh về các đền thờ đó, ta thấy được:

-Truyền thống cố tìm nhiều cách để liên lạc Sikem Bethel Mamrê Bersêba với các Tổ phụ.

-Nhưng các Đền thờ đã bị lên án thời sau do các tiên tri: cách rõ ràng về Bethel và Bersêba, cách mặc nhiên về Sikem, Mamrê.

Việc tẩy chay này: không phải do lý tưởng tập trung sùng bái (thí dụ Amos chưa nghĩ đến Đền thờ duy nhất). Như thế là họ lên án vì kiểu sùng bái diễn ra nơi các chỗ ấy. Vậy có lẽ là kiểu sùng bái đó trước tiên cứ tiếp tục kiểu sùng bái của các đền thờ Canaan mà người ta không lấy làm chướng gì cả. Thần của các Đền thờ đó cũng được nói đến: El-Bethel ở Bethel, El-Olam ở Berseba (có lẽ El Shaddai ở Mamrê).

Tại Sikem có lẽ El-Berit (Baal-Berit).

Nhưng El-Bethel, El-Olam, El-Shaddai, El-Berit không phải là những vị thần nhỏ địa phương, mà là những kiểu hiện hình của Thần tối thượng El (văn kiện Ras-Shamra cho thấy tính cách siêu việt và đại đồng của El).

Vậy giai đoạn tiên khởi mạc khải này: các tổ phụ Israel chỉ cần phải nhìn nhận ra, nơi các đền thờ Canaan xưa đó, chính El như Thần độc nhất của họ, nhưng chính đấng ban bố và bảo đảm những lời hứa Người đã làm cho họ, cho giòng diống họ. Stt 33, 20. Bàn thờ Yakob dựng tại Sikem được gọi là: El – thần của Israel – Còn tại Berseba thì có: El, thần của cha ngươi (Đấng hiện ra cho Yakob: Stt 46: 3), Xht 6: 3: Thiên Chúa hiện ra cho các tổ phụ (Abraham, Ysaac, Yakob) dưới danh hiệu El-Shaddai.

Nhưng thời sau, mạc khải đạo Yavê khắt khe hơn. Yavê thu lấy hết các thuộc tính của El- và những trung tâm sùng bái mới lấn át hết các đền thờ cựu trào kia (tuy kiểu sùng bái bình dân vẫn ưa thích lai vãng các nơi đó).

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

Tuesday, 21 September 2010

Lm Richard Leonard sj: Trả lại yêu thương?


Ta vừa thấy một linh hồn mỏng mảnh

Níu vai ta đòi trả lại yêu thương

Lòng chơ vơ rùng rợn nỗi kinh hoàng

Lời cay đắng tưởng vô cùng bất tuyệt

(thơ Vũ Hoàng Chương)

Chơ vơ - rùng rợn, nhà thơ chỉ muốn đòi lại yêu thương. Đòi yêu thương chứ không đòi niềm tin yêu, bất tuyệt. Tin yêu bất tuyệt, vẫn là ý nghĩa của lời kinh dụ ngôn hôm nay. Lời kinh mà với nhiều người, có thể là một nhận định không chuẩn. Nhận định một bên, là: về nhà phú hộ/doanh gia, thành đạt. Cón bên kia, là dân đen lao động, rất La-za-rô.

Ở thế gii đời thường, người dân hôm nay không chú trọng nhiều đến vấn nạn “người là ai?”; mà chỉ hỏi: “người làm gì?”, “đời sống thế nào? “kiếm khá không”?, thôi. Thế giới nhà Đạo, thì không thế. Dân con Đức Chúa, lâu nay luôn được dạy bảo: hãy sống tin yêu suốt đời. Dù đôi lúc, có người vẫn toan tính nhiều chuyện riêng tư, vị kỷ. Quả thế, điều mà con dân nhà Chúa lâu nay luôn được nhắc đến, là: cần quan tâm đến niềm an vui cứu độ. Trọng tâm của mọi tốt lành, thành đạt.

Tốt lành thành đạt, là cố tránh mọi lầm lỡ. Tránh cuộc sống mang sắc thái bạo hành, bất nhân. Lối sống chỉ chú tâm đến dâm đãng, tị nạnh, se sua. Sống tích tụ nhiều hờn căm, đố kỵ và bon chen! Chẳng lý gì đến người đồng loại, đang thiếu thốn.

Tốt lành thành đạt ở nhà Đạo, là lối sống mà trình thuật hôm nay đem đến cho con người một trạng thái biết quyết tâm xa lánh trạng huống cuốn hút vào với lỗi lầm đạo hạnh. Lỗi lầm ẩn nấp nơi lương tâm con người, trần tục. Tốt lành thành đạt, là: không phải chỉ chú tâm đến thú vui vật chất, xác phàm. Chỉ coi trọng giàu sang, hưởng thụ của lớp người chuyên ăn trên ngồi chốc, bất cần đến luật. Luôn coi thường cả những người đói khổ, tật bệnh.

Tốt lành thành đạt theo nghĩa nhà Đạo, là: chẳng lo toan gì cho riêng mình. Nhưng, biết đoái hoài đến người nghèo hèn, thiếu thốn. Những người như La-za-rô đang chầu chực từng miếng cơm, tấm bánh, rơi rớt từ bàn tiệc của đám thành thị no say, phung phí. Tốt lành thành đạt, chắc chắn không là thái độ của các phú hộ đã xa hoa, thừa mứa; nhưng vẫn tị nạnh khi bất chợt thấy “hành khất buồn” như La-za-rô chẳng lao động đến một ngày, mà vẫn được Áp-ra-ham mở rộng vòng tay đón nhận.

Tốt lành thành đạt hôm nay, còn thấy nơi một ít người đủ ăn đủ mặc, biết lưu tâm giúp đỡ đám cùng đinh đói khát, vẫn chực chờ. Là, biết giùm giúp thương yêu những người có nhu cầu bức thiết, hơn mình. Tốt lành ấy, chính là tinh thần của dụ ngôn/truyện kể về đám doanh gia/phú hộ vẫn thấy ở mọi nơi, mọi thời.

Ở thời tiến bộ hôm nay, người người chú trọng quá nhiều đến vật chất. Nơi đó, có những doanh gia/phú hộ vẫn than phiền cật vấn, cả Đức Chúa. Có người, cho rằng: “Tôi đây chẳng thấy Chúa đoái hoài ỏ ê điều gì. Phải chăng, tôi chỉ là giáo dân hạng thứ, bình thường bậc trung; dù rằng tôi vẫn giữ trọn 10 điều răn của Chúa. Vẫn chân chất giữ luật, cả phần Đạo lẫn việc đời. Đâu nào dám sai trái?”

Thật ra, doanh gia/phú hộ vẫn có thể là người tốt lành thành đạt, đúng ý nghĩa. Giàu sang/lương thiện thời nay, đâu có gì là sai quấy. Nhất thứ, những người này chẳng khai thác bóc lột kẻ nghèo hèn, bao giờ. Nhưng, với tinh thần của dụ ngôn, tốt lành như thế vẫn chưa thành đạt. Vẫn, “níu vai đòi trả lại yêu thương”, tựa như báo cáo ở cấp cao, trong năm qua.

Theo tường trình, hiện có đến 1 tỷ 200 triệu người đang sống sốt chỉ bằng đô rưỡi một ngày, hoặc ít hơn. Tính cho kỹ, có đến 80% số người trên thế giới hiện đang sống trong cảnh bần hàn thiếu thốn. Thiếu điện, thiếu nước. Thiếu cả thực phẩm cần thiết, để đáp ứng nhu cầu căn bản vệ sinh chung. 70% dân số trên thế giới thiếu kiến thức phổ thông để tồn tại. 50% đang sống trong tình trạng suy dinh dưỡng, rất ngặt nghèo.

Điểm chính dụ ngôn hôm nay, Đức Chúa không nhắc ta đang có những người nghèo chực chờ sẵn, nơi hông cửa. Nhưng, dụ ngôn nài ta để tai nghe ngóng và học hỏi. Hiện thời, đang có nhiều dân con nhà Chúa chủ trương duy trì luật Đạo cả về tín lý, lẫn phụng vụ. Nhưng, lại làm ngơ không đếm xỉa gì đến lời dạy của Hội thánh, rằng: Tình yêu Đức Chúa đâu diễn tả bằng môi miếng hoặc bằng lối sống đạo hình thức, bên ngoài, nhưng bằng động yêu thương người nghèo.

Trình thuật/dụ ngôn hôm nay còn nói đến hình ảnh của “bàn tiệc” ngập đầy những thức ăn. Thức ăn đây phải là biểu tượng của Vương Quốc Nước Trời. Nơi đây, luôn có tiệc lòng Mến, rất thánh. Tiệc agapè dạy ta biết san sẻ tình thương yêu đồng loại, những người đang thiếu thốn nhu cầu căn bản, rất bức thiết.

Ở Tiệc Lòng Mến, không có chuyện phân biệt ai là phú hộ/đại gia, ai “La-za-rô buồn” chực chầu cơm bánh, nơi khung cửa. Người dự Tiệc Nước Trời vẫn chung vui sẻ san đồng đều cùng một thức ăn. Thức ăn, Ngài nuôi dưỡng tình thương yêu ngút ngàn, đầy cảm kích. Thức ăn của Vương Quốc Nước Trời san sẻ cho hết mọi người, không phân biệt ai hăng say lao động, giỏi dang, ai lười biếng, ù lỳ. Tất cả cùng lo lắng cho nhau. Tất cả đều đỡ đần giùm giúp, lẫn nhau.

Lạ thay. Nơi tiệc tùng của Lòng Mến, người túng thiếu nghèo hèn lại cảm thấy hài lòng hơn kẻ giàu sang. Chẳng thế mà, có người tự hỏi: ở Vương Quốc Nước Trời, ai đích thực đại gia/phú hộ? Ai giàu sang? Ai vừa giàu lòng, lại vừa sang?

Dự tiệc Tình Thương hôm nay, ta nhớ lời cảnh báo của Đức Chúa. Cảnh báo về những lãng quên trước lời kêu gào ới gọi, từ những “La-za-rô buồn thời đại” đang ngong ngóng từng miếng cơm, tấm bánh ở cửa hàng. Nơi phố chợ. Cảnh báo, để ta chớ làm ngơ cảnh người đồng loại đang chầu chực, ở đâu đó. Chớ làm ngơ, nhưng quyết ra tay giúp đỡ. Thêm vào đó, Ngài còn cảnh cáo về những xa hoa-phung phí của các đại gia/phú hộ, chuyên hưởng thụ.

Luôn đề cao cảnh giác trước mâu thuẫn giàu/nghèo, tích cực/tiêu cực, ta hân hoan giãi bày lòng mến với mọi người, để cùng nhau hát lên lời ca bừng sáng, như:

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

Người thương gia lợi tức

Người công nhân ấm no

Thoát ly đời gian lao nghèo khó:

á a a à,

nhắp chén đầy vơi,

chúc người người vui

á a a à,

muôn lòng xao xuyến duyên đời.

(Phạm Đình Chương – Ly rượu Mừng)

Rượu hân hoan, mừng mọi người. Từ người nghệ sĩ, đại gia. Đến cả anh công nhân, lẫn La-za-rô nghèo đang chầu chực, ở nơi cửa. Các La-za-rô nghèo buồn hôm nay, không đòi trả lại yêu thương, nữa. Vì đã có niềm tin - yêu từ người đồng loại. Tin - yêu rất muôn thưở. Rất “vô cùng bất tuyệt”.


Lm Richard Leonard sj

MaiTá diễn dịch

Thursday, 16 September 2010

Lm Chân Tín CSsR: Phát triển các dân tộc

PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC, đó là vấn đề sống còn của thế giới ngày nay, mà Đức Phaolô VI đã đề cập trong thông điệp Populorum Progressio ban hành vào dịp lễ Phục Sinh vừa qua. Một lần nữa, Đức Thánh Cha nói lên nỗi lo âu của ngài trước bao bất công xã hội và lớn tiếng kêu gọi mọi dân tộc cũng như mọi cá nhân hoạt động liên lỉ để giúp các dân tộc thăng tiến.

Từ ngày lên ngôi Giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã nhiều lần kêu gọi lương tri và tình thương của nhân loại, trong công cuộc loại trừ chiến tranh và xây dựng hoà bình. Nhưng hoà bình không thể có được, nếu các dân tộc không thăng tiến đồng đều. Đó là một đòi hỏi của thế giới ngày nay đồng thời cũng là đòi hỏi của Phúc Âm. Hơn bao giờ hết, Giáo hội ý thức tầm quan trọng của vấn đề phát triển các dân tộc:

“Sự phát triển của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang cố thoát khỏi cảnh ô nhục vì đói khát, cùng cực, bệnh tật, ngu dốt, đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào thành quả của văn minh, đang đòi hỏi phải đánh giá đúng mức hơn những khả năng của con người họ trong mọi hoạt động đang quyết chí vươn mình tới một sự nẩy nở trọn vẹn: sự phát triển của các dân tộc đó được Giáo hội Công giáo hằng tha thiết lưu ý. Thực vậy, sau khi Công đồng Vatican II kết thúc, Giáo hội đã nhận thấy rõ ràng và sâu xa hơn đòi hỏi của Phúc Âm là phải dấn thân phục vụ con người, không những để giúp họ nhận thấy rõ tất cả mọi kích thước của vấn đề tối quan trọng này mà còn để thuyết phục họ phải cấp tốc hành động liên đới với mọi người trong khúc quanh quyết định này của lịch sử nhân loại.”

Cũng có những khát vọng chính đáng: khát vọng có cơm ăn áo mặc, được tiền của dư dật để lo cho tương lai, được thăng tiến trên phương diện hiểu biết và văn hoá, để sống xứng đáng đời sống con người. Thế nhưng, một số lớn phải sống trong những điều kiện vật chất và tinh thần rất tiếu thốn. Giữa những cường quốc và tiểu nhược, sự chênh lệch ngày càng quan trọng:

“Cứ bỏ mặc theo đà tự nhiên của nó thì guồng máy kinh tế hiện tại sẽ đem thế giới đến mức sống chênh lệch trầm trọng hơn, chứ đừng nói đến giảm bớt. Các nước giàu phát triển chóng, trong lúc các nước nghèo phát rtiển chậm. Sự chênh lệch cứ tăng thêm: có nước thì sản xuất thực phẩm thừa thãi, có nước lại thiếu thốn một cách tàn nhẫn.”

Trên phương diện cá nhân cũng thế:

“Thêm vào đó, có những chênh lệch bất xứng và nhục nhã không những trong công việc hưởng thụ của cải, mà cả trong sử dụng quyền hành. Ở nhiều miền, chỉ một thiểu số được ưu đãi sống trong nhung lụa, còn lại tất cả dân chúng, nghèo nàn và tản mác, không còn có thể có sáng kiến và trách nhiệm và lắm lúc phải ở trong hoàn cảnh sinh sống và làm việc bất xứng với phẩm giá con người.”

Trước những khát vọng chính đáng của con người cũng như trước những chênh lệch xã hội, Giáo hội đòi hỏi ở các nước giàu mạnh cố gắng phát triển toàn thể con người và tất cả mọi người: Sự phát triển không chỉ nhằm nguyên việc mở mang kinh tế. Bởi vì sự phát triển đích thực phải là sự phát triển toàn diện con người và thăng tiến tát cả mọi người. Một chuyên viên lỗi lạc đã nói rất đúng điều đó:

“Chúng tôi không chấp nhận việc tách rời vấn đề phát triển văn minh liên hệ. Điều đáng kể đối với chúng ta là con người, là mỗi người và mỗi đoàn người cho đến toàn thể nhân loại.”

Của cải trần gian này là của mọi ngưòi:

“Trái đất đã được tạo dựng nên để cung cấp phương tiện sinh sống và khí cụ tiến bộ cho mỗi ngườ, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều cần thiết cho mình.”

Công đồng cũng đã nhắc lại điều đó:

“Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để cho mọi người và mọi dân tộc sử dụng. Vi thế của cải trần gian phải có tràn đầy đồng đều cho mọi người, theo luật công bằng, một luât đi liền với bác ái.”

Với nhãn giới đó, quyền tư hữu không thể là một quyền lợi tuyệt đối và vô điều kiện:

“Không ai có quyền dành riêng cho một mình của dư thừa, khi có những người khác đang thiếu những gì cần thiết để sống.”

Việc sử dụng lợi tức cũng không thể vô điều kiện, trái lại chính quyền có thể dùng đến những biện pháp mạnh:

“Vậy lắm lúc vì ích chung phải truất phế tư hữu. Chẳng hạn, khi sở hữu làm cản trở sự thịnh vượng chung vì rộng lớn quá, không khai thác đủ hoặc không khai thác được và gây khổ cực cho dân chúng hoặc làm thiệt hại lớn cho quốc gia. Công đồng Vatican II đã quả quyết rõ ràng điều đó và còn nhấn mạnh rằng: Không phải ai muốn sử dụng lợi tức của mình thế nào thì cứ sử dụng, và phải cấm đoán những vụ đầu cơ ích kỷ. Có những công dân có lợi tức dư thừa nhờ tài nguyên và sinh hoạt quốc gia, họ đem chuyển một phần lớn tài sản đó ra ngoại quốc để mình sử dụng riêng, mà không để ý tới thiệt hại tỏ tường của xứ sở.”

Đức Giáo hoàng tuyên bố rằng sự phát triển kỹ nghệ là một nhu cầu cho việc phát triển kinh tế. Nhưng ngài lên án chủ nghĩa tư bản quá khích lấy lợi làm động cơ căn bản, lấy tự do cạnh tranh làm định luật:

“Nhưng từ những điều kiện mới mẻ ấy của xã hội, không biết sao lại phát sinh ra một chủ trương lấy lợi làm động cơ căn bản để phát triển, lấy tự do làm định luật tối cao của kinh tế, lấy việc nắm giữ riêng những phương tiện sản xuất làm quyền tuyệt đối, bất chấp giới hạn và nghĩa vụ xã hội liên hệ. Thứ “tự do kinh tế” phóng túng này đã dẫn tới một lối độc tài mà Đức Piô XI đã tố cáo đúng lý, như cha đẻ của ‘đế quốc tiền bạc quốc tế’. Những thứ lạm dụng kinh tế như thế không bao giờ bài xích cho đủ, bởi vì, còn phải long trọng lặp lại một lần nữa, kinh tế là để phục vụ con người. Quả thực, có một hình thức tư bản nào đó đã phát sinh ra bấy nhiêu đau thương, bất công và tranh chấp giữa anh em, gây nên thiệt hại lâu dài.”

Trước tình trạng bất công của thế giới ngày nay, Đức Phaolô VI kêu gọi một cuộc cải cách sâu rộng:

“Chúng tôi muốn nói câu nói của chúng tôi được hiểu đúng như thế này là phải can đảm đối phó với hoàn cảnh hiện tại và phải diệt trừ cho được những bất công của nó. Sự phát triển đòi hỏi những thay đổi táo bạo, những đổi mới sâu xa. Phải khởi công ngay những cải cách mà không trì hoãn: mỗi người phải đại độ lãnh lấy phần của mình, nhất là những người nhờ giáo dục, nhờ địa vị, nhờ quyền hành, có nhiều khả năng hành động. Ước gì để làm gương, họ lấy chính tài sản của họ để thể hiện điều đó, như nhiều giám mục, anh em của chúng tôi, đã làm.”

Bao lâu bất công còn đầy dẫy trong nhân loại, bấy lâu chưa có hoà bình. Hoà bình không có nghĩa là không có chiến tranh hay là kết quả của sự thăng bằng tạm bợ của quân lực đôi bên. Hoà bình có nghĩa là phát triển. Vì thế Đức Thánh Cha đã vạch ra một chương trình rộng lớn về sự phát triển kinh tế hoạt động mau lẹ để đem lại sự thăng bằng giữa người nghèo và người giàu trên thế giới. Phải mau mau làm giảm bớt chênh lệch, loại bỏ kỳ thị giải thoát con người khỏi xiềng xích nô lệ làm cho con người có thể tự mình cải tiến đời sống vật chất của mình, phát huy đời sống tinh thần và làm nẩy nở đời sống siêu nhiên.”

Trong công cuộc cải cách này, Đức Thánh Cha kêu gọi đến bổn phận liên đới giữa người với người, giữa các dân tộc với các dân tộc:

“Bất cứ dân tộc nào cũng có quyền hưởng dụng ưu tiên tài nguyên thiên nhiên cũng như của cải do chính mình làm ra. Nhưng không một dân tộc nào được phép giữ lấy tài sản cho một mình mình huởng dụng. Mỗi dân tộc đều phải sản xuất nhiều hơn và tốt hơn để cho mọi người dân trong nước được một sức sống xứng với phẩm giá con người và đồng thời để giúp nhân loại cùng phát triển… Phần dư thừa của các nước giàu phải đem giúp các nước nghèo.”

Sau đó, Đức Phaolô VI đưa ra một ít đề nghị cụ thể, như lập ngân quỹ quốc tế để giúp đỡ những nước đói kém nhất:

“Một khia bao dân tộc còn đói khát, bao gia đình còn đau khổ vì túng quẫn, bao người còn chìm đắm trong dốt nát, bao trường học, bao bệnh xá, nhà ở hẳn hòi còn chưa xây cất, thì tất cả phí phạm công hay tư, tất cả những chi tiểu huênh hoang của nhà nước hay cá nhân, tất cả cuộc chạy đua võ trang đến kiệt quệ, tất cả đó trở thành một điều nhục nhã không tha thứ được.”

Và, Đức Thánh Cha kết luận bức thông điệp của ngài, bằng những lời mời gọi các dân tộc đối thoại với nhau trong tình yêu thương đại đồng. Ngài khẩn khoản kêu gọi mọi giới, mọi giai cấp, cách riêng người Công giáo, đem sáng kiến của mình để san bằng mọi bất công xã hội và góp phấn vào cuộc thăng tiến của các dân tộc.

Đóc qua bức thông điệp Phát triển các dân tộc, chúng ta có thể hiểu được vì sao báo chí quốc tế nói bức thông điệp này là bức thông điệp “quan trọng nhất của triều đại đương kim giáo hoàng”. Đây là bản nhận định sáng suốt về tình hình thế giới ngày nay và đồng thời cũng là chương trình rất thực tếtrong công cuộc cứu vãn nhân loại khỏi chiến tranh và thiết lập hoà bình trên trái đất, vì Hòa bình có nghĩa là Phát triển.

Lm Chân Tín, CSsR
1967

Tuesday, 14 September 2010

Lm Richard Leonard: Giọt nước mắt thầm.


Đời no ấm nghĩ càng xấu hổ,

Vắt đâu ra giọt nước mắt thầm. …

Sống vật chất làm đời ô uế,

Biết bao giờ gội sạch tâm linh.

Ta chỉ biết làm thơ thương tiếc,

Đọc lên nghe hằn học với mình.

(thơ Bắc Phong)

Ấm no – vật chất, đâu có làm thi sĩ thêm hạnh phúc. Vì, thi sĩ cứ “làm thơ thương tiếc”, nên mới “đọc lên nghe hằn học với mình”. “Hằn học”, “thương tiếc”, là những gì được nói đến hôm nay. Trình thuật hôm nay, kể về đời ngạo nghễ của nhà kinh bang tế thế biết tính toan, bươn chải. Những khôn ngoan - bươn chải Chúa khen, là sự khôn khéo của con cái thế gian, ta thường thấy.

Vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, tiên tri Amos đến vương quốc Israel, thấy xứ sở này giàu có thật. Nhưng, ở sau hậu trường chính trị và cuộc sống linh đạo, tiên tri công nhận thế giới đầy những bất công, bóc lột người nghèo. Tố giác của tiên tri, đem áp dụng với thế giới hôm nay, thật cũng không ngoa. Vẫn cân đo, đong đếm bằng cân bàn/vi tính, nhưng chuyên gian lận. Cũng hàng hóa chất chồng, nhưng mọi giá trị căn bản đều giảm sút. Hết thảy đều để mua chuộc/khai thác người nghèo bằng tiền của và công lao, không công chính.

Sau hơn hai ngàn năm văn vật, mọi sự đâu đã đổi thay. Hệ thống an sinh mang đến phúc lợi thật, nhưng người nghèo vẫn hoàn nghèo. Phúc lợi trần gian chỉ là kết cuộc của những chia chác mất cân bằng, trong xã hội. Ngày nay, người người hầu như sơ cứng/bất động trước cảnh đời đầy cướp bóc, chém giết ở ngoài đường. Và, cả ở trong trường học, nữa. Người nghèo - vô tội có đói, có chết tràn đồng, thì lớp giàu “thành thị” vẫn cứ dửng dưng, ăn trên đầu trên cổ những người này. Và, lối sống xa hoa – phù phiếm càng quyến rũ người người mải miết, quyết làm ăn.

Đọc những tố giác của tiên tri, chắc có người sẽ bảo: làm giàu một cách chân chính đâu có gì là phạm tệ, sao phản đối. Dĩ nhiên, người Công giáo ta có quyền sống giàu sống mạnh, sống thoải mái. Chẳng ai đụng chạm đến mình. Nhưng, định nghĩa cho đúng, không ai có thể trở nên giàu có nếu như không có người nghèo để chịu đựng cảnh dồn ép/khai thác hoặc bỏ rơi nơi tăm tối. Định nghĩa cho đúng, chỉ gọi được là giàu, những ai nhiều tiền/nhiều của hơn giới bình thường bậc trung, thôi. Và, nếu không có người nghèo để cung phụng, thì làm sao có thể giàu, được?

Lại có người biện luận: Hội thánh ta nên có thái độ nào với xã hội và đám kinh tế cầm quyền? Có người hỏi thêm: Giáo hội ta có nên làm ăn/kinh doanh kiếm chác thêm để nuôi dưỡng hệ cấp giáo triều, không? Hoặc: Giáo hội mình cũng đang làm ăn đấy chứ?, vv... Nếu đặt câu hỏi này với tiên tri Amos, ta sẽ biết thế nào là phải/trái. Và, nếu thưa với Đức Kitô, ta sẽ nhận được câu trả lời, đại loại như: “Người giàu vào Nuớc Trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.”

Khó, không phải chỉ vì anh giàu. Bởi, muốn giàu và có, anh phải thu vén của cải nơi kho lẫm, để tích trữ. Và, tiền anh có, là do anh ăn ở bất công với người khác. Chí ít, với người nghèo hơn anh. Bất công với người khác, tức chối bỏ tình yêu thương giùm giúp những người còn túng thiếu, thua thiệt. Và, khi đã bất công, không thể nói được là anh yêu Chúa, rất nhiều. Yêu Chúa nhiều, mà sao anh quên người anh em, nghèo và đói hơn anh? Những người như anh, có lẽ bị từ chối ngay trước cửa Nhà Chúa, từ lâu. Và ở đây, thánh Gia-cô-bê còn nhắc nhở thêm trong thư hôm trước: ta không thể đơn giản nói “Tôi thực lòng thấy tội nghiệp cho anh/chị về những khó khăn anh/chị gặp, nhưng tôi không biết làm gì hơn là cầu nguyện cho chị/cho anh vào tiệc thánh, sắp tới.”

Ngày nay, kinh tế-tài chánh, doanh thương–cạnh tranh, đã va chạm làm xáo trộn đời sống đạo đức của người nhà Đạo, từ lâu rồi. Xáo trộn và va chạm, đã lật đổ các giá trị và trật tự ngàn xưa. Xáo trộn và va chạm, làm chao đảo phẩm giá con người. Chao đảo quyền căn bản của con người. Quyền làm người. Xáo trộn và va chạm làm chao đảo đến độ, ta nay chối bỏ lòng yêu thương giùm giúp, hết mọi người. Sống trong xã hội trọng tiền tài vật chất hôm nay, người người dường như chấp nhận có ăn có thua. Thậm chí, có người còn chụp mũ, bào: “vận may thế kỷ” đó!

Đáng buồn thay, hôm nay nhiều người vẫn coi việc bất công, bóc lột người nghèo như chuyện “bình thường”, cứ xảy ra. Thậm chí, có tín hữu Đức Kitô cũng có mặt trong số những người luôn ngoảnh mặt làm trước cảnh anh em trong/ngoài giáo hội, đang túng thiếu. “Bình thường” sao được, khi người anh người chị của ta cứ phải sống trong các khu nhà “ổ chuột”, thiếu tiện nghi. “Bình thường” là sao, khi các em các cháu trong/ngoài nhà Đạo cứ hộc mật lao động suốt không được ngơi nghỉ/ăn học. Và làm, chỉ kiếm được đồng lương rách mướp, rẻ mạt?

Có “bình thường” không, khi ta cứ chễm chệ ăn trên ngồi chốc, trên đầu trên cổ những người anh em còn nghèo và đói. Nhất thứ, là khi tiền bạc người giàu lấy được là do khai thác/bóc lột sức lao động của những người con/người em còn yếu/kém, thiếu điều kiện để ngoi đầu. Tín hữu Đạo công bằng tình thương của Chúa không thể ở yên ngồi đó, làm ngơ trước cảnh sống thiếu cân bằng, trong xã hội. Có vị thậm chí, không chỉ ngoảnh mặt làm ngơ thôi, nhưng còn trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm cho tình trạng mất quân bình trong xã hội, thêm trầm trọng.

Vấn đề đặt ra là: không phải cứ ngồi đó mà tranh đấu bằng võ mồm cho công bằng xã hội, mà thôi. Hoặc, chẳng bao giờ ra tay hành động tích cực để xóa bỏ tình trạng bất công, không đồng đều. Lại nữa, về phẩm giá và quyền hạn của con người, không ai được phép tự cho mình cái quyền đặt mình ăn trên ngồi chốc, hơn hẳn những người nghèo đói khác. Và, bất cứ người nào có hành động nhằm làm suy giảm phẩm giá con người, đều không được chấp nhận, dù ở đâu. Nhất thứ, đó lại là tín hữu Đức Kitô, nơi nhà Chúa.

Dĩ nhiên Phúc Âm đề cập, có người được phú ban nhiều tài năng hơn người khác. Dù là thế, quà tặng Chúa ban vẫn phải được sử dụng đồng đều. Quà Ngài tặng, không phải để ta kiếm chác nhiều hơn thêm. Nhưng, giúp ta cống hiến nhiều hơn để rồi ta cùng nhau dựng xây Cộng đoàn tình thương Nước Trời. Quà tặng ta nhận càng lớn, trách nhiệm ta san sẻ càng nhiều. Bởi, san sẻ, là chia sớt cho những người có ít hơn ta. Ý tưởng “hãy nhớ mà san sẻ”, còn được thánh Phao-lô khẳng định ở bài đọc thứ hai, khi thánh nhân khuyên đồng nghiệp Timôthê hãy nguyện cầu cho tát cả mọi người. Mọi người ở đây, gồm có cả “vua quan lãnh chúa và người cầm quyền, để sống đạo đức, nghiêm chỉnh.” (1Tm 2: 2).

Phúc Âm hôm nay, cũng đề cập đến quyền hạn của người quản gia. Anh là người có trọng trách cai quản tiền bạc - tài sản của chủ. Quản gia trong trình thuật, là người bị tố giác phung phí của cải, nhà chủ. Kể dụ ngôn, Đức Kitô không chủ tâm khuyến khích tính bất lương của người làm công. Nhưng, Ngài muốn kéo chú ý về tính lo xa của “con cái đời này”, luôn khôn khéo. Với con cái ánh sáng, lời cuối của Chúa trong trình thuật, là: “Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo bạn bè..” (Lc 16: 9). Qua khuyên nhủ, Đức Kitô nhắc nhở mọi người: ta chỉ là quản gia chứ không là chủ nhân ông tiền bạc/tài sản ta đang có. Xem như thế, không thể như con cái đời này, nói: “Tôi dùng tiền của tôi làm chuyện gì, thì mặc kệ tôi chứ!”. Con cái ánh sáng không thể có những lời lẽ như thế. Bởi, như thế là trái công bằng. Như thế, là trái nghịch lời dạy của Chúa.

Cuối cùng ra, vấn đề là: ta quyết tạo cuộc sống thoải mái/hạnh phúc, có đạt được hay không, không phải ở nơi câu hỏi: ‘Tôi giàu cỡ nào?’ mà là: ‘Tôi có sử dụng nó để tạo bạn bè, như Chúa dạy, không? Xác tín với lời khuyên của Người Bạn Rất Thân là Thầy Chí Thánh, ta quyết hân hoan “đi mà làm như thế”. Đi, với tinh thần vui tươi cùng người nghệ sĩ “già”, mà hát rằng:

Để lại cho em thành phố lên đèn Bọn người tranh nhau một đám bụi đen Lệ buồn rơi trong tửu điếm Gửi người gian nan tiền tuyến

Để lại cho em giả dối đê hèn. Nhưng em thương anh thương anh, Em đón nhận gia tài Nhưng em thương anh thương anh, Ta cùng gom sức mới

Nhưng em thương anh thương anh, Xin nhận lời tranh đấu

Nhưng em thương anh thương anh, Đi tìm lối thoát cho nhau.(Phạm Duy- Để lại cho em)

Tiền tuyến hôm nay không là cõi chinh chiến, miệt mài. Mà là, “xin nhận lời tranh đấu” chống bất công. Chống cảnh yếu kém đói nghèo. Của người anh chị, khắp nơi. Để rồi đối với ta, “sống vật chất không làm đời ô uế”, như nhà thơ nghĩ. Bởi, nay ta đã có Bạn Hiền, ở cạnh. Thầy Chí Thánh. Ngài vừa là Thầy. Vừa là Bạn. Rất Nhân. Và Rất Hiền. Bạn Nhân Hiền Chí Thánh.


Saturday, 11 September 2010

Lm Trần Sĩ Tín,CssR :Nước-Lửa- Gió trong cuộc sống và Đất nước Người Jarai

Đó là một “đất nước”. Đó là những con người. Đó là dân tộc Jarai. Đại diện nơi ba nhân vật mà người Jarai gọi là Pơtao. Bây giờ (vào năm 2003) này, mọi cái không rõ ràng như cách đây 50 năm, nếu không nói là càng ngày càng lu mờ đi. Trách nhiệm này nhiều người, nhiều tổ chức phải gánh chịu. Nhưng chung quy đây là trách nhiệm của những người tự cho mình là văn minh tiến bộ hơn người mà lại không nhận ra giá trị văn minh, văn hoá của những tộc người từ xưa mình vẫn cho là “mọi rợ”, là “bán khai”, là “lạc hậu”... nên bỏ rơi, có khi khai trừ (bằng chê bai, khinh thị hay kỳ thị...).

Từ Pơtao khó có thể đơn giản chuyển dịch ra một thứ ngôn ngữ khác. Ở Việt Nam, người ta thường gọi những vị ấy là Vua Lửa, Vua Nước, Vua Gió. Từ Vua trong tiếng Việt quá gắn liền với chế độ phong kiến, trong khi từ PƠTAO của Jarai rất khác. Đất nước Jarai có tới ba Pơtao, nhưng không hề có tranh chấp quyền lực chính trị kiểu Lê – Trịnh – Mạc chẳng hạn. Pơtao Jarai không có đền đài, không có binh lính, không có văn quan, võ tướng, không thu thuế của ai, không bắt ai cống nạp, kông bắt ai làm chư hầu. Trong khi ông thi hành phần vụ chính yếu nhất, quan trọng nhất của ông (vi hành cầu mưa thuận gió hoà), và cả trong đời sống thường ngày, người ta làm cho ông một nhà sàn đơn sơ bằng tranh tre ngoài làng, thân mình gần như trần truồng vì ông chỉ mang có một mảnh khố thô (không phải toai kơteh công phu và có thể nói là sang trọng của hạng nhà giàu). Quyền lực như thấy được nơi ba vị Pơtao và nơi các Già Làng trong xã hội Jarai trước đây, không dựa trên của cải giầu sang hay sức mạnh thể xác. Ông không được say sưa. Ông không được ăn những thức ăn mà ông muốn.

Nói tóm lại, ông phải ở trong dạng càng thiên nhiên (nature) bao nhiêu càng tốt. Vì Pơtao chính là đại diện cho thiên nhiên (nature), cho môi trường (environment), cho trời đất vũ trụ (cosmos, universe). Ông là con người được chính thức chỉ định để cầu Trời (Ơi Adei), Đấng Tối Cao, Đấng Tạo Hoá (Pô Pơjing) cho mưa thuận gió hoà, cho an cư lạc nghiệp, cho thuận thảo giữa Trời, Đất và Người. Nhưng mỗi vị Pơtao lại chỉ mang danh một trong ba yếu tố IA (Nước ), APUI (Lửa), ANGIN (gió). Ba vị như lương tâm và ý thức của cộng đồng luôn nhắc nhở cộng đồng phối hợp với trời với đất làm sao cho ba yếu tố này được hài hoà và ổn định. Có thể nói người Jarai thực hiện trước khi có khái niệm “phát triển bền vững”. Từ bao nhiêu thiên niên kỷ họ sinh sống trên miền đất Cao nguyên này cho đến những năm 1950, rừng vẫn là rừng, núi vẫn là núi, suối vẫn là suối với tất cả những loài thảo mộc và muông thú. Xã hội của họ tuy không có cảnh sát, không có nhà tù, vẫn là một xã hội ổn định. Sự suy sụp của môi trường tự nhiên và xã hội sau đó, trách nhiệm thuộc những người vốn bị coi là “hoang dã” (savage).

Trên một miền đất chỉ có hai mùa mưa (nước), nắng (lửa) – mà mưa cũng là mưa-gió, nắng cũng là nắng-gió – thì sự ổn định và hài hoà của ba yếu tố này là sống còn đối với cộng đồng dân cư. Nước mạnh quá sẽ gây ra lũ lụt. Lửa mạnh quá sẽ gây ra hạn hán, cháy rừng. Gió mạnh quá sẽ gây ra bão lốc. Ba yếu tố này cũng là tiêu biểu cho vật chất nói chung:

Vật chất ở thể lửa : lửa trong sắt nung đỏ; lửa trong đá, lửa trong cây (người Jarai rất thành thạo lấy lửa bằng ma sát đá, ma sát cây)...

Vật chất ở thể lỏng: sắt nung chảy; dầu lửa Jarai gọi là Ia-Apui (Nước-Lửa); sữa Jarai gọi là Ia-Tơsau (Nước-Vú)... Tất cả thể lỏng trong tiếng Jarai đều có từ Ia (nước) đi trước.

Vật chất ở thể khí: gió là dạng động của khí; nước gặp lửa lại bốc hơi thành khí...

Nguồn gốc quyền lực của Pơtao dựa trên huyền thoại về một thanh gươm. Huyền thoại này có nhiều dị bản (xem Jacques Dournes, Pơtao – une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jơrai, Paris, Flammarion, 1977, p.89-194). Nhưng chúng ta có thể tạm tổng hợp lại như sau:

“Một người, thường là người nghèo hèn (Yă Pum hay Drit), bắt được cục sắt lạ, đem nhờ một Ông Thầy (pơjâu) rèn thành một lưỡi gươm. Ra khỏi lò rèn mà lưỡi gươm cứ rực Lửa. Trui vào Nước, nó làm Nước bốc Hơi hết mà vẫn đỏ rực. Máu của người vót mây bị đứt tay nhỏ vào lưỡi gươm. Từ vết thương nhỏ đó, gươm hút hết Máu, tức là hết Sinh Khí trong da thịt người đó, chỉ còn trơ xương, lúc đó lưỡi gươm mới nguội đi thành thép, và có sức mạnh lạ thường, chiến thắng được tất cả trong tay người nghèo. Vua các nước (Việt, Miên, Lào, Tàu) xúm vào tranh giành lưỡi gươm. Thấy vậy anh nhà nghèo vứt gươm xuống biển (Nước). Mọi người thi đua Lặn dành lấy thanh gươm. Cuối cùng người Việt (Yoan) lặn được tới đáy nước lấy gươm. Khi anh ta giơ gươm lên khỏi mặt nước người (Miên) cuỗm luôn cái cán, người Jarai thộp luôn cái lưỡi giấu kỹ vào rừng, anh người Việt chỉ còn giữ được cái vỏ...”

Không biết người Việt, người Miên nghĩ ra sao, chứ người Jarai vẫn tin rằng Pơtao của họ còn cất giấu đâu đó lưỡi gươm huyền thoại bảo đảm cho quyền lực của Pơtao (quyền lực hoà bình, không những giữa người với người, nhưng còn là giữa người với thiên trời đất: đó là nhiệm vụ của một Pơtao). Người Jarai cũng tin rằng sẽ có lúc các bộ phận của thanh gươm ráp nối lại với nhau (vẫn với mục đích – và điều kiện – hoà bình)...

Tuy nhiên, qua bao xáo trộn của thời cuộc, vị Pơtao cuối cùng đã viên tịch từ năm 197..., từ mấy thập kỷ qua không có vị Pơtao nào được tuyển chọn và tấn phong theo đúng phong tục tập quán. Phải chăng lưỡi gươm đã mất? Phải chăng dân tộc Jarai đang trên đà diệt vong?...(*).

Trên đây là huyền thoại, nhưng huyền thoại này không phải không có dấu ấn trên thực tế. Cơ cấu Pơtao-Ia, Pơtao-Apui, Pơtao-Angin, (Nước, Lửa, Gió) đã in dấu trên đất nước và ngay tận căn nhà truyền thống Jarai.

Vùng đất người Jarai sinh sống từ bao đời, nay phần lớn nằm trong tỉnh Gialai (đúng hơn là Jarai). Nhìn vào bản đồ ta thấy có quốc lộ 14. Đó là cái xương sống của Tây Nguyên (người Jarai từ xưa cũng đã gọi là Rong-Pan: xương sống của miền đất đỏ). Đó cũng là đường “phân-thuỷ”: từ cái “xương sống” này, các con nước phía Tây (người Jarai gọi là GAH-YU: vừa là phía mặt trời lặn, vừa là phía dưới) đều chảy về sông Mêkông, các con nước phía Đông (người Jarai gọi là GAH-NGO): vừa là phía mặt trời mọc, vừa là phía trên) đều chảy xuống Biển Đông. Phía Tây đường phân thuỷ là vùng của PƠTAO-IA (Vua-Nước vốn ở làng Plei-Tao, nay thuộc xã Ia-Phang, Huyện Chư-Sê). Phía Đông đường phân thuỷ là vùng của Pơtao-Apui (Vua Lửa vốn ở làng Plei-Ơi, nay thuộc xã Ia-Sol, Huyện Ayun-Pa). Chếch về phía Đông-Nam là vùng của Pơtao-Angin (Vua Gió vốn ở làng Plei-Măng, Huyện Ayun-Pa). Như vậy về đại thể ở tầm cỡ đất nước, tộc người (có thể gọi là vĩ mô –macrocos), ba yếu tố quan trọng của sự sống : Nước-Lửa-Gió được hội nhập nơi ba nhân vật Pơtao được tuyển chọn theo những dấu chỉ của thần linh.

Còn về mặt “vi mô” (microcos?), tầm cỡ gia đình, tế bào của xã hội thì sao? Ta hãy coi căn nhà Jarai được sắp xếp ra làm sao. Căn nhà Jarai là căn “nhà sàn” và cũng là căn “nhà dài” (sang dlông). Cửa chính ở phía Nam (Gah Măng), phía của Gió. Trước cửa chính, là một cái thềm (adring) không vây vách, hoàn toàn bỏ ngỏ cho Gió. Từ đất lên thềm, có một cái thang đẽo bằng một thân cây to bản. Đầu cầu thang đẽo thành hai cái ngà (chỉ đàn ông), dưới cặp ngà có đẽo hai cái vú (chỉ đàn bà). Thềm là nơi ngồi chơi hóng Gió, nơi trai gái ngồi hát tình ca, nơi giã gạo và sàng sảy. Bước qua cửa chính là vào gian khách (rơwang toai). Khách đến rồi khách đi: như Gió, không ở lại. Phía Đông-Nam vốn là lãnh vực của Pơtao-Angin, lãnh vực của Gió. Tụi trẻ (từ thiếu đến thanh niên nam nữ) chúng cũng như Gió. Chúng không ở yên. Chúng chỉ về nhà để ăn, rồi lại ra đi, đi chơi, đi săn bắt, đi đổi công... Tối chúng chẳng ngủ ở nhà. Chúng ngủ tập trung nơi nhà bạn bè nào đó. Thời xưa, khi còn nhà Rung (quen gọi là Nhà Rông, ngôi Nhà Làng, gần như cái đình làng của người Kinh), chúng ngủ ở nhà Rung, luôn sẵn sàng bảo vệ làng. Và chúng được gọi là Dam-Rung (trai nhà Rung, trai làng, chiến sĩ của làng). Vậy, Pơtao-Angin (Vua Gió) là đại diện cho đàn Con của cộng đồng.

Từ cửa chính là lối đi dẫn thẳng tới cửa trong (Gah Krah): lặp lại đường phân thuỷ. Phía Tây của con đường này trên có dàn nồi niêu, rau cỏ mà phụ nữ sử dụng và kiếm được, dưới là những quả bầu khô đựng Nước và củi mà phụ nữ gùi về. Khung dệt, guồng chỉ, guồng kéo sợi của phụ nữ cũng được gài trên mái phía Tây. Người phụ nữ, khi sinh nở, sẽ sinh dưới đất phía Tây nhà. Sinh xong lên nhà, người phụ nữa sẽ “nằm lửa” (đih apui = sinh đẻ) ở góc nhà phía Tây-Nam. Người vợ khi ăn cơm với chồng luôn luôn ngồi phía Tây. Vậy phía tây, lãnh vực của Pơtao-Ia, của Nước mát và dịu dàng, rõ ràng là lãnh vực của phụ nữ, của người mẹ. Và Pơtao-Ia (Vua Nước) là đại diện người Nữ, người Mẹ của cộng đồng.

Phía Đông dành cho những bếp Lửa, cho cồng chiêng, ghè rượu, gươm đao, cung nỏ... những vật dụng của đàn ông. Phía Đông là lãnh vực của Pơtao-Apui, của Lửa nóng và mạnh mẽ. Rõ ràng Pơtao-Apui là đại diện cho người Nam, người Cha trong cộng đồng.

Tuy ta thấy có Ba nhân vật, gắn liền với Ba yếu tố tự nhiên (Nước-Lửa-Gió), tượng trưng cho Mẹ-Cha-Con trong Một Gia Đình, nên tuy Ba mà vẫn thực sự là Một, không những để tạo nên sự thống nhất trong một dân tộc, mà còn để tạo nên mưa thuận gió hoà, an cư lạc nghiệp, trong quân bình sinh thái trời đất thiên nhiên. Chúng ta chắc hẳn vẫn không hiểu ai đã nghĩ hay đã nhận ra cái cấu trúc Nước-Lửa-Gió áp dụng thống nhất ở tầm cỡ một tộc người đông từ 100 đến 200 ngàn (vào cái thời cơ cấu Pơtao còn vận hành) và áp dụng thống nhất trong căn nhà và gia đình Jarai ??? Ở một tộc người coi như không có gì thống nhất mà lại chỉ thống nhất trong cơ cấu Nước – Lửa – Gió này???

Lm Trần Sĩ Tín CSsR

*xem Diễm ly, Luận văn tốt nghiệp 1995-1999, tr.12

Wednesday, 8 September 2010

Lm Richard Leonard: Đánh mất thiên đường


Thiên đường đó xa rồi anh đơn lạnh

Thích lang thang, thích ngổ ngáo với đời

Thích hoang đàng, thích phiêu bạt rong chơi

Vì mất em – chẳng còn gì hạnh phúc.

(thơ Nguyễn Trung Nghĩa)

(Lc 15: 1-32)

Chẳng còn gì hạnh phúc, vì em đánh mất thiên đường. Thiên đường tình yêu kia đã mất, nay em tỉnh giấc, quay về với vòng tay âu yếm của Cha. Đánh mất Thiên đường Tình yêu của Cha nay đã gặp, là tâm tình được thánh Luca ghi lại nơi dụ ngôn “người em đi hoang”, nơi trình thuật.

Trình thuật hôm nay thánh Luca diễn tả về chuyện đánh mất. Mất chiên, mất tiền, mất người con yêu, nay về lại. Dụ ngôn “người em đi hoang” đã trở về với niềm vui của Cha, là chủ đề chính được mô tả rất kỹ. Mỗi chi tiết, từ ý tứ đến lời văn, nhất nhất qui về niềm vui của Cha khi tìm được những gì đã mất.

Ở bài đọc thứ nhất, Môsê đã tìm được tâm tình yêu thương nhân hiền của Đức Chúa, sau cơn lôi đình Người nổi giận vì dân Do Thái vô ơn, bạc phước. Ở bài đọc thứ hai, tình yêu đại lượng của Đức Kitô trao ban trở lại cho thánh Phao-lô, sau khi thánh nhân tìm được niềm tin yêu đánh mất. Và ở bài Phúc Âm, niềm vui mừng cao điểm khi người mục tử tìm được chiên lạc, người phụ nữ tìm ra tiền lạc mất. Và, Cha mở rộng vòng tay đón người con đi hoang, nay trở về.

Ở trình thuật hôm nay, Cha Nhân Hiền đóng vai trò trọng tâm trong dụ ngôn. Dù người con yêu cầu phân chia gia sản, vung tiền ăn chơi trác táng, mất đi “thiên đường” của giòng họ, Cha vẫn chờ, không giận dữ, chẳng tiếc nuối đã lỡ thương. Chẳng lên án con bất hiếu, hỗn láo. Cha vẫn chờ con về để rộng lòng xót thương, vỗ về.

Đọc dụ ngôn theo nhãn giới thời bây giờ, hẳn mọi người đều thấy đúng thái độ của anh hai. Là con ngoan, bổn phận phục vụ Cha luôn chu toàn, không màng danh lợi cùng trọng thưởng, chỉ chí thú một đời làm lụng, không đi hoang phá họai. Các đặc tính ấy không cò gì đáng chê trách. Nhưng, thái độ bất đồng của anh, ganh tị với em, hẹp hòi không chịu vào nhà chung vui với mọi người. Đây, chính là thái độ tiêu cực, không được Cha cổ võ.

Cân nhắc - phẩm bình, là chuyện rất nên. Nhưng quan trọng hơn cả, là: nghe dụ ngôn, phải đặt mình vào bối cảnh của truyện. Dụ ngôn “người em đi hoang” đựoc mở đầu bằng câu: “Các người thu thuế và tội lỗi đều tìm đến Đức Giê-su để nghe Ngài giảng.” Ở đây, dụ ngôn làm nổi bật hai mức độ/lĩnh vực có liên quan hỗ tương. Trước tiên, là sự đối chọi giữa hành vi của người cho mình đạo đức chính trực với tư thế của người bị coi là ngoại cuộc, do thái độ đạo đức của họ. Thứ đến, là thái độ của con dân Đức Chúa (mà đại diện là người con cả “chả bao giờ trái luật”) với người “ngoài Đạo” được đánh giá là người vô luân và phi luân lý (mà người con thứ là đại diện).

Các cụm từ chính được dùng ở đây, là: “tìm đến” và “nghe giảng dạy” tất cả mọi người –chẳng cần biết trước đây và bây giờ có thái độ thế nào- nếu chủ tâm biết “tìm đến” Đức Giê-su và ước ao được “nghe Ngài giảng”, thì nhất định không thể là người tội lỗi. Bởi vì, nếu định nghĩa cho chính xác, thì chỉ là người tội lỗi, những ai ngưng không “tìm đến” Đức Giê-su và thôi không muốn “nghe Ngài giảng dạy” nữa, mới đúng. Thật ra, Đức Giê-su vẫn thấy nơi những người tụ tập quanh Ngài, là những người thực sự “tìm đến” Ngài , và muốn “nghe Ngài giảng dạy”, để rồi sẽ đổi thay.

Trong khi đó, nhóm Pharisêu và các kinh sư đều nhìn tất cả mọi người ở ngoài nhóm của mình đều rập khuôn mang nhãn hiệu “kẻ tội lỗi”. Chính vì thế, họ mới xầm xì về Đức Giê=su, rằng: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (Lc 15: 2). Đối lại, Đức Giê-su không tranh luận với họ bằng những giải thích giông dài thần học. Ngài dùng dụ ngôn để kể. Và hôm nay, vì họ “đánh mất thiên đường, nơi anh có em”, nên có đến ba bài dụ ngôn được Ngài kể. Cả ba, đều qui về một chuyện: Đức Chúa yêu thương hết mọi người. Ngài mong mọi người quay về với Ngài. Nếu họ làm thế, cả khi phạm tội tày trời, Ngải vẫn giang tay nghênh đón.

Tuy nhiên, ở đây dễ hiểu lầm mà cho rằng, dù ta làm gì tệ phạm đi nữa, cuối cùng rồi Chúa cũng xót thương, tha thứ. Vậy nên, cứ tha hồ làm điều xấu. Trong tương quan với Đức chúa, có hai việc cần minh định. Trước nhất, Chúa yêu thương mọi người chúng ta. Tình yêu của Ngài không mang điều kiện nào hết. Chẳng cần biết ta là ai? Ta có làm gì chống Chúa, chống anh em? Tình yêu Ngài đối với ta, tuyệt nhiên không suy xuyển.

Thứ đến, có điều chắc chắn, là: chẳng phải vì ta hiền lành/thánh thiện mà Ngài sẽ yêu hơn hoặc nếu ta phạm lỗi, Ngài yêu ít đi. Thiên Chúa là Tình yêu. Tình Ngài yêu ta rất trọn vẹn. Dù là, đối với các vị thánh như Mẹ Têrêsa. Hoặc, với các kẻ độc tài, hình sự. Bởi nếu không, thì Ngài cũng thiên vị, như ai. Chính vì thế, Ngài mới bảo: “Có là người bệnh mới cần đến thầy lang.”

Dầu sao, Việc Chúa thứ tha mọi tội, là hành xử vô điều kiện. Điều này thấy rõ nơi dụ ngôn “người em đi hoang” có thái độ của người con đã trót dại: “thích lang thang, ngổ ngáo với đời” và “thích phiêu bạt rong chơi”, như nhà thơ diễn tả. Dù rồ dại, Cha vẫn yêu đứa con “hoang tàng”. Cha không mang thành kiến, hoặc kỳ thị các con: “mãi từ xa trông thấy, Cha đã chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ người con, và hôn lấy hôn để…” Tình yêu của Cha là như thế. Nhưng tình thương yêu tha thứ của Cha chỉ nên trọn vẹn, khi con biết tỉnh giấc, quay về. Nói khác đi, chỉ có thứ tha trọn vẹn khi có hoà giải. Khi vết thương chia cách được chữa lành. Đây chính là ý nghĩa của bí tích hóa giải, thứ tha.

Trong hòa giải với Chúa, bước dấn thân đầu tiên như “người em đi hoang” đã nghĩ là bước quan trọng. Quan trọng, vì biết chắc Cha sẽ giang rộng đôi tay già ra chào đón ta trở về. Chẳng còn chữ “nếu”, chữ “nhưng”. Chẳng điều kiện, cũng không dè chừng. Không hình phạt, cũng chẳng bổ sung, bồi thường. Điều này, được thánh Phao-lô mạnh dạn nói rõ: “Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Kitô Giê-su đã đến thế gian, để cứu người tội lỗi, mà kẻ đầu đàn là tôi.” (1Tm 1: 15)

Cũng thế, đường lối Chúa đón nhận “người em đi hoang” trở về, phải được chứng xác bằng tương quan ta có với người khác nữa. Trong lời cầu Chúa dạy, rõ ràng ta vẫn quyết: “Xin tha cho con mọi lỗi lầm trót phạm, cũng một kiểu như con đã làm cho người anh em.”

Cuối cùng ra, khi đã được tha thứ, cũng nên nhớ thêm Lời Ngài đã phán: “Hãy trở nên trọn lành, vì Cha của chúng ta trên trời là Đấng trọn lành”. Điều này mang ý nghĩa rất sáng tỏ: hãy yêu thương hết mọi người, một cách vô điều kiện, như Chúa hằng yêu ta. Và, hãy sẵn sàng tha thứ cũng như hòa giải với từng người như Ngài đã từng làm như thế, với từng người một.

Việc này không dễ. Nhưng không phải là chẳng thể làm được. Nhưng với sự trợ giúp của Cha, ta luôn hy vọng.

Vào tiệc lòng mến hôm nay, ta cứ hân hoan và hy vọng. Hy vọng là Chúa vẫn thứ tha. Hy vọng là ta cũng sẽ tha thứ hết mọi người. Từ “người em đi hoang” thích phiêu bạt giang hồ, cho chí người anh “vẫn hầu hạ Cha, chẳng khi nào trái lệnh”, và tất cả mọi người.

Trong hy vọng “thiên đường – nơi có anh có em, từ nay không đánh mất”, ta cứ hân hoan cùng với các người anh, người chị khắp nơi hát lên lời của người nghệ sĩ hôm nào:

Bạn ơi, xin hãy vứt hết nỗi buồn,

Xóa tan đi bao đêm trường,

Bước ung dung trong cuộc đời … hạ ơi.

(Lê Hựu hà – Vào hạ)

Hân hoan, hy vọng. Và vứt đi bao nỗi buồn. Dù buồn khi vào hạ; hay niềm vui khi người em đi hoang phá tán, nay trở về. Hãy cứ bước ung dung trong cuộc đời, đã có Cha. Có Cha Nhân Hiền luôn mở vòng tay tha thứ. Rất yêu thương. Rất “thiên đường nay không còn mất nữa”. Thiên đường ấy, đang ở đây. Bây giờ.