Friday, 30 August 2019

Gm John Shelby Spong: Bài 15 - Biểu trưng khá mù mờ về quyền-bính


Chương 6
(Bài 15)
Biểu trưng khá mù mờ về quyền-bính

“Phải chăng quí vị đang tìm cách viết lại kinh thánh đấy chứ?” “Giả như Kinh Sách bảo điều này sai, điều kia đúng, hẳn rằng điều ấy sẽ ra như vậy?” Mọi xúc cảm, nằm gọn trong hàng ngàn cung-cách khác-biệt, phải chăng chúng phát-xuất tự động-thái ‘dè bỉu’ bảo rằng: tôi đang đe-dọa thực-tế mà quí vị đang sống ở trong đó? Thành thử, điều này/chuyện nọ vẫn là việc quan-trọng đối với tôi nhằm kích-hoạt Kinh Sách một cách đặc-biệt, do có tranh-luận nổi trội về tình-dục.

Kinh Sách, biểu-tượng mù-mờ của quyền-uy/thế-lực do lịch-sử vẫn phủ lên đó nhiều phương-cách ma-thuật khá lý-thú. Nhiều đấng bậc, lại cố tình trích-dịch Kinh Sách theo cách nào đó cốt để hỗ-trợ cho ý-kiến riêng-tư của mình, rồi cho đó là điều đích-đáng, xum-xuê,  khá xứng-hợp. Với nhiều vị, cuộc tranh-luận nay đà đóng lại, thoạt khi các vị lại cứ biện-bạch rồi bảo: Kinh Thánh đang ở phía mình.

Giáo hội lâu nay thừa biết chuyện này, nên đã tự trói mình bằng văn-bản khác nhau rút từ Kinh Sách hầu chứng-minh là sự thật do mình tạo, vẫn còn đó mới buồn. Đa phần sự thật đây, đều có ảnh-hưởng từ các nhà giảng-thuyết hùng-hồn vào độ trước và các vị chuyên trách thuyết-giảng trên vi-tính lại cũng xuất tự quyền-uy/mãnh-lực của Kinh Sách mà ra.

Từ khẳng định này, các vị lại nghĩ rằng: Kinh Sách ghi tạc Lời Chúa một cách không sai-chậy là để đáp lại vấn-nạn do chính con người đặt ra, mà thôi. Xem thế thì, Lời Chúa định-vị cách trọn-vẹn về mọi chuyện, nên không dễ chấp-nhận chuyện đổi-thay hoặc ảnh-hưởng do tình-trạng tồn-đọng vốn dĩ khỏa-lấp dư-luận là gốc nguồn mà các vị dựa vào.

Kinh Sách, lâu nay được văn-chương-hóa cũng khá nhiều, nên đã tuyên bố là mình không sai-chậy, lại ổn-định và không suy xuyển đối với những người chủ-trương chống đổi-thay, sai quấy. Động-thái này, tạo tâm-trạng thoải mái trong thời-gian kéo dài cũng khá lâu. Đây chỉ là phân nửa sự thật về Kinh Sách, thôi. Bởi, quyền-uy/sức mạnh của Kinh Sách là những thứ được các đấng bậc liên-tục tranh đấu cốt để thay-đổi một đôi chuyện. Thế nên, các đấng bậc vẫn coi Kinh Sách như thứ đồng-minh đứng về phía mình, là chuyện dễ hiểu.

Hầu hết mọi ‘đối đầu’ đầy kịch-tính về các vấn-đề chính trong lịch sử ở trời Tây, Kinh Sách được cả hai phía xung-đột đưa ra bằng chứng khác-biệt hầu xác-minh là mình nói đúng. Trải qua nhiều tháng ngày dài trong lịch-sử, Kinh Sách được sử-dụng đến mức tối đa hầu xác-minh tư-thế vượt trội của mình rồi coi đó như uy-lực thần-thiêng của vua quan/lãnh chúa thời trước vẫn làm thế. Tuy là vậy, Kinh Sách lại được sử-dụng như vũ-khí đầy ma-lực nằm trong tay đấng bậc chủ-trương chống vua quan, như cuộc nổi dậy của Oliver Cromwell lâu nay từng xác-chứng.

Hai vị tổng thống Hoa Kỳ thời buổi trước, là: Abraham LincolnJefferson Davis đều dựa vào Kinh Sách hầu hỗ trợ cho hành-xử mà các ông từng đề ra với dân da màu, hầu ban-phát cho họ thứ quyền-lực đạo đức của người cùng phe/nhóm trong nội-chiến Hoa Kỳ.

Cũng vì thế, nên mới xảy ra chuyện không làm ai ngạc nhiên, khi tất cả đều thấy rằng: mọi đổi thay nơi hành-xử dục-tình tạo tiến-triển, khiến quần chúng ai cũng hay biết. Thế nên, cả phe bảo-thủ lẫn nhóm phóng-khoáng đều sử-dụng Kinh Sách hầu trích-dẫn điều có lợi cho mình trong mọi xung-đột.

Tuy thế, thời đại của ta hôm nay, là thời của quyền-uy thế-tục đang gia-tăng cách nhanh chóng, rất vững mạnh thế nên tranh-luận ở đây cho thấy có nhiều khác-biệt khiến ta cần ghi lại. Trước hết, là những gì chứng tỏ rằng: Giáo hội không còn nắm quyền sinh quyền sát dân con mọi người nữa. Điều này còn có nghĩa: mọi tầng lớp phóng-khoáng trong Giáo hội thời nay đã trở nên mỏng dòn hơn xưa, cũng rất nhiều.

Các vị, nay thấy thất-vọng khi nghĩ chuyện cải-tổ Giáo-hội. Bởi, các vị cứ phải lẳng-lặng rời bỏ hàng ngũ trong đạo một cách lớp lang, có tổ-chức. Phần lớn các luận-điệu biện-hộ cho luân-thường đạo-lý thời hôm nay, có ý bảo rằng: các vị rời đã ‘sân bãi’ một cách đích-đáng, để rồi không vị nào còn muốn dính-dự chuyện đạo-đức như dạo trước.

Các vị, nay trở-thành công-dân thị-thành ở ngoài đời, nên mới thường xuyên bị các chức-sắc trong Đạo báng-bổ về tình-dục, tức: không còn dính-dấp chuyện thực-tế và cũng chẳng biết là ngày nay, phụ-nữ không còn bị định-vị một cách ‘rập theo khuôn phép’ như thời trước.

Các vị, nay lại cũng không bị toàn-thể Giáo-hội hoặc chức-sắc lãnh-đạo vùi dập “hết thuốc chữa”, nhưng vẫn bác-bỏ chuyện kiểm-soát sinh-sản; hoặc khích-bác mọi việc không còn coi chuyện phá thai như lựa-chọn phương-pháp này/nọ cho đúng cách. Cả những việc khiến các vị không thấy ấn-tượng khi đấng bậc nhà Đạo cứ thuyết-giảng theo đường-lối trích-dẫn Kinh Sách cách phóng-khoáng, rồi nhắc người nghe nhớ lại các giá-trị cổ xưa hoặc nói năng theo kiểu luyến-tiếc giá-trị “truyền-thống” của gia-đình, cũng đều thế.

Với các vị, thì: gia đình chỉ bao gồm một người cha siêng-năng, cộng thêm người mẹ suốt ngày quanh quẩn trong xó bếp với lũ nhỏ và chú chó con dễ dạy, thôi. Chuyện như thế, nay không còn là sự-kiện xảy ra trên thực-tế, nữa. Nói chung, đa số đấng bậc nói đây đều học-hỏi cách sinh sống không cần đến Giáo-hội như thứ quyền-lực ở bên trên rất bề thế.

Rõ ràng là, các vị nay không còn muốn bị phiền-nhiễu do bởi tầm nhìn đầy thành-kiến về đạo-giáo vẫn ‘mù mờ’ cả về giáo lý nữa. Nay thì, Giáo hội không còn quyền-hạn gì với thế-giới bên ngoài và đây cũng là chuyện rất mới, khá thời thượng.                                                       

Mặt khác, giới bảo-thủ trong thể-chế tốt lành này, nay nhận ra rằng: thế-giới trần-tục đã trở-thành ‘sân bãi’ để cho ác-thần/sự dữ tự tung/tự tác; điều này ai cũng thấy rõ như ban ngày. Bởi, mọi người đều đã nhận ra rằng: tất cả đang gặp thử-thách về luân lý cũng rất nặng. Thêm vào đó, là mức-độ kình-chống cũng như nỗi niềm giận-dữ đến cao độ khiến các vị phải ‘bỏ của chạy lấy người’ cứ canh-cánh mang theo mình niềm ưu-tư bất ổn rất tư riêng. Động thái mà các vị đang có, lại cũng tùy-thuộc nhu-cầu do mình đòi-hỏi, khiến chúng trở-nên sự-kiện vững chãi, rất đúng thực.

Mọi đổi thay tình-dục đang xảy ra, cũng đe-dọa tầm ảnh-hưởng của nhà Đạo vốn dĩ làm băng-hoại quyền-uy/sức mạnh của Giáo hội. Các lãnh-đạo Giáo-hội, tương-tự như lãnh-tụ của nhiều thể-chế khác cũng đang bị đe-dọa, nên rất sốt-sắng tìm cách sửa-sang lại các vỡ đổ trong địa-hạt của mình. Cả đến các nhà lãnh-đạo có học của Giáo-hội, là những vị không muốn định-vị là những người từng dính-dự vào học-thuyết căn-để, nếu như mọi mục-tiêu/mục đích các ngài nhắm đến, đều được thực-thì trong địa-hạt giống thế.

Lấy ví dụ Giám mục nọ không muốn bén mảng đến gần tôi, là vì những bài tôi viết cứ trì-chiết bảo rằng: trong hàng ngũ Giám-mục thuộc khối Êpiscôpan Hoa-kỳ, nhiều vị đại-diện cho thể-loại thần-học và giáo-sĩ-học thuộc các Giáo-hội khác, như: Giáo hội ân-điển, Giáo-hội Anh-quôc, Giáo-hội có khuynh-hướng phóng-khoáng hoặc bảo-thủ, Giáo hội Công-giáo, Tin Lành, hoặc hệ-cấp Giáo hội Tin Mừng từng khiến ông nổi giận. Bởi, ông từng viết rõ: lâu nay ông không biết là Giáo-hội Tin Lành có mặt trong Hiệp-hội các Giám mục Anh Giáo bao giờ hết.

Ở một đoạn khác, ông lại bảo: ông tin là Tin Mừng thánh Mátthêu và Luca đều mang tính-chất sử-học nhất thứ là khi hai tác-giả này dám kể về thời thơ ấu của Đức Chúa. Rồi, ông bảo: “Giả như Đức Giêsu quyết-định sinh ra từ người mẹ đồng-trinh rất mực, thì với ông, điều đó cũng chẳng thành vần-đề”. Bởi thế nên, khi tôi đặt vấn-đề bảo rằng: ông có quan-điểm căn-để đến độ không học-giả nổi tiếng nào về Kinh thánh lại dám hỗ-trợ ông, cả đến Công giáo cũng như Thệ Phản cũng đều thế; từ đó, ông lại bốc lên đến độ không còn im hơi lặng tiếng được nữa.

Thành thử, chủ-đề tranh-luận ở đây cứ thế trở-thành nặng-nề hơn trước. Nặng, đến độ ít khi nào lại tương-tác phía đằng sau; hoặc, nói theo kiểu văn-chương chữ nghĩa, thì đây là sự việc mang tính ‘gậy ông đập lưng ông’ ở chỗ trũng sâu, đầy cách trở. Trừ phi đôi bên lập cầu giao-tiếp đặt lên trên mọi cố-gắng đang rộng mở, còn thì chẳng làm sao có được một đối-thoại cho phải lẽ, cũng đành chấp-nhận để cho xã-hội ngoài đời hoặc thể-chế Giáo-hội lên án mạnh mẽ, đến rối bời.                 

Theo tôi, chỉ còn cách duy-nhất giúp ta khởi-công xây-dựng cây cầu giao-tiếp này, là: cứ để cho toàn thế-giới nghe được tiếng/giọng của Kitô-hữu nào có nguyên-tắc khác với qui-tắc lâu nay đặt ra và từ đó, chấp-nhận thế-giới hiện-tại một cách nghiêm-túc như xã-hội ngoài đời. Và, theo luật-định, sẽ không bị bác-bỏ/thải-hồi như đám vô-thần, bởi lẽ quyền-lợi tôn-giáo vẫn nghiêng về phía người có hành-động. Giai-đoạn này, tôi cứ mải bận tâm/ưu-tư về sự việc ta bắt đầu xây-dựng cây cầu giao-tiếp này, thôi.

                                                            (còn tiếp)

Gm John Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch  

No comments: