Có nghe chăng đây lời kinh sám hối,
giọng ai buồn cắt đọan nẻo trần gian”
(thơ Minh Đức Hoài Trinh)
Mùa Chay, mùa của những thử thách. Mùa của lễ hội gồm những thử lửa và thách thức cốt khuyên răn con dân đi Đạo, luôn vững tin. Tin vào Lời Chúa. Tin về những gì thánh sử thuật trình nơi Phúc Âm. Trình thuật hôm nay bắt đầu bằng một chủ đề thần học nghe rất quen: thử thách. Lọai thách thức mà ngày xưa ta quen gọi, là: cám dỗ.
Thử thách/cám dỗ hôm nay được thánh sử trình bày như một khác biệt rất rõ nét giữa hai quan niệm về sự cứu rỗi: một của ngàn năm mây bay nơi thế trần -mà đại diện ở đây, hôm nay là “ma quỷ”- một lực chủ chuyên “đánh bóng” thế gian bằng những hào nhóang của sự giàu sang, vinh hiển và quyền thế. Đằng khác, là quan niệm chính qui: phương án cứu độ mà Đức Kitô đã mang đến với người phàm. Đây, chính là sự vâng phục
Hãy thử nghe, lời hằng sống thánh Luca ghi lại: ”suốt 40 ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4: 1-13). Ở đây, “chịu quỷ cám dỗ” chính là thách thức xảy đến không chỉ trong khoảnh khắc rất nhanh. Mà là, cả một giai đoạn thử lửa, những trui luyện. Một thử sức và thách thức không nhân nhượng. Một thách thức kéo dài suốt chiều dài cuộc đời rao giảng Tin Mừng cứu rỗi của Ngài dưới thế trần.
Thử sức và thách thức trong cuộc sống của Đức Chúa được kể rải rác trong Tin Mừng Nhất Lãm, như: “họ đòi Chúa làm phép lạ” (Mc
Kể về những “cắt đoạn nẻo gian trần” đầy những thử và thách này, thánh Luca đã dùng đến số 3 rất trọn hảo để truyền đạt ý nghĩa. 3 thứ cám dỗ. 3 đề tài thử sức -thách thức suôt chiều dài cuộc sống. Đề tài đầu tiên mang sắc mầu vật chất, rất cơm bánh; là nền cho cuộc sống thấp hèn. Phía lực chủ thách thức , mà đại diện là ma quỷ, đã dùng cơm bánh/vật chất để thử về quyền uy biến hóa, phép mầu của Đức Chúa. Thứ quyền mà các phù thủy đương đại lâu nay cứ cao ngạo tự hào: “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm.” Biến sỏi đá hóa thành cơm, vẫn là những thử và thách muốn đưa Đức Chúa rời khỏi vai trò vừa là Đấng Mê-sia- vừa là Tôi tớ Chúa để bắt Ngài trở thành siêu sao chuyên lôi cuốn giới mộ điệu.
Thử và thách thứ hai, là “giọng buồn cắt đoạn” đưa Đức Chúa vào “nẻo trần gian” chỉ biết có phục tùng ác thần/sự dữ để, đổi lại, sẽ có được giàu sang phú quý, lẫn quyền uy. Thử và thách này nhằm lôi kéo Đức Chúa ra khỏi cuộc sống đích thực của đời người. Kéo Ngài ra khỏi nơi có tình thương yêu phục vụ
Thử và thách cuối cùng, là một trong những cám dỗ nguy hiểm nhất, trong đời người. Khi nghĩ đến thử thách-cám dỗ này, người người những tưởng đó chỉ bàn về lỗi phạm tình dục, dối trá, nổi nóng oán giận hoặc nói hành nói xấu, ghen tương đố kỵ, vv. Nhưng, nguy hiểm là ở: tham vọng có khả năng/uy quyền biến sỏi đá thành cơm bánh. Tham vọng giàu sang và có quyền trên tất cả.
Thành ra, cả ba loại hình thử thách-cám dỗ mà thánh Luca trích thuật đều rất hiểm nguy, dễ mắc phạm. Các thử thách này vẫn xảy ra hằng ngày với mọi nguời, trong đời thường. Nguy hiểm là vì, nó làm giảm đi phẩm cách rất cao của con nguời. Nó đưa thế giới phàm trần này xuống ngang hàng vật chất hoặc những con số chỉ biết thu thập cho nhiều là của riêng mình. Cũng rất nguy hiểm, là vì: nó khiến cho mọi nguời ra sức thi đua tranh giành mọi của cải vật chất, tạo thật nhiều lợi nhuận cho mình mình, mà thôi. Cuối cùng, của cải vật chất chỉ tích tụ tập trung vào một số ít những người kiêu sa cao ngạo, hưởng lợi. Còn lại, là cả một thế giới đắm chìm trong đói nghèo, thiếu thốn. Nguy hiểm hơn, các cám dỗ như trên còn tạo ra thứ tín điều sai quấy khiến xã hội lấy đó làm chân lý ngàn đời. Cứ theo đó mà làm. Những nghĩ rằng; chỉ có của cải giàu sang mới tạo hạnh phúc cho con nguời. Kẻ giàu sang cao ngạo còn cho mình có quyền sở hữu những gì mình cưỡng chiếm được từ nguời nghèo đói, thấp hèn, khổ sở. Những nguời đồng sở hữu của cải trần gian.
Thế giới Mới được Đức Giê-su đến để dựng xây bao gồm một tập hợp các giá trị cao quý. Những giá trị mà tất cả chúng ta nhắm tới trong suốt Mùa Chay đầy những thử và thách, năm nay. Với “lời kinh sám hối cắt đọan nẻo trần gian” năm nay, ta sẽ không chú trọng vào những kẻ cao sang bất chính. Những cao sang thừa mứa mà người giàu đang hưởng thụ. Nhưng, sẽ quyết tâm hạch hỏi chính mình xem đã xét đến phương án Nuớc Trời Chúa đưa ra, hay chưa.
Quyết tâm sám hối và đổi mới con người mình để có được thái độ chính đáng mà Hội thánh đang nhắc nhở chúng ta, hôm nay. Sám hối, để dám tự nhủ với lòng mình, rằng: kể từ nay ta sẽ không noi gương bắt chước kẻ giàu sang quyền quý, chuyên thâu tóm của ngon vật lạ của nguời khác. Nhưng, ta sẽ biết tự chế không tham vọng chiếm đoạt quyền hành và lợi lộc từ nguời khác. Nhưng biết san sẻ. Biết giùm giúp những nguời chỉ mong được như mình. Chỉ ao ước có cuộc sống như mình, nhưng chưa đạt.
Tham dự tiệc thánh đầu mùa chay tịnh, ta cầu mong cho Hội thánh có đuợc lời kinh sám hối, biết bảo nhau tự chế. Biết thuơng yêu đùm bọc để người người cùng nhau lướt thắng thử và thách. Cầu và mong sao ta sẽ không tham vọng giàu sang, phú quý như đám người chỉ ăn trên ngồi chốc, thêm quyền uy áp bức dân nghèo. Cầu và mong sao ta biết chấp nhận có lời kinh sám hối biết “cắt đoạn nẻo trần gian” và đổi mới chính mình. Để rồi, ta sẽ cùng với mọi nguời vui say tái tạo thế giới mới. Một thế giới trong đó người nguời hăng say sống vui, sống lành. Sống xứng đáng với Lời dạy của Đức Chúa.
Trong vui sống xứng đáng với Nuớc Trời ở trần gian, ta hãy cùng với người nghệ sĩ đã khuất, cất cao lời vui tươi, hát rằng:
Đừng nhìn tương lai với những lo sợ
Đừng nhìn tha nhân trong nỗi nghi ngờ hay gièm pha
Đừng sợ chông gai vướng chân ta
Đừng ngại gian lao suốt tâm hồn sáng chân người
Đang trên đường dựng đời mới. (Lê Hựu Hà – Bài Ca Tuổi Trẻ)
Và, cũng đừng sợ những thử sức và thách thức. Như thế, ta mới có “lời kinh sám hối”, dám đổi mới cả thế giới gian trần, “buồn cắt đoạn”.
Lm Richard leonard sj
Mai Tá diễn dịch
(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment